Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập về Halogen nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, hệ thống kiến thức lý thuyết đều được xây

dựng trên hiện tượng thực nghiệm. Để có thể ghi nhớ và vận dụng được những kiến

thức thực nghiệm đó không phải là vấn đề đơn giản với học sinh phổ thông.Đa số các

em đều cho rằng môn Hóa học là một môn học thuộc, hệ thống kiến thức quá khó. Từ

những suy nghĩ đó đa số học sinh đều rất sợhọc môn Hóa. Để giúp các emcó thể học

môn Hóa một cách dễ dànghơn,yêu thích hơn trước hết chúng ta phải biết vận dụng

những kiến thức thực tế, những thí nghiệm chứng minh, minh họa trong quá trình

truy ền tải kiến thức, bên cạnh đó chúng ta phải biếtgiúp các emdựa vàonhững kiến

thức đã học đểgiải quyết các bài tậphóa, từ đócủng cố và ghi nhớ kiến thức một cách

tự nhiên.

Trong chương trình hóa học lớp 10, tôi thiết nghĩ nếu học sinh hiểu bản chất phản

ứng oxi hóa khử và biết vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học để

nắm bắt kiến thức về Halogen, Oxi, lưu hu ỳnh thì chắc chắn các em sẽ học tốt môn

Hóahọc hơntrong nh ững năm học tới.Một trong những phương pháp để học sinh nhớ

kiến thức lý thuyết là giúp học sinh làm các bài tập đơn giản nhưng đa dạng.

pdf23 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3408 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập về Halogen nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÊN 
Trang 12
AgNO3 1M thu được chất kết tủa và dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với 
200 ml dung dịch HCl 0,1 M. Mặt khác dung dịch A phản ứng với dung dịch NaOH 
dư thu được 3,48 gam kết tủa. 
a) Tính khối lượng mỗi chất trong 30,22 gam hỗn hợp X. 
b) Cho V lít khí Cl2 (đktc) vào dung dịch Y tới phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn 
dung dịch thu được 19,29 gam muối khan. Tính giá trị của V. 
Hướng dẫn: 
a) Khi cho dung dịch Y phản ứng với AgNO3 thu được dung dịch Z phản ứng với 
dung dịch HCl chứng tỏ AgNO3 dư. Phương trình phản ứng: 
 Ag+ + Cl- → AgCl 
 Ag+ + Br- → AgBr 
 Ag+ + I- → AgI 
Khi cho dung dịch Y phản ứng với dung dịch HCl ta có phản ứng: 
 Ag+ + Cl- → AgCl 
Khi cho dung dịch Y phản ứng với dung dịch NaOH dư có phản ứng: 
 Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2 
Dựa trên giả thiết của bài toán ta có: số mol MgCl2 = số mol Mg(OH)2 = 0,06 mol. 
Đặt số mol của KBr và NaI lần lượt là x và y ta có hệ phương trình 
 x + y + 0,06.2 = 0,32 - 0,02 
 119x + 150y + 95. 0.06 = 30,22. Giải ra ta có: 
x = 0,08 mol và y = 0,1 mol. Từ đó tính % các chất trong hỗn hợp. 
b) Theo bài ra khối lượng muối giảm = 30,22 - 19,29 =10,93 gam 
Nếu chỉ NaI phản ứng với Clo thì khối lượng muối giảm bằng = 0,1(127-35,5) = 9,15 
gam. Vậy NaI đã phản ứng hết, NaBr đã tham gia phản ứng. Gọi số mol NaBr đã phản 
ứng là a ta có: a(80-35,5) + 9,15 = 10,93, a= 0,04 mol 
Thể tích khí Clo phản ứng là: 0,07.22,4 = 1,568 lít. 
Nhận xét: Bài tập này mục đích rèn luyện lại những kỹ năng đã học ở các bài trước, 
qua đó khắc sâu được những kiến thức đã học. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 13
Bài tập 14. Cho 4,48 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 gam dung dịch NaI 11,25% sau khi 
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính nồng độ % các chất tan có 
trong ding dịch X. 
Hướng dẫn: 
Phương trình phản ứng xảy ra: Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 (1) 
 0,1 mol 0,2 mol 0,1 mol 
Sau phản ứng trên số mol Cl2 còn dư 0,1 mol vậy có phản ứng xảy ra tiếp theo. 
 5Cl2 + 6H2O + I2 → 10HCl + 2HIO3 (2) 
Sau cả hai phản ứng dung dịch thu được gồm: 
 NaCl 0,2 mol, HIO3 0,04 mol, HCl 0,2 mol 
Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 0,2.71 + 200 - 0,02.254 = 209,12 gam 
Từ đó có nồng độ % của các chất tan trong dung dịch. 
Nhận xét: Đối với bài tập này học sinh dễ nhầm lẫn vì không chú ý đến phản ứng thứ 
2 dẫn đến kết quả sai. Điều cần chú ý đối với học sinh trong bài tập này phải nắm 
chắc tính chất hóa học của Clo để phát hiện ra những phản ứng có thể xẩy ra. 
Bài tập 15: Cho 9,12 gam hỗn hợp Mg và Fe phản ứng với lượng dư Br2 thu được hỗn 
hợp muối A. Hòa tan hoàn toàn A vào nước được dung dịch X. Cho 5,6 lít khí Clo 
(đktc) vào dung dịch A sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y có 
khối lượng muối bằng 58,735% khối lượng muối trong dung dịch A. Tính % theo khối 
lượng mỗi kim loại ban đầu. 
Hướng dẫn: 
Phương trình phản ứng: Mg + Br2 → MgBr2 
 2Fe + 3Br2 → 2FeBr3 
Khi cho dung dịch X chứa hai muối FeBr3 và MgBr2 phản ứng với Clo có phản ứng: 
 Cl2 + 2Br- → 2Cl- + Br2 
Nếu muối Bromua phản ứng hết -> số mol Br- ≤ 0,5. Gọi sô mol của Mg và Fe ban đầu 
là x và y ta có hệ phương trình: 24x + 56y = 9,12 
 44,5(2x +3y) = 41,265%. ( 9,12 + 160x +240y) 
Giải rat a có: x < 0. 
Vậy Cl2 phản ứng hết còn muối Bromua dư -> khối lượng muối giảm = 0,5.(80-35,5) 
= 22,25 gam. Theo bài ra khối lượng muối trong dung dịch B = 58,735% so với ban 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 14
đầu vậy khối lượng muối giảm = 41,265% -> khối lượng muối trong dung dịch A 
=53,92 gam. 
Dễ dàng có: số mol Mg = 0,1 mol, số mol Fe = 0,12 mol. 
Nhận xét: Bài tập này không khó nhưng hầu hết học sinh chưa định hướng được cách 
viết phương trình như thế nào, mặt khác không xử lý được tình huống khi cho Clo vào 
dung dịch A. Qua bài tập này một lần nữa rèn luyện được cho học sinh kỹ năng giải 
quyết những tình huống có vấn đề. 
Bài tập 16: Cho m gam hỗn hợp Cl2 và Br2 (tỷ lệ số mol 1:1) vào 200 ml dung dịch 
NaI 0,5 M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 
7,63 gam muối khan. Tính giá trị của m. 
Nhận xét: Đối với bài tập này học sinh chỉ cần xác định đúng thứ tự phản ứng thì dễ 
dàng giải quyết được. 
Bài tập 17: Đun nóng hỗn hỗn hợp X gồm Cl2 và H2 một thời gian thu được hỗn hợp 
khí Y. Dẫn khí Y qua bình chứa dung dịch NaCl khí thoát ra khỏi bình có tỷ khối so 
với H2 bằng 77/62. Tính % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp X biết rằng hiệu 
suất phản ứng tổng hợp HCl là 95 %. 
Hướng dẫn: 
Hỗn hợp sau phản ứng cho qua bình đựng dung dịch NaCl thì khí HCl bị giữ lại trong 
bình hỗn hợp khí thoát ra gồm H2 và Cl2. Dựa vào tỷ khối của hỗn hợp so với H2 ta có 
tỷ lệ số mol H2 và O2 là 61:1 vậy hiệu suất phản ứng tính theo oxi. 
Giả sử ban đầu có 1 mol hỗn hợp khí X, a mol O2 và (1-a) mol H2 
số mol O2 đã phản ứng = 0,95a, số mol O2 còn lại 0,05a. Số mol H2 còn lại là (1-a-
0,95a) 
(1-1,95a): 0,05a = 61:1 => a= 0,2. Vậy % O2 = 20% và % H2 = 80% 
Nhận xét: Đối với bài tập này không khó về kiến thức lý thuyết, điều cần lưu ý với học 
sinh là sử dụng thành thạo công thức tính phân tử khối trung bình, biết cách tính hiệu 
suất phản ứng. 
II. 1.2. Bài tập về tính chất của hợp chất halogenua. 
Bài tập 1: Hỗn hợp X gồm hai muối Natri của hai halogen ở hai chu kỳ liên tiếp. Cho 
hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO3 20% thu được chất kết tủa và dung 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 15
dịch A có nồng độ % là a%. Tính giá trị của a biết trong hỗn hợp X không có muối 
Florua. 
Hướng dẫn: Gọi công thức chung của hai muối là NaX. 
Phương trình phản ứng: NaX + AgNO3 NaNO3 + AgX 
 1 mol 1 mol 1 mol 1 mol 
Khối lượng dung dịch A = (23+ X) + 1.170.100/20 – (108 + X) = 675 gam 
Vậy C% của NaNO3 = 12,59% 
Bài tập 2: Cho 5,94 gam hỗn hợp gồm NaX và NaY ( trong đó X, Y là hai halogen ở 
hia chu kỳ kết tiếp nhau) phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thu được 11,48 gam kết 
tủa. Xác định công thức của hai muối và tính % theo khối lượng mỗi muối. 
Hướng dẫn: 
-Nếu hỗn hợp hai muối gồm NaF và NaCl: 
Phương trình phản ứng: NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl 
 0,08 mol 0,08 mol 
Vậy mNaCl = 4,68 gam và mNaF =1,26 gam 
- Nếu hỗn hợp không chứa NaF, gọi công thức chung của hai muối NaX 
 Dựa vào bài ra dễ có: khối lượng muối tăng = (108-23).x = 11,48 -5,94 -> x= 0,065. 
Vậy X = 68,14 vậy công thức 2 muối là NaCl và NaBr, số mol NaCl =0,017, số mol 
NaBr = 0,048 mol. 
Nhận xét: Đối với bài tập này đa số học sinh có thể tự làm được, điểm cần lưu ý với 
học sinh là sự khác nhau về tính tan của AgF và các muối Bạc halogenua còn lại. 
Bài tập 3: Cho muối Halogenua của một kim loại kiềm (MX) phản ứng với dung dịch 
AgNO3 10% thu được kết tủa và dung dịch A có nồng độ % của MX là 3,496%. Xác 
định công thức của muối biết rằng trong dung dịch A các chất tan có số mol bằng 
nhau. 
Hướng dẫn: 
Phương trình phản ứng: MX + AgNO3 → MNO3 + AgX 
Đặt số mol ban đầu của MX là 2 mol, sau khi phản ứng xảy dung dịch A có MNO3 1 
mol và MX 1 mol. 
Khối lượng dung dịch A = 2(M+X) +170.10 – (108 +X) = (2M+X +1592) gam 
 (M + X).100% = (2M +X +1592).3,496% -> 26,6M +27,6X = 1592. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 16
Giá trị phù hợp M =23 và X = 35,5 muối cần tìm là NaCl. 
Bài tập 4: Cho 17,25 gam muối NaX ( trong đó X là halogen) vào nước được dung 
dịch A. Cho dung dịch A phản ứng với một lượng khí Clo một thời gian thu được dung 
dịch B có khối lượng muối bằng 9,15gam. Xác định công thức của muối NaX. 
Hướng dẫn: 
Phương trình phản ứng: 
 Cl2 + 2NaX → 2NaCl + X2 
Khối lượng muối giảm bằng 17,25 – 9,15 = 8,1 gam. 
Theo bài ra ta có: 8,1 17,25 
 X – 35,5 X + 23 
 X >87. Vậy X là Iot. Muối cần tìm là NaI. 
Bài tập 5: Cho 11,1 gam hỗn hợp gồm NaX và NaY ( trong đó X và Y là halogen) vào 
nước được dung dịch A. Cho khí Cl2 dư vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra 
hoàn toàn thu được dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch AgNO3 dư 
thu được 8,61 gam kết tủa. Mặt khác nếu cho dung dịch A phản ứng với AgNO3 dư 
thu được 14,1 gam kết tủa. Xác định công thức của hai muối. 
Hướng dẫn: Theo bài ra khi cho dung dịch A phản ứng với AgNO3 dư chỉ thu được 
kết tủa là AgCl số mol 0,06 mol. 
- Nếu dung dịch A không có NaF, ta dễ có X = 11,1/0,06-23 = 162 (loại) 
- Vậy trong dung dịch A chứa NaF, vậy số mol NaY = 0,06 mol, dựa vào giả thiết 
bài rat a có: 0,06.( Y +108) = 14,1 -> Y =127. Hai muối cần tìm là NaF và NaI. 
Bài tập 6: Cho m gam muối bromua của một kim loại kiềm phản ứng hoàn toàn với 
70 gam dung dịch H2SO4 98% đun nóng thu được dung dịch A, khí SO2(sản phẩm khử 
duy nhất). Cho dung dịch A phản ứng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thu được 139,8 gam 
kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch A thu được 17,4 gam muối khan. Xác định công thức 
của muối, tính m. 
Hướng dẫn: 
Phương trình phản ứng: 2MBr + 2H2SO4 đặc nóng M2SO4 + SO2 + Br2 + 2H2O 
 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,2 
Dung dịch A chứa M2SO4 và H2SO4 dư nếu có, khi cho dung dịch A phản ứng với 
dung dịch BaCl2 có phản ứng: 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 17
 Ba2+ + SO42- → BaSO4 
 0,6 0,6 
Nhận xét: Trước phản ứng số mol SO42- = 0,7 mol, sau phản ứng còn lại 0,6 mol -> 
có 0,1 mol đã chuyển thành dạng khác -> số mol SO2 = 0,1 mol. 
Muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A là: M2SO4 0,1 mol -> 2M + 96= 174 -> 
M = 39 kim loại cần tìm là Kali. 
Bài tập 7: Cho m gam hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào dung dịch HCl dư thu được 
dung dịch A chứa 40,12 gam muối. Nếu cho m gam hỗn hợp trên phản ứng dung dịch 
HI dư rồi cô cạn cẩn thận sản phẩm thu được 106 gam chất rắn. Tính giá trị của m. 
Hướng dẫn: 
Phương trình phản ứng: FeO + 2HCl FeCl2 + H2O 
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O 
 Khi cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch HI 
 FeO + 2HI FeI2 + H2O 
 Fe2O3 + 6HI 2FeI2 + I2 + 3H2O 
( dung dịch HCl có tính khử yếu, dung dịch HI có tính khử mạnh khử được Fe3+ về 
Fe2+) 
Đặt số mol ban đầu của FeO và Fe2O3 lần lượt là x, y ta có hệ: ( Fe3O4 được coi là hỗn 
hợp FeO và Fe2O3 tỷ lệ số mol 1:1) 
 127x + 162,5.2y = 40,12 x = 0,06 
 310x +874y = 106 y = 0,1 
Vậy m = 20,32 gam. 
Bài tập 8: Cho m gam hỗn hợp NaBr và NaI phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng 
dư thu được hỗn hợp khí A ở đktc. Ở đk thích hợp , A phản ứng vừa đủ với nhau tạo ra 
chất rắn màu vàng và chất lỏng không làm chuyển màu quỳ tím. Nếu cho hỗn hợp hợp 
khí A vào nước brom dư thu được dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với dung 
dịch AgNO3 dư thu được 101,52 gam kết tủa.Tính giá trị của m. 
Hướng dẫn: 
Phương trình phản ứng: 
8NaI + 5H2SO4 đặc nóng 4Na2SO4 + 4I2 + H2S +4 H2O 
2NaBr + 2H2SO4 đặc nóng Na2SO4 + Br2 + SO2+2 H2O 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 18
Hỗn hợp khí A gồm: SO2 và H2S 
SO2 + 2H2S 3S + 2H2O 
Vì các khí phản ứng vừa đủ với nhau nên số mol H2S = 2 số mol SO2 
Cho hỗn hợp khí phản ứng với dung dịch Brom 
H2S + 5Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4 
SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4 
Khi cho dung dịch phản ứng vơi AgNO3 dư 
 Ag+ + Br- → AgBr 
 0,54 0,54 
Số mol H2S =0,06 mol, số mol SO2 = 0,03 mol. Vậy m = 73,68 gam 
Bài tập 9: Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn m gam X vào dung 
dịch H2SO4 loãng rất dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch A. Chia dung dịch A 
làm hai phần bằng nhau. Phần I phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KI 1M. Phần II 
làm mất màu vừa đủ 120 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Tính % theo khối lượng mỗi 
oxit trong hỗn hợp ban đầu. 
Hướng dẫn: 
Phương trình phản ứng: Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O 
 Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O 
Dung dịch A chứa: FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 
 Fe2(SO4)3 + 2KI → 2FeSO4 + K2SO4 + I2 
 0,1 mol 0,2 mol 
 5Fe2+ + MnO4- +8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O 
 0,06 mol 0,012 mol 
Dựa vào phản ứng ta có: số mol Fe3O4 = số mol Fe2+ = 0,06 , số mol Fe2O3 = 0,04. 
% theo khối lượng: Fe2O3 = 31,5% và Fe3O4 = 68,5% 
Bài tập 10: Đun nóng m gam hỗn hợp KClO3 và S trong bình kín không chứa không 
khí, đến khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 
bằng 80/3. Cho toàn bộ chất rắn còn lại trong bình vào dung dịch NaClO trong H2SO4 
loãng dư thấy thoát ra 1,344 lít khí Cl2 (đktc). Tính giá trị của m, biết rằng KClO3 phân 
hủy theo phương trình: 2KClO3 → 2KCl + 3O2 
Hướng dẫn: 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 19
Phương trình phản ứng: 2KClO3 → 2KCl + 3O2 
 S + O2 → SO2 
Hỗn hợp khí thu được là SO2 và O2, vì oxi dư nêu lưu huỳnh đã phản ứng hết. chất rắn 
trong X là KCl. 
 Cl- + 2H+ + ClO- → Cl2 + H2O 
 0,06 0,06 
Dựa vào tỷ khối hỗn hợp Y so với H2 ta có tỷ lệ số mol SO2: O2 =2:1. 
Số mol KClO3 = số mol KCl = 0,06. Gọi x là số mol S ta có: x = 2(0,09-x) -> x =0,06 
 m = 0,06. 112,5 + 0,06.32 =9,27 (gam) 
Bài tập 11: Cho 11,04 gam muối KIOx vào 200 ml dung dịch KI aM có chứa H2SO4 
loãng vừa đủ.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch X. Chia dung 
dịch X làm hai phẩn bằng nhau. Phần I phản ứng vừa đủ với 52 ml dung dịch 
Fe2(SO4)3 1M. Phần II phản ứng vừa đủ với 192 ml dung dịch Na2S2O3 1M. 
Xác định công thức của muối ban đầu, tính a. 
Hướng dẫn: 
Phương trình phản ứng: IOx- +(2x-1) I- + 2xH+ → x H2O + xI2 
 0,096/x 0,096 
 I- + I2 → I3- 
Dung dịch X chứa: KI, KI3 
 2KI + Fe2(SO4)3 → K2SO4 + 2FeSO4 + I2 
 0,008 0,004 
 2KI3 + Fe2(SO4)3 → K2SO4 + 2FeSO4 +3 I2 
 0,096 0,048 
 KI3 + 2Na2S2O3 → KI + Na2S4O6 + 2NaI 
 0,096 0,192 
Theo bài ra ta có: (39 + 127 + 16x) = 11,04/2.(0,096/x) -> x = 4, công thức KIO4 
Số mol KI ban đầu = 0,096.2.(2x-1)/x + 0,008.2 + 0,096.2 = 0,544 mol -> a = 2,72M 
II. 2. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO 
 Bài tập 1: Để xác định thành phần của một loại quặng sắt ( gồm Fe3O4 và Fe2O3) 
người ta làm các thí nghiệm sau. Hoà tan hoàn toàn quặng trong dung dịch HCl dư, 
kết thúc phản ứng thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với 200 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 20
ml dung dịch KI 0,3 M thu được dung dịch B và một chất rắn, lọc bỏ chất rắn, rồi dẫn 
khí Cl2 dư qua dung dịch B thu dược dung dịch C, cho dung dịch NaOH dư vào dung 
dịch C, lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Chất rắn D có 
khối lượng thay đổi so với khối lượng quặng ban đầu là 0,16 gam. 
a) Viết phương trình phản ứng 
b) Xác định % theo khối lượng của quặng sắt. 
( Đề thi olimpic 30/4 lớp 10 năm 2006) 
Bài tập 2: Cho 18,6 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn vào 500 ml dung dịch HCl xM. Khi 
phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch được 34,575 gam chất rắn khan. Nếu 
cũng cho 18,6 gam hỗn hợp R vào 800 ml dung dịch HCl nói trên, sau khi phản ứng 
xảy ra hoàn toàn,cô cạn dung dịch thì thu được 39,9 gam muối khan. Tính khối lượng 
mỗi kim loại trong hỗn hợp và tính giá trị của x. 
( Đề thi olimpic 30/4 lớp 10 năm 2006) 
Bài tập 3: Hoà tan m gam hỗn hợp KI và KIO3 trong dung dịch H2SO4 loãng chỉ thu 
được dung dịch X. Lấy 1/10 dung dịch X phản ứng hết vừa với 20 ml dung dịch 
Fe2(SO4)3 1M. Lấy 1/10 dd X phản ứng vừa hết với 20 ml dung dịch Na2S2O3 1M. 
Tính m. ( Đề thi olimpic 30/4 lớp 10 năm 2007) 
Bài tập 4: Đun nóng đến 2000C hỗn hợp 4 muối A, B, C, D của Natri, mỗi thứ 1 mol 
sẽ thấy có khí E không cháy được thoát ra và một hỗn hợp mới được hình thành có 
khối lượng giảm đi 12,5% chứa 1,33a mol A, 1,67a mol C và a mol D. Nếu tăng nhiệt 
độ đến 4000C hỗn hợp chỉ còn lại A và D, nếu tăng đến 6000C thì chỉ còn lại A. Thành 
phần % về khối lượng của Na trong A là 39,316% ( biết A chỉ chứa hai loại nguyên tố) 
 a. Tìm các chất A, B, C, D, E. Viết phương trình phản ứng. 
 b. Xác định % theo số mol của hỗn hợp ở 4000C. 
 c. Xếp theo thứ tự tăng dần tính axit tương ứng của các muối này. 
( Đề thi olimpic 30/4 lớp 10 năm 2001) 
Bài tập 5: Hỗn hợp A gồm 3 muôi NaCl, NaBr, NaI. Cho 5,76 gam A tác dụng với 
lượng dư nước brom, cô cạn dung dịch thu được 5,29 gam muối khan. Hoà tan 5,76 
gam A vào nước rồi cho một lượng khí Clo sục qua dung dịch. Sau một thời cô cạn thì 
thu được 3,955 gam muối khan, trong đó có 0,05 mol ion clorua. Tính % theo khối 
lượng các chất trong A. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 21
( Đề thi olimpic 30/4 lớp 10 năm 2006) 
 Bài tập 6: Cho dung dịch A gồm Cl2 và HClO. Cho 30 ml dung dịch HCl 0,1 M vào 
dung dịch A rồi thêm một lượng vừa đủ dung dịch KI vào. Để xác định lượng I2 sinh 
ra trong dung dịch hỗn hợp đó cần dùng 32 ml lít dung dịch Na2S2O3 0,1 M và để 
trung hoà axit trong dung dịch đó cần dùng hết 17 ml dd NaOH 0,1 M. Tính số mol 
các chất trong dung dịch A. ( Đề olimpic 30/4 năm 2001) 
Bài tập 7: Cho 50 gam dung dịch MX ( M là kim loại kiềm , X là halogen) 35,6% tác 
dụng với 10 gam dung dịch AgNO3 thu được kết tủa. Lọc kết tủa, được dung dịch 
nước lọc. Biết nồng độ của MX trong dung dịch sua thí nghiệm giảm 1,2 lần so với 
nồng độ dung dịch ban đầu. 
 a) Xác định công thức muối MX. 
 b) Nếu trong phòng thí nghiệm bị nhiễm một lượng khí X2 rất độc, hãy tìm cách 
loại nó. Viết phương trình phản ứng hoá học. 
Bài tập 8: Hòa tan 2,14g một muối clorua vào nước thu được 200ml dung dịch X. Cho 
½ dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 2,87g kết tủa. 
 a). Xác định muối clorua đã dùng. 
 b). Viết các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): 
 khí R 
X Y Cl2 Z 
 khí Q 
 Bài tập 9: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp X gồm 3 muối halogen của Natri nặng 
6,23 gam vào nước được dung dịch A. Sục khí Clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn 
hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,0525 gam muối khan. Lấy một nữa 
lượng muối này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thu được 
3,22875 gam kết tủa. 
a) Tìm công thức các muối trong X. 
b) Tính % theo khối lượng các muối trong X. 
Bài tập 10: Cho 13,5 gam hỗn hợp Cl2 và Br2 tỷ lệ số mol 5:2 vào một dung dịch 
chứa m gam NaI. 
 + đơn chất A 
+ đơn chất B 
+ KOH, đun sôi + NaOH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 22
a) Tính khối lượng chất rắn A thu được sau khi cô cạn trong trường hợp m =42 gam. 
b) Tính m để thu được 15,82 gam chất rắn A. 
( Đề olimpic 30/4 năm 2009) 
C- KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 
I- KẾT LUẬN : 
Sau khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi tích lũy, rèn luyện được rất nhiều về : 
- Kiến thức cả về lí thuyết lẫn thực nghiệm Hóa học 
- Kỹ năng suy luận, tư duy logic, phân tích, tổng hợp 
- Kỹ năng làm bài, truyền đạt các vấn đề đến học sinh một cách hiệu quả nhất 
- Kỹ năng diễn đạt vấn đề, giải quyết các tình huống có vấn đề 
Đối với học sinh, khi được áp dụng đề tài này các em sẽ có cái nhìn tổng quát hơn khi 
làm bài tập, củng cố kiến thức và rèn luyện được cho các em nhiều kỹ năng . Đồng 
thời tạo cho các em hứng thú học đối với môn Hóa học. 
Còn đối với đồng nghiệp, có thể coi đây như một tài liệu tham khảo có ích trong quá 
trình dạy học đặc biệt là luyện thi cho học sinh lớp 10. 
II- KIẾN NGHỊ : 
Với đề tài này tôi xin phép có một số đề xuất như sau : 
Về phạm vi nghiên cứu, tôi sẽ mở rộng sang phần xây dựng bài tập trong chương Oxi- 
lưu huỳnh, Nito –photpho và bài tập điện ly. 
Về ứng dụng của đề tài, tôi mong đề tài này sẽ được sử dụng như tài liệu chính thức 
cho tổ bộ môn Hóa trong hệ thống các chuyên đề luyện thi cho học sinh lớp 10. 
Và cuối cùng, là một giáo viên được phân công giảng dạy môn Hóa Học ở trường 
THPT. Tôi ý thức được rằng đây là một môn khoa học thực nghiệm nên tôi rất cố gắng 
trong việc thực hiện các thí nghiệm trong dạy học nhằm tạo hứng thú cũng như niềm 
tin của các em học sinh với khoa học. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất : thiết bị, 
hóa chất...còn hạn chế nên việc thực hành thí nghiệm chưa thực sự hiệu quả. Qua đây, 
tôi kính mong quý thầy cô ở trường , sở quan tâm hơn đến việc học thực hành thí 
nghiệm của học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN 
Trang 23

File đính kèm:

  • pdfP_T_H_LY_CAMXUYEN.pdf
Sáng Kiến Liên Quan