Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, liên môn thiết kế tiến trình dạy học bài "Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại" môn Giáo dục công dân 10

Một trong những môn học có vai trò trong việc “đào tạo những người lao động mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị, tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, gia đình và với chính bản thân mình” - đó là môn GDCD. Môn GDCD có những đặc trưng của một môn khoa học xã hội - nhân văn, trong đó có những đặc điểm nổi trội mà chúng ta cần quán triệt trong quá trình dạy học, đó là tính thực tiễn, tính giáo dục và tính tích hợp.

Tuy nhiên, trong thực tế từ trước đến nay, môn GDCD luôn bị coi là một môn học chính trị thuần tuý, môn phụ, có vai trò, vị trí thứ yếu trong nhà trường, nên hiệu quả giáo dục thấp. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là phương pháp dạy học.

Với “quan niệm” GDCD là môn phụ vì vậy giáo viên cũng đầu tư không nhiều trong khâu tìm kiếm tư liệu, xây dựng tiến trình bài dạy với những PPDH, KTDH tích cực. Cấu trúc một bài soạn GDCD theo phương pháp truyền thống là sự sắp xếp một cách công thức, cứng nhắc, chi tiết, đầy đủ những việc làm của giáo viên và học sinh theo một trình tự nhất định. Nội dung của giáo án được giáo viên trích dẫn hay giảng giải từ nội dung của SGK, khi lên lớp giáo viên cứ việc tuân theo giáo án mà thực hiện từ đầu đến kết thúc.

Thông thường giáo án soạn theo phương pháp cũ được giáo viên xây dựng theo cấu trúc của một giờ học gồm các bước như sau:

- Kiểm tra bài cũ.

- Giới thiệu bài mới.

- Dạy bài mới.

- Luyện tập, củng cố kiến thức hình thành ở học sinh.

- Hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, liên môn thiết kế tiến trình dạy học bài "Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại" môn Giáo dục công dân 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu hoặc chết hoàn toàn; ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. 
 - Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.
GV: Minh họa hình ảnh quá trình tạo nên mưa axit và hậu quả của mưa axit. (Chiếu Slide 12, 13).
HỎI: Bằng kiến thức môn Hóa học em hãy giải thích hiện tượng thủng tầng ôzôn?
HS:..
GV: Sự suy giảm tầng ôzôn là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong tầng bình lưu. Từ năm1979 cho đến năm 1990 lượng ôzôn trong tầng bình lưu đã suy giảm vào khoảng 5%. Vì lớp ôzôn ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất, sự suy giảm ôzôn đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cácbon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit cácbon, các hợp chất của brôm(halon) và methylchloroform.
GV: Minh họa hình ảnh lỗ thủng tầng ôzôn. (Slide 14)
GV: Những hiện tượng trên là do môi trường bị ô nhiễm.
HỎI: Vậy, ô nhiễm môi trường là gì? (Tích hợp môn hóa học; Công nghệ).
HS:..
GV: Kết luận, ghi bảng.
I. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
1. Ô nhiễm môi trường
 a) Môi trường là gì? 
 Môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
 b) Vai trò của môi trường:
 - Cung cấp phương tiện sinh sống cho con người.
 - Tạo cơ sở vật chất để phát triển xã hội.
 c) Thế nào là ô nhiễm môi trường?
 Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường , gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
HOẠT ĐỘNG 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN 
(Tích hợp môn Hóa học, Công nghệ, Sinh học, Ngữ Văn)
Cách tổ chức hoạt động theo nhóm và thực hiện trên lớp học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
a) Mục tiêu: Trình bày được thế nào là bảo vệ môi trường; Các biện pháp bảo vệ môi trường; Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
b) Phương pháp: Thảo luận nhóm.
c) Cách thực hiện:
GV: Cho sinh xem một số hình ảnh về bảo vệ môi trường. (Slide 15)
HS: Quan sát.
HỎI: Nội dung của những hình ảnh trên? Ý nghĩa của những việc làm đó?
HS:
HỎI: Vậy em hiểu bảo vệ môi trường là gì? (Tích hợp môn Địa lý).
HS: trả lời.
GV: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự sống còn của mỗi quốc gia. Vậy Cộng đồng quốc tế, cũng như các quốc gia đã có những việc làm như thế nào để bảo vệ môi trường?
HỎI: Hãy kể những việc làm của cộng đồng quốc tế để bảo vệ môi trường?
HS:
GV: Minh họa hình ảnh (Slide 16, 17).
HỎI: Nhà nước ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường? Liên hệ với địa phương em?
HS:
GV: Nhận xét, kết luận, minh họa bằng hình ảnh, điều luật (chiếu Slide 18, 19, 20, 21).
GV: Tổ chức học sinh làm việc nhóm: (3’)
 - Chia học sinh thành 6 nhóm. (Slide 22).
 - Giao nhiệm vụ cho các nhóm, cụ thể: 
 Nhóm 1,2,3: Hãy kể những việc làm của em và những người xung quanh để bảo vệ môi trường? Ý nghĩa của những việc làm đó?
 Nhóm 4,5,6: Hãy kể những việc làm của bản thân em và những người xung quanh chưa biết bảo vệ môi trường? Hậu quả của hành vi đó?
 - Hướng dẫn học sinh sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để thực hiện nhiệm vụ. Mỗi nhóm có một bảng phụ, chia bảng phụ thành phần chính giữa và phần xung quanh thành các phần tương ứng với số thành viên của mỗi nhóm . Mỗi thành viên suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình vào phần cạnh “khăn trải bàn”. 
 - Thảo luận nhóm tìm ra ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”.
 - Đại diện 1-2 nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. 
HỎI: Vậy là công dân em thấy mình phải có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ môi trường?
HS:..
HỎI: Hãy kể một tấm gương tiêu biểu đã có việc làm bảo vệ môi trường mà em biết? (Tích hợp môn Ngữ Văn).
HS:.
GV: Chiếu thông tin về một cụ già nhặt rác bảo vệ môi trường trong suốt thời gian dài. (Slide 23).
HỎI: Qua câu truyện trên em học tập được điều gì?
GV: Nhận xét, kết luận, ghi bảng.
2. Bảo vệ môi trường
 a) Bảo vệ môi trường là:
 - Giữ gìn, cải thiện môi trường.
 - Đảm bảo cân bằng sinh thái.
 - Khắc phục những hậu quả xấu do thiên nhiên và con người gây ra.
 b) Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường:
- Thực hiện tốt pháp luật và các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Giữ gìn vệ sinh lớp học, nơi ở.
- Bảo vệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Phê phán, tố cáo các hành vi ảnh hưởng đến môi trường.
5. Luyện tập, củng cố 
- GV hướng dẫn học sinh làm một số bài tập (trình chiếu Slide 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30).
6. Rút kinh nghiệm:
BÀI 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT
CỦA NHÂN LOẠI (TIẾT 2)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Về kiến thức: 
- Biết được sự bùng nổ dân số, dịch bệnh đang là vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc tham gia góp phần giải quyết những vấn đề đó.
2. Về kĩ năng:
- Biết tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo.
- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách dân số phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách dân số.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng, tin tưởng và ủng hộ chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay do nhà trường, địa phương tổ chức.
II. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
- NL tự học.
- NL giải quyết vấn đề.
- NL hợp tác.
- NL tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
III. Phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận lớp/nhóm.
- Xử lý tình huống.
- Đọc hợp tác.
- Liên hệ thực tiễn.
- Dự án.
IV. Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV Giáo dục công dân 10.
- SGK các bộ môn có liên quan: Địa lý; Sinh học.
- Bảng phụ, bút dạ, máy chiếu.
- Các tài liệu tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh; các tình huống có liên quan đến nội dung bài học.
- Pháp lệnh dân số (2013); Luật Hôn nhân và Gia đình (2000).
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài mới).
3. Giới thiệu bài mới: Hiện nay nhân loại không chỉ đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn phải đối mặt với nghững vấn đề cấp thiết khác như: sự bùng nổ về dân số và các dịch bệnh hiểm nghèo. Vậy những vấn đề này gây ra hậu quả gì? Vào bài học hôm nay.
4. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: GIÁO VIÊN GIAO NHIỆM VỤ CHO HỌC SINH 
CHUẨN BỊ TRƯỚC Ở NHÀ NỘI DUNG SAU:
(Nhiệm vụ của các nhóm là sưu tầm và tạo các Slide trước 1 tuần cho các nội dung sau):
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức của các môn học như:
- Môn Địa lý: tìm hiểu thế nào là sự bùng nổ dân số; các loại dịch bệnh hiểm nghèo; hậu quả của sự bùng nổ dân số.
- Môn Sinh học: Nguyên nhân của một số dịch bệnh. Hậu quả của nó đối với sức khỏe của con người.
- Các kiến thức xã hội để nêu ra được các giải pháp mà cộng đồng quốc tế nói chung cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương huyện Kim Sơn để hạn chế sự bùng nổ về dân số cũng như phòng chống các dịch bệnh hiểm nghèo.
b) Phương pháp thực hiện: phương pháp dự án (Giao nhiệm vụ trước 1 tuần cho các nhóm học sinh chuẩn bị trước ở nhà).
c) Cách thực hiện:
* Giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1+2: Hậu quả của sự bùng nổ về dân số.
- Nhóm 3: Em biết gì về các dịch bệnh hiểm nghèo mà nhân loại đang phải đối mặt. Hậu quả mà các dịch bệnh đó gây ra.
- Nhóm 4: Cộng đồng quốc tế cũng như các quốc gia đã có những việc làm như thế nào để hạn chế sự bùng nổ dân số và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo?
* Học sinh các nhóm nhận nhiệm vụ.
* Giáo viên hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện dự án của mình. Cụ thể làm tuần tự theo các bước như sau:
- Bước 1: Lập kế hoạch:
+ Lựa chọn chủ đề (chủ đề giáo viên đã giao).
+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ phải tiến hành.
- Bước 2: Thực hiện dự án:
+ Thu thập thông tin.
+ Thực hiện điều tra.
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm.
+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn.
- Bước 3: Tổng hợp kết quả:
+ Tổng hợp các kết quả.
+ Xây dựng sản phẩm.
+ Trình bày kết quả.
+ Phản ánh lại quá trình học tập.
- Bước 4: Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
* Giáo viên nhắc nhở các nhóm chuẩn bị tốt dự án của mình để tuần sau báo cáo.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU SỰ BÙNG NỔ DÂN SỐ - HẬU QUẢ 
(Tích hợp mô Địa lý, Sinh học)
Cách tổ chức hoạt động theo nhóm và thực hiện trên lớp học
a) Mục tiêu: Nêu được thế nào là bùng nổ dân số? Hậu quả của sự bùng nổ dân số? 
b) Phương pháp: Thảo luận lớp + nhóm.
c) Cách thực hiện:
GV: Cho học sinh quan sát biểu đồ về tình hình gia tăng dân số trên thế giới qua một số năm (Slide 1).
HỎI: Qua biểu đồ em có nhận xét gì về tình hình gia tăng dân số trên thế giới?
HS:.
GV: Dân số tăng nhanh, thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng được rút ngắn (Slide 2).Cụ thể:
 + Thời tiền sử : thời gian để dân số tăng gấp đôi cần từ 1000 - 2000 năm.
 + Thế kỷ 18: thời gian để dân số tăng gấp đôi cần 200 năm.
 + Thế kỷ 19: thời gian để dân số tăng gấp đôi cần 100 năm.
 + Hiện nay: thời gian để dân số tăng gấp đôi cần 50 năm.
HỎI: Biểu hiện của sự gia tăng dân số như vậy được gọi là gì?
HS: ..
HỎI: Dựa vào kiến thức Địa lý đã học em hãy cho biết bùng nổ dân số là gì? 
HS:..
HỎI: Sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở những quốc gia nào? Vì sao? (Tích hợp môn Địa lý).
HS:.
GV: Giải thích thêm (Slide 3). Bùng nổ dân số thường diễn ra ở các nước nghèo nàn, lạc hậu như châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Vì: tập quán sản xuất thủ công cần nhiều lao động; trình độ dân trí, nhận thức còn kém; chưa có điều kiện chăm sóc công tác dân số
GV: Một con số quá lớn trên một diện tích quá nhỏ, em nghĩ trái đất sẽ ra sao. Chuyển ý.
HỎI: Sự bùng nổ về dân số sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
GV: Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm, báo cáo nội dung học sinh đã chuẩn bị ở nhà trước 1 tuần.
GV: Yêu cầu nhóm 1 trình bày hậu quả của sự gia tăng dân số.
HS: Nhóm 1 trình bày. Chiếu các Slide – đính kèm phần phụ lục.
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. (Slide 3, 4, 5, 6).
HỎI: Tại sao bùng nổ về dân số lại gây suy thoái giống nòi? 
HS: Vận dụng kiến thức Sinh học để giải thích: Là do dân số tăng nhanh thì vấn đề tiêu dùng sẽ tăng lên => các công ty hàng tiêu dùng phải tăng tốc lực sản xuất => giảm vốn đầu tư vào vấn đề xử lý nước thải => đổ ra sông suối => ô nhiễm môi trường => các bệnh hiểm nghèo => a/h đến chất lượng cuộc sống => suy giảm sức khỏe (sức khỏe sinh sản) con người => y tế lạc hậu ở những nước đang phát triển hoặc kém phát triển sẽ xảy ra cái chết cho rất nhiều người, tháp tuổi thọ giảm.  
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận (Slide 7).
II. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số
1. Bùng nổ dân số:
 a) Bùng nổ là gì? 
 Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
 b) Hậu quả của sự bùng nổ dân số:
 - Làm cạn kiệt tài nguyên.
 - Ô nhiễm môi trường.
 - Làm suy thoái nền kinh tế.
 - Đói nghèo, dịch bệnh.
 - Thất nghiệp, thất học., mù chữ.
 - Tệ nạn xã hội gia tăng.
 - Suy thoái giống nòi.
HOẠT ĐỘNG 3
TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC HẠN CHẾ SỰ BÙNG NỔ DÂN SỐ 
(Tích hợp môn Địa Lý, Sinh học, Ngữ Văn)
Cách tổ chức hoạt động theo nhóm và thực hiện trên lớp học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
a) Mục tiêu: Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.
b) Phương pháp: Thảo luận nhóm.
c) Cách thực hiện:
GV: Tổ chức lớp học làm việc theo nhóm:
Chia nhóm.
Quy định thời gian thảo luận (3’).
Nêu nhiệm vụ cho các nhóm.
N1,2: Những việc làm của cộng đồng quốc tế nhằm hạn chế sự gia tăng dân số?
N3,4: Việt Nam đã có những việc làm như thế nào góp phần hạn chế sự gia tăng dân số?
N5,6: Là học sinh, em thấy mình có trách nhiệm như thế nào để góp phần hạn chế sự gia tăng dân số?
HS: Làm việc theo nhóm; Đại diện nhóm 1, 3, 5 báo cáo; Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. (Slide 8, 9, 10, 11).
 2. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số:
- Nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và gia đình.
- Tổ chức tuyên truyền vận động gia đình và mọi người thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình, chính sách dân số – kế hoạch hoá gia đình.
- Có cuộc sống lành mạnh, không kết hôn, sinh con ở tuổi vị thành niên, không quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Không nên yêu quá sớm.
HOẠT ĐỘNG 4
 TÌM HIỂU NHỮNG DỊCH BỆNH HIỂM NGHÈO VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, ĐẨY LÙI NHỮNG DỊCH BỆNH HỂM NGHÈO Cách tổ chức hoạt động theo nhóm và thực hiện trên lớp học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là các dịch bệnh hiểm nghèo? Kể tên được một số dịch bệnh hiểm nghèo hiện nay nhân loại đang phải đối mặt. Hậu quả của dịch bệnh. Trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi dịch bệnh.
b) Phương pháp: Thảo luận nhóm + Làm việc theo cặp đôi
c) Cách thực hiện:
HỎI: Thế nào là dịch bệnh hiểm nghèo?
HS: Dịch bệnh hiểm nghèo là những căn bệnh hủy hoại sức khỏe của con người một cách ghê gớm, mà khi đã mắc phải thì có rất ít khả năng cứu chữa và phải chữa trong thời gian lâu dài, thậm chí có một số bệnh hiện nay chưa có thuốc chữa.
HỎI: Hãy kể một số dịch bệnh hiểm nghèo hiện nay mà nhân loại đang phải đối mặt. Hậu quả gây ra là gì?
HS: Nhóm 3 báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị trước ở nhà. (Slide đính kèm phần phụ lục) (HS vận dụng kiến thức môn sinh học).
HS: Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Kết luận (Slide 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18)
HỎI: Tổ chức học sinh trao đổi theo cặp trong khoảng thời gian 2’ tìm hiểu nguyên nhân gây ra các dịch bệnh hiểm nghèo?
HS: Làm việc trả lời vào phiếu học tập.
GV: Gọi đại diện 2-3 cặp trình bày.
GV: Kết luận.
GV: Yêu cầu học sinh nhóm 4 trình bày sản phẩm học sinh đã chuẩn bị sẵn ở nhà: Cộng đồng quốc tế cũng như các quốc gia đã có những việc làm như thế nào để đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo?
HS: Nhóm 4 báo cáo.
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Liên hệ với tình hình căn bệnh HIV/AIDS tại Việt Nam và tại địa phương (Slide 19, 20).
GV: Kết luận, minh họa một số hình ảnh (Slide 21, 22, 23, 24).
III. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo
1. Những dịch bệnh hiểm nghèo
 a) Những dịch bệnh hiểm nghèo:
* Nhân loại đang phải đối mặt với những dịch bệnh hiểm nghèo: Lao, Tim mạch, Cúm gia cầm, Rubella, HIV/AIDS.
=> Những dịch bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người.
* Nguyên nhân: 
 - Do môi trường sống bị ô nhiễm: nước thải, khí thải, các hoá chất độc hại từ các nhà máy.
 - Do người dân không quan tâm và đề phòng các dịch bệnh.
 - Do trình độ khoa học chưa phát triển khiến bệnh hiểm nghèo lan truyền nhanh và trở thành dịch bệnh khiến không thể kiểm soát.
 - Do kinh tế phát triển kém khiến không thể đề phòng và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
 b) Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo:
 - Tích cực rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
 - Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tên nạn xã hội, tránh xa các hành vi có thể gây hại cho cuộc sống của bản thân, gia đình, xã hội.
 - Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo, tuyên truyền phòng chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn khác trong cộng đồng.
5. Luyện tập, củng cố 
- GV hướng dẫn học sinh làm một số bài tập (trình chiếu Slide 25, 26).
6. Rút kinh nghiệm:
IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế
- Dạy học tích hợp, liên môn có thể áp dụng ở tất cả các trường THPT, nó không đòi hỏi đầu tư nhiều về kinh tế bởi để chuẩn bị cho một bài dạy theo hướng tích hợp, liên môn thì quan trọng nhất là GV chủ động tìm hiểu tư liệu (thông qua mạng Internet), sử dụng các PTDH hiện có của nhà trường hoặc GV tự làm.
 - Dạy học tích hợp liên môn rất hữu ích cho cả giáo viên và học sinh khi tìm hiểu kiến thức hay giải quyết một tình huống trong thực tiễn.
2. Hiệu quả xã hội
	- Việc kết hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
- Đặc biệt trong giáo dục, tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.
- Dạy học tichs hợp liên môn có thể vận dụng được trong các điều kiện khác nhau mà ít phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
- Giúp cho việc dạy học đảm bảo tốt việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Tích hợp kiến thức liên môn vào bài giảng góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Cụ thể tích hợp trong giảng dạy trong bài học này sẽ giúp học sinh phát huy khả năng suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Cụ thể, đối với bài học này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh tự tìm hiểu từ thực tế các yêu cầu của bài học như: Môi trường là gì? Phân biệt được môi trường tự nhiên và môi trường xã hội? Thực trạng của sự ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi. Từ đó, ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống của con người. Nắm được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường.
- Trong thực tế tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức, hướng dẫn học sinh linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
- Góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh.
V. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Đề tài sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THPT.
- Đây là tư liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo và áp dụng vào hoạt động dạy và học mang lại hiệu quả tốt. Nhiều giáo viên và học sinh sau khi áp dụng đề tài này vào công việc dạy và học của mình đã rất ấn tượng, thích thú và mong muốn được phát triển mở rộng hơn nữa giới hạn áp dụng của đề tài này vào nhiều các phần nội dung kiến thức ở các khối lớp.
Sau tiết học giáo viên cho học sinh các lớp đã học theo dự án và học sinh của hai lớp không học theo dự án làm bài kiểm tra trắc nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:
* Lớp dạy thực nghiệm:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5 (%)
Điểm từ 5-8 (%)
Điểm trên 8 (%)
10B1
35
0
07 = 20,0%
28 = 80,0%
10B4
38
0
09 = 23,7%
29 = 76,3%
10B7
36
0
05 = 13,9%
31 = 86,1%
10B9
37
0
10 = 27,0%
27 = 73,0%
* Lớp không dạy thực nghiệm:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5 (%)
Điểm từ 5-8 (%)
Điểm trên 8 (%)
10B3
39
0
15 = 38,5%
24 = 61,5%
10B8
36
0
18 = 50,0%
18 = 50,0%
Từ kết quả thực nghiệm này có thể thấy việc dạy học tích hợp liên môn có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để bảo vệ môi trường sống.
XÁC NHẬN 
CỦA BAN GIÁM HIỆU
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
VŨ THỊ LỆ HẰNG

File đính kèm:

  • doc12. KSA_ GDCD Day hoc tich hop lien mon trong GDCD 10.doc
Sáng Kiến Liên Quan