Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt các phương pháp trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực người học

Cơ sở thực tiễn .

2.1 Với giáo viên .

- Thực tế trong hệ thống giáo dục nước ta hiện nay , trong phương pháp dạy học

ngữ văn đã có nhiều đổi mới xong vẫn còn tồn tại tình trạng : dạy học đọc chép,

dạy học nhồi nhét, dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học. Nhiều giáo viên

vẫn còn nặng về diến giải lí thuyết suông mang tính áp đặt , chưa tạo cơ hội để

học sinh đối thoại , tương tác , nhập cuộc. Nếu có sự đổi mới thì nhỏ lẻ , chưa

có tính hệ thống nhất quán.

- Giờ học diễn ra đơn điệu .

2.2. Với học sinh .

- Đa số các em không có hứng thú với môn ngữ văn .

- Thụ động , không nhập cuộc với giờ học.

2.3.Điều tra thực trạng trước khi áp dụng :

a. Hình thức và nội dung khảo sát :- Nội dung : tập trung vào khảo sát hứng thú của Hs đối với giờ học Ngữ Văn và

bộ môn Ngữ văn

- Hình thức : sử dụng phiếu điều tra với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra

sự quan tâm , hứng thú của học sinh.

- Tiến hành cho học sinh làm bài viết , đánh giá khái quát khả năng cảm thụ và

tình yêu đối với văn học.

pdf47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt các phương pháp trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực người học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ai trả lời được ạ? 
Tài: Cảm ơn bạn! Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UESCO công nhận là di sản 
văn hóa phi vật thể vào ngày 27 tháng 11 năm 2014. Tôi hy vọng tất cả chúng ta 
ngồi đây sẽ cùng nhau giữ gìn và quảng bá cho những làn điệu dân ca ví giặm 
để nó mãi bay cao, vươn xa. 
L Đan: Tôi yêu truyện cổ nước tôi 
 Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa 
 Thương người rồi mới thương ta 
 Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm 
 Ở hiền thì lại gặp hiền 
 Người ngay thì được phật, tiên độ trì. 
 Mang theo truyện cổ tôi đi 
 Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa 
Tài: Vâng! Đó là những cảm nhận thật xúc động của nữ nhà thơ Lâm Thị Mỹ 
Dạ trong bài thơ Truyện cổ nước mình. Bao câu truyện cổ dân gian vẫn lưu 
truyền trong cuộc sống chứa đựng biết bao bài học làm người. Chúng ta sẽ cùng 
đến với một câu chuyện cổ tích quen thuộc với thế giới trẻ thơ đã được kịch 
hóa. Vâng! Xin trân trọng giới thiệu vở kịch Tấm Cám được dàn dựng từ câu 
chuyện cổ tích Tấm Cám. 
Xin trân trọng kính mời ! 
L Đan: Theo các bạn thông điệp mà ông cha ta muốn gửi gắm qua câu chuyện 
cổ tích Tấm Cám là gì ạ? Nào những cánh tay hãy giơ lên! Câu hỏi rất đơn giản 
để một phần quà nữa tìm được chủ nhân! 
Tài: Rất cảm ơn bạn! Đúng là từ triết lí dân gian Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo 
để cha ông ta muốn gửi tới thông điệp: Hãy sống hướng thiện, bởi gieo nhân 
nào gặt quả ấy. 
L Đan: Vâng! Văn học không chỉ khơi lên trong ta những cảm xúc nhẹ nhàng, 
êm ái mà còn dạy ta biết xót thương, căm phẫn, lên án trước những cái xấu xa, 
cái ác trong cuộc sống. 
Tài: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết trong bài thơ Đất Nước: 
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi 
Đất nước có từ trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể 
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 
L Đan: Vâng! Chúng ta, mỗi người dân Việt Nam đều rất đỗi tự hào về đất 
nước. Một đất nước lớn lên bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu xương - một đất 
nước có bề dày lịch sử - một đất nước có nền văn hiến lâu đời, bao bài học giữ 
nước vẫn còn đó trong những trang truyết thuyết truyền tới muôn đời. 
Tài: Tình yêu và trách nhiệm, chuyện riêng và chung, tình nhà và nghĩa nước... 
Mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy trong truyền thuyết Truyện An Dương và Mỵ 
Châu -Trọng Thủy như là lơì nhắc nhở mỗi chúng ta trong cách xử lý các mối 
quan hệ trong cuộc sống. 
 Vâng, chúng ta sẽ cùng thưởng thức truyền thuyết Truyện An Dương và Mỵ 
Châu -Trọng Thủy bằng một hình thức hoàn toàn mới mẻ. Xin trân trọng kính 
mời! 
L Đan: Kế thừa dòng chảy của VHDG, văn học viết ra đời như một bước tiến 
nhảy vọt của văn học, đúng như nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai nhận 
định: Văn học viết hình thành đã mở ra một thời kì lịch sử oanh liệt, rực rỡ. Mỗi 
tác phẩm văn học là bức tranh sinh động về đời sống và con người. Qua bức 
tranh đó, người viết luôn muốn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thái độ 
của mình trước cuộc sống. Đó là lời sấm truyền vang lên khích lệ lòng dân, 
khẳng định chủ quyền đất nước của Nam quốc sơn hà , đó là Hịch tướng sĩ 
hùng hồn, khảng khái 
 Với mong muốn tái hiện không khí hùng thiêng một thuở, xin trân trọng giới 
thiệu tác phẩm Nam quốc sơn hà qua sự trình bày của bạn Quốc Toàn. 
Tài: Đây là một bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam và được đánh giá là 
Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Vậy trước khi Tuyên ngôn độc 
lập của chủ tịch HCM ra đời thì tác phẩm văn học nào được xem là bản Tuyên 
ngôn độc lập thứ hai của dân tộc? 
L Đan: Vâng! Rất nhiều cánh tay giơ lên! Thật đáng tự hào bởi sự hiểu biết của 
các bạn! Nào, xin mời bạn trả lời câu hỏi. 
Tài: Vâng! Đó là tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Bạn xứng đáng 
được nhận 1 món quà. 
L Đan: Mệnh danh là bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương được coi là một hiện 
tượng độc đáo trong nền văn học trung đại. Chuyên viết về người phụ nữ với 
tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh, 
HXH đã để lại cho đời những tác phẩm xuất sắc, sống mãi với thời gian. Bài thơ 
Bánh trôi nước của HXH được nhạc sĩ Hồ Hoài Anh phối nhạc và đến với công 
chúng thật mới mẻ và độc đáo. 
Tài: Sau đây xin mời thầy cô và các bạn cùng thưởng thức tiết mục múa: Bánh 
trôi nước do nhóm múa biểu diễn. 
L Đan: Được đánh giá là hòn ngọc sáng và là đỉnh cao của văn học dân tộc - 
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã chinh phục được trái tim của đông đảo người 
đọc. Truyện Kiều đi vào đời sống, trong các sinh hoạt văn hóa của mọi tầng lớp 
nhân dân như: ngâm Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều, chèo Kiều  
 Và bây giờ là tiết mục lẩy Kiều do bạn Thùy Linh trình bày. 
Tài: Là một hiện tượng lớn nhất của văn học vào nửa đầu thế kỉ XX và bừng 
sáng rực rỡ vào những năm 30, phong trào đã tạo nên một thời đại trong thi ca 
mà trước đó chưa hề có. Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của phong trào này 
đã góp phần đưa quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc đầu thế kỉ 20 đạt 
những thành tựu quan trọng. Theo các bạn đó là phong trào gì? 
L Đan: Vâng! Tôi rất trông chờ những cánh tay giơ lên. CLB văn học là 
nơichúng ta trải nghiệm văn học, hy vọng các bạn sẽ mạnh dạn thể hiện sự hiểu 
biết của chính mình, không những thế còn rất nhiều những phần quà đang chờ 
đợi chủ nhân. Nào xin mời! 
Tài: Vâng! Đó là phong trào thơ mới 1930-1945. Đó là sự bùng nổ của cái tôi 
cá nhân và sự bùng nổ ngôn từ với bao nhiêu vì tinh tú xuất hiện trên thi đàn 
Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như 
Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng 
như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì 
dị như Chế Lan Viên và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu. 
L Đan: Hãy đến với một hồn thơ mãnh liệt, rạo rực, băn khoăn, luôn vồ vập với 
cuộc đời, muốn uống cạn cả sự sống và tình yêu. 
Tài: Vâng! Xin trân trọng giới thiệu nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới 
- vị hoàng đế thơ tình Xuân Diệu với tác phẩm Vội vàng qua giọng đọc của bạn 
 Vâng! bạn nào có thể thể hiện được tác phẩm này ạ? 
 Xin mời bạn! Bạn hãy giới thiệu về mình! 
L Đan: Văn học bắt nguồn từ cuộc sống thông qua những từ ngữ, hình ảnh, 
những bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã tài tình vận dụng để phản ánh. Chính 
cuộc sống bao la, diệu kì với bao trăn trở, suy tư này mang tới chất liệu vô giá, 
phong phú và trở thành nơi xuất phát cho văn học hay văn học không phải chỉ 
là chuyện văn chương mà thực chất là chuyện đời (Tố Hữu). Văn học là nguồn 
sống, là linh hồn, là hơi thở của cuộc đời này. 
Tài: Văn học nghệ thuật là sự sáng tạo - sáng tạo trên những chất liệu vốn có 
góp nhặt được từ cuộc sống. Từ một hình tượng người nông dân quen thuộc 
trong xã hội cũ, nhà văn Nam Cao đã rất tài tình và tinh tế trong việc sáng tạo 
nên số phận vô cùng bi đát của nhân vật Chí Phèo để qua đó bày tỏ sự phẫn nộ, 
bất bình đối với xã hội cùng với sự đồng cảm, thương xót đối với những con 
người bất hạnh, khổ đau. Đó cũng chính là quan niệm sáng tác của ông: Sống đã 
rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. 
L Đan: Chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức một kiệt tác của nhà văn hiện thực 
xuất sắc Nam Cao. Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm: Chí Phèo . 
Tài: Quả thật không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do cuộc 
sống viết nên (Andecxen). Qua sự tái hiện tài tình của văn học, ta như đang trải 
nghiệm chính cuộc sống của những con người bất hạnh ấy. Ta đồng cảm trước 
những nỗi đau, trước những nỗi khốn khổ của họ. Văn học đã khơi dậy trong ta 
những tình cảm nhân văn tốt đẹp, giúp ta càng thêm trân trọng về giá trị của 
cuộc sống no đủ, hạnh phúc hôm nay. 
L Đan: Văn học là tiếng hát của con tim, là nơi dừng chân của tâm hồn- Hãy 
lắng nghe những cảm xúc rưng rưng của Quang Dũng: 
Tài: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi 
 Nỗi nhớ về một thời oanh liệt, hào hùng của đoàn quân Tây Tiến được Quang 
Dũng gửi gắm trong bài thơ Tây Tiến. 
 Xin trân trọng giới thiệu Raper Lương Văn Đức sẽ đem đến cho chúng ta cách 
tiếp cận tác phẩm hoàn toàn mới mẻ, đậm chất thời đại. 
L Đan: Những câu thơ thật đẹp, đậm chất nhạc, chất họa với tình cảm xúc động, 
thiêng liêng! Vâng, chính văn học và chỉ có thể là văn học đã nảy mầm và nuôi 
lớn trong ta tình cảm lớn lao ấy- tình cảm thiêng liêng cao quý với Tổ Quốc 
thân yêu. 
Tài: Tình yêu luôn là một đề tài bất tận của thi ca. Thế gian đã tốn biết bao giấy 
mực để viết và ca tụng tình yêu. Mỗi vần thơ viết về tình yêu đều lung linh, lãng 
mạn và huyền bí; có niềm vui, hạnh phúc và cả sự đớn đau. Song tình yêu luôn 
là điều kì diệu nhất mà tạo hóa ban tặng cho con người. Hãy nghe nữ nhà thơ 
Xuân Quỳnh kể câu chuyện tình yêu ấy qua bài thơ Sóng bằng sự thể hiện của 
tốp hát múa. 
L Đan: Văn học thật kì diệu! Văn học giúp ta thanh lọc tâm hồn, thắp lên trong 
ta bao yêu thương, khát vọng, chắp thêm cho ta đôi cánh để luôn vững vàng 
trước những khó khăn của cuộc sống. Văn học là người bạn đường thân thiết 
trên mọi nẻo đường, nuôi lớn và làm phong phú tâm hồn ta với thứ tình cảm 
giàu tính nhân văn cao cả. 
Tài: Chính vì thế mà văn học không thể đứng riêng lẻ tách rời mà phải gắn với 
cuộc đời, hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng. Mãi mãi muôn đời sau cuộc 
đời vẫn là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của Văn học. 
L Đan:Khép lại buổi ra mắt CLB hôm nay là một minh chứng cho sự gắn bó của 
văn 
học với cuộc đời , đó là một bài hát được khơi nguồn cảm hứng từ những tác 
phẩm 
văn học đặc sắc . Xin trân trọng giới thiệu : Để Mị nói cho mà nghe- qua sự thể 
hiện của nhóm nhảy đến từ CLB văn học. 
Tài : Tình yêu văn học sẽ đưa chúng ta lại gần nhau hơn, hướng tới những điều 
chân - thiện - mĩ trong cuộc sống. Trong không khí mùa xuân tràn ngập đất trời, 
rạo rực lòng người, chúng ta hãy cùng cất cao bài hát Hapy New Year để cùng 
cầu chúc một năm mới đoàn kết, thắng lợi! 
Xin cảm ơn và hẹn gặp lại! 
5.Kết quả thực hiện . 
5.1. Điều tra kết quả sau khi áp dụng : 
a. Hình thức và nội dung khảo sát : 
- Nội dung : Hứng thú tham gia hoạt động học và tình yêu với văn học. 
- Hình thức : Câu hỏi trắc nghiệm và bài viết ở 3 lớp sau hơn 1 năm áp dụng đề 
tài nghiên cứu ( 11A ; 11C ; 11D ) 
b. Kết quả khảo sát : 
Lớp Sĩ 
số 
Hứng thú 
với giờ học 
văn 
Không mấy 
hứng thú với 
giờ học văn 
Không hứng 
thú với giờ 
học văn 
Thường 
xuyên đọc 
sách 
Thích tìm 
hiểu văn 
học 
11A 44 36 (81,8 % ) 8 (18,2% ) 0 (0%) 22 (50%) 20(45,5%) 
11C 42 38 (90,5 % ) 4 ( 9,5%) 0 (0%) 26 (62%) 30 
(71,5%) 
11D 42 35 (83,3 % ) 7 (16,6% ) 0 (0%) 19 (45,2%) 27 ( 64%) 
5.2. Kết quả áp dụng : 
 Qua thực tế giảng dạy và khảo sát, kết quả đạt được khi Gv vận dụng linh 
hoạt các phương pháp trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngữ văn theo hướng 
phát triển năng lực rất khả quan. Tình trạng thụ động, chán nản trong các giờ 
học không còn. Ý thức tự học , tự nghiên cứu và chủ động tham gia trong quá 
trình chiếm lĩnh tri thức ở Hs có sự phát triển vượt trội. Không khí giờ học vui 
vẻ , cởi mở , dân chủ. Gv hướng dẫn , Hs nhập cuộc đúng nghĩa là chủ thể của 
hoạt động học. Số lượng Hs tham gia tương tác đạt tới 92%. Kết quả học tập 
tiến bộ đáp ứng được mục tiêu giáo dục của bộ môn Ngữ văn. 
 Phát huy năng lực giao tiếp ngôn ngữ của HS ở tất cả các hình thức: đọc, 
viết, nói và nghe, trong đó bao gồm cả năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin từ 
nhiều nguồn khác nhau. HS có khả năng sử dụng tiếng Việt chính xác, mạch 
lạc, có hiệu quả và sáng tạo với những mục đích khác nhau trong nhiều ngữ 
cảnh đa dạng.Thông qua trải nghiệm những tác phẩm văn học đặc sắc, giúp HS 
phát triển năng lực thẩm mỹ, nhạy cảm và tinh tế với các sắc thái của tiếng Việt; 
giúp HS quan tâm và có hứng thú đọc các tác phẩm văn học, biết viết, thảo luận 
và có hứng thú viết, thảo luận về các tác phẩm văn học.Qua nhập vai đã giúp Hs 
phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy suy luận, phản biện, biết đánh giá 
tính hợp lí và ý nghĩa của những thông tin và ý tưởng được tiếp nhận; giúp HS 
phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo, sự tự tin, năng lực tự lập, năng lực 
hợp tác và tinh thần cộng đồng.Phương pháp trình bày chia sẻ giúp HS hình 
thành và phát triển phương pháp học tập, nhất là phương pháp tự học để có thể 
tự học suốt đời và biết ứng dụng những kiến thức và kĩ năng học được vào cuộc 
sống. Thông qua hoạt động của CLB đã góp phần phát triển vốn tri thức căn bản 
của một người có văn hóa. Giúp HS có được hiểu biết về mối quan hệ giữa ngôn 
ngữ và văn học với đời sống xã hội. 
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1.Kết luận. 
1.1. Quá trình thực hiện đề tài. 
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng linh hoạt các phương pháp trải 
nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực người 
học” được tiến hành trong giai đoạn từ năm 2018-2019 đến năm học 2020-2021. 
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi luôn cập nhật các văn bản chỉ đạo của 
Bộ Giáo Dục và Đào tạo, văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc 
thực hiện nhiệm vụ năm học và công tác đổi mới chuyên môn. Đồng thời 
nghiên cứu các bài viết đổi mới phương pháp giảng dạy, dự giờ của đồng 
nghiệp rút kinh nghiệm và không ngừng trau dồi , đổi mới ứng dụng để nâng 
cao hiệu quả giáo dục trong bộ môn Ngữ Văn. Sau khi nghiên cứu , ứng dụng 
hiệu quả tại các lớp trực tiếp giảng dạy , tôi mạnh dạn đưa ra các các giải pháp 
cụ thể để ứng dụng thống nhất , đồng bộ trong cả quá trình giảng dạy và chương 
trình Ngữ Văn THPT. 
1.2. Ý nghĩa của đề tài. 
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng linh hoạt các phương pháp trải nghiệm 
sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực người học” sau 
khi được ứng dụng thực tiễn đã có những tác dụng tích cực , ý nghĩa quan trọng 
trong giảng dạy bộ môn Ngữ Văn : 
- Đối với học sinh : 
+ Hứng thú với bộ môn Ngữ Văn. 
+ Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá 
và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn. 
+ Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề của 
bộ môn ngữ văn, tiếng Việt, tập làm văn. 
+ Đánh giá và tự đánh giá các quan điểm của bản thân, của nhóm. 
+Tích cực sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình 
huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn học tập bộ môn. 
+ Biết chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập bộ môn ngữ văn 
phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân. 
+ Biết sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu văn, tiếng Việt, tập làm văn bằng các 
hình thức khác nhau. Có ý thức sử dụng đồ dùng học tập và các ứng dụng của 
CNTT để học tập bộ môn ngữ văn có hiệu quả. 
+Hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết. 
- Đối với giáo viên : 
+ Giúp giáo viên trau dồi nắm vững các phương pháp dạy học và mạnh dạn đổi 
mới, ứng dụng linh hoạt để tổ chức thực hiện giờ dạy học văn hiệu quả .Đồng 
thời thực hiện nhất quán , thống nhất trong tổ chức dạy học toàn chương trình 
,không dừng lại ở một hai tiết nhỏ lẻ. 
 + Chia sẻ kinh nghiệm để GV linh hoạt tạo điều kiện cho HS rèn luyện kỹ năng 
học tập tích cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào 
giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
- Đối với tổ chuyên môn : 
+ Hoạt động đổi mới chuyên môn, ứng dụng thực tiễn, nâng cao chất lượng giờ 
dạy sôi nổi, hiệu quả. 
+ Thường xuyên trao đổi, chia sẻ rút kinh nghiệm tạo đà cho sự phát triển 
chuyên môn Ngữ Văn. 
- Đối với nhà trường : 
+ Công tác chuyên môn được chú trọng , đẩy mạnh. 
+ Hoạt động trải nghiệm trong bộ môn Ngữ Văn tạo không khí say mê, sáng tạo 
trong giảng dạy và học tập của GV và HS. 
+ Đề tài đã tác động tới các tổ chức chuyên môn trong nhà trường, phát huy 
được sức mạnh chủ động sáng tạo của mọi thành viên trong nhà trường. 
2. Kiến nghị. 
2.1. Đối với Sở GD và ĐT Nghệ An 
- Có văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể cho GV trong việc đổi mới phương pháp 
. 
- Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp 
2.2. Đối với BGH. 
- Đảm bảo cung cấp các thiết bị và phương tiện hỗ trợ cho GV trong việc đổi 
mới. 
-Có quy chế khuyến khích và khen thưởng GV có những đóng gopc tích cực 
trong công tác đổi mới phương pháp , đem lại hiệu quả thiết thực trong giảng 
dạy. 
- Lấy ý kiến về chất lượng giảng dạy từ Gv và HS để có chỉ đạo kịp thời. 
- Tạo điều kiện về nhân lực và vật chất cho tổ khi tổ chức và hoạt động CLB 
- Tổ chức các chuyên đề chuyên môn để GV toàn trường tham dự học tập , trao 
đổi , RKN. 
- Đổi mới cách cách kiểm tra , đánh giá giúp HS phát triển năng lực học tập, 
khuyến khích tư duy sáng tạo cho HS. 
- Tổ chức đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp để RKN. 
2.3. Đối với giáo viên. 
GV giảng dạy Ngữ văn ngoài việc phải không ngừng tự học để nâng cao chuyên 
môn, bồi dưỡng kiến thức lí luận, kiến thức từ thực tế đời sống, còn cần 
thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu thêm về nghệ 
thuật sư phạm, tự bồi dưỡng những phương pháp dạy học tích cực, mạnh dạn 
vận dụng và đổi mới .Trong mỗi tiết dạy GV không chỉ là người thiết kế tổ chức 
HS thực hiện các hoạt động học mà còn phải thường xuyên điều chỉnh các hoạt 
động học tập của HS, động viên và luôn tạo điều kiện cho các em tham gia tích 
cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản. 
Song song đó, GV phải biết sử dụng và hướng dẫn HS sử dụng các thiết bị đồ 
dùng và ứng dụng CNTT để khai thác và vận dụng kiến thức ngữ văn có hiệu 
quả. Bằng mọi cách GV phải tạo điều kiện cho HS rèn luyện kỹ năng học tập 
tích cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải 
quyết các vấn đề thực tiễn.Muốn làm được điều đó , Gv phải có tình yêu và tâm 
huyết với nghề. 
3.Ứng dụng của đề tài. 
 SKKN là những chia sẻ thực tế qua quá trình thực hiện, có thể ứng dụng 
trong giảng dạy môn ngữ văn. Trước măt , bản thân tôi ứng dụng trong phạm vi 
Trường THPTNL3 và 1 số trường trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Sáng kiến có 
thể vận dụng trong phương pháp giảng dạy của tất cả các GV ngữ văn THPT 
trên toàn quốc. 
 Trên đây là đề tài nghiên cứu được tôi thực hiện trong quá trình giảng dạy 
tại trường THPT Nghi Lộc 3 với tất cả sự tâm huyết với mong muốn nâng cao 
chất lượng giảng dạy nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng. Dù rất cố gắng 
song không khỏi thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các 
đồng nghiệp để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài này. 
 Xin trân trọng cảm ơn ! 
 Nghi Lộc , ngày 25 tháng 03 năm 2021 
 Tác giả 
 Đặng Thị Dịu 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA. 
 1. Phan Trọng Luận , Phương pháp dạy học văn , NXBDHQGHN,H1998 
2. Sách giáo khoa ngữ văn 10 tập 1 , NXBGD 
3. Đỗ Ngọc Thống, Hướng dẫn dạy học môn Ngữ Văn Trung học phổ thông 
theo chương trình giáo dục phổ thông mới. NXBĐHSP 2019. 
4. Đỗ Ngọc Thống, Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn Trung học phổ 
thông. NXBĐHSP 2019. 
5. Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng. 
Hình ảnh hoạt động trải nghiệm câu lạc bộ văn học : 
Kịch: Tấm Cám 
MC chương trình Múa : Bánh Trôi Nước 
Múa: Truyền thuyết An Dương 
Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy 
 Rap Tây Tiến 
 Kịch: Chí Phèo Múa: Để Mị nói cho mà nghe 
Tiết mục dân ca: Thập ân phụ mẫu 
Sân khấu hóa tác phẩm Chí Phèo 
lớp 11C 
Sân khấu hóa tác phẩm Chí Phèo lớp 11D 
 Sân khấu hóa tác phẩm Tấm Cám- lớp 10D 
Phương pháp trình bày , chia sẻ : 
Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp tác 
giả Nguyễn Trãi bằng chương trình đối 
 thoại văn học- Lớp 10A( năm học 
2019/2020) 
Trình bày cuộc đời và sự 
nghiệp của Nguyễn Du bằng 
các slide trên máy chiếu – 
Lớp 10A ( 2019/2020) 
 Trình bày kiến thức văn học sử 
 bằng bản đồ tư duy – lớp 10C( 19/20) 
 Kĩ thuật phòng tranh – Lớp 10C Kĩ thuật phòng tranh – lớp 11A 
 Kĩ thuật phòng tranh – Lớp 12D 
Trình bày kiến thức văn học 
sử bằng hình thức trang 
mạng xã hội Instagram-lớp 
10D( 2019/2020) 
Kĩ thuật phòng tranh – lớp 12A 
 Phương pháp đổi vai làm giáo viên: Lớp 12D,12A ( Năm học 2018-
2019) 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_linh_hoat_cac_phuong_phap_tra.pdf
Sáng Kiến Liên Quan