Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, xây dựng chủ đề lực và các định luật Newton

- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều GV.

- Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường trung học cơ sở.

- Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng GV và HS duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức.

- Nhiều GV chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, xây dựng chủ đề lực và các định luật Newton", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giải thích định luật I Niu-tơn
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
- Sử dụng các công cụ toán học như véc tơ, phép chiếu véc tơ, hệ phương trình hai ẩn để giải các bài toán hệ vật
P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
- Lí tưởng hóa trường hợp vật chuyển động không ma sát.
P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
- Suy ra được các hệ quả có thể kiểm tra được bằng thí nghiệm kiểm nghiệm định luật II, định luật III
P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- Đề xuất được giả thuyết, phương án thí nghiệm và hệ quả để kiểm tra giả thuyết trong thí nghiệm khảo sát định luật III niuton
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí
- Phân biệt được khái niệm khối lượng, trọng lượng, trọng lực
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm)
- Học sinh tự nghi lại các nội dung của hoạt động học tập và kiến thức cuả mình tìm tòi cũng như của nhóm mình hay nhóm bạn.
X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí
- Tiến hành thảo luận trong nhóm để đưa ra tiếng nói chung trong nhóm
X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
- Tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng kiến thức của nhóm mình cũng như phản hồi tích cực đối với nhóm bạn.
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
- Nắm được khái niệm về lực đã học ở cấp THCS
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí
- Chỉ ra việc lưu ý đến quán tính của vật trong giao thông
C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
- Trình bày được tầm quan trọng của các định luật niu tơn tới sự phát triển của vật lí
4. Tiến trình dạy học
	4.1. Nội dung 1: Lực và phân tích lực
	4.1.1. Hoạt động 1: Hình thành được khái niệm lực và cân bằng lực
- Dự kiến thời gian thực hiện: 10 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: quả nặng, dây treo, hình ảnh người đang bắn cung 
- Mục tiêu hoạt động: 
+Cần nắm được khái niệm lực và khái niệm cân bằng các lực
Tiến trình thực hiện hoạt động: 
STT
Bước
Mô tả cụ thể hoạt động
Năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm lực ở THCS
Tiến hành thí nghiệm dây treo buộc vào quả nặng rồi treo vào giá đỡ.
Chia lớp thành 06 nhóm, cử nhóm trưởng
Phát phiếu học tập số 1
K1, K2
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện phiếu học tập số 1
K1, k2, k3
P1, P2, P3
X1, X5
3
Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả của mình (Nhóm sau không trình bày trùng với nhóm trước)
- Thảo luận: phản hồi tích cực giữa các nhóm
P3, P4, X1, X5, C1
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
Nêu được đặc điểm của lực.
Nêu được khái niệm lực cân bằng
K1, K3
4.1.2. Hoạt động 2:Khái niệm và quy tắc tổng hợp lực
- Dự kiến thời gian thực hiện: 15 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: 
Các quả nặng giống nhau, dây treo, ròng rọc cố định, bảng từ, một số hình ảnh qua máy chiếu về tổng hợp lực
- Mục tiêu hoạt động: 
+Cần nắm được khái niệm và quy tắc tổng hợp lực
Tiến trình thực hiện hoạt động: 
STT
Bước
Mô tả cụ thể hoạt động
Năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
- Chia nhóm: 6 nhóm, cử nhóm trưởng
- Giáo viên giao các dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm để thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn SGK
 - Phát phiếu học tập số 2
K1, K2
2
Thực hiện nhiệm vụ
Thực hiện phiếu học tập số 2
K1, k2
P1, P2, P3
X1, X5
3
Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả của mình (Nhóm sau không trình bày trùng với nhóm trước)
- Thảo luận: phản hồi tích cực giữa các nhóm
P3, X1, X5, C1
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
Nắm được khái niệm tổng hợp lực và quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
Rút ra mối liên hệ giữa lực thành phần và lực tổng hợp
K1, K2, K3
4.1.3. Hoạt động 3: Điều kiện cân bằng của chất điểm và Khái niệm phân tích lực
- Dự kiến thời gian thực hiện: 10 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: quả nặng, dây treo, hình ảnh người đang bắn cung, một số hình ảnh qua máy chiếu về phân tích lực
- Mục tiêu hoạt động: 
+Cần nắm điều kiện cân bằng của chất điểm
+Cần nắm được khái niệm và quy tắc phân tích lực
Tiến trình thực hiện hoạt động: 
STT
Bước
Mô tả cụ thể hoạt động
Năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Tiến hành lại thí nghiệm dây treo buộc vào quả nặng rồi treo vào giá đỡ.
Quan sát một số hiện tượng người đang gương cung, quả nặng đặt trên bàn, và quan sát thí nghiệm ở hoạt động 2
K1,K2
2
Thực hiện nhiệm vụ
Chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau.
Nhiệm vụ 1: Quan sát người đang gương cung, quả nặng đặt trên bàn và cho biết vật nào tác dụng lên mũi tên làm mũi tên bay đi, quả nặng đặt trên bàn vật nào giữ giữ nó để không rơi xuống
Nhiệm vụ 2: Sau khi học sinh treo vật, kéo căng dây cung và quan sát, giáo viên đặt câu hỏi.
- Nêu đặc điểm của lực tổng hợp, từ đó suy ra đặc điểm của lực tổng hợp khi vật ở trạng thái cân bằng?
Nhiệm vụ 3: Từ một số hình ảnh về tổng hợp lực, ta có thể phân tích ngược lại về sự thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời . . . . .
K1, k2
P1, P2, 
X1, X5
3
Báo cáo, thảo luận
- Nêu điều kiện cân bằng của chất điểm
- Nêu định nghĩa về phân tích lực.
- Nhận xét về sự khác biệt cơ bản giữa phân tích lực và tổng hợp lực.
P3
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
Nêu được điều kiện cân bằng của chất điểm
Nắm được khái niệm phân tích lực.
Nhận xét về sự khác biệt giữa phân tích lực và tổng hợp lực.
K1, K2, K3, P1, P2
	4.2. Nội dung 2: Định luật I Niu-tơn
- Dự kiến thời gian thực hiện:15 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: Hai máng nghiêng, trong đó có một máng nghiêng có thể thay đổi được góc nghiêng, vật hình cầu
- Tiến trình thực hiện hoạt động: 
STT
Bước
Mô tả cụ thể hoạt động
Năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-Từ ví dụ đi xe đạp của học sinh: làm thế nào để xe có thể chuyển động? Khi xe đang chuyển động, muốn dừng lại ta phải làm gì?
-Lực có phải là nguyên nhân duy trì chuyển động không?
- Đọc sgk về thí nghiệm lịch sử của Galile
- Phát phiếu học tập số 3 cho các nhóm
[P1, P7]
2
Thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên làm thí nghiệm về vật chuyển động trên máng nghiêng giảm dần góc nghiêng để rút ra nhận xét về quá trình chuyển động của vật các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển động đó. (Nếu chuẩn bị được dụng cụ)
-Nếu ta có thể loại bỏ hoàn toàn lực cản (ma sát) thì vật sẽ chuyển động như thế nào?
[K3, P6]
3
Báo cáo, thảo luận
Học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút, đưa ra kết luận ban đầu: Nếu không có ma sát thì vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.
[X5,X6,X7, C2, P9]
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
-Giáo viên hợp thức hóa và phát biểu định luật I Niu-tơn. 
-ƯD: Tại sao khi vận động viên chạy 100m khi đến đích còn chạy thêm một quãng đường nữa mới dừng lại? Từ đó rút ra khái niệm quán tính của vật.
[K1, K3, K4]
4.3. Nội dung 3: Định luật II Niu-tơn
	4.3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu định luật II Niu - tơn
- Dự kiến thời gian thực hiện:15 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: Máng ngang, các vật nặng, dây nối, ròng rọc
- Tiến trình thực hiện hoạt động:
STT
Bước
Mô tả cụ thể hoạt động
Năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên tạo tình huống có vấn đề bằng tình huống cụ thể.
* Đẩy một ô tô hỏng trên đường, so sánh gia tốc của xe trong các trường hợp sau: 
Khi có 1 người đẩy và khi có nhiểu người đẩy khi khối lượng xe không đổi.
Số lượng người đẩy xe không đổi: khi xe chở hàng và xe không chở hàng
*Từ đó rút ra gia tốc của một vật phụ thuộc vào những đại lượng vật lý nào? Phụ thuộc như thế nào?
P1, P2, P3, X3, X6; K4
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm bàn trong thời gian 5 phút trả lời các câu hỏi trên.
C1, C2
3
Báo cáo, thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình (Nhóm sau không trình bày trùng với nhóm trước)
-Các nhóm khác nghe, phản hồi tích cực 
K1, K2, P3
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
Giáo viên hợp thức hóa kiến thức và yêu cầu học sinh phát biểu định luật II Niu-tơn
K1, K2, K3, K4
4.3.2. Hoạt động 2: 	Tìm hiểu về khối lượng và mức quán tính
- Dự kiến thời gian thực hiện:10 phút
- Tiến trình thực hiện hoạt động:
STT
Bước
Mô tả cụ thể hoạt động
Năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Tại sao khi xe máy, ô tô, hay tàu hỏa cùng chuyển động với một tốc độ như nhau, nhưng khi cần dừng lại thì chúng lại cần thời gian ít nhiều khác nhau?
- Hãy phân tích ví dụ trên để chứng tỏ rằng: Vật có khối lượng lớn thì mức quán tính lớn.
2
Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 4 phút
C1, C2
3
Báo cáo, thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình (Nhóm sau không trình bày trùng với nhóm trước)
-Các nhóm khác nghe, phản hồi tích cực 
K1, K2, P3
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
K1, K2, K3, K4
4.4. Nội dung 4: Định luật III Niu – tơn
Hoạt động 1: Tìm hiểu định luật 3 Niuton
- Dự kiến thời gian thực hiện: 20 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: các lực kế, một số hình ảnh và clip mô phỏng
- Mục tiêu hoạt động: 
+Cần nắm được nội dung định luật 3 Niuton
Tiến trình thực hiện hoạt động: 
STT
Bước
Mô tả cụ thể hoạt động
Năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
- HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến sự tương tác giữa các vật. (có hình ảnh)
- Giáo viên giao lực kế để học sinh xác định độ lớn giữa hai lực tương tác.
K1, K2
2
Thực hiện nhiệm vụ
Chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau.
Nhiệm vụ 1: Quan sát hình ảnh và nhận xét về sự tương tác giữa hai vật
Nhiệm vụ 2: Bố trí thí nghiệm để xác định độ lớn lực tương tác giữa hai vật.
Nhiệm vụ 3:Thực hiện thí nghiệm để rút ra các nhận xét về lực tương tác giữa hai vật.
K1, k2, k3
P1, P2, P3
X1, X5
3
Báo cáo, thảo luận
- Nhận xét kết quả thu được từ thí nghiệm.
- nội dung định luật 3
- Nêu đặc điểm của lực và phản lực.
P3, P4, X1, X5, C1
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
Nắm được nội dung định luật 3.
Nắm được đặc điểm của lực và phản lực
K1, K2, K3, K4
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực và phản lực
- Dự kiến thời gian thực hiện: 15 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: các lực kế, một số hình ảnh và clip mô phỏng
- Mục tiêu hoạt động: 
Nắm được khái niệm lực và phản lực, đặc điểm của lực và phản lực
Tiến trình thực hiện hoạt động: 
STT
Bước
Mô tả cụ thể hoạt động
Năng lực được hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Hai người kéo co tại sao có 1 người thắng, người thua? Điều đó có trái với định luật III Niu-tơn hay không? (Xem Clip)
K1, K2
2
Thực hiện nhiệm vụ
Xem vi deo mô phỏng
Thí nghiệm về 2 lực kế tương tác với nhau
Thảo luận nhóm
K1, k2, k3
P1, P2, P3
X1
3
Báo cáo, thảo luận
Trình bày kết quả (nhóm sau không nói trùng với nhóm trước)
Thảo luận, phản hồi tích cực
P3, P4, X1, X5, C1
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
Nêu khái niệm về lực và phản lực
Các đặc điểm của lực và phản lực
K1, K2, K3
5. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học
5.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá: Tự luận
5.2. Công cụ kiểm tra, đánh giá: 
1.1.1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Quán tính là gì, nó được đặc trưng bởi đại lượng vật lý nao? Lấy 3 ví dụ về tính quán tính của các vật. [K1, K2,]
Câu 2: Phát biểu và viết biển thức định luật II Niutown? [K1]
Câu 3: Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niutown? [K1]
Câu 4: Nêu những đặc điểm của cặp “lực và phản lực“ trong tương tác giữa các vật? [K1]
1.1.2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Nếu tăng độ lớn của lực lên gấp đôi thì gia tốc của vật tăng hay giảm bao nhiêu lần? Vì sao? Biết khối lượng của vật không thay đổi. [K3, P2]
Câu 2: Một vật có khối lượng 50 kg thì nó hút Trái đất một lực bằng bao nhiêu? Vì sao? [K3, P2]
Câu 3: Từ định luật II Niu tơn ta suy ra: m = F/a. Có h/s nhận xét rằng: khối lượng của một vật tỷ lệ thuận với lực tác dụng và tỷ lệ nghịch với gia tốc của vật. Em hãy cho biết nhận xét trên đúng không? Vì sao? [K3, P3, P5, C3, X6, X7]
Câu 4: So sánh sự giống nhau và khác nhau của cặp lực cân bằng và cặp lực trực đối? [K1,K2, K3,P2]
Câu 5: Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó? [K1, P9, P2, X6]
Câu 6: Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia tốc vào lực tác dụng vào vật, nếu khối lượng của vật không đổi? [K2, P5, P3]
Câu 7: Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng. [K1, K2, K3, P3]
 1. Quán tính là 
a) các lực cân bằng.
2. Lực làm cho mọi vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại gọi là 
b) lực cản.
3. Các lực tác dụng vào một vật mà vật đó vẫn đứng yên hay chuyển động thẳng đều thì các lực đó là 
c) các lực không cân bằng.
4. Các lực tác dụng vào một vật đang chuyển động có gia tốc là 
d) tính chất của mọi vật có xu hướng chống lại sự thay đổi vận tốc.
Câu 8: Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng.[K1, K2, K3, P3]
1. Lực còn lại khi một lực chỉ khử được một phần của một lực khác ngược hướng với nó lại gọi là 
a) nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của một vật đang chuyển động.
2. Đơn vị của lực là 
b) lực của Trái Đất tác dụng vào các vật ở gần mặt đất.
3. Lực là 
c) hợp lực.
4. Khối lượng là 
d) niutơn.
5. Trọng lực là 
đ) đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật.
1.1.3: VẬN DỤNG
Câu 1: Một vật khối lượng m = 8,0kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2 m/s2. Lực nào gây ra gia tốc cho vật và có độ lớn bằng bao nhiêu? [K3, P5, X6, X7]
Câu 2: Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? Ô tô nào thu được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích? [K4, P3, P5, X1, X6, X7, C5, C6]
Câu 3: Một quả bóng khối lượng 400 g đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250N. Thời gian chân tác dụng vào bóng 0,02s. Hỏi tốc độ của bóng bay đi? [P5, X6, X7]
Câu 4: Tại sao khi tham gia giao thông, chúng ta lại chú trọng xử lý các tình huống từ xa? [K4, C3, P2, X1, C6]
Câu 5: Từ các tình huống trong cuộc sống hàng ngày hãy đặt 5 câu hỏi có liên quan đến quán tính? [P1, K1, K2, K4]
Câu 6: Hãy nêu phương án để hạn chế tối đa hậu quả khi chúng ta nhảy từ trên cao xuống. Giải thích? [K4]
Câu 8: Cho 3 lực đồng quy đồng phẳng có độ lớn F1 = F2 = 10N. F3 = 4N lần lượt hợp với trục Ox những góc 0o, 120o, -120o.
a) Tìm hợp lực và lực cân bằng của hệ 3 lực trên.
b) Xét trường hợp F3 = 10N 
[K3, P5, X5]
Câu 9: Một vật khối lượng 2kg được giữ yên trên mặt phẳng nghiêng không ma sát nhờ một dây như hình vẽ 2. Cho góc nghiêng . Tính lực căng dây và áp lực của vật lên mặt phẳng nghiêng. Cho g = 10m/s2.
[K3, P5, X5]
1.1.4: VẬN DỤNG CAO.
Câu 1: Từ hiện tượng va chạm của quả bóng vào tường, hãy xây dựng bài toán xác định gia tốc của vật trong thời gian va chạm hoặc lực do vật này tác dụng lên vật khác trong thời gian va chạm? [X6, K4, P4]
Câu 2: Từ các dụng cụ: vật nặng khối lượng 50g, sợi dây mảnh không dãn, thước đo góc. Hãy thiết kế phương án đo gia tốc của chiếc xe ô tô? [K4, P8, P7, P5, X3]
Câu 3: Quan sát hình bên, hãy cho biết hình ảnh này nói về hoạt động gì? Để đi qua sông an toàn hơn thì các em học sinh này nên làm như thế nào? Giải thích vì sao? [K4, X3]
Câu 4: Hình ảnh bên mô tả hoạt động gì? Em hãy cho biết lực nào làm cho chiếc Cano chuyển động? Giải thích? [K4, P3]
Câu 5: Cho một vật khối lượng m1 = 500 g và một vật khối lượng m2 chưa biết, một lò xo nhẹ, một đồng hồ bấm giây, một thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất đến mm. Em hãy nêu phương án xác định khối lượng của vật m2. [K4, P8]
Câu 6: Hai cha con cùng di chuyển một kiện hàng bằng xe cải tiến trên đường nằm ngang. Biết người kéo thì véc tơ lực chếch lên so với phương ngang góc , khi đẩy thì véc tơ lực chếch xuống so với phương ngang góc , độ lớn của lực cha tác dụng lên xe là F1, con là F2 (F1>F2, ). Hai người cùng di chuyển kiện hàng bằng 2 cách:
Cha kéo, con đẩy
Cha đẩy, con kéo
Hỏi cách nào làm di chuyển kiện hàng có lợi hơn? Vì sao? [K1, K4, P5, X4]
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại khái niệm lực ở THCS: Lực là gì, điểm đặt, giá của lực, đơn vị của lực.
Nhiệm vụ 2: Quan sát người đang gương cung, cho biết: vật nào tác dụng vào cung làm cung biến dạng? Vật nào tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bay đi? 
Nhiệm vụ 3: Sau khi học sinh treo vật và quan sát, giáo viên đặt câu hỏi.
- Những lực nào tác dụng lên vật? 
- Các lực này do vật nào gây ra?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhiệm vụ 1: Quan sát hình ảnh và nhận xét về khái niệm tổng hợp lực. Trong trường hợp này chúng ta có thể dùng một tàu có công suất lớn để kéo chiếc xà lan đó có được không? Nếu được thì lực do một tàu kéo và lực do 2 tàu kéo có quan hệ với nhau như thế nào?
Nhiệm vụ 2: Lực là một đại lượng véc tơ. Vậy lực có tính chất như tính chất cộng véc tơ không? Làm thế nào để kiểm chứng được điều đó đúng hay sai? 
Nhiệm vụ 3: - Bố trí thí nghiệm về tổng hợp lực theo hướng dẫn SGK, giáo viên.
Tiết hành thí nghiệm (Giáo viên hướng dẫn nếu cần)
a)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
b)
Xét các trường hợp sau:
Quan sát các trường hợp trên đây, đưa ra nhận xét và giải thích:
trường hợp nào vật đứng yên?
Trường hợp nào vật chuyển động thẳng đều?
Cho các trường hợp chuyển động sau: So sánh các trường hợp a) và b), chuyển động trong trường hợp nào có gia tốc lớp hơn? Giải thích?
1. Trường hợp hai xe (a), (b) cùng khối lượng và 
a)
`
b)
2. Trường hợp xe (a) có khối lượng lớn hơn xe (b) và chịu cùng lực kéo 
a)
b) 
6. Đẩy một ô tô hỏng trên đường, so sánh gia tốc của xe trong các trường hợp sau: 
Khi có 1 người đẩy và khi có nhiểu người đẩy khi khối lượng xe không đổi.
Số lượng người đẩy xe không đổi: khi xe chở hàng và xe không chở hàng
Từ đó rút ra gia tốc của một vật phụ thuộc vào những đại lượng vật lý nào?
.............................................................................................................................................................
7. Quan sát hình ảnh về sự tương tác giữa hai vật:
- Hãy nhận xét về sự tương tác giữa hai vật?
.......................................................................................................................................................
- Hãy nhận xét về phương, chiều và độ lớn của lực do hai vật tác dụng lên nhau?
.............................................................................................................................................................
Sau khi giảng dạy và kiểm tra tác giả thấy:
Học sinh tiếp thu tốt bài học, biết cách ứng dụng việc phân tích lực có vai trò quan trọng trong cuộc sống. 
Học sinh thích tìm tòi khám phá những vấn đề xung quanh và tìm cách giải thích chúng, và đặc biệt học sinh thấy thích thú với môn Vật lý hơn.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Trong khuân khổ của sáng kiến, tác giả đã đã thiết kế được các bước giảng dạy phát triển năng lực cho học sinh và đưa ra một số câu hỏi gắn liền với thực tiễn
- Tác giã đã triển khai thực hiện giảng dạy tại một lớp và thống kê kết quả, qua đó có thể khẳng định phương pháp đổi mới đã đạt hiệu quả cao.
2. Khuyến nghị:
- Các tổ nhóm chuyên môn cần có những trao đổi để đưa ra các chuyên đề dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
- Cần xây dựng ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra theo theo định hướng phát triển năng lực
Yên Mô, tháng 05 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Tác giả
Nguyễn Đức Phương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Vật lí 12 (CB, NC), NXB Giáo dục
2. Tài liệu bồi dưỡngcán bộ quản lý và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra môn sinh học cấp THPT, Bộ giáo dục và đào tạo
3. Trang web: 

File đính kèm:

  • doc3. YMB Xay dung chu de day hoc theo huong phat trien nang luc nguoi hoc XD chu de luc va cac dinh lu.doc
Sáng Kiến Liên Quan