Sáng kiến kinh nghiệm Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

Việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Bài giảng điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các công cụ trình diễn, người giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim tài liệu lịch sử liên quan đến nội dung bài học lịch sử mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.

Xuất phát từ thực tiễn dạy và học bộ môn Lịch sử của giáo viên và học sinh với phương pháp dạy học cũ, thụ động, chưa tích cực trong học tập, kết quả chưa cao. Nhiều giáo viên chỉ biết đưa ra những hình ảnh nhưng không biết khai thác hình ảnh đó như thế nào, hoặc chưa biết làm các hiệu ứng khi dạy các kiểu bài có lược đồ, sơ đồ, chiến dịch .có hiệu quả. Qua việc tiếp cận công nghệ thông tin tôi luôn luôn tìm tòi, khám phá, học hỏi các bạn đồng nghiệp để làm sao cho bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin đạt được hiệu quả cao nhất, gây hứng thú học tập bộ môn Lịch sử 9 cho học sinh. Từ thực tế như vậy, tôi xin được chia sẽ cùng quý đồng nghiệp một số giải pháp đã thực hiện sau.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN
VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 
MÔN LỊCH SỬ 9 (KHXH)
I: MỞ ĐẦU:
Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức, văn hóa, tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và phong cách sống. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Với bộ môn Lịch sử, sử dụng đồ dùng trực quan vào giảng dạy là một việc làm rất cần thiết, giúp các em dễ hình dung lại sự phát triển của xã hội loài người và gây hứng thú học tập cho học sinh. 
Xuất phát từ thực tế và những điều kiện sẵn có của nhà trường, tôi xin được chia sẽ những kinh nghiệm của mình trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử 9 (KHXH 9)
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Bài giảng điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các công cụ trình diễn, người giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim tài liệu lịch sử liên quan đến nội dung bài học lịch sử mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. 
Xuất phát từ thực tiễn dạy và học bộ môn Lịch sử của giáo viên và học sinh với phương pháp dạy học cũ, thụ động, chưa tích cực trong học tập, kết quả chưa cao. Nhiều giáo viên chỉ biết đưa ra những hình ảnh nhưng không biết khai thác hình ảnh đó như thế nào, hoặc chưa biết làm các hiệu ứng khi dạy các kiểu bài có lược đồ, sơ đồ, chiến dịch ....có hiệu quả. Qua việc tiếp cận công nghệ thông tin tôi luôn luôn tìm tòi, khám phá, học hỏi các bạn đồng nghiệp để làm sao cho bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin đạt được hiệu quả cao nhất, gây hứng thú học tập bộ môn Lịch sử 9 cho học sinh. Từ thực tế như vậy, tôi xin được chia sẽ cùng quý đồng nghiệp một số giải pháp đã thực hiện sau.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử 9 (KHXH) hiệu quả, có rất nhiều hình thức nhưng trong khuôn khổ của bài tham luận này tôi đưa ra một số vấn đề như sau:
1. Sử dụng hình ảnh để minh họa cho nội dung bài học:
Môn học Lịch sử là môn học có rất nhiều tư liệu bằng hình ảnh như các bức hoạ, ảnh chụp đặc biệt là các bộ phim tài liệu. Học Lịch sử là học quá khứ nên học sinh rất thích được xem những hình ảnh thực tế của quá khứ làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng với thời kì lịch sử đó. Hình ảnh là nguồn tư liệu phong phú nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, có thể nói bài học nào có ứng dụng công nghệ thông tin thì bài học đó đều có hình ảnh minh họa. Tuy nhiên giáo viên không vì phong phú mà đưa quá nhiều hình ảnh, hình ảnh không gần với bài học sẽ dẫn tới không thể làm cho học sinh khắc sâu kiến thức. Có hai hình thức sử dụng hình ảnh:
a. Hình ảnh minh họa cho nội dung kiến thức: 
Sau khi giáo viên đã trình bày song phần nội dung kiến thức của từng mục, từng bài giáo viên đưa ra các hình ảnh minh họa cho nội dung bài vừa học song, qua đó các em nhận thức được sâu hơn vấn đề.
 	b. Hình ảnh khắc sâu kiến thức: 
Giáo viên đưa ra hình ảnh và hướng dẫn học sinh khai thác hình ảnh sau đó rút ra những vấn đề kiến thức của bài học, nhằm khắc sâu kiến thức trọng tâm. Vấn đề này không khó nhưng giáo viên lại không hay chú ý thường bỏ qua hoặc làm thay cho học sinh.
2. Sử dụng các đoạn phim tư liệu để minh họa cho nội dung bài học:
Có thể nói các thước phim tư liệu là nguồn tư liệu sống trong dạy học lịch sử bởi qua những thước phim này các em biết luôn được về thời kì quá khứ hào hùng của dân tộc. Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể đưa vào những đoạn phim tư liệu, những bài hát phù hợp làm phong phú thêm bài học, đồng thời thay đổi không khí trong một giờ học Lịch sử. Có hai hình thức sử dụng đoạn phim tư liệu:
a. Xem phim tư liệu bổ sung kiến thức vừa học.
* Ví dụ 1: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài 1919 - 1925. 
Sau khi xem xong đoạn video này học sinh sẽ bổ xung và khắc sâu thêm kiến thức về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
*Ví dụ 2: Bài 27- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954). 
Sau khi dạy hết bài giáo viên có thể cho học sinh nghe bài hát "Giải phóng Điện Biên", khí thế hào hùng của lời bài hát cùng những hình ảnh minh họa trong bài hát một lần nữa khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh, gây tâm lí thoải mái, hứng thú trong giờ học, làm cho giờ học Lịch sử bớt nhàm chán bởi những con số và sự kiện...
b. Xem phim tư liệu rút ra những nội dung cơ bản của bài học.
* Ví dụ 1: Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa .Phần III. Giành chính quyền trong cả nước. 
Sau khi học sinh xem song giáo viên có thể hỏi ? Nội dung bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam phản ánh những vấn đề gì? Vì học sinh vừa được xem song nên các em có thể rút ra được ngay nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, nó là sự kế thừa và tiếp nối những mặt tích cực của bản tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp, bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ để Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên một bản Tuyên ngôn hào hùng cho dân tộc Việt Nam, khẳng định với thế giới quyền tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam.... Hơn nữa các em được nghe thực tế giọng của Bác Hồ đọc tuyên ngôn, các em sẽ phấn khởi hơn hứng thú hơn khi học những phần sau và dễ khắc sâu kiến thức của bài
3. Sử dụng lược đồ để khai thác nội dung bài học
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử là bằng các hiệu ứng giáo viên có thể làm cho học sinh thấy được sự sinh động trong diễn biến các trận đánh và thấy được sự quyết liệt trong mỗi sự kiện... Một bản đồ động sẽ hứng thú hơn nhiều so với bản đồ tĩnh, tuy nhiên việc thiết kế một bản đồ điện tử là một vấn đề rất khó làm đối với giáo viên. Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều bài trong chương trình của bộ môn Lịch sử đặc biệt là các bài có diễn biến của phong trào cách mạng, các trận đánh lớn. 
Ví dụ: Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935. 
Sử dụng bản đồ động để mô tả minh hoạ cho phong trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh và sơ đồ điện tử để củng cố bài học. 
Ví dụ Bài 27 – Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc(1953-1954). MụcII. 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954). 
Giáo viên hỏi học sinh: “Vì sao Pháp – Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương? Sự hùng mạnh của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được biểu hiện như thế nào?” , giáo viên trình chiếu cho các em quan sát lược đồ khắc họa về địa thế của Điện Biên Phủ, về sự gấp rút xây dựng lực lượng cơ động mạnh của quân Pháp ở đây, kết hợp với phương pháp trao đổi, đàm thoại, nêu vấn đề, Lược đồ được xây dựng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, có hiệu ứng sinh động, kèm theo hình ảnh và đoạn phim tư liệu miêu tả về cứ điểm, nên học sinh cảm nhận được các sự kiện lịch sử sâu sắc. 
IV. KẾT QUẢ: 
Lớp
9A
Giỏi-Khá
Trung bình
Yếu
Trước khi áp dụng
31,0%
61,0%
8,0%
Sau khi 
áp dụng
45,0%
52,0%
3,0%
V. KẾT LUẬN:
Tuy thời gian thực hiện chưa nhiều. Nhưng qua thực tiễn bản thân áp dụng phương pháp này và đã đạt được nhiều kết quả nhất định, tôi trân thành mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp. Hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Lịch sử nói chung và quá trình dạy học môn Lịch sử 9 (KHXH) riêng. 
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. Chân thành cảm ơn
 Người thực hiện
NGUYỄN QUỐC VINH

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_viec_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_tron.doc
Sáng Kiến Liên Quan