Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng và thiết kế trò chơi học tập giúp học sinh học tốt phân môn luyện từ và câu lớp 5

I. LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI:

 Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi lớp 5. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ .thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 5 nói chung và của phân môn Luyện từ và câu lớp 5 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ cho việc học.

 

doc14 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 6346 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng và thiết kế trò chơi học tập giúp học sinh học tốt phân môn luyện từ và câu lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra đầu năm môn Tiếng Việt đạt rất thấp, cụ thể như sau:
Tổng số học sinh
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ phần trăm
20
9 -> 10
3
15
7 -> 8
4
20
5 -> 6
11
60
3 -> 4
2
10
1 -> 2
 Riêng các câu hỏi thuộc phần Luyện từ và câu các em đạt kết quả như sau: Đúng hoàn toàn: 3 em; 2 em trả lời sai; còn lại là ở mức độ trung bình hoặc khá.
	Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thức dạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi học phân môn Luyện từ và câu. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Và việc vận dụng trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu là hết sức cần thiết.
 Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập phân môn Luyện từ và câu sẽ mang lại hiệu quả cao. Bởi vì:
 Nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi.
 Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời, phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy trong cuộc sống thông qua hoạt động chơi.
 Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi.
Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập.
 Tóm lại, trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Vậy làm thế nào để tổ chức được các trò chơi học tập thật sự hiệu quả trong những giờ học phân môn Luyện từ và câu. Đó là điều tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “VẬN DỤNG VÀ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU”.
 Học sinh luôn thích thú những điều mới lạ. Vì vậy, để mỗi giờ học phân môn Luyện từ và câu hấp dẫn và thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong việc vận dụng những trò chơi học tập cũng đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để thiết kế những trò chơi học tập mới.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 5 đặc biệt là lớp 52 năm học 2013 - 2014, tôi đã sử dụng rất nhiều trò chơi học tập trong dạy phân môn Luyện từ và câu như: trò chơi ô chữ, bingô, đôminô. Cách vận dụng vào giảng dạy như sau:
	1. Cách vận dụng :
 Khi vận dung cần phải biết xếp loại trò chơi. Có rất nhiều cách xếp loại trò chơi học tập :
Theo mục đích sử dụng :
Trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức.
Trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức.
Trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy.
Theo yêu cầu rèn kĩ năng: 
Nghe, Nói, Đọc, Viết.
 Để việc vận dụng có hiệu quả, trong phạm vi kinh nghiệm này, tôi xin trình bày các trò chơi được phân loại theo mục đích sử dụng:
 Các trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức: Trò chơi hái quả, trò chơi tìm bạn, trò chơi tập trung
 Sau đây tôi xin giới thiệu cách vận dụng trò chơi “Tập trung” khi dạy bài “Từ đồng nghĩa”, tập 1, trang 7. Trò chơi được vận dụng khi tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: 
 Giúp học sinh bước đầu hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.
 Khơi gợi sự tập trung chú ý để tìm tòi kiến thức mới. 
 - Chuẩn bị: Đây là khâu khá quan trọng, khâu này quyết định 90% việc tổ chức trò chơi có thành công hay không. Chính vì thế giáo viên phải thực hiện một số việc sau đây:
Chuẩn bị các đồ dùng phục vụ để tổ chức trò chơi. Đối với trò chơi này, giáo viên cần phải chuẩn bị: 1 bộ thẻ ghi các cặp từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (có thể lấy từ ngữ cần phân tích trong phần nhận xét của bài học ở sách giáo khoa.)
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt sau khi kết thúc trò chơi để học sinh rút ra được thế nào là từ đồng nghĩa, đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
Xác định rõ các bước tiến hành trò chơi.
 - Tiến hành :
Bộ thẻ từ được đính lên bảng lớp (đặt úp thẻ xuống theo 2 dãy).
Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lật thẻ và oẳn tù tì để giành quyền lật trước.
Đại diện mỗi đội lần lượt lật một thẻ từ ở mỗi dãy lên và trình bày với lớp đây có phải là một cặp thẻ phù hợp hay không. Nếu hai thẻ từ tạo thành một cặp thẻ từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau thì người chơi được giữ cặp thẻ. Nếu hai thẻ không phù hợp, người chơi đặt úp hai thẻ này vào lại chỗ cũ.
Trò chơi kết thúc khi tất cả các cặp thẻ đồng nghĩa được xác định. Đội thắng cuộc sẽ là đội có nhiều cặp thẻ đồng nghĩa nhất.
- Lưu ý: 
Giáo viên cần phải cân nhắc thật kĩ số lượng thẻ từ để thời gian chơi không quá dài, làm mất sự tập trung chú ý của học sinh. Thời gian tiến hành tốt nhất là khoảng 5 phút. Sau đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức trong vòng 5 phút tiếp theo là hợp lí. Thời gian còn lại nên dành cho việc luyện tập hình thành kĩ năng.
Giáo viên phổ biến cách chơi càng rõ ràng bao nhiêu thì việc tiến hành chơi càng đỡ mất thời gian bấy nhiêu.
Cần chú ý đến màu sắc của thẻ từ và độ lớn của chữ ghi trên thẻ từ sao cho phù hợp, gây được sự chú ý của học sinh, học sinh ngồi cuối lớp vẫn có thể nhìn thấy được.
Trò chơi này cũng có thể vận dụng khi dạy bài “Từ trái nghĩa”. Cách tổ chức như trên nhưng chỉ cần thay đổi từ ngữ ghi trên thẻ từ. 
Khi vận dụng cần lưu ý một số điểm sau :
 - Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài tập vì nó quyết định việc chọn trò chơi cho phù hợp. 
Ví dụ: Tiết luyện từ và câu: “ Từ đồng nghĩa”, Sách Phân môn Luyện từ và câu 5, tập I, trang 8.
Bài tập 2: Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.
 Bài tập không yêu cầu học sinh nhận diện các từ đồng nghĩa cho sẵn (mức độ hiểu –biết) mà mức độ yêu cầu của bài tập cao hơn, học sinh phải tự nghĩ ra những đồng nghĩa phù hợp với từ đã cho (mức độ vận dụng – phân tích). Vì vậy, đối với bài tập này chỉ phù hợp với những trò chơi như: ong đi tìm tổ hoặc tổ chức chơi dưới hình thức thi đua giữa 3 dãy để tìm từ chứ không phù hợp với trò chơi “Tìm bạn”. Nếu ta vận dụng trò chơi “ Tìm bạn” đối với bài tập này là vô tình ta làm giảm mục tiêu của bài tập. Vì trò chơi “Tìm bạn’’ chỉ tổ chức được khi từ ta cho sẵn, học sinh chỉ việc di chuyển và tìm bạn mang từ phù hợp chứ học sinh không tự nghĩ ra từ.
 Giáo viên cần phải nắm được khả năng của từng học sinh để việc phân nhóm chơi hợp lí. Nói chung, cần chọn hình thức nào lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia nhất.
 - Khi vận dụng các trò chơi trong học tập phân môn Luyện từ và câu, người giáo viên nên hoạch định trước việc sử dụng những phương tiện nào để nâng cao hiệu quả của trò chơi. Có thể gồm: 
 Phương tiện phục vụ cho việc đánh giá (Ví dụ như: Bảng đúng / sai, mặt khóc/ mặt cười ) 
 Phương tiện vật chất là phần thưởng cho đội thắng cuộc như các phiếu khen tặng, một bông hoa điểm thưởngHọc sinh sẽ rất thích thú khi biết được chơi thắng cuộc sẽ được thưởng. Nó là động lực để các em tham gia trò chơi nhiệt tình, năng động hơn.
 Mục tiêu của trò chơi học tập là cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng do đó: 
 - Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần gợi ý để học sinh rút ra các nội dung, kĩ năng mà các em đã học được qua trò chơi.
 - Việc đánh giá tổng kết trò chơi có thể giao cho học sinh tự nhận xét, đánh giá và tổng kết để phát huy tối đa khả năng của các em, giúp học sinh rèn luyện óc suy luận, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp từ đó các em sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn hơn.
 Ngoài ra, khi tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh, giáo viên cũng cần lưu ý đến điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian khi chơi và sức khỏe của học sinh.
	Tóm lại, việc vận dụng trò chơi học tập trong môn phân môn Luyện từ và câu là rất cần thiết. Thông qua trò chơi, các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói được rèn luyện, đồng thời kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh, rèn luyện tư duy linh hoạt và tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin cho học sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng trò chơi học tập phải luôn đi kèm với việc sáng tạo thiết kế ra trò chơi mới bởi học sinh lớp 5 luôn ham thích những cái mới lạ. 
 2. Thiết kế trò chơi học tập:
 Ngoài vận dụng, giáo viên phải biết thiết kế hoặc chuyển đổi một số trò chơi để giảng dạy. Khi thiết kế thì cần :
 Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi phù hợp.
- Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Một bài tập có thể tạo nên những trò chơi khác nhau.
Ví dụ: 
 Tiến hành thiết kế trò chơi
 Giáo viên tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi, cách chơi), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập cần rèn của giáo viên. Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh.
 Một nội dung trò chơi có thể được thể hiện thành các hình thức tổ chức trò chơi khác nhau.
Ví dụ: Nội dung trò chơi xếp các từ trong tập hợp sau thành hai nhóm: một nhóm gồm các từ chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự- an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh.
 Ta có thể có các hình thức tổ chức chơi như sau :
Trò chơi chung sức.
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy. Theo lệnh của giáo viên, từng nhóm bàn bạc với nhau để thực hiện yêu cầu của trò chơi. Khi nhóm đã thống nhất thì ghi kết quả vào giấy. Ghi xong, dán tờ giấy của nhóm lên bảng lớp. Giáo viên sẽ tính điểm các nhóm theo hai chuẩn: Chuẩn chính xác và chuẩn nhanh nhẹn.
Trò chơi thi tài.
 Đơn vị chơi bây giờ là cá nhân. Từng em nhận yêu cầu của trò chơi và ráng sức tự mình giải quyết yêu cầu của trò chơi. Giáo viên sẽ tìm điểm thi đua cho cá nhân.
Hai người ba chân.
 Đây là biến tướng của trò chơi tiếp sức. Cứ 2 em trong nhóm phải dùng dây buộc chân trái của mình với chân phải của một bạn khác. Hai bạn sẽ chỉ hoạt động được ba chân. Từng cặp hai em phải đi bằng ba chân lên bảng để thực hiện thao tác xếp từ theo nhóm.
 Tiến hành làm các đồ dùng phục vụ trò chơi :
 Để tổ chức được các trò chơi thì cần phải có những đồ dùng phục vụ nên khi thiết kế các trò chơi, người giáo viên cần phải làm thêm các đồ dùng dạy học phục vụ cho trò chơi đó. Đồ dùng dạy học cần phải đảm bảo được tính thẩm mỹ và khoa học.
Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã thực hiện :
 a. Các trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức :
Trò chơi “Xem ai nhớ nhất” 
 Trò chơi thường được vận dụng vào các bài ôn tập củng cố kiến thức đã học ở phân môn Luyện từ và câu. 
Cụ thể là bài: “Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)”, bài tập 1, trang 124.
- Mục tiêu: Giúp học sinh :
Củng cố, khắc sâu kiến thức về tác dụng của dấu phẩy.
Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý.
Rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao như: phân tích- tổng hợp.
- Chuẩn bị: 
Bộ bìa gồm 3 thẻ ghi các chữ A, B, C (mỗi thẻ 1 màu) tương ứng với các tác dụng của dấu phẩy :
A: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C: Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Một số thẻ từ ghi các câu học sinh cần phân tích :
Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang long.
Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
Hoa hồng vừa đẹp, vừa thơm.
- Tiến hành: 
Giáo viên chia học sinh thành các đội chơi theo dãy bàn. Phát cho mỗi học sinh một bộ thẻ chữ.
Khi giáo viên đọc và dán một thẻ ghi câu cần phân tích tác dụng của dấu phẩy lên bảng thì học sinh phải chọn một thẻ chữ tương ứng để giơ lên. Ví dụ, giáo viên đưa thẻ ghi câu đầu tiên thì học sinh phải giơ thẻ chữ B mới đúng. 
Sau mỗi một câu (một lượt chơi), giáo viên hoặc 1 học sinh được cử làm trọng tài sẽ đếm số người trả lời đúng ở mỗi đội.
Khi trò chơi kết thúc, giáo viên sẽ thống kê số học sinh làm đúng ở các lượt chơi. Đội nào có số người trả lời đúng nhiều nhất, đội đó thắng cuộc.
- Lưu ý: 
Để kiến thức về tác dụng của dấu phẩy được khắc sâu hơn, sau mỗi lượt chơi, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của từng câu ghi trong thẻ.
Trò chơi này còn có thể vận dụng được vào rất nhiều bài ở phân môn Luyện từ và câu, nhằm củng cồ các kiến thức đã học như: củng cố kiến thức về từ đồng âm,từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa; củng cố kiến thức về cách nối các vế câu ghép; củng cố kiến thức về cách liên kết các câu trong bài.chỉ cần ta thay đổi các thẻ ghi các bài tập tương ứng.
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ KINH NGHIỆM.
 - Trong thời gian tiến hành việc vận dụng các trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5, tôi nhận thấy không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra những kĩ năng giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành một nhiệm vụ học tập. 
 - Về phía bản thân, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Vì kiến thức được các em tiếp thu một cách chủ động tích cực thông qua trò chơi. Kĩ năng vận dụng trò chơi linh hoạt hơn, thành thạo hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp nhất, đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. Từ đó khả năng sáng tạo được nâng lên một bước, giúp cho cho tôi thiết kế được nhiều trò chơi học tập một cách nhanh nhạy hơn.
 Kết quả đạt qua các kì kiểm tra như sau:
GIỮA HỌC KÌ I
Tổng số học sinh
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ phần trăm
20
9 -> 10
7
35
7 -> 8
11
55
5 -> 6
1
5
3 -> 4
1
5
1 -> 2
HỌC KÌ I
Tổng số học sinh
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ phần trăm
20
9 -> 10
9
45
7 -> 8
7
35
5 -> 6
3
15
3 -> 4
1
5
1 -> 2
9
45
GIỮA HỌC KÌ II
Tổng số học sinh
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ phần trăm
20
9 -> 10
11
55
7 -> 8
4
20
5 -> 6
4
20
3 -> 4
1
5
1 -> 2
HỌC KÌ II
Tổng số học sinh
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ phần trăm
20
9 -> 10
7 -> 8
5 -> 6
3 -> 4
1 -> 2
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
 Kinh nghiệm “VẬN DỤNG VÀ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5” có thể áp dụng tốt trong các phân môn khác trong môn Tiếng Việt và các môn học khác ở Tiểu học.
Ví dụ: Các trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức: Trò chơi tìm bạn, trò chơi câu cá, trò chơi thả thơ, trò chơi sắm vai, trò chơi ô, trò chơi tập trung .(áp dung rất hiệu quả ở phân môn Tập làm văn)
 Các trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy: Trò chơi truyền điện, trò chơi tập trung, trò chơi tìm bạn, trò chơi thi viết câu ghép, trò chơi những hình ảnh biết nói( áp dụng hiệu quả trong các môn học khác)
 Sau đây tôi xin giới thiệu cách vận dụng trò chơi: “truyền điện.
Thời điểm chơi cuối tiết tập đọc – học thuộc lòng hoặc tiết ôn tập học thuộc lòng.
- Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.
Rèn khả năng tập trung suy nghĩ cao độ.
Rèn phản xạ nhanh, nhạy.
Tạo hứng thú và không khí sôi nổi trong học tập.
- Chuẩn bị: 
Học sinh hai nhóm A & B ngồi quay vào nhau (hoặc đứng thành hai hàng đối diện)
- Tiến hành: 
Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi: hai nhóm bắt thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước. 
Đại diện nhóm đọc trước (nhóm A) đọc câu đầu tiên của bài thơ rồi chỉ định thật nhanh (truyền điện), một bạn bất kì của nhóm kia (nhóm B), bạn được chỉ định đọc tiếp câu thơ thứ 2 của bài. 
Nếu đọc thuộc được chỉ định một bạn của nhóm A đọc tiếp câu thơ thứ 3, cứ như vậy cho đến hết bài.
- Lưu ý: 
Trường hợp học sinh được” truyền điện” chưa thuộc, các bạn nhóm đối diện sẽ hô từ 1 đến 5. Nếu không đọc được phải đứng yên tại chỗ (bị điện giật). Lúc đó học sinh A1 chỉ tiếp học sinh B2 Nhóm nào có nhiều người phải đứng (bị điện giật) là nhóm thua cuộc.
Ta có thể vận dụng trò chơi này để kiểm tra kiến thức ở nhiều phân môn khác nhau như: Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu. Vận dụng như thế nào là tùy vào từng bài, tùy vào mục đích và nội dung cần kiểm tra, củng cố.
Ta có thể vận dụng trò chơi này để kiểm tra kiến thức ở nhiều phân môn khác nhau như: Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu. Vận dụng như thế nào là tùy vào từng bài, tùy vào mục đích và nội dung cần kiểm tra, củng cố.
 Mỗi một trò chơi đều có thể vận dụng với mục đích sử dụng khác nhau. Chẳng hạn như trò chơi” Tập trung’’ được vận dụng để dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới như đã giới thiệu ở phần trên nhưng đồng thời cũng có thể vận dụng để rèn kĩ năng thực hành, củng cố kiến thức hoặc ôn tập tổng hợp kiến thức. Điều ấy còn phụ thuộc vào mục tiêu của từng bài tập. 
V – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
	Việc sử dụng trò chơi học tập trong tiết học chính là tạo ra một môi trường học tập mà học sinh có thể tích cực chủ động hơn. Các em mạnh dạn tham gia các hoạt động. Từ đó những kĩ năng giao tiếp được phát triển. Sự say mê học tập của các em là nguồn động viên thúc đẩy tôi phải luôn vận dụng các trò chơi học tập vào tiết học. Đồng thời luôn tìm tòi, nghiên cứu thiết kế các trò chơi mới để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.
 2. Kiến nghị
 Khi vận dụng các trò chơi học tập cần lưu ý một số điều sau đây :
	- Trò chơi học tập phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện.
	- Trò chơi cần diễn ra trong một thời gian hợp lí, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
	- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập giúp tiết học đạt hiệu quả cao.
	- Không lam dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học gây cho học sinh sự mệt mỏi.
	- Tránh lặp đi lặp lại trò chơi học tập trong tiết học sẽ không hấp dẫn học sinh, không thu hút học sinh.
 Khi sáng tạo các trò chơi học tập cần lưu ý :
	- Sáng tạo trên cơ sở phù hợp với mục tiêu bài học cũng như đặc trưng của từng phân môn.
	- Việc làm đồ dùng phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi lớp 5.
	Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về cách thiết kế và sử dụng trò chơi học tập để dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp cùng Ban giám hiệu nhà trường để giúp cho việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu đạt hiệu quả tốt nhất góp phần đổi mới phương pháp dạy học thành công.
	 	Hoà Bình, ngày  tháng  năm 2014
	Người viết
PHÒNG GD – ĐT TRÀ ÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH HÒA BÌNH C Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2013 – 2014
- Họ và Tên: Huỳnh Văn Thanh. Chức vụ: Giáo viên.
- Nơi công tác: Trường TH Hòa Bình C.
- Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG VÀ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU. 
- Thời gian thực hiện: Năm học 2013 – 2014.
- Địa điểm thực hiện: Lớp 52 Trường TH Hòa Bình C.
- Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu. 
- Kết quả mong đợi từ SKKN: Làm cho không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành một nhiệm vụ học tập. 
- Khả năng nhân rộng: áp dụng cho tất cả các môn học ở cấp Tiểu học.
- Đề xuất, kiến nghị: Được triển khai và áp dụng vào giảng dạy ở các môn học ( nhất là môn Tiếng Việt)
 Hòa Bình, Ngày 18 tháng 4 năm 2014
Xét nhận của Hiệu Trưởng Người viết 
 HUỲNH VĂN THANH 

File đính kèm:

  • docskkn_lop5.doc
Sáng Kiến Liên Quan