Sáng kiến kinh nghiệm Việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Tại bất kì đất nước nào, những đổi mới ở giáo dục phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kì vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Tiếp sau mục tiêu giáo dục là việc xem xét để xác định những đổi thay cần thiết, thậm chí xây dựng lại những nội dung và cách thức giáo dục. Đó chính là các vấn đề về cải cách chương trình giáo dục

 - Ở nước ta mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay đã được ghi rõ trong chương trình các môn học (ban hành kèm theo quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT). Cùng với các môn học khác, môn vật lý có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của giáo dục THCS, trong đó có nhấn mạnh đến một số yêu cầu giáo dục mới mà học sinh phải đạt được sau khi học hết chương trình THCS. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới giáo dục ở THCS bao gồm việc thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp tất yếu phải đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để thực hiện tốt việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh thì giáo viên cần nắm vững mục tiêu dạy học chung và chuẩn kiến thức kỹ năng cụ thể của chương trình môn học, cần biết rõ những yêu cầu mới trong mục tiêu, thực trạng của việc đánh giá ở trường THCS, những định hướng đổi mới việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4188 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề vật lý còn sai lệch.Vì bộ môn Vật Lý có nhiều hiện tượng khó giải thích bằng ngôn ngữ mà phải giải thích bằng hình ảnh trực quan, bằng kết quả thí nghiệm mới làm rõ được vấn đề . Nhưng nhìn chung đa số HS trong lớp thuộc diện dân tộc Êđê chữ viết không rõ ràng, lời văn không chặt chẽ không thành câu, chính vì vậy không nên áp dụng một PPKT trắc nghiệm tự luận (TNTL) để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì phương pháp này đòi hỏi học sinh phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải. Đây chính là loại hình câu hỏi và bài tập lâu nay chúng ta vẫn quen dùng để kiểm tra viết. Loại trắc nghiệm này có những ưu điểm và nhược điểm sau.
* Ưu điểm:
- Tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ khả năng diễn đạt những suy luận của mình.
- Có thể thấy được quá trình tư duy của học sinh để đi đến đáp án, nhờ đó mà đánh giá được chính xác hơn trình độ của học sinh.
* Nhược điểm:
- Thiếu tính toàn diện và hệ thống. Do số câu hỏi trong một bài kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận không thể ra nhiều câu hỏi mà chỉ có thể tập trung vào một số kiến thức và kĩ năng quy định trong chương trình.
- Thiếu tính khách quan. Do đề kiểm tra chỉ có thể tập trung vào một số rất ít nội dung nên kết quả kiểm tra phụ thuộc nhiều vào “cơ may” của học sinh. Nếu “trúng tủ” thì đạt điểm tốt, nếu “lệch tủ” thì đạt điểm kém.
 - Bên cạnh đó vẫn có một số em học tập rất khá cần phát huy quá trình tư duy và tính sáng tạo của học sinh. Qua đó giáo viên có thể đánh giá được chính xác hơn trình độ của học sinh, chính vì vậy không nên áp dụng một PPKT trắc nghiệm khách quan (TNKQ) để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì phương pháp trắc nghiệm khách quan là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã có sẵn, hoặc nếu học sinh tự viết câu trả lời thì câu trả lời chỉ là câu ngắn và chỉ duy nhất có một cách viết đúng. So với trắc nghiệm tự luận thì trắc nghiệm khách quan có một số ưu điểm và nhược điểm sau.
* Ưu điểm:
- Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan bao gồm rất nhiều câu hỏi nên có thể bao quát được phạm vi rộng của nội dung chương trình. Nhờ đó mà các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan có tính toàn diện và hệ thống hơn so với các đề kiểm tra trắc nghiệm tự luận.
- Sự phân bố điểm của bài kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan được trải trên một phổ rộng hơn nhiều. Nhờ đó có thể phân biệt rõ ràng hơn trình độ học tập của học sinh, thu được thông tin phản hồi đầy đủ hơn về quá trình dạy và học.
* Nhược điểm:
- Không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của học sinh cũng như không cho thấy quá trình suy nghĩ của học sinh để trả lời một câu hỏi hoặc giải một bài tập. Do đó nếu chỉ sử dụng hình thức trắc nghiệm này trong kiểm tra thì việc kiểm tra, đánh giá có thể có tác dụng hạn chế việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh.
- Trên tinh thần đó tôi đã đưa ra PPKT đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hai hình thức trên trong một số bài kiểm tra khác nhau mà tôi cho là có hiệu quả trong PPDH đổi mới như hiện nay.
 2: Phạm vi đề tài: 
 Đưa ra hai đề kiểm tra cụ thể tiêu biểu cho việc đánh giá kết quả học tập cho từng đối tượng học sinh, tôi đã áp dụng cho việc giảng dạy từ trước đến nay mà tôi cho là phù hợp đối với học sinh nơi đây. Và được thực hiện rõ nội dung cho các bài học cụ thể ở sách giáo khoa Vật Lý 6 trong trường THCS:
PHẦN I : 
THỰC TRẠNG
 Qua nhiều năm công tác giảng dạy ở địa phương , và việc nghiên cứu tình hình học tập của học sinh mà tôi đảm nhiệm , tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh khi chưa áp dụng PPKT đánh giá kết quả học tập theo hai hình thức kết hợp vừa trắc nghiệm tự luận vừa trắc nghiệm khách quan, kết quả mang lại như sau:
 Qua bốn lớp khối 6 mà tôi trực tiếp giảng dạy là 161 em qua kết quả học kì I theo sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT thực hiện PPKT đánh giá trắc nghiệm tự luận, tôi đã thu lại kết quả như sau.
 Giỏi: 3 em chiếm tỉ lệ 1,9% 
 Khá: 12 em chiếm tỉ lệ 7,5 % 
 Trung bình : 27 em chiếm tỉ lệ 16,8% 
 Yếu : 89 em chiếm 55,2 % 
 Kém : 30 em chiếm 18,6 % 
 Với kết quả như trên tôi nhận thấy những học sinh yếu kém đa số rơi vào các em học sinh dân tộc Êđê và một số học sinh dân tộc khác.
 Sở dĩ có nguyên nhân trên là do các em không biết cách trình bày một hiện tượng vật lý, cũng như là việc bộc lộ tư duy diễn của các em rất kém, qua việc dạy học và kiểm tra đánh giá ở học sinh tôi nhận thấy xảy ra hai nguyên nhân sau. 
1: Nguyên nhân khách quan .
 Phong trào học tập ở các em còn quá thấp, phương pháp học nhóm, thảo luận nhóm để giải bài tập dường như còn mới mẻ đối với các em ở lớp 6 vì các em mới tiếp xúc với cách học mới. Ý thức học tập chưa cao việc trình bày diễn đạt ở các em chưa rõ ràng, bên cạnh đó dân trí nơi đây còn rất thấp nên việc quan tâm đôn đốc con em đi đến trường còn hạn chế, song vẫn còn tình trạng phụ huynh yêu cầu HS ở nhà đi làm để thu nhập kinh tế gia đình .Vì vậy khi đến trường các em rất mệt mỏi , buồn ngủ không chú ý tiếp thu được bài .
 2: Nguyên nhân chủ quan. 
 Bộ môn Vật Lý 6 là phần mở đầu chương trình Vật Lý ở THCS các em mới tiếp xúc lần đầu, nên những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát , cũng như những yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật Vật Lý cũng như việc thự hiện các thí nghiệm vật lý để đưa ra kết quả còn rất khó khăn. 
 Bản thân HS chưa biết cách học, phương pháp học đa số các em học theo kiểu học thuộc lòng, học vẹt không có sáng tạo . Học mang tính thụ động, đối phó. Vì vậy chất lượng học tập của HS nơi đây thật sự chưa thể đạt được chỉ tiêu và yêu cầu mà ngành GD đã đề ra.
 Từ những nguyên nhân trên tôi nhận thấy qua việc dạy học nơi đây muốn đạt được chỉ tiêu mà ngành đã đề ra , tôi cũng tích cực tìm tòi nghiên cứu tài liệu giảng dạy đồng thời cũng rút ra được một số kinh nghiệm dạy học cho bản thân , để giúp các em HS nơi đây hiểu thêm về kiến thức Vật Lý hơn. 
 Sau đây là một số đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh ở địa phương có nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Mà tôi đã thực hiện để đánh giá học sinh, tôi cho rằng có hiệu quả trong việc dạy học.
PHẦN II: 
“GIẢI PHÁP VỀ VIỆC ĐỔI MỚI PPKT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH MÔN VẬT LÝ THCS”
 Để có thể tận dụng được những ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận trên, trong bài kiểm tra tôi vận dụng cả hai loại trắc nghiệm này cùng chung một bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 Tôi xin trình bày một số đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cụ thể như sau:
 * Trắc nghiệm tự luận thường dùng cho các yêu cầu về giải thích hiện tượng, khái niệm, định luật, giải bài tập định lượng  . Do đo,ù trắc nghiệm tự luận thường được dùng cho những yêu cầu ở trình độ cao như “vận dụng”, “phân tích”, “tổng hợp” và “đánh giá”.
 * Trắc nghiệm khách quan có thể dùng cho mọi yêu cầu ở mọi trình độ. Thường thì “câu đúng, sai”, “câu hỏi nhều lựa chọn” có thể đánh giá cả trình độ “biết”, “hiểu” và “vận dụng” cũng như có thể dùng cho cả bài tập định tính và định lượng.
 Dưới đây tôi xin tóm tắt một số tiêu chí khi biên soạn một đề kiểm tra môn vật lý ở trường THCS.
I/ Mục đích của đề kiểm tra:
1. Phạm vi kiểm tra và số câu hỏi: 
 - Kiến thức, kĩ năng đặc thù của môn học và kĩ năng học tập được kiểm tra toàn diện. Phải có câu hỏi kiểm tra kĩ năng thực hành. Số câu hỏi đủ lớn (không ít hơn 10 câu TNKQ) và không nên quá (3 câu TNTL).
2. Mức độ:
 - Kiến thức, kĩ năng được kiểm tra theo chuẩn quy định, không nằm ngoài chương trình..
3. Hình thức kiểm tra:
 - Kết hợp một cách hợp lý giữa trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan theo tỉ lệ 1:2. Điều này có nghĩa là dành 15 phút cho việc làm câu trắc nghiệm tự luận và 30 phút cho việc làm câu trắc nghiệm khách quan. Thời gian dành cho việc làm một câu TNKQ trong khoảng từ 2 đến 3 phút, tùy theo trình độ nhận thức của học sinh và điều kiện cụ thể của địa phương. Không nên dùng câu hỏi tự luận để kiểm tra mức độ biết.
4. Tác dụng phân hóa:
 - Cần có nhiều câu hỏi ở cấp độ nhận thức khó, dễ khác nhau. Thang điểm phải đảm bảo học sinh trung bình đạt yêu cầu, đồng thời có thể phân loại được học sinh khá, giỏi. Đối với môn vật lý trong giai đoạn hiện nay phấn đấu đạt tỉ lệ điểm khoảng 30% biết, 40% hiểu và 30% vận dụng.
5. Có giá trị phản hồi:
 - Các câu hỏi phải có tình huống để học sinh bộc lộ điểm yếu về nhận thức và năng lực. Phản ánh được ưu điểm, thiếu sót chung của học sinh.
6. Độ tin cậy:
 - Hạn chế tính chủ quan của người ra đề và người chấm bài kiểm tra. Đáp án biểu điểm chính xác để mọi giáo viên và học sinh vận dụng cho kết quả giống nhau.
7. Tính chính xác, khoa học:
 - Đề kiểm tra không có sai sót, câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng, chặt chẽ, truyền tải hết yêu cầu tới học sinh.
8. Tính khả thi:
 - Đề kiểm tra có tính đến thực tiễn ở địa phương; Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, thời gian làm bài của học sinh.
II/ Những kinh nghiệm rút ra từ các đề kiểm tra:
 Sau đây tôi xin trình bày một số đề kiểm tra để thực hiện giải pháp trên, mà tôi cho là có hiệu quả.
 * ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề số 1
A. Phạm vi kiểm tra: 
 Từ bài 24 và 25 vật lý 6.
B. Nội dung đề:
Hãy dựa vào hình 1.1, vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một vật rắn và để nguội để trả lời các câu hỏi sau.
 Nhiệt độ ( 0C )
90
 D
80 B C E G
70	H
60 A
50	 Thời gian(phút 
 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Câu 1: Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy?
Câu 2: Chất rắn này là chất gì?
Câu 3: Để đưa chất rắn từ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
Câu 4: Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?
Câu 5: Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ mấy?
Câu 6: Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
Câu 7: Trong đoạn AB chất tồn tại ở thể nào?
Câu 8: Trong đoạn BC chất tồn tại ở thể nào?
Câu 9: Trong đoạn CD chất tồn tại ở thể nào?
Câu 10: trong đoạn GH chất tồn tại ở thể nào?
C. Đáp án và biểu điểm:
 * Mỗi câu đúng được1 điểm
 Câu 1: 800C ( 1 điểm) Câu 6: 3 phút ( 1 điểm)
 Câu 2: Băng phiến (1 điểm) Câu 7: thể rắn ( 1 điểm)
 Câu 3: 4 phút (1 điểm) Câu 8: Thể rắn và lỏng (1 điểm)
 Câu 4: 3 phút (1 điểm) Câu 9: thể lỏng ( 1 điểm)
 Câu 5: Phút thứ 14 ( 1điểm) Câu 10: thể rắn ( 1 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Đề số 2:
A. Phạm vi kiểm tra:
 Từ bài 18 đến bài 22 vật lý 6.
B. Mục tiêu kiểm tra:
 - Nhận biết được sự tăng thể tích của chất ( rắn, lỏng, khí ) khi nóng lên, sự giảm thể tích của chất ( rắn, lỏng, khí ) khi lạnh đi.
 - Giải thích được một số hiện tượng về sự nở vì nhiệt của chất ( rắn, lỏng, khí ).
 - Nhận biết được một số hiện tượng thường xãy ra khi nung nóng hay làm lạnh các chất ( rắn, lỏng, khí).
 - Nhận biết được chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
 - Vận dụng sự nở vì nhiệt của các chất ( rắn, lỏng, khí ) để mô tả một số hiện tượng xãy ra khi nung nóng hay làm lạnh.
 - Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
 - Biết hai loại nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai.
 - Đổi được nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiut sang nhiệt độ nhiệt giai Farenhai.
 - Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
C. Ma trận đề kiểm tra:
Nội dung kiểm tra
Cấp độ nhận thức
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sự nở vì nhiệt của chất ( rắn, lỏng, khí)
2. (0.5đ )
5. (0.5đ)
1. (0.5đ )
4.(0.5đ )
9.(1đ )
10. (0.5đ )
13. ( 1đ )
7. câu
(4.5đ)
45%
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất.
8. (1đ )
3. (0.5đ )
14. ( 1đ )
3. câu
(2.5đ)
25%
Nhiệt kế, nhiệt giai.
6. (0.5đ )
7. (1đ )
11. ( 0.5đ )
12. ( 1đ )
4. câu
(3đ) 30%
Tổng cộng
5.câu
(3.5đ) 35%
6. câu
(3.5 đ)
35%
3. câu
(3đ) 30%
14.câu
(10đ )
100%
D. Nội dung đề kiểm tra:
* Phần I – khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xãy ra khi nung nóng một vật rắn.
 A. Khối lượng của vật rắn tăng.
 B. Khối lượng của vật rắn giảm.
 C. Khối lượng riêng của vật rắn tăng.
 D. Khối lượng riêng của vật rắn giảm.
Câu 2. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng.
 A. Rắn, khí, lỏng. C. Rắn, lỏng, khí.
 B. Khí, rắn, lỏng. D. Lỏng, khí, rắn.
Câu 3: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray?
 A. Vì để tạo nên âm thanh đặc biệt.
 B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
 C. Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra mà không bị ngăn cản không bị cong đường ray.
 D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
Câu 4: khi đun một ấm nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì.
 A. Nước nóng tràn ra ngoài gây nguy hiểm.
 B. Hiệu quả hơn, đở tốn chất đốt.
 C. Nước nhanh sôi hơn.
 D. Bếp bị đè ít hơn.
Câu 5: Nút thủy tinh của lọ thủy tinh bị kẹt phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
 A. Hơ nóng miệng lọ. C. Hơ nóng thân lọ.
 B. Hơ nóng cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.
Câu 6: nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước sôi và của băng phiến đang nóng chảy ( biết nhiệt độ băng phiến đang nóng chảy là 800C)
 A. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế thủy ngân.
 B. Nhiệt kế y tế. D. Cả 3 loại nhiệt kế trên.
* Phần II – Điền các từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.
Câu 7: 00C là nhiệt độ của nước đá (1)Nhiệt độ này được lấy làm một mốc nhiệt độ của nhiệt giai (2).
Câu 8: Chất rắn co dãn vì nhiệt, khi bị ngăn cản có thể(3) . Vì thế ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa phải để (4) ..
Câu 9: chất rắn nở vì nhiệt (5) . Chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn (6)  .
* Phần III – Khoanh tròn chữ Đ cho câu phát biểu đúng, chữ S cho câu phát biểu sai.
Câu 10: Khi nung nóng một vật rắn bằng đồng thì khối lượng của vật rắn không thay đổi. Đ S
Câu 11: Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đá đang tan. Đ S
* Phần IV – Làm bài tập:
Câu 12: Tính xem nhiệt độ 350C ứng với bao nhiêu độ F?
Câu 13: Nếu đun nóng một bình kim loại đậy kín, thì khối lượng riêng của không khí trong bình có thay đổi không? Tại sao?
Câu 14: Vào những ngày trời nắng gắt để xe đạp ngoài nắng, xe hay bị xẹp lốp, thậm chí nổ lốp. Em hãy giải thích tại sao lại như vậy?
E. Đáp án và biểu điểm:
Phần I: ( 3 Điểm). Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
C
C
A
B
C
Phần II: (3 Điểm). Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
Câu 7: (1) đang tan (2) Xenxiut
Câu 8: (3) gây ra một lực rất lớn (4) một khe hở
Câu 9: (5) ít hơn (6) chất lỏng và chất rắn.
Phần III: ( 1 Điểm ). Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. 
Câu 10. Đ Câu 11. S
Phần IV: ( 3 Điểm ). Mỗi câu đúng cho 1 điểm. 
Câu 12. 350C = 00C + 350C ( 0,5 điểm )
 = 320F + ( 35.1,80F)
 = 320F + 630F
 = 950F (0,5 điểm)
Câu 13. Nếu đun nóng một bình kim loại đậy kín, thì khối lượng riêng trong bình có thay đổi. ( 0,5 điểm )
 - Vì bình kim loại và không khí trong bình gặp nóng nở ra, làm thể tích không khí trong bình tăng. Do đó khối lượng riêng không khí trong bình giảm. (0,5 điểm )
Câu 14. Khi trời nắng gắt, không khí trong ruột xe ( bơm căng ) sẽ nở ra làm hở chỗ vá đã có trong ruột xe làm hơi xì ra ngoài. (0,5 điểm)
 - Nếu nhiệt độ quá cao, không khí trong ruột xe nở quá mức cho phép có thể làm vỡ ruột và lốp xe. ( 0,5 điểm )
PHẦN III:
KẾT QUẢ
 Qua các bài kiểm tra mà tôi trình bày như trên, đồng thời đã áp dụng vào kiểm tra 15 phút và 45 phút trong học kì II này đối với 4 lớp học khối 6, với tổng số học sinh là 161 em mà tôi giảng dạy tại trường, tôi thấy đa số HS làm được bài tập, đồng thời kết quả đạt được cao hơn so với trước. Cụ thể số bài đạt điểm khá, giỏi tăng lên và số bài đạt điểm yếu, kém giảm xuống đáng kể. 
 Cụ thể kết quả HS đã đạt được như sau: 
 Điểm bài kiểm tra các loại :
 Giỏi : 20 em chiếm tỉ lệ 12,4%
 Khá : 65 em chiếm tỉ lệ 40,3%
 Trung bình 66 em chiếm tỉ lệ 41,1%
 Yếu, kém 10 em chiếm tỉ lệ 6,2% 
 Không còn HS yếu, kém nhiều như học kì I. Chất lượng HS tăng lên rõ rệt . Vậy qua quá trình trên tôi thấy việc đổi mới PPKT là con đường thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của chương trình SGK THCS đổi mới.
PHẦN IV: 
LỜI KẾT
 PPKT đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hai hình thức trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan là con đường thực tiễn đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của phương pháp đổi mới chương trình dạy học ở trường THCS .
 Qua đó đánh giá được một cách toàn diện các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được sau khi học xong môn học ở cấp THCS.
 - Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã trình bày qua các tiết kiểm tra ở lớp mà tôi nhận thấy có hiệu quả cao trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, song về giải pháp chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện .Vậy tôi mong được sự góp ý chân thành từ phía bạn đọc.
PHẦN V:
 Tài liệu tham khảo :
 1> Một số vấn đề đổi mới PPDH và Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Vật Lý ở trường THCS. 
 Nguyễn Phương Hồng – Đoàn Duy Hinh 
 2> Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Vật Lý 
 Bộ GD & ĐT
 3> SGK , SGV và SBT Vật Lý 6
 Bộ GD & ĐT
 4> Đề tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý 6. 
 Nguyễn Phương Hồng – Bùi Gia Thịnh
MỤC LỤC
* Mở đầu. Trang
1. Lời nói đầu. 	 2
2. Lý do chọn đề tài.	 3
Phần I
3. Thực trạng. 5
Phần II
4. Các giải pháp thực hiện. 7
5. Một số đề kiểm tra minh họa. 9
Phần III
6. Kết quả của giải pháp. 14
Phần IV
7. Lời kết 15
Phần V
Tài liệu tham khảo 16
 Dlyêya, ngày 20 / 03/ 2009
 Người viết 
 Nguyễn Song Dũng 

File đính kèm:

  • docSKKN LY 2009.doc
Sáng Kiến Liên Quan