Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán THPT

 - Do khoa học phát triển nhanh chóng nên nội dung chương trình dạy học phần nào bị lạc hậu so với tri thức hiện đại.

 - Người học càng ngày càng mất hứng thú học tập, hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự sáng tạo, luôn thụ động ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.

 - Có những đơn vị kiến thức được dạy trong nhiều môn học khác nhau gây trùng lặp, nhàm chán với học sinh.

 - Học sinh học tập thụ động, các kiến thức đã sắp đặt sẵn nên tạo thói quen nghe, ghi chép, học thuộc, do đó chưa phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự học, tự tìm tòi, tự xử lý thông tin ở học sinh.

- Phần nhiều học sinh chưa hứng thú với môn Toán, trong suy nghĩ của hầu hết học sinh thì Toán học ngoài những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia, thì hầu hết các kiến thức toán khác là rất trừu tượng đối với học sinh. Rất nhiều học sinh đặt câu hỏi: “Tại sao phải học toán, học toán để làm gì, giúp ích gì ?” Vì vậy việc học toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Họ nghĩ rằng toán học là mơ hồ xa xôi, học toán chỉ có một mục đích duy nhất đó là thi cử.

- Học sinh học Toán đơn thuần chỉ là giải các bài tập theo các dạng bài và phương pháp giải cho sẵn mà không biết được bản chất của những bài tập đó và ứng dụng của chúng vào trong thực tiễn như thế nào, không biết được bản chất những sự vật hiện tượng nơi mình sinh sống mặc dù những sự vật, hiện tượng đó rất gần gũi, gắn bó hàng ngày với học sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống.

 

docx49 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 5466 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên chia lớp thành 5 nhóm và phát bản đồ cho các nhóm.
Luật chơi: Alibaba chỉ được đi theo 4 hướng, sang các ô phía trên, phía dưới, sang phải, sang trái (không được đi chéo) để tìm kho báu. Biết rằng Alibaba xuất phát từ ô có số 4, và đường đến với kho báu phải là một con đường có quy luật.
Nhóm nào tìm ra kho báu trước sẽ được nhận phần thưởng. 
- Sản phẩm:
Nội dung thảo luận thêm
Câu hỏi : 
H1. Con đường đến kho báu có quy luật như thế nào ?
H2. Hãy nhận xét về quy luật đó?
H2. Công thức tổng quát của dãy số dẫn đến kho báu là gì?
Học sinh: un=4+3n (n∈N)
Từ quy luật của con đường đó giáo viên nhận xét và đưa ra khái niệm về cấp số cộng
4.BÀI “CẤP SỐ NHÂN”. 
Nhằm tạo sự hứng thú của học sinh khi vào học bài học mới, đồng thời phát triển tư duy logic, tìm tòi ra quy luật của các chữ số, giáo viên sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi để giúp các em có sự khởi động sôi nổi và từ đó hình thành nên kiến thức mới một cách tự nhiên, đồng thời kết hợp với phương pháp dạy học tình huống, gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: CẤP SỐ NHÂN.
TRÒ CHƠI: AI NHANH HƠN.
* Mục tiêu:
+ Giúp học sinh hào hứng hơn trong quá trình hình thành kiến thức về cấp số nhân.
+ Rèn tư duy logic cho học sinh
* Nội dung, phương pháp tổ chức.
	+ Cách chơi: Giáo viên cho lớp hoạt động theo cặp, chiếu slie cho học sinh xem câu đố, sau đó cho các cặp trao đổi và thảo luận trong vòng 60 giây. Cặp nào trả lời nhanh và chính xác sẽ có quà. 
	+ Nội dung trò chơi: “Hãy điền số thích hợp vào các dấu hỏi chấm” .
	+ Sản phẩm của trò chơi là kết quả học sinh tìm ra.
Sau khi học sinh tìm ra số thích hợp, giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới thông qua các câu hỏi nhỏ 
L: Nếu sắp xếp các số trong từng tam giác theo thứ tự là dãy số tăng (hoặc giảm ), em hãy tìm ra quy luật của các dãy số đó ?
L: Các dãy số thỏa mãn tính chất như vậy được gọi là cấp số nhân.
Từ đó giáo viên vào bài mới.
Sau khi hình thành kiến thức về tổng của n số hạng đầu của cấp số nhân, để củng cố kiến thức, ta có thể tổ chức trò chơi :
ĐỐ VUI: AI THÔNG MINH HƠN
* Mục tiêu: 
- Tạo không khí sôi nổi trong giờ học, tạo hứng thú cho học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học, rèn tư duy và phản ứng nhanh với các bài toán đố .
- Giúp học sinh thấy được Toán học rất gần gũi với thực tế cuộc sống .
* Nội dung, phương pháp tổ chức.
	+ Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 4 đội: Đội 1, đội 2, đội 3, đội 4 để tham gia trò chơi. Trò chơi của chúng ta gồm 4 câu đố, các đội sẽ phải trải qua 4 câu đố đó, đội nào có câu trả lời trước, giải thích đúng và có đáp án chính xác được 20 điểm; đội nào có câu trả lời thứ hai, giải thích đúng và có đáp án chính xác được 15 điểm; đội có câu trả lời thứ 3, giải thích đúng và có đáp án chính xác được 10 điểm; đội có câu trả lời cuối cùng, giải thích đúng và có đáp án chính xác được 5 điểm; đội nào trả lời sai sẽ mất quyền trả lời ở câu đó; đội nào có tổng điểm cao hơn thì đội đó dành chiến thắng và nhận được phần quà.
	+ Thời gian thực hiện mỗi câu là 10 phút.
Câu hỏi 1.
Tương truyền, vào một ngày nọ, có 1 nhà toán học đến gặp một nhà tỉ phú và đề nghị được "bán" tiền cho ông ta theo thể thức sau: Liên tục trong 20 ngày, mỗi ngày nhà toán học "bán" cho nhà tỉ phú 10 triệu đồng với giá 500 đồng ở ngày đầu tiên và kể từ ngày thứ 2, mỗi ngày nhà tỉ phú phải "mua" với giá gấp đôi giá của ngày hôm trước. Không một chút đắn đo, nhà tỉ phú đồng ý ngay tức thì, lòng thầm cảm ơn nhà toán học nọ đã mang lại cho ông ta 1 cơ hội hốt tiền "nằm mơ cũng không thấy"
Hỏi nhà tỉ phú đã lãi được bao nhiêu trong cuộc "mua _ bán" kì lạ này?
Quan sát câu truyện vui: “Cuộc mua bán kỳ lạ giữa nhà tỷ phú và nhà toán học” .
Câu hỏi 2.
Quan sát: “Trò chơi ô vuông bàn cờ” như sau:
Để chuẩn bị một trò chơi, giáo viên phân thành hai đội công bố luật chơi và yêu cầu học sinh chuẩn bị thóc để chơi. Luật chơi như sau:
Giáo viên có một bàn cờ vua gồm 64 ô vuông, đội nào bốc thăm đi trước sẽ đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất, đội kia sẽ đặt 2 hạt ở ô thứ 2. Cứ tiếp tục như vậy 2 đội sẽ thay phiên nhau và số hạt thóc đặt ở ô sau cứ gấp đôi ô trước đó. Giả sử 100 hạt nặng 20g thì khối lượng thóc mỗi đội cần chuẩn bị là bao nhiêu ? 
Câu hỏi 3.
Giải quyết tình huống: “xây dựng tòa tháp” như sau: 
 Người ta dự định xây dựng 1 tòa tháp 11 tầng tại một ngôi chùa nọ, theo cấu trúc diện tích của mặt sàn tầng trên bằng nửa diện tích mặt sàn tầng dưới, biết diện tích mặt đáy tháp là 12,28m2. Hãy giúp các bậc thầy nhà chùa ước lượng số gạch hoa cần dùng để lát nền nhà. Để cho đồng bộ các nhà sư yêu cầu nền nhà phải lát gạch hoa cỡ 30x30cm.
Câu hỏi 4.
Giải quyết tình huống: “Bánh pizza” như sau:
Ba học sinh A, B ,C đi dã ngoại và viếng thăm thành phố nọ. Tại đây có một hiệu bánh pizza rất nổi tiếng và ba bạn rủ nhau vào quán để thưởng thức loại bánh đặc sản này. Khi bánh được đưa ra A vốn háu ăn nên đã ăn hết nửa cái bánh. Sau đó B ăn hết nửa của phần bánh còn lại, C lại ăn hết nửa của phần bánh còn lại tiếp theo. Trong quá trình ăn thì A luôn ngó chừng để chừa lại một nửa cho B và C và cứ thế ba bạn ăn cho đến lần thứ 9 thì số bánh còn lại bạn A ăn hết.
Biết bánh pizza nặng 700g và giá 70.000đ. Hỏi ba bạn phải góp tiền như thế nào để cho công bằng.
+ Thực hiện
	- Các nhóm suy nghĩ, trao đổi và tìm giải pháp giải quyết các câu hỏi.
- Giáo viên quan sát việc thực hiện của học sinh. 
- Nếu sau 5 phút, ở mỗi câu hỏi, các nhóm vẫn chưa có định hướng làm bài thì giáo viên đưa ra gợi ý cho các nhóm như sau:
Câu hỏi
Gợi ý
Câu 1
HD1. Nếu coi cuộc mua bán giữa nhà tỷ phú và nhà toán học là một dãy số mà mỗi số hạng trong dãy là một số tiền mà nhà tỷ phú phải trả cho nhà toán học.Vậy dãy số này có gì đặc biệt ?
Câu 2
HD2. Muốn tìm được khối lượng thóc cần dùng mỗi đội cần tính được tổng số hạt thóc cần đặt vào các ô.
Với lưu ý: 
+ Nếu đội nào đi trước thì đội đó sẽ phải đặt số thóc vào các ô theo thứ tự là: 1; 4; 16; 64; 
+ Đội đi sau sẽ phải đặt số thóc vào các ô theo thứ tự là: 2; 8; 32; 128; 
Câu 3
HD3. Để tính được số lượng gạch cần dùng thì phải tính được tổng diện tích sàn nhà của 11 tầng tháp .
Câu 4
HD4. Để tính được số tiền mỗi bạn phải góp thì cần tính được số g bánh mỗi bạn đã ăn.
+ Báo cáo, thảo luận: Giáo viên gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình, các nhóm còn lại theo dõi tình huống nhóm bạn để pháp vấn nhóm bạn và nhận xét đánh giá.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Sau khi các nhóm trình bày giải pháp của nhóm mình và trả lời pháp vấn của các nhóm bạn, giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt lại các giải pháp. Tổng kết điểm các nhóm và trao thưởng.
* Sản phẩm: Là bài làm của 4 nhóm vào bảng phụ.
Câu
Sản phẩm
Câu 1.
+ Số tiền nhà tỉ phú phải trả: 
+ Số tiền nhà toán học đã bán: S = 10.106. 20 = 200 000 000 (đ)
Vậy nhà toán học mới là người có lãi.
Câu 2.
Trường hợp 1: nhóm học sinh đi trước:
Khi đó số thóc học sinh đặt vào ô vuông bàn cờ trong mỗi lần đi lần lượt là: 1, 4, 16, ; dãy số trên lập thành một cấp số nhân với số hạng đầu và công bội q = 4 . Số thóc học sinh cần chuẩn bị chính là tổng của 32 số hạng đầu tiên của cấp số nhân trên.hạt thóc
Khối lượng thóc tương ứng là: tỉ tấn 
Trường hợp 2: Nhóm học sinh đi sau. Khi đó số thóc học sinh đặt vào các ô vuông bàn cờ trong mỗi lượt đi lần lượt là: 2, 8, 32,
Dãy số trên cũng là cấp số nhân với số hạng đầu , công bội q = 4. 
Số thóc học sinh cần chuẩn bị chính là tổng của 32 số hạng đầu tiên của cấp số nhân trên: 
Ta có: hạt
Khí đó khối lượng thóc tương ứng là: tỉ tấn
Câu 3.
Nếu gọi là diện tích của mặt đáy tháp thì =12,28 m2
S là diện tích mặt trên của tầng thứ i .i=
Ta nhận thấy {S, i=} lập thành một cấp số nhân với công bội q = 
Tổng diện tích mặt trên của 11 tầng tháp là tổng của 11 số hạng đầu tiên của cấp số nhân trên:
Diện tích của mỗi viên gạch là 30 x 30 = 900cm2 = 0,09m2
Vậy số lượng gạch cần dùng là: N = 24564 : 0,09 = 272.934 (viên).
Trong quá trình xây dựng có thể viên gạch hoa được cắt ra nên ta nên mua số lượng nhiều hơn số liệu tính toán ra, chẳng hạn mua 273000 viên. 
Câu 4.
Gọi r là phần bánh ăn ở lần thứ n: Ta có :
Vậy số bánh mỗi người đã ăn là:
Học sinh B: 
Học sinh C: 
 Học sinh A : 
Vậy bạn A phải góp 40.000 đ; bạn B góp 20.000 đ; bạn C góp 10.000đ.
5. BÀI “KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU”
Với bài “Khối đa diện lồi và khối đa diện đều”, để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập tôi đã sử dụng kết hợp linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp dạy học mô hình, phương pháp trò chơi, phương pháp quan sát, phương pháp hoạt động nhóm để khởi động, hình thành kiến thức mới và củng cố kiến thức của bài.
Với mục tiêu để học sinh tự tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới của bài, tôi đã tổ chức các hoạt động, trò chơi sau: 
Hoạt động: Khởi động. 
TRÒ CHƠI: LẮP GHÉP CÁC KHỐI ĐA DIỆN. 
- Mục tiêu:
Tạo sự hứng thú cho học sinh để vào bài mới bằng cách đưa tới đưa cho hình ảnh trực quan sinh động của các khối.
- Nội dung, phương pháp tổ chức:
+ Chuẩn bị trước tiết học:
Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm từ tiết trước và yêu cầu học sinh về tìm hiểu trước bài mới. Tên các nhóm là tên các khối đa diện đều: 
Nhóm 1: Tứ diện đều.
Nhóm 2: Khối lập phương. 
Nhóm 3: Khối bát diện đều. 
Nhóm 4: Khối mười hai mặt đều. 
Nhóm 5: Khối hai mươi mặt đều.
Mô hình hỗ trợ: Giáo viên chuẩn bị các mảnh giấy là mô hình trải phẳng của các khối đa diện.
+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh.
Giáo viên giao cho mỗi nhóm một mô hình trải phẳng, kéo, băng dính và yêu cầu các nhóm về nhà làm mô hình sản phẩm của nhóm mình.
+ Sản phẩm:
Hoạt động : Hình thành kiến thức.
TRÒ CHƠI: NHẬP VAI.
- Mục tiêu
Học sinh tự mình phát hiện ra kiến thức của bài học đó là: Khối đa diện đều thuộc loại nào, mỗi khối có bao nhiêu mặt, bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh, tâm đối xứng, mặt phẳng đối xứng,
- Nội dung, phương pháp tổ chức
+ Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị một tờ kịch bản nhân vật mẫu cho mỗi nhóm. Nội dung như sau:
Tớ là: .
Mỗi mặt của tớ là đa giác đều  cạnh
Mỗi đỉnh của tớ là đỉnh chung của  đa giác
Nên mọi người còn gọi tớ là khối đa diện đều loại { ; }
Tớ có cạnh, có  đỉnh, và có  mặt.
+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh.
 Giáo viên phát kịch bản mẫu cho các nhóm. Cho các nhóm 5 phút chuẩn bị.
Sau 5 phút, mỗi nhóm cử ra một thành viên lên nhập vai là các khối đa diện đều và giới thiệu về bản thân mình.
- Sản phẩm:
Loại
Tên gọi
Số đỉnh
Số cạnh
Số mặt
{3;3}
{4;3}
{3;4}
{5;3}
{3;5}
Tứ diện đều
Lập phương
Bát diện đều
Mười hai mặt đều
Hai mươi mặt đều
4
8
6
20
12
6
12
12
30
30
4
6
8
12
20
Hoạt động : Củng cố.
TRÒ CHƠI: TƯ DUY HÌNH ẢNH.
- Mục tiêu
Giúp học sinh phát triển tư duy hình ảnh và không gian, giúp phát triển trí nhớ, sự tập trung, óc tổ chức và khả năng giải quyết vấn đề.
- Nội dung, phương pháp tổ chức 
+ Chuyển giao: Giáo viên giao cho 5 nhóm, giải quyết các bài toán sau:
Nhóm 1: Nếu bạn gấp mẫu này thành một cái hộp, bạn sẽ có được hộp nào trong bốn cái bên dưới ?
 A
 B
 C
 D
	Nhóm 2: Cho hình vẽ dưới đây, mở tung chiếc hộp ở giữa ra sẽ được hình nào trong các hình xung quanh nó?
	Nhóm 3: Mở tung kim tự tháp ở bên ra sẽ được hình nào trong số các hình dưới đây ?
Nhóm 4: Hình lập phương nào dưới đây không thể được tạo nên từ tấm bìa ở bên ?
	Nhóm 5: Cho tấm bìa như sau:
Hình lập phương nào dưới đây không được tạo nên từ tấm bìa ở bên ?
+ Thực hiện
	- Các nhóm suy nghĩ, trao đổi và tìm giải pháp giải quyết các câu hỏi.
- Giáo viên quan sát việc thực hiện của học sinh và hỗ trợ giải đáp thắc mắc của học sinh nếu cần.
+ Báo cáo, thảo luận: Giáo viên gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình, giải thích quy luật tại sao lại lựa chọn hình đó, các nhóm còn lại theo dõi câu trả lời của nhóm bạn và nhận xét đánh giá.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Sau khi các nhóm trình bày giải pháp của nhóm mình và trả lời pháp vấn của các nhóm bạn, giáo viên nhận xét, đánh giá đưa ra đáp án chính xác, giải thích quy luật các hình nếu cần. 
* Sản phẩm: Là bài làm của 4 nhóm vào bảng phụ.
	Nhóm 1: Đáp án C; Nhóm 2: Đáp án C; Nhóm 3: Đáp án A; Nhóm 4: Đáp án E; Nhóm 5: Đáp án D.
Kết luận: Trong cả ba hoạt động này, giáo viên chỉ đóng vai trò là người chỉ dẫn, người đưa ra nhiệm vụ cho học sinh. Tất cả mọi hoạt động đều do học sinh tự thực hành, mọi kiến thức đều do học sinh tự khám phá với một châm ngôn nổi tiếng: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm.”
6. BÀI “DÃY SỐ”. 
DÃY SỐ FIBONACCI 
Hoạt động: Tìm tòi, khám phá.
Trò chơi: Ghép hình 1
Mục tiêu:
Giới thiệu về dãy số Fibonacci.
Nội dung, phương pháp tổ chức.
- Chuẩn bị trước tiết học:
Giáo viên chuẩn bị 6 phong bì thư. Trong đó, có các mảnh ô vuông rời nhau của một bức tranh hoàn chỉnh. 
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
1
1
2
3
5
8
13
21
34
55
89
144
Nhóm 6
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh.
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu 6 nhóm ghép các mảnh ô vuông lại vào 1/2 của tờ giấy Ao để được một bức tranh hoàn chỉnh; và trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra trong vòng 5 phút. Khi hết thời gian, giáo viên ra hiệu lệnh cho các nhóm mang sản phẩm dán lên bảng để cả lớp cùng quan sát.
Câu hỏi:
Hãy đếm số cánh hoa của bông hoa trong các bức tranh của nhóm mình ?
Số cánh hoa đó có thuộc tập các số ở trong bảng trên bức tranh không ?
Hãy tìm công thức số hạng tổng quát của các số trong bảng theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới ?
HS: Kể từ số thứ ba trở đi, mỗi số đứng sau bằng tổng của hai số đứng kề trước nó.
Như vậy, công việc giải quyết các bài toán trên dẫn tới công thức xác định:
 u1=1;u2=1 un=un-1+un-2 nếu n≥3
Từ đó, ta được dãy số: 1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144,
Đó là dãy Fibonacci và các số hạng trong dãy được gọi là các số Fibonacci.
Giáo viên chốt kiến thức: Dãy số gồm vô hạn các số tự nhiên bắt đầu với hai số 1 và 1, các số tiếp theo được thiết lập theo quy tắc từ số hạng thứ ba trở đi, mỗi số hạng luôn bằng tổng hai số hạng đứng trước nó gọi là dãy số Fibonacci. 
Công thức truy hồi của dãy Fibonacci: u1=1;u2=1 un=un-1+un-2 nếu n≥3
Sản phẩm:
Học sinh nắm được quy luật của dãy Fibonacci.
Trò chơi: Ghép hình 2
Mục tiêu:
Giới thiệu về dãy số Fibonacci và tỉ lệ vàng.
Nội dung, phương pháp tổ chức.
Chuẩn bị trước tiết học:
Giáo viên chuẩn bị các hình ô vuông có các kích thước 
1×1, 2×2, 3×3, 5×5, 8×8, 13 ×13.
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh.
Chuyển giao: Giáo viên yêu cầu học sinh ghép các hình ô vuông từ nhỏ tới lớn lại với nhau. Sao cho mỗi lần ghép sẽ được một hình chữ nhật.
Thực hiện: Các nhóm ghép hình. Sau đó giáo viên yêu cầu nhóm nào hoàn thành nhanh nhất mang sản phẩm lên bảng trưng bày.
Hỏi: Hãy tính tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của các hình chữ nhật thu được.
HS trả lời: 
HCN 2×1
HCN 3×2
HCN 5×3
HCN 8×5
HCN 13×8
ab=2
ab=1,5
ab≈1,667
ab=1,6
ab≈1,625
Hỏi: Nếu tiếp tục quá trình đó, ta sẽ được các hình chữ nhật có kích thức như thế nào?
HS trả lời: 
HCN 21×13
HCN 34×21
HCN 55×34
HCN 89×55
ab≈1,6153
ab≈1,6190
ab≈1,6176
ab≈1,618
Hỏi: Ta thấy các tỉ số tiến dần tới giá trị nào?
HS trả lời: Tiến dần tới giá trị 1,618
Giáo viên chốt kiến thức: Tỷ lệ vàng được vẽ bằng một hình chữ nhật với chiều dài bằng khoảng gấp rưỡi chiều rộng (chính xác là 1,618), còn được biết đến với tên gọi tỷ số vàng, con số vàng hay tỷ lệ thần thánh 
Dãy số Fibonacci sinh ra một tỉ lệ vàng, một tỉ lệ của cái đẹp. Nó là sự thống nhất hài hoà giữa khoa học và nghệ thuật.
Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh một số hình ảnh về tỉ lệ vàng.
 \
Tỷ lệ vàng trong các công trình kiến trúc nổi tiếng: 
“Hình chữ nhật vàng” trong thiết kế đền thờ Parthenon tại Hy Lạp
Kiến trúc tuyệt mỹ của thế giới – Taj Mahal ,xây năm 1648 cũng chứa trong nó tỉ lệ vàng
Tháp Rùa, Hà Nội
Trên cơ thể con người:
Chiều dài từ vai đến các đầu ngón tay / chiều dài từ khuỷu tay đến các đầu ngón tay chúng xấp xỉ 1.618. 
Tỷ lệ các bộ phân con người đẹp là “tỷ lệ vàng”.
Gv giới thiệu tiếp: DÃY FIBONACCI TRONG TỰ NHIÊN
+, Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau tương ứng với dãy số Fibonacci.
=> Sự sắp xếp như thế tiết kiệm bề mặt, gia tăng điều kiện tăng trưởng=> có nhiều điều kiện sinh tồn!!!
+, Ở RẤT NHIỀU LOẠI CÂY, SỐ LƯỢNG CÁNH HOA LÀ MỘT SỐ FIBONACCI:
- Số Fibonacci còn xuất hiện trong cách sắp xếp của nhị hoa. 
HOA HƯỚNG DƯƠNG
+ Quả thông có những đường xoắn ốc tuân theo dãy số Phibonacci khá rõ.
Quả thông này có 2 hệ đường xoắn ốc ngược chiều nhau, một hệ gồm 
8 và hệ kia 13 đường. 
Sản phẩm:
- Hình ghép của học sinh.
- Học sinh thấy được vẻ đẹp của toán học và hứng thú tìm tòi hơn.
7. LUYỆN TẬP: “HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GÁC”
Trò chơi: Thử tài trí nhớ
Mục tiêu:
+ Tạo cho học sinh hứng thú để bắt đầu tiết học.
+ Ôn lại các công thức cơ bản trong bài Hệ thức lượng.
+ Giúp tăng phản xạ của học sinh.
Nội dung và phương pháp tổ chức:
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sau đó chiếu các công thức lên Slide trong 30s. Sau 30s, giáo viên tắt Slide và cho các nhóm viết công thức nhớ được vào bảng phụ trong 3 phút. Mỗi công thức đúng được 10 điểm.
Sản phẩm: 
Các công thức trọng tâm của bài trên bảng phụ của mỗi nhóm.
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH “NHẬP VAI” CỦA CÁC NHÓM Ở TRÊN LỚP.
PHỤ LỤC 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
	Thực nghệm sư phạm được tiến hành với mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả vận dụng phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Toán THPT đã trình bày trong sáng kiến.
	Để chọn được mẫu thực nghiệm sao cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có năng lực và kết quả học tập môn toán tương đối giống nhau, tôi đã lựa chọn hai lớp 11A và 11E là hai lớp theo chương trình cơ bản có sĩ số bằng nhau là 38; lớp 11A do tôi dạy được chọn làm đối tượng thực nghiệm, lớp 11E do đồng nghiệp dạy được chọn làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tổ chức giảng dạy có sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và lớp đối chứng được tổ chức giảng dạy bình thường. Sau thời gian tiến hành dạy thực nghiệm, cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều tham gia làm một bài kiểm tra 45 phút để so sánh đối chứng kết quả với mục đích kiểm tra mức độ nắm vững tri thức, hình thành và phát triển năng lực tự giải quyết các nhiệm vụ học tập được giao, từ đó có cơ sở so sánh và đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến. Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh được thể hiện trong biểu đồ sau: 
Biểu đồ 1: Tỉ lệ phần trăm kết quả thực nghiệm môn Toán của hai lớp 11A và 11E. 
	Từ kết quả trên cho thấy, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi lớp 11A nhiều hơn học sinh lớp 11E, điểm yếu cũng giảm. Điều này bước đầu cho chúng ta kết luận về chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn chất lượng của lớp đối chứng. 
KẾT LUẬN
“Học mà chơi – Chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong hoạt động dạy học Toán do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người học, đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trò chơi trong dạy học có nhiều cấp độ từ việc chơi cho vui trước khi học, đến việc học dưới hình thức trò chơi và đến mức độ cao hơn là học tập từ trò chơi. Sử dụng trò chơi khám phá tri thức trong dạy học đòi hỏi kĩ năng sư phạm thuần thục và khả năng sáng tạo của người dạy từ khâu xây dựng, lựa chọn, tổ chức thực hiện trò chơi đến việc hướng dẫn người học tư duy, phát hiện tri thức từ trò chơi. Sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán THPT không chỉ khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động dạy học mà còn chứng tỏ tinh thần đam mê nghề nghiệp của giáo viên. Từ đó làm tăng hứng thú, động cơ học tập môn Toán của học sinh THPT và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Chúng tôi đã thực hiện dạy học chuyên đề này ở một số lớp thì thấy học sinh tích cực học và tìm hiểu kiến thức theo những nhiệm vụ đã được giáo viên phân công cho từng nhóm hoặc từng cá nhân. Học sinh ở các lớp dạy học khi sử dụng phương pháp trò chơi các em hứng thú học tập và thu được kết quả học tập tốt hơn.
 Ninh Bình, tháng 5 năm 2019 

File đính kèm:

  • docxNBBL Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán THPT.docx
Sáng Kiến Liên Quan