Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học và xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho Chuyên đề dao động sóng điện từ

+ Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

+ Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, KT, ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS.

 + Tiếp tục đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng KT-KN của HS; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học;

+ Bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho HS; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của HS.

+ Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng CNTT-TT phù hợp với nội dung bài học.

+ Đổi mới KTĐG theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của HS. Chú trọng đánh giá quá trình; coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học.

+ Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực.

+ Mặt khác Dao động điện từ là một nội dung quan trọng trong chương trình Vật lí 12 và có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống và công nghệ. Trong chuyên đề dao động điện từ, khái niệm điện từ trường được xây dựng trên cơ sở giải quyết mối liên hệ giữa điện trường và từ trường biến thiên trong tụ điện và cuộn cảm của mạch dao động LC. Từ đó mở rộng sang sự lan truyền của điện từ trường trong không gian thông qua mạch dao động hở và ứng dụng của nó: an ten, sự truyền thông bằng sóng điện từ.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề dạy học và xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho Chuyên đề dao động sóng điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức liên hệ bước sóng với chu kì và tần số riêng của mạch dao động.
-Viết được công thức tính năng lượng điện trường, năng lượng từ trường và năng lượng điện từ
-Nêu được đặc điểm của các dao động điện từ tắt dần, duy trì, cưỡng bức và sự cộng hưởng.
-Nêu được ứng dụng của sóng điện từ trong truyền thông bằng sóng vô tuyến.
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
-Chỉ ra được sự tương quan giữa các thông số của dao động điện và dao động cơ
-Nêu được mối quan hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
-Phân biệt được các dao động điện từ tắt dần, duy trì, cưỡng bức và sự cộng hưởng.
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí 
-Giải được các bài tập liên quan đến mạch dao động, mạch chọn sóng.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
-Giải thích được những hiện tượng nhiễu sóng điện thoại, tivivà đề ra giải pháp khác phục
-Vận dụng kiến thức về sóng điện từ trong công nghệ, quốc phòng
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
Vì sao ở những nơi khác nhau người ta có thể đồng thời cùng lúc xem một chương trình truyền hình trực tiếp dù cách rất xa đài truyền hình.
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa)
Hiện tượng nhiễu sóng khi có điện thoại trong lúc đang dùng ti vi, micro 
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau (báo chí, internet ) để tìm hiểu về phương pháp truyền thông bằng sóng điện từ 
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
Vận dụng sự tương tự giữa dao động cơ và dao động điện từ, học sinh xây dựng một số công thức liên hệ.
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí
Các phép tính tích phân, đạo hàm, lượng giác, đại số để chứng minh các công thức của mạch dao động.
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
Hiểu được mạch LC lí tưởng và mạch LC trong thực tế có điểm khác biệt là ở ống dây và dây dẫn có điện trở.
P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
Dao động điện từ trong mạch LC là dao động điều hòa.
Lắp mạch dao động và dùng dao động kí điện tử để kiểm tra
Thí nhiệm nam châm rơi qua ống dây.
P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 
Từ hình ảnh thu được trên dao động kí điện tử nhận xét kết quả thí nghiệm, so sánh với lí thuyết.
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
Sử dụng đúng các thuật ngữ vật lí khi nói về mạch dao động, sóng điện từ và sự truyền thông bằng sóng điện từ.
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí 
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
Phân biệt được các khái niệm sóng vô tuyến và sóng điện từ
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành) 
Sử dụng sách giáo khoa, báo, tạp chí, thông tin trên internet để giải quyết các nhiệm vụ học tập
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau,
Mô tả cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các loại máy thu, phát thông tin: máy thu thanh, điện thoại
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
Ghi chép các nội dung bài giảng và các nội dung hoạt động nhóm
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm)
 Học sinh trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (tìm kiếm thông tin, thí nghiệm).
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm) một cách phù hợp
HS thảo luận các kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của bản thân và của nhóm.
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí 
HS phân công nhiệm vụ hợp lí trong nhóm để đạt hiệu quả cao nhất.
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
Xác định được trình độ hiện có về kiến thức: mạch dao động, điện từ trường, các công thức tính toán liên quan thông qua các bài kiểm tra ngắn ở lớp và tự giải bài tập ở nhà.
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
Lập kế hoạch, thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập trên lớp và ở nhà với toàn chủ đề sao cho phù hợp với điều kiện học tập.
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
Trình bày được ý nghĩa của sóng điện từ và ứng dụng của nó trong truyền thông.
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí 
So sánh, đánh giá được các giải pháp khác nhau trong việc thiết kế, chế tạo các dụng cụ thu và phát thông tin.
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường 
Cảnh báo về việc: Ảnh hưởng của sóng điện từ đến việc sử dụng các thiết bị điện tử và sức khỏe con người.
C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại 
Nhận ra được vai trò của dao động điện từ trong truyền thông và sự phát triển của xã hội.
C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
4. Tiến trình dạy học
	4.1. Nội dung 1: Mạch dao động điện từ	
	4.1.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về mạch dao động
- Dự kiến thời gian thực hiện:
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: 	Hình ảnh minh họa mạch dao động.
- Mục tiêu hoạt động: Nhằm phát triển các năng lực: K1, K2, K3, P6, P8, X1, X3, X5, X6, X7, X8, C1.
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
HS quan sát hình ảnh minh họa mạch dao động, trả lời các câu hỏi.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ.
Thảo luận nhóm để đề xuất giải pháp.
3
Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn thỏa luận trước lớp.
Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
Nêu được cấu tạo của mạch dao động và vai trò của tụ điện và cuộn dây trong mạch.
	4.1.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu dao động điện từ tự do trong mạch dao động
- Dự kiến thời gian thực hiện:
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: 	Dao động kí.
	Sách giáo khoa.
- Mục tiêu hoạt động: Nhằm phát triển các năng lực: K1, K2, K3, P4, P5, P8, X1, X3, X5, X6, X7, X8, C1, C2.
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS quan sát dao động kí.
HS sử dụng sách giáo khoa tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của mạch dao động.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ.
Thảo luận nhóm để đề xuất giải pháp.
3
Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn thỏa luận trước lớp.
Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận
Ghi nhận kết quả nghiên cứu.
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
Trả lời được câu hỏi: thế nào là mạch dao động điện từ tự do?
Thiết lập được các công thức tính tần số góc, chu kì, tần số góc riêng, năng lượng dao động điện từ.
4.1.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại mạch dao động điện.
- Dự kiến thời gian thực hiện:
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: 	Sách giáo khoa.
- Mục tiêu hoạt động: Nhằm phát triển các năng lực: K1, K2, P3, P4, P8, X1, X3, X5, X6,X7, X8, C1, C2.
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
GV nhắc lại các loại dao động cơ: dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức.
Bằng phương pháp tương tự kết hợp sách giáo khoa để tìm hiểu.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ.
Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
3
Báo
 cáo, thảo luận
GV hướng dẫn thỏa luận trước lớp.
Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận
Ghi nhận kết quả nghiên cứu.
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
Nhận biết được các loại mạch dao động.
Nêu được điều kiện để có cộng hưởng điện.
	4.2. Nội dung 2: Điện từ trường – Sóng điện từ	
	4.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu liên điện từ trường.
- Dự kiến thời gian thực hiện:
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: 	Thí nghiệm nam châm rơi qua ống dây.
- Mục tiêu hoạt động: Nhằm phát triển các năng lực: K1, K2, K3, P3, P8, P9, X1, X3, X5, X6, X7, X8, C1, C2.
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
Các năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
HS tiến hành và quan sát thí nghiệm nam châm rơi qua ống dây.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ.
Thảo luận nhóm để tìm hiểu các vấn đề:
+ Sự xuất hiện điện trường xoáy khi từ trường biến thiên và ngược lại.
+ Phân biệt điện trường tĩnh và điện trường xoáy. 
+ Thuyết điện từ Mắc-xoen
K1, K2,
3
Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn thỏa luận trước lớp.
Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
+ HS kết luận được: Từ trường biến thiên theo thời gian làm xuất hiện điện trường xoáy, và ngược lại.
+ HS nhận định được những điểm khác nhau cơ bản giữa điện từ trường và điện trường, từ trường.
	4.2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sóng điện từ.
- Dự kiến thời gian thực hiện:
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: 	Hình ảnh các thiết bị thu và phát thông tin.
	Hình ảnh sự lan truyền của sóng điện từ.
	Sách giáo khoa.
- Mục tiêu hoạt động: Nhằm phát triển các năng lực: K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, X1, X3, X5, X6, X7, X8, C1, C2, C3.
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
HS quan sát hình ảnh các thiết bị thu và phát thông tin, hình ảnh sự lan truyền sóng điện từ và kết hợp sách giáo khoa để tìm hiểu các nhiệm vụ được giao.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ.
Thảo luận nhóm để tìm hiểu các vấn đề:
+ Trả lời được câu hỏi : sóng điện từ là gì?
+ Đặc điểm của sóng điện từ.
+ Tính chất của sóng điện từ.
+ Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển.
3
Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn thỏa luận trước lớp.
Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
HS kết luận được: 
+ Sóng điện từ là quá trình lan truyền điện từ trường.
+ Nêu được các đặc điểm và tính chất của sóng điện từ.
+ Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển.
	4.3. Nội dung 3: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.	
	4.3.1. Hoạt động 1: Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
- Dự kiến thời gian thực hiện: 
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết:	Các hình ảnh về đồ thị E(t).
- Mục tiêu hoạt động: Nhằm phát triển các năng lực: K1, K3, K4, P1, P2, P3, X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, C1, C2, C3, C4, C5, C6.
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
Các năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát các hình ảnh về đồ thị E(t) chưa bị biến điệu và đã bị biến điệu.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ.
Thảo luận nhóm để tìm hiểu vấn đề: Nguyên tắc của việc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
3
Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn thỏa luận trước lớp.
Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
+ HS nhận định được nguyên tắc của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
	4.3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy phát thanh và máy thu thanh đơn giản.
- Dự kiến thời gian thực hiện:
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: 	+Sơ đồ khối của hệ thống phát thanh và thu thanh.
	+Các hình ảnh dụng cụ thu âm , phát âm, thu sóng và phát sóng điện từ.
- Mục tiêu hoạt động: 
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
Các năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
HS quan sát các hình ảnh phát âm và thu âm thu sóng và phát sóng, sơ đồ khối của hệ thống phát sóng để tìm hiểu nguyên tắc thu phát sóng điện từ.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ.
Thảo luận nhóm để tìm hiểu các vấn đề:
+ Nêu nhiệm vụ của các dụng cụ trong các hình ảnh, 
+ Nêu tên các bộ phận trong sơ đồ khối.
+ Trình bày tác dụng của mỗi bộ phận trong sơ đồ khối.
3
Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn thỏa luận trước lớp.
Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
HS kết luận được nguyên tắc thu phát sóng điện từ.
5. Kiểm tra trong quá trình trình dạy học 
Câu 1:Từ năm 1861 đến năm 1865, dựa trên những nghiên cứu của Faraday và các nhà khoa học khác, James Clerk Maxwell đã phát triển một học thuyết mang tên thuyết sóng điện từ được đăng tải trên tạp chí khoa học hoàng gia với tựa đề "thuyết động lực của điện trường". 
James Clerk Maxwell (1831-1879) 
1.1(K2)
Em hãy cho biết theo thuyết sóng điện từ thì 	điện từ trường xuất hiện trong vùng không gian nào dưới đây ?
	A. Xung quanh một quả cầu tích điện.
	B. Xung quanh một hệ hai quả cầu tích điện trái dấu.
	C. Xung quanh một ống dây điện.
	D. Xung quanh một tia lửa điện.
 1.2 (K3)
Tốc độ truyền sóng điện từ trong một môi trường phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? 
A. bước sóng của sóng.
B. tần số của sóng.
C. biên độ sóng.
D. tính chất của môi trường.
1.3(K3)
Điện thoại là một phương tiện liên lạc rất phổ biến hiện nay. Hai người nói chuyện thông qua điện thoại, sóng truyền qua dây điện là loại sóng gì?
Câu 2: 	(K4, P2)
Làm thế nào để giọng nói của một phát thanh viên tại TP Hồ Chí Minh lại có thể phát ra một cách trung thực như nghe trực tiếp dù người nghe mở radio tại Cà Mau? Em cho biết ta phải làm như thế nào để có thể tìm được chương trình phát thanh theo ý muốn?
Câu 3	(K1, P5)
Cho biết sóng FM của đài tiếng nói PT – TH Ninh Bình có tần số f = 98,1 MHz. Em hãy cho biết bước sóng này có giá trị bao nhiêu?
A. 3,2m.	
B. 3200m.
C. 5m.
D. 10m.
Câu 4. (K1, P5)
 Biết rằng mạch chọn sóng của máy thu thanh bạn đang dùng để nghe sóng FM 100MHz ở trên có cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L bằng 0,5mH. Để máy có thể bắt được sóng FM 50MHz thì phải thay đổi điện dung của tụ đến giá trị nào? 
A. Tăng lên đến 0,08pF.
B. Tăng lên đến 8pF.
C. Giảm còn 0,02pF.
D. Giảm còn 0,02pF. 
Câu 5. (K1, P5,X6)
 Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc, ở một thời điểm nào đó khi cường độ điện trường là 4 V/m và đang có hướng Đông thì cảm ứng từ là vec tơ B. Biết cường độ điện trường cực đại là 10 V/m và cảm ứng từ cực đại là 0,15 T. Cảm ứng từ vec tơ B có hướng và độ lớn là:
A. Xuống; 0,06 T	B. Lên; 0,06 T	C. Xuống; 0,075 T	D. Lên; 0,075 T
Câu 6. (K1, P5,X6)
Tại thành phố Hồ Chí Minh, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, véctơ cường độ điện trường đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Đông Bắc. Khi đó véctơ cảm ứng từ có:
A. Độ lớn cực đại và hướng về phía Tây Nam.	
B. Độ lớn cực đại và hướng về phía Đông Nam.
C. Độ lớn bằng không.
D.Độ lớn cực đại và hướng về phía Tây Bắc.
Câu 7. (K1, P5,X6)
 Cho một nguồn phát bức xạ điện từ chủ yếu (xem mỗi dụng cụ phát một bức xạ) gồm:
(I). Remote điều khiển từ xa.	
(II). Đèn hơi thủy ngân.
(III). Máy chụp kiểm tra tổn thương xương ở cơ thể người.
(IV). Điện thoại di động.
Các bức xạ do các nguồn trên phát ra sắp xếp theo thứ tự tần số giảm dần là:
A. (IV), (I), (III), (II). 
 B. (IV), (II), (I), (III). 	
C. (III), (IV), (I), (II). 
 D. (III), (II), (I),(IV). 
Câu 8. (P3,X3)
Vinasat-1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam được phóng vào vũ trụ lúc 22 giờ 16 phút ngày 18 tháng 4 năm2008 (giờ UTC). Dự án vệ tinh Vinasat-1 đã khởi động từ năm 1998 với tổng mức đầu tư là khoảng hơn 300 triệu USD. Việt Nam đã tiến hành đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh. 
Vinasat được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane 5 ECA tại điểm bãi phóng Kourou, Guyane, một tỉnh hải ngoại của Pháp tại bờ bắc của Nam Mỹ
a) Một vệ tinh phải có chu kì quay là bao nhiêu để nó trở thành vệ tinh địa tĩnh của Trái Đất?
b) Tại sao phóng vệ tinh lại ở Kourou 
	c) Xác định độ cao cuả vệ tĩnh địa tĩnh cho bán kinh RĐ = 6400km, MĐ = 6.1024 Kg
Câu 9: (P3,X3)
Một máy rađa quân sự đặt trên mặt đất ở Đảo Lý Sơn có tọa độ (15029’B, 108012’Đ) phát ra tín hiệu sóng dài truyền thẳng đến vị trí giàn khoan HD 981 có tọa độ (15029’B, 111012’Đ). Cho bán kính Trái Đất là 6400km, tốc độ lan truyền sóng dài v = 2c/ 9 và 1 hải lí = 1852m. Sau đó, giàn khoan này được dịch chuyển tới vị trí mới có tọa độ là (15029’B, x0Đ), khi đó thời gian phát và thu sóng dài của rađa tăng thêm 0,4ms. So với vị trí cũ, giàn khoan đã dịch chuyển một khoảng cỡ bao nhiêu hải lí và xác định x ?
A. 46 hải lí và 131012’Đ.	B. 150 hải lí và 135035’Đ.
C. 23 hải lí và 111035’Đ.	D. 60 hải lí và 131012’Đ.
Câu 10: (P3,X3)
§µi truyÒn h×nh ViÖt Nam ®ang truyÒn h×nh trùc tiÕp mét ch−¬ng tr×nh ca nh¹c ë Thµnh phè Hå ChÝ Minh. Hái trong sè hai ng−êi: Mét ng−êi ngåi ë hµng ghÕ ®Çu tiªn kÓ tõ s©n khÊu (tøc lµ chØ c¸ch s©n khÊu kho¶ng 5m) vµ mét nghe qua sãng v« tuyÕn ë t¹i Th¸i Nguyªn, ai nghe thÊy tiÕng h¸t tr−íc? V× sao?
Sau khi giảng dạy và kiểm tra các lớp kết quả như sau
 Lớp/ sĩ số
Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Dưới trung bình
12A1 – 41 hs
27 (65,85%)
13 (31,71%)
1 (2,44)
0
12A5 – 35 hs
0
2 (5,71%)
30 (85,71%)
3 (8,57%)
12A7 – 39 hs
0
6 (16,67%)
25 (69,44%)
5 (13,89%)
Lớp 12A1 có kết quả tốt nhất một phần do trong quá trinh giảng dạy tác giả đã giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
Các số liệu trong bảng cũng cho phép so sánh học lực về môn sinh học giữa các lớp với nhau, trong 3 lớp 12A1 học tốt nhất, tiếp theo là 12A10, cuối cùng là 12A6 (điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì lớp 12A1 là lớp có nhiều học sinh ôn đại học theo khối A, B), chứng tỏ đề kiểm tra đã thiết kế đảm bảo được sự đánh giá công bằng mức độ nhận thức của học sinh.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Trong khuân khổ của sáng kiến, tác giả đã đã thiết kế được các bước giảng dạy phát triển năng lực cho học sinh và đưa ra một số câu hỏi gắn liền với thực tiễn
- Tác giã đã triển khai thực hiện giảng dạy tại một lớp và thống kê kết quả, qua đó có thể khẳng định phương pháp đổi mới đã đạt hiệu quả cao.
2. Khuyến nghị:
- Các tổ nhóm chuyên môn cần có những trao đổi để đưa ra các chuyên đề dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
- Cần xây dựng ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra theo theo định hướng phát triển năng lực
Yên Mô, tháng 05 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Tác giả
Nguyễn Đức Phương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Vật lí 12 (CB, NC), NXB Giáo dục
2. Tài liệu bồi dưỡngcán bộ quản lý và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra môn sinh học cấp THPT, Bộ giáo dục và đào tạo
3. Trang web: 

File đính kèm:

  • docsang kien 2105.doc
Sáng Kiến Liên Quan