Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc tìm hiểu ứng dụng của Parabol và elip vào trong thực tế, góp phần phát triển năng lực học sinh THPT
a) Giải pháp cũ thường làm:
Đã từ rất nhiều năm nay, việc dạy học môn Toán ở Việt Nam vẫn theo phương pháp truyền thống là giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép, ghi nhớ kiến thức, giải bài tập máy móc theo phương pháp mà giáo viên đã đưa ra sau đó viết lại những kiến thức đó trong bài kiểm tra, bài thi. Gần đây, theo yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, việc dạy học môn Toán cũng có một số thay đổi nhất định như chú ý tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh, tăng cường thảo luận nhóm để học sinh tự tìm hiểu Tuy nhiên nhìn chung sự đổi mới đó còn nặng về hình thức, chưa thực sự hiểu quả. Đa phần các giờ học Toán vẫn rất thụ động, giáo viên dạy lí thuyết sau đó phân dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải các dạng bài, sau đó chia nhóm để các nhóm vận dụng giải bài tập Phương pháp dạy và học như trên có những ưu và nhược điểm như sau:
*) Ưu điểm
- Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng để phục vụ kiểm tra, thi cử.
- Khi lên lớp giáo viên thực hiện chương trình theo từng tiết học đã quy định sẵn. Thời gian tổ chức các hoạt động học tập chỉ trong phạm vi tiết học, hình thức tổ chức các tiết học bám sát mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra câu hỏi dạng mở yêu cầu học sinh phải trình bày nội dung trả lời các câu hỏi trong một bài viết để giải quyết vấn đề nêu ra, hoặc phân dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải cụ thể học sinh nắm được phương pháp của từng dạng bài để giải các bài tập.
- Giúp học sinh tái hiện được kiến thức vừa học, lí giải được các khía cạnh của kiến thức, từ đó hiểu bài sâu sắc hơn.
- Có thể thấy quá trình tư duy của học sinh đi đến đáp án.
- Đơn giản, dễ dạy cho giáo viên, dễ nhớ cho học sinh.
*) Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục
- Do khoa học phát triển nhanh chóng nên nội dung chương trình dạy học phần nào bị lạc hậu so với tri thức hiện đại.
- Người học càng ngày càng mất hứng thú học tập, hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự sáng tạo, luôn thụ động ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- Kiến thức thu nhận từ các bài học ít gắn với thực tế cuộc sống, không phát triển năng lực, kĩ năng sống cho học sinh trong khi đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu của giáo dục nói chung và việc dạy học môn Toán nói riêng.
- Có những đơn vị kiến thức được dạy trong nhiều môn học khác nhau gây trùng lặp, nhàm chán với học sinh.
- Học sinh học tập thụ động, các kiến thức đã sắp đặt sẵn nên tạo thói quen nghe, ghi chép, học thuộc, do đó chưa phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự học, tự tìm tòi, tự xử lý thông tin ở học sinh.
- Phần nhiều học sinh chưa hứng thú với môn Toán, trong suy nghĩ của hầu hết học sinh thì Toán học ngoài những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia, thì hầu hết các kiến thức toán khác là rất trừu tượng đối với học sinh. Rất nhiều học sinh đặt câu hỏi: “Tại sao phải học toán, học toán để làm gì, giúp ích gì ?” Vì vậy việc học toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Họ nghĩ rằng toán học là mơ hồ xa xôi, học toán chỉ có một mục đích duy nhất đó là thi cử. Ví dụ như, nếu học đến bài “Phương trình đường Elip” (SGK Hình học 10), học sinh sẽ đặt câu hỏi, học xong nó được gì, chẳng thấy nó có tác dụng gì với cuộc sống cả. Nhưng nếu chúng ta cho học sinh chia nhóm tìm hiểu sau đó báo cáo kết quả đạt được sẽ giúp bài học trở nên thú vị hơn nhiều. Nó không đơn giản là buộc sợi dây có độ dài không đổi vào đầu hai chiếc đinh được đóng cố đinh, giữ dây luôn căng bằng đầu bút chì và xoay đi xoay lại cho nó ra một hình dáng gọi là elip nữa. Nó thực sự phải là quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời, nó là bóng của biển báo tròn trên mặt đất, là nguyên lí hoạt động của máy tán sỏi trong y học, hay thông số để xây dựng một công trình kiến trúc có dạng elip
- Học sinh học Toán đơn thuần chỉ là giải các bài tập theo các dạng bài và phương pháp giải cho sẵn mà không biết được bản chất của những bài tập đó và ứng dụng của chúng vào trong thực tiễn như thế nào, không biết được bản chất những sự vật hiện tượng nơi mình sinh sống mặc dù những sự vật, hiện tượng đó rất gần gũi, gắn bó hàng ngày với học sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống.
h viên trong nhóm: Nhóm trưởng: Hoàng Hữu Linh Thư kí: Phạm Thị Thùy Linh, Đinh Thu Hà. Các thành viên khác: Lương Phú Bình Lê Hoài Yến Nhi Nguyễn Ngọc Khánh Nguyễn Việt Hoàn Mai Việt Vương Nội dung báo cáo của nhóm 3: - Ứng dụng của gương cầu lõm: Trong y tế, làm gương trang điểm cho các diễn viên, làm các pha đèn(đèn pin, đèn ô tô), chế tạo kính thiên văn, ...; một cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại, ),sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào việc chạy ôtô, đun bếp, làm pin nhờ vào gương cầu lõm. MÁY BAY HOẠT ĐỘNG NHỜ SỬ DỤNG PIN MẶT TRỜI TÀU HOẠT ÐỘNG NHỜ SỬ DỤNG PIN MẶT TRỜI - Nguyên lí hoạt động của chảo năng lượng mặt trời hình Parabol Bếp parabol được thiết kế mô hình chiếc chảo, hội tụ ánh sáng mặt trời tại một điểm rồi toả ra sức nhiệt (nóng) làm sôi chín thức ăn, nước uống, cơm, thức ăn gia súc, gia cầm phục vụ chăn nuôi. Chiếc bếp gồm 4 phần chính: phần thu nhiệt, phần dẫn nhiệt, phần tiếp nhận và sử dụng, phần điều khiển. Trong đó, phần dẫn nhiệt được cấu tạo từ vật liệu đồng, có chức năng tiếp nhận nhiệt từ phần thu nhiệt và truyền tới bếp nấu. Phần bếp nấu được thiết kế bằng nhôm, phía trong được lót một lớp mút xốp để tránh thoát nhiệt. Phần thu nhiệt được làm từ miếng nhôm uốn cong hình parabol. Miếng nhôm này được đặt theo hướng đông - tây, tự động xoay theo hướng mặt trời để hấp thu năng lượng ở mức cực đại. Đến một điểm chết cố định, bộ phận này sẽ nghỉ nguyên đêm, sáng lại tự động quay về hướng mặt trời để thực hiện một chu kỳ mới. Nguyên lý vận hành này dựa trên sự phối hợp ăn ý giữa hướng đi mặt trời và thời gian nên dù mưa hay gió cũng không bị ảnh hưởng. - Nhà máy nhiệt điện dùng năng lượng mặt trời: +Nhà máy Shams 1- Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, có công suất 100MW và hiện là nhà máy lớn của thế giới sử dụng năng lượng Mặt Trời làm nhiên liệu để sản xuất điện (nhà máy Shams 1 chiếm 10% tổng sản lượng điện từ năng lượng Mặt Trời của thế giới). Trong nỗ lực đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sạch nhằm bảo vệ Trái Đất trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) ngày 17/3/2013 đã chính thức vận hành nhà máy năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới, có tên Shams 1.Nhà máy còn được ví như một "công viên Mặt Trời" bao gồm một hệ thống các tấm gương parabol lớn được lắp đặt trên một diện tích khổng lồ bằng 285 sân bóng đá cộng lại. Nhóm 4: Nhóm Dirichlet Báo cáo sản phẩm bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint Thành viên trong nhóm: Nhóm trưởng: Ngô Thị Thùy Trang Thư kí: Phạm Thị Ngọc Hân, Hoàng Thị Cẩm Ly, Bùi Thị Bích Hồng Các thành viên khác: Phạm Minh Khoa Nguyễn Ngọc Trung Đinh Phương Nam Hoàng Xuân Nam Nội dung báo cáo của nhóm 4: - Qua khảo sát, chúng tôi thấy trên thị trường có các loại ăngten sau: - Qua khảo sát ở Ninh Khánh nhóm chúng tôi thu được kết quả như sau: + Một số ít hộ dân dùng truyền hình số mặt đất + Hầu hết các hộ dân đều dùng ăngten chảo dạng parabol. Trong 60 hộ dân dùng ăngten chảo mà nhóm chúng tôi khảo sát dùng chảo thì kết quả cụ thể như sau: Truyền hình kĩ thuật số VTC 20 hộ dân dùng Truyền hình kĩ thuật số An Viên (AVG) 13 hộ dân dùng Truyền hình kĩ thuật số vệ tinh K+ 15 hộ dân dùng Truyền hình kĩ thuật số Vinasat 7 hộ dân dùng Truyền hình kĩ thuật số VTV 5 hộ dân dùng Các hãng truyền hình K+, truyền hình An Viên, truyền hình kĩ thuật số SCTV, dùng ăngten chảo dạng parabol để thu sóng vì chảo dạng parabol có tác dụng tập trung tín hiệu tại tiêu điểm giúp tín hiệu rõ hơn. Nhóm 5: Nhóm Kepler Báo cáo sản phẩm bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint Thành viên trong nhóm: Nhóm trưởng: Trần Đại Tân Thư kí: Nguyễn Mai Huyền My, Chu Thái Dương, Nguyễn Ngọc Hà. Các thành viên khác: Trần Tuấn Anh Trần Quốc Tuấn Đinh Ngọc Hưng Đinh Vũ Duy Nội dung báo cáo của nhóm 5: Lịch sử khám phá ra quỹ đạo chuyển động của các hành tinh. Từ khi con người biết nhận thức, bầu trời chính là một trong những điều bí ẩn và cuốn hút nhất. Chúng ta không ngừng quan sát nó, hoài nghi về nó, đưa ra những giải thuyết sơ lược về nó, về những đốm sáng nhỏ xuất hiện trên nền trời ấy mỗi lúc đêm. Cho tới tận những năm 1600, chúng ta mới có những hiểu biết chính xác hơn về các đốm sáng đó, cái được chúng ta gọi tên là hành tinh và ngôi sao. Trong thiên văn học, chúng ta phải nói đến định luật của Kepler về chuyển động thiên thể, đó là: Các hành tinh chuyển động quanh Mặt trời với quỹ đạo là hình elip với Mặt trời nằm ở một tiêu điểm. Đường nối một hành tinh với Mặt trời quét qua những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Bình phương chu kỳ quỹ đạo của một hành tinh tỷ lệ với lập phương bán trục lớn của quỹ đạo elip của hành tinh đó. Điểm cận nhật và điểm viễn nhận. Cận nhật (điểm cận nhật) là vị trí trên quỹ đạo của một hành tinh hay một thiên thể khác, khi chúng ở gần Mặt Trời nhất. Viễn nhật (điểm viễn nhật) là vị trí trên quỹ đạo của một hành tinh hay một thiên thể khác, khi chúng ở xa Mặt Trời nhất. Đường thẳng nối hai điểm cận nhật và viễn nhật của quỷ đạo một thiên thể gọi là đường cận viễn. Đường này trùng với trục lớn của quỷ đạo elip đối với mỗi hành tinh. Ảnh hưởng của điểm cận nhật và viễn nhật lên Trái đất. Trái Đất của chúng ta sẽ đạt điểm viễn nhật hằng năm vào đầu tháng 7 - lúc này đang là mùa hè ở bắc bán cầu và đạt điểm cận nhật vào đầu tháng 1 - lúc này đang là mùa đông ở bắc bán cầu. Tại sao Trái Đất đến xa Mặt Trời mà ở bắc bán cầu lại là mùa hè ? Rõ ràng khoảng cách xa gần của Trái Đất không phải là yếu tố quyết định các mùa trên Trái Đất. Thực ta 152.1-146.5=4.6 triệu km không có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ của trái đất, Các mùa được tạo ra là do trục nghiêng của Trái Đất, vào mùa đông thì bắc bán cầu nghiêng xa về phía Mặt Trời nên lượng ánh sáng và độ ấm từ Mặt Trời sẽ ít hơn so với nam bán cầu. Ngày nghiêng tối đa là vào ngày hạ chí và đông chí. Mặc dù không liên quan đến các mùa, nhưng điểm viễn nhật và điểm cận nhật ảnh hưởng đến độ dài của các mùa. Khi Trái Đất đến điểm viễn nhật - tức là bây giờ - thì Trái Đất đang di chuyển chậm nhất trong quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Vì vậy mùa hè ở bắc bán cầu (tức là mùa đông ở nam bán cầu) là mùa dài nhất. Các công trình, kiến trúc có hình dạng elip Một cấu trúc hình elip có một tính chất là nếu ánh sáng hay âm thanh được phát ra từ một điểm tập trung thì nó sẽ phản xạ lại tại một điểm tập trung khác. Có nghĩa là nếu bạn đứng ở một nơi ở thư viện này, thì thầm một tiếng, thì có một người ở khu vực khác sẽ nghe thấy bạn nói rõ ràng, và chỉ người đó nghe thấy mà thôi. Đặc điểm này tạo chính là ý tưởng xây dựng thư viện Whispering (thư viện Thì Thầm) ở nhà thờ St Paul ở London. Ngân hàng thương mại Mauritius Ellipse Building (UK) Đấu trường Colisée ở Roma Khán đài hình elíp của đấu trường Colisée được nâng cao dần lên, tổ chức theo kiểu nền dốc bậc Amphitheatre và chứa được 50.000 người trong đó có 45.000 chỗ ngồi và 500 chỗ đứng Toàn thể kiến trúc thành Rome xung quanh Đấu trường Colisée PHỤ LỤC 3: Bài tập hoạt động của 5 nhóm được giao tại lớp Các nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm lên trình bày Nhóm 1: Giải quyết tình huống sau (Chiều cao của cổng Acxơ) Khi du lịch đến thành phố Lui (Mĩ) ta sẽ thấy một cái cổng lớn dạng Parabol bề lõm quay xuống dưới, đó là cổng Acxơ.Làm thế nào để tính chiều cao của cổng (khoảng cách từ điểm cao nhất của cổng đến mặt đất).Biết khoảng cách giữa hai chân cổng bằng 162 m. Trên thành cổng, tại vị trí có độ cao 43m so với mặt đất (điểm M), người ta thả một sợi dây chạm đất (dây căng thẳng theo phương vuông góc với đất). Vị trí chạm đất của đầu sợi dây này cách chân cổng A một đoạn 10 m. Nhóm 2: Giải quyết tình huống sau: Bài toán 1: Mái vòm của một cái cửa có hình dạng một nửa hình elip. Biết các kích thước như hình vẽ bên. Hãy viết phương trình chính tắc của elip này? Bài toán 2: Khu vực ngoài trời ở phía Nam của Nhà Trắng (Mỹ) được xây dựng với hình dáng elip. Hãy xây dựng phương trình chính tắc của elip này với các kích thước cho ở hình bên? Nhóm 3: Giải quyết tình huống sau: Bài toán : Một cây cầu được xây dựng với cấu trúc vòm phía dưới là một nửa hình elip. Biết chiều cao của câu cầu là 100 ft, chiều dài của cây cầu là 400 ft. Cách điểm chính giữa của cầu 50 ft, họ xây một thanh trụ thẳng đứng. Tính chiều dài của thanh trụ này ? Nhóm 4: Giải quyết tình huống sau: Để tránh phẫu thuật mở khi điều trị sỏi thận, người ta dùng một lithotripter hình elip có thể được sử dụng để phá vỡ sỏi. Một máy phát điện tia phát ra các sóng xung kích siêu cao tần dưới nước (UHF) từ một điểm tập trung, với thận của bệnh nhân được đặt ở vị trí khác. Máy tán sỏi là môt phần của elip với trục chính là 26 inch và trục nhỏ là 10 inch. Khoảng cách từ trung tâm của hình elip đến nguồn sóng xung kích hoặc viên sỏi là bao nhiêu? (Đặt máy ở hông bệnh nhân sao cho khi phát xung đúng tiêu điểm F1 của máy thì xung sẽ phản xạ tới đúng ở vị trí sỏi ở tiêu điểm F2 để tán vỡ sỏi). Nhóm 5:Việc sử dụng có hiệu quả năng lượng Mặt Trờiđã đem lại cho nhân lọai những lợi ích gì? Thực tế ở Việt Nam năng lượng mặt trời được sử dụng như thế nào? Mỗi nhóm có 7 phút để trình bày bài vào bảng phụ, sau đó đại diện của các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. Gv nhận xét bài làm mỗi nhóm, sau đó chiếu kết quả cho lớp theo dõi và trình bày vào vở của mình. -81 -71 81 O A 10 m 43 m x M Đáp án: y Nhóm 1.Tình huống:(Chiều cao của cổng Acxơ) Gắn hệ tọa độ vào như hình vẽ Giả sử hàm số có dạng: y = ax2 + b Từ gt ta có hệ m Vậy h = b =185,6m Nhóm 2. Bài toán 1: Từ giả thiết bài toán ta có : b=14; a=18 Phương trình chính tắc của elip là: x2142+y2182=1 ⟺x2196+y2324=1 Bài toán 2: Từ giả thiết bài toán ta có: 2a = 1057 a = 528,5 2b = 880 b = 440 Phương trình chính tắc của elip là: x2528,52+y24402=1 ⟺x2279321,25+y2193600=1 Nhóm 3. Từ giả thiết bài toán ta có : a=200; b=100 Phương trình chính tắc của elip: x22002+y21002=1 ⟹y=±10.1-x22002 Thanh trụ xây cách điểm chính giữa cầu 50 ft nghĩa là x=±50. Tính được y≈±9,68 ft. Vậy thanh trụ có chiều dài xấp xỉ 9.86 ft. Nhóm 4. Từ giả thiết bài toán ta có: a=13; b=5 Do đó : c=a2-b2=12 Khoảng cách từ trung tâm của hình elip đến nguồn sóng xung kích hoặc viên sỏi là : OF2 = c = 12 inch. Nhóm 5. Việc sử dụng có hiệu quả năng lượng Mặt Trờiđã đem lại cho nhân loại những lợi ích to lớn về môi sinh, kinh tế và sức khỏe như sau: - Với bếp năng lượng mặt trời: + Dùng ánh nắng đun nấu thay củi, trấu, than, dầu lửa, hơi đốt,... giúp giữ được ôxy và tránh thải ra thêm điôxít cacbon vào khí quyển. Bếp điện đôi khi cũng dùng điện sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện đốt than đá hoặc dầu hỏa, do đó vẫn góp phần làm ô nhiễm khí quyển và làm quả đất nóng thêm. + Nếu loại bếp này thay được đa số bếp củi, thì chặn được phần nào nạn phá rừng, và tiến trình sa mạc hóa ở nhiều vùng đất. +Ánh nắng là nguồn sức nóng miễn phí. Có bếp năng lượng mặt trời trong nhà thì nhẹ được khoản chi tiêu dành để mua nhiên liệu, để trả tiền điện, hoặc thời gian đi kiếm củi hàng ngày. + Bếp năng lượng mặt trời không thải ra khói, nên đỡ cay mắt và hại phổi. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết đun bếp bằng củi cho hai bữa ăn hàng ngày gây thiệt hại cho phổi tương đương như hút hai gói thuốc lá. + Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm đểđun nấu giúp cho những người dân ở vùng ngập nước, lũ lụt dài ngày hay ngư dân đi biển dài ngày không thể dùng bếp đun củi và điện năng có thể không có để sử dụng. Bên cạnh đó giúp cho những người lao động tiết kiệm được thời gian đồng thời bảo vệ được sức khỏe từ việc đun củi, than đá gây nhiều bụi khói và khí độc ảnh hưởng tới mắt - phổi. -Tấm gương mặt trời có thể làm chảy thép: Tấm gương parabol kích cỡ 3,6 x 3,6 m được làm từ khung kim loại chế sẵn gắn thêm các gương lõm giúp hội tụ ánh sáng vào một điểm duy nhất. Cả gương và khung đều có giá thành rẻ và sẵn có, được xem là lợi thế lớn của thiết kế này. Các tính toán cho thấy thiết bị thu năng lượng mặt trời này có thể sinh nhiệt cao đến 1300o C, đủ nóng để làm chảy kim loại và đây là cơ sở để xây dựng nhà máy sản xuất điện Mặt trời. -Việc đầu tư nhà máy điện mặt trời giúp giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường, đi cùng với xu thế chung của thế giới là hạn chế tối đa các chất thải độc hại làm ảnh hưởng đến tầng ô - zôn, ưu điểm chính của công nghệ mặt trời là không thải ra khí CO2,không gây tiếng ồn, cung cấp năng lượng cho xã hội mà không đòi hỏi cao về xử lí tác động môi trường như những dạng năng lượng khác. - Ở Việt Nam chúng ta thì sao?Là một nướcnhiệt đới với bờ biển dài 3260km, năng lượng bức xạ Mặt trời hằng năm rất lớn, là lợi thế cho Việt Nam chúng ta sử dụng nguồn năng lượng Mặt trời.Vào năm 2000, trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lượng mới - Đại học Đà Nẵng đã phối hợp với các tổ chức từ thiện Hà Lan triển khai dự án (30 000 USD) đưa bếp năng lượng mặt trời - bếp tiện lợi vào sử dụng ở các vùng nông thôn của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Dự án đã phát triển rất tốt và ngày càng được đông đảo nhân dân ủng hộ + Có tới 2 nhà máy điện mặt trời của Việt Nam đang được xây dựng: Dự án Nhà máy quang điện mặt trời Thiên Tân do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân làm chủ đầu tư đã chính thức được khởi công xây dựng, nhà máy có công suất 19,2 MW với tổng mức đầu tư 800 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích 24 ha tại thôn Đạm Thủy, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi bằng nguồn vốn vay trong nýớc và nýớc ngoài. Dự án do Công ty TNHH Full Advantage làm tý vấn. Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được xây dựng trên diện tích gần 50 hecta với công suất 30 MW với tổng vốn đầu tư 1.454 tỉ đồng (tương đương 66 triệu USD) dự kiến sẽ bắt đầu phát điện từ năm 2017. Đây là dự án năng lượng điện mặt trời đầu tiên được cấp phép tại Bình Thuận, mở ra giai đoạn mới trong phát triển năng lượng sạch, công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, giảm thải hiệu ứng phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững. + Ngoài ra chúng ta còn thực hiện mô hình điện mặt trời lắp mái sẽ góp phần giảm áp lực về điện trong bối cảnh nguồn năng lượng hóa thạch phục vụ cho sản xuất điện đang gặp khó khăn. Trên thực tế, điện mặt trời lắp mái hòa mạng đã được triển khai và chứng minh tính hiệu quả. Đơn cử, hệ thống pin mặt trời của Trung tâm Hội nghị quốc gia công suất 154 kWp, trạm pin mặt trời nối lưới đặt trên mái nhà làm việc Bộ Công Thương 12 kWp, trên nóc nhà siêu thị Big C và Trung tâm Thương mại Green Square tại Bình Dương công suất 212 kWp Sau khi nhận xét, đánh giá, và nhận mạnh lại trọng tâm kiến thức bài làm của các nhóm, giáo viên trình chiếu video về năng lượng mặt trời Phụ lục 4. Sau khi kết thúc bài học GV nhận xét và giao nhiệm vụ về nhà. - Giáo viên chốt lại các vấn đề cơ bản - Nhận xét chung về tinh thần và kết quả làm việc của mỗi nhóm. - Rút kinh nghiệm qua bài học + Khi làm việc nhóm, bản thân mỗi học sinh phải nỗ lực, và đoàn kết hỗ trợ nhau trong quá trình học. + Mỗi học sinh phải có ý thức hoàn thành nhiệm vụ và sẵn sang giúp đỡ các thành viên còn lại trong nhóm nếu có thể. + Trong quá trình hoạt động nhóm phải chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cho các thành viên khác. - Giáo viên yêu cầu các nhóm về hoàn chỉnh lại các sản phẩm (nếu có sai sót) - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (chia theo tổ), và giao bài tập cho các nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểu thêm về những vật dụng, hình ảnh, công trình có hình dáng là đường parabol, elip ? Nhóm 2:Ở tỉnh Ninh Bình có những công trình nào có hình dáng là đường parabol và elip, hãy lấy ví dụ và hình ảnh minh họa? Nhóm 3: Hãy tìm hiểu về nhà máy quang điện mặt trời Thiên Tân (Quảng Ngãi)? Nhóm 4: Hãy tìm hiểu về nhà máy điện mặt trời Tuy Phong (Bình Thuận)? PHỤ LỤC 5: THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN Thời gian thực hiện dự án dự kiến trong khoảng 7 – 8 ngày, được phân chia như sau: STT Thời gian thực hiện Người thực hiện Công việc 1 90 phút Giáo viên Trình bày những kiến thức cơ bản về parabol và elip. Đưa ra hoặc gợi ý cho học sinh đưa ra ý tưởng dự án 2 45 phút Giáo viên Giới thiệu dự án “Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc tìm hiểu ứng dụng của Parabol và elip vào trong thực tế, góp phần phát triển năng lực học sinh THPT ” Thời gian thực hiện, các tiêu chuẩn, mục tiêu, kĩ năng và kiến thức cần đạt được Phân nhóm học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong dự án. Hướng dẫn một số kĩ năng khi thực hiện dự án. Học sinh Phân công nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm. Thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện của nhóm 3 2 – 3 buổi (tự học) Học sinh Thu thập thông tin, nghiên cứu lí thuyết liên quan Xin ý kiến giúp đỡ của giáo viên khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. 3 – 5 buổi (tự học) Học sinh Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được. Xây dựng bài báo cáo sản phẩm của nhóm. Tổng hợp thông tin và hoàn thành báo cáo. 4 90 phút (trên lớp) Giáo viên Tổ chức các nhóm báo báo sản phẩm dự án trước lớp. Theo dõi, đánh giá, làm trọng tài, chỉnh sửa kiến thức, kĩ năng cho từng nhóm và các cá nhân trong quá trình nhóm thực hiện. Giao bài tập vận dụng cho các nhóm. Học sinh Các nhóm tham gia phản hồi về sản phẩm và phần trình bày của nhóm bạn. Góp ý và đánh giá theo nhóm và tự đánh giá. Đề xuất sau dự án PHỤ LỤC 6: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập * Yêu cầu: - Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh. - Đảm bảo tính khả thi: Các nội dung đánh giá đều nằm trong vùng kiến thức các em được học, trong khả năng của học sinh. * Căn cứ: Đánh giá dựa trên các căn cứ: - Kết quả tự đánh giá của thành viên trong nhóm (do thư kí của từng nhóm tổng hợp). - Kết quả sản phẩm của từng nhóm (sự hợp tác đồng bộ và hợp lý của các thành viên trong nhóm, kĩ năng thuyết trình, sản phẩm trình chiếu Power Point). - Kết quả về số lượng, chất lượng câu hỏi, tình huống đặt ra cho nhóm bạn. Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm và quá trình các em tham gia vào bài học, chúng tôi thấy học sinh đã biết trình bày ý tưởng, kết quả làm việc của nhóm mình. Đặc biệt các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để thực hiện nhiệm vụ, hào hứng khi làm việc nhóm. Kết quả đạt được: Nhóm Tinh thần làm việc nhóm (3 điểm) Khả năng trình bày (1,5 điểm) Chất lượng bài (4,5 điểm) Số lượng, chất lượng câu hỏi đặt ra cho nhóm bạn (1 điểm) Tổng điểm 1 2,5 1,25 3,5 0,75 8,5 2 2,0 1,0 4,0 0,25 7,25 3 2,0 1,25 4,5 0,25 8,0 4 2,25 1,0 3,75 0,5 7,5 5 2,0 1,25 4,5 0,5 8,25 PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHUẨN BỊ BÀI TẬP CỦA CÁC NHÓM ( Khảo sát đài phun nước ở công viên Ninh Bình) Nhóm đi khảo sát thực tế PHỤ LỤC 8: MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁO CÁO SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM KẾT LUẬN Tóm lại phương pháp dạy học dự án là một phương pháp dạy học tích cực. Trong quá trình học tập học sinh sẽ phải tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng các kiến thức thu được để thực hiện dự án. Qua đó tạo cơ hội cho học sinh tự khẳng định mình phát triển kỹ năng sống hướng tới kỹ năng tư duy bậc cao và đạt được các mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới với chất lượng và hiệu quả cao. Phương pháp dạy học này là sự cố gắng tăng cường sự liên môn, sự tích hợp kiến thức đã học vào những ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Khi bài giảng có sự tích hợp kiến thức sẽ mang tính thuyết phục và thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn, thậm chí nó còn có thể làm thay đổi cả nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về quê hương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, con người cho các công dân tương lai. Chúng tôi đã thực hiện dạy học chuyên đề này ở một số lớp thì thấy học sinh tích cực học và tìm hiểu kiến thức theo những nhiệm vụ đã được giáo viên phân công cho từng nhóm hoặc từng cá nhân. Học sinh ở các lớp dạy học theo chuyên đề các em hứng thú học tập và thu được kết quả học tập tốt hơn. Ninh Bình, tháng 5 năm 2017
File đính kèm:
- 2. NBBL Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc tìm hiểu ứng dụng của Parabol và elip vào trong.docx