Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn Giáo dục công dân lớp 7

LỜI NÓI ĐẦU

Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn GDCD ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời sáng kiến"Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7". Tôi đã đưa ra các bước thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong một bài cụ thể. Cuối cùng là kết quả thu được sau quá trình dạy học. Tôi nhận thấy ưu điểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung học tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng, đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề.

 

doc30 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 5841 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn Giáo dục công dân lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Tích hợp với bộ môn Tin học lớp 6
 Giáo viên hướng dẫn học sinh truy cập một số Webside để cập nhật thông tin, số liệu mới về tỉ lệ % diện tích đất có rừng che phủ. Công việc này giáo viên phải hướng dẫn học sinh cụ thể để các em chuẩn bị trước ở nhà. Trong trường hợp nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như phòng học bộ môn, máy Laptop, mạng Wifi giáo viên có thể tích hợp trực tiếp trên bài giảng của mình để bài giảng sinh động hơn.
Ví dụ truy cập trang Web: Thanhnien.net và cho ra kết quả thông tin như sau 
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011. Theo đó, độ che phủ rừng toàn quốc năm 2011 của Việt Nam là 39,7%, tăng 0,02% so với độ che phủ rừng toàn quốc năm 2010.
Tính đến thời điểm 31/12/2011, Việt Nam có hơn 13,5 triệu ha rừng, trong đó hơn 2 triệu ha là rừng đặc dụng, hơn 4,6 triệu ha rừng phòng hộ, hơn 6,6 triệu ha rừng sản xuất, còn lại là diện tích nằm ngoài quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp. 
+ Tích hợp với môn Lịch sử lớp 9
 Khi phân tích nguyên nhân do chiến tranh dẫn đến tỉ lệ % độ che phủ rừng bị giảm tính từ năm 1950 đến nay ( tích hợp cả với số liệu cũ trong sách giáo khoa GDCD 7 bài 14) giáo viên nên tích hợp với môn Lịch sử lớp 9: Chương VI - Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đề quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954 - 1965), mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)". Phần tích hợp này giáo viên giới thiệu Chiến dịch Ranch Hand là một chiến dịch của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, thực hiện việc rải chất độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang và ẩn náu của lực lượng Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hoạt động này có thể gây tác dụng hủy hoại lâu dài đối với sự sống trên mặt đất, trong lòng đất, nước sông suối, ao hồ... Vì đây là việc làm vô nhân đạo và có thể bị coi là phạm pháp trên đất Mỹ, và cũng khó có nước đồng minh nào của Mỹ chấp nhận, nên căn cứ của nó được bí mật xây dựng bên cạnh Đơn vị Không quân 62 của Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ không quân Nha Trang, và mang danh hiệu trá hình là Không đoàn 14. Kế hoạch này được thi hành lần đầu từ khoảng năm 1962.
+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 7
 khi phân tích việc du canh, du cư, phá rừng lấy đất canh tác dẫn đến việc gây ra nhiều vụ cháy rừng.
 Đốt rừng làm nương rẫy
* Phần 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên
+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 6 và lớp 7: 
 Môn Địa lí lớp 6 học sinh đã biết Các thành phần tự nhiên của Trái Đất gồm: địa hình, đất, nước, khoáng sản, sinh vật (trong chương II- Các thành phần tự nhiên của Trái Đất) Đây chính là các thành phần chính của môi trường tự nhiên 
 Môn Địa lí lớp 7: Học sinh được biết thành phần nhân văn của môi trường gồm con người, các hoạt động kinh tế của con người và việc xây dựng các công trình đô thị
Tích hợp hai nội dung trên kết hợp với quan sát ảnh, học sinh dễ dàng tìm hiểu được khái niệm thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động 2: Giới thiệu về thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và thế giới. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
- Tích hợp môn Địa lí lớp 7: Chương II- Các môi trường Địa lí và hoạt động kinh tế của con người. Nội dung các bài trong chương đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa, đới nóng kết hợp với quan sát tranh, học sinh tìm hiểu được thực trạng môi trường ở Việt Nam và trên thế giới
Học sinh rút ra được: bầu khí quyển, môi trường nước sông, nước biểnbị ô nhiễm nặng nề.Tài nguyên thiên nhiên: khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt
Nguyên nhân:
- Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông, các chất thải công nghiệp và sinh hoạt
Hậu quả là: tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, thủng tầng ô-dôn, chết các sinh vật
Nguy cơ thủng tầng Ozon
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của môi trường và TNTH
+ Tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số tranh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam
+ Tích hợp với môn Sinh học lớp 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết 57,58 " Vai trò của thực vật đối với đời sống con người".
Bằng hệ thống câu hỏi cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở môn Sinh học lớp 6 nhắc lại vai trò của thực vật đối với đời sống con người
+ Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận tuần 24, tiết 95,96 viết bài tập làm văn số 5 với đề bài " Môi trường có vai trò quan trọng với đời sống con người, mỗi hoạt động của con người đến môi trường đề có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Em hãy chứng minh ý kiến trên .
Với đề bài trên, vào thời điểm học sinh học bài 14 môn GDCD lớp 7, tuần 22,23 sẽ có tác dụng rất lớn đối với các em.
Hoạt động 4: Những biện pháp bảo vệ môi trường
+ Tích hợp với môn Sinh học 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết 68->70 " Thực hành tham quan thiên nhiên" với câu hỏi: Khi tham quan thiên nhiên, em thấy thiên nhiên ở nước ta như thế nào? Để bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp ấy em phải làm gì?
+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 9, tiết 45 " Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo" giáo viên giới thiệu một số biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo.
+ Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu hìn ảnh hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng, tranh vẽ với đề tài bảo vệ môi trường của học sinh.
Thanh niên tình nguyện vì môi trường
Phủ xanh đất trống đồi trọc
Hoạt động bảo vệ môi trường của học sinh
Tranh cổ động của học sinh
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Kết quả việc vận dụng phương pháp dạy học liên môn để giảng dạy .
 Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài, tôi phát cho mỗi học sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của các bài học đã giảng dạy trên lớp. Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi thực hiện ở cả ba lớp sau mỗi giờ dạy. 
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh trả lời đúng 80 - 100% số câu trắc nghiệm: Các em đã hiểu bài mức độ tốt ( Giỏi)
+ Học sinh trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài mức độ khá
+ Học sinh trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài.
- Thực hiện kiểm tra ở cả hai lớp sau khi thực hiện sáng kiến đã cho kết quả: 92 % số học sinh hiểu bài mức độ khá và tốt
 Sau khi áp dụng tích hợp kiến thức liên môn, cũng những câu hỏi như trên, năm học 2015-2016, kết quả đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
7A
38
18
47,4
18
47,4
2
5,2
0
0
7B
33
12
36,4
19
57,6
2
6,0
0
0
* Giáo án minh họa:
Bài 14
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
( Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học : 
Sau bài học, học sinh cần đạt được 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Thấy được thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới
2. Kĩ năng:
- So sánh, liên hệ, phân tích, đánh giá
- Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 Kĩ năng hiểu biết về môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội. KN phê phán, đấu tranh ngăn chặn cái xấu.
III. Phương tiện dạy học
 Máy tính, máy chiếu
IV. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại.
V. Tìm nội dung tích hợp trong bài học
- Tích hợp với môn Tin học: Hướng dẫn học sinh truy cập các địa chỉ trang Web để cập nhật thông tin, số liệu mới.
- Tích hợp với môn Địa lí lớp 7 bài 14: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa; lớp 8 tiết 28: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam; tiết 38: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam.
- Tích hợp với môn Lịch sử 9: Chương VI - Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đề quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954 - 1965), mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)
- Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu một số hình ảnh về thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.
- Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận 
VI. Tiến trình dạy học:	
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1. Trường hợp nào sau đây thực hiện quyền trẻ em. 
 a. Tâm là đứa trẻ bị bỏ rơi, em sống lang thang trên hè phố. 
 b. Nhà nghèo, Hà phải vừa đi học vừa phụ mẹ bán hàng. 
 c. Cha mẹ mải lo làm ăn, Hùng bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường nghiện ngập
 d. Cha mẹ li thân để Hải về sống với bà ngoại. Ngoại nghèo lại đau yếu luôn nên Hải phải nghỉ học đi bán vé số. 
Câu 2. Trẻ em có bổn phận gì?
3. Bài mới:
* Họat động 1: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh ảnh về rừng núi, sông ngòi. Em hãy mô tả lại những hình ảnh vừa quan sát? Đó là điều kiện tự nhiên bao quanh cuộc sống của con người.. Bài mới ( Giáo viên tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số tranh ảnh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam)
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
*Họat động 2: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
HS: Đọc phần thông tin trong SGK
GV: Ngoài thông tin trên, em còn biết thông tin nào khác về tỉ lệ đất có rừng che phủ ở nước ta 
( Tích hợp với bộ môn tin học) HS chuẩn bị thông tin mới trên mạng Internet
GV: Bổ sung thêm thông tin mới về tỉ lệ % đất có rừng che phủ theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2011. Tính đến thời điểm 31/12/2011, Việt Nam có hơn 13,5 triệu ha rừng, trong đó hơn 2 triệu ha là rừng đặc dụng, hơn 4,6 triệu ha rừng phòng hộ, hơn 6,6 triệu ha rừng sản xuất, còn lại là diện tích nằm ngoài quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011. Theo đó, độ che phủ rừng toàn quốc năm 2011 của Việt Nam là 39,7%, tăng 0,02% so với độ che phủ rừng toàn quốc năm 2010.
GV: Em có nhận xét gì về tỉ lệ độ che phủ rừng toàn quốc từ quyết định trên của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
GV kết luận: Tỉ lệ % đất có rừng che phủ có tăng tuy nhiên vẫn ở mức độ thấp.
HS đọc thông tin 2,3,4,5 ( SGK trang 43)
GV: Những nguyên nhân nào dẫn đến tỉ lệ độ che phủ rừng không tăng trong những năm gần đây.
HS chỉ ra những nguyên nhân khác nhau
GV tích hợp với Lịch sử lớp 9 bài 28: mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)- Mĩ rải chất độc hóa học xuống các cánh rừng của Việt Nam.
Tích hợp với môn Địa lí về tình trạng du canh du cư của người dân: đốt nương làm rẫy.
Tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số bức tranh rừng bị tàn phá nghiêm trọng ở nước ta.
GV: Việc tàn phá rừng do khách quan và chủ quan của con người đã gây ra những hậu quả gì
( HS thảo luận theo nhóm nhỏ: 2 bàn 1 nhóm)
- Môi trường bị phá hủy
- TNTN ngày càng cạn kiệt 
- Đời sống con người bị đe dọa.
GV: Việc bảo vệ rừng có quan hệ như thế nào với việc bảo vệ môi trường và TNTN.
 GV: Qua phân tích thông tin, sự kiện trên, em rút ra được bài học gì cho mình
GV chuyển ý
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Dựa vào kiến thức đã học trong môn Địa lí lớp 6, 7 và thông tin trong SGK, em hiểu môi trường là gì?
GV: Nêu các thành phần của môi trường?
( Tích hợp với Địa lí lớp 6 – Thành phần tự nhiên của trái đất; lớp 7 – Thành phần nhân văn của môi trường)
GV: Em hãy kể một số yếu tố của môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
HS: Một số yếu tố của môi trường: đất, nước, rừng, ánh sáng
GV: Minh họa ảnh về môi trường 
GV: Nhấn mạnh: đây là môi trường sống có tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người.
GV: Em hiểu thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
GV: Phân loại TNTN?
 HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Minh họa ảnh về TNTN
GV: Nhấn mạnh: con người khai thác để phục vụ cuộc sống. Chuyển ý.
GV: Em có suy nghĩ, nhận xét gì về thực trạng môi trường và TNTN nước ta hiện nay và trên thế giới
( Tích hợp với địa lí lớp 7: : Chương II- Các môi trường Địa lí và hoạt động kinh tế của con người.)
GV nhận xét đánh giá về tình hình môi trường hiện nay.
GV: Môi trường và TNTN có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Em hãy chứng minh
Thảo luận theo nhóm nhỏ
(Tích hợp với môn Ngữ văn 7 phần cách làm bài văn lập luận chứng minh: HS đưa ra được quan điểm và dẫn chứng cụ thể)
( Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu một số bức tranh về cảnh quan thiên nhiên)
GV: Có ý kiến cho rằng: “ Môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
( GV nhấn: Đây là một đề văn nghị luận của lớp 7 mà các em sẽ viết trong thời gian tới)
* Họat động 4: Liên hệ thực tế.
GV: Em hãy nêu một số việc làm bảo vệ, tàn phá môi trường của bản thân và mọi người mà em biết?
GV: Trước những việc làm đó, em dự định sẽ làm gì?
HS: Trả lời tự do.
HS: Trả lời và nhận xét phần trả lời của bạn.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
* Hoạt động 5 : Hướng dẫn làm bài tập
GV: Cho HS làm bài tập b SGK tr45. 
HS: Đọc bài tập, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
I. Tìm hiểu thông tin, sự kiện
1. Tỉ lệ đất có rừng che phủ hiện nay ở nước ta:
- Tỉ lệ độ che phủ thấp. Tài nguyên rừng có nguy cơ cạn kiệt
- Nguyên nhân
+ Do chiến tranh
+ Do ý thức của con người
Đốt rừng làm nương rẫy
Chặt phá rừng 
2. Hậu quả của việc không bảo vệ rừng
- Môi trường bị phá hủy
- TNTN ngày càng cạn kiệt 
- Đời sống con người bị đe dọa.
? Cần bảo vệ rừng vì bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường và TNTN
II.Nội dung bài học:
1.Khái niệm:
a. Môi trường: 
Là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người, thiên nhiên.
Môi trường tự nhiên
b. Tài nguyên thiên nhiên:
 Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người.
Tài nguyên vô tận: Đất, nước, không khí
Năng lượng gió
Tài nguyên cạn kiệt: Khoáng sản
Than đá
TN đất, nước đang có nguy cơ trở thành TN cạn kiệt
2.Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên :
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người.
 + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức.
+ Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho con người vui , khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tinh thần. 
II.Bài Tập
- Bài Tập b SGK Trang 45.
+ Hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường: 1,2,3,6..
4. Củng cố:
HS đọc lại nội dung bài học phần khái niệm môi trường và TNTN; vai trò của môi trường và TNTN.
5.Hướng dẫn học tập:
- Chuẩn bị bài 14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” (TT).
+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về bảo vệ, tàn phá môi trường và tài nguyên thiên nhiên sống.
+ Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường và TNTN
 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Ý NGHĨA CỦA SKKN
Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh..
II. KẾT LUẬN
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn GDCD. Nếu các giờ dạy học môn GDCD đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.
III. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
 * Đối với nhà trường:
 - Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như máy chiếu, máy tính cần được sử dụng rộng rãi hơn nữa. 
 - Cần trang bị các phòng học bộ môn để giáo viên được thường xuyên sử dụng ứng dụng trong dạy học.
 * Đối với phòng giáo dục:
 - Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa cấp khu tổ chức theo quý để giáo viên có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm.
 - Cần bổ sung thêm sách tham khảo và sách nâng cao cho giáo viên môn GDCD.
Tôi chân thành cảm ơn !
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết. Nếu làm sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
 Tân Ước ngày 18 tháng 4 năm 2017
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Thu Phương
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Giáo dục.
2. Nguồn Internet về dạy học tích hợp kiến thức liên môn.
3. Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo- Ban hành Điều lệ Trường Trung học.
4. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số 07.2007.QĐ-BGD&ĐT ngày 02.4.2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Sách giáo khoa GDCD 7.
6. Sách giáo viên GDCD 7
7. Công văn số 388/PGDĐT-THCS về việc hướng dẫn tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp năm học 2014-2015
8. Công văn số 1107/SGDĐT-GDTRH về việc hướng dẫn tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp năm học 2016-2017.
 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- Nêu rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu mà tác giả đã chọn để viết SKKN.
- Ý nghĩa và tác dụng của hiện tượng có trong giảng dạy, giáo dục, quản lý.
- Những mâu thuẫn giữa thực trạng ( có những bất hợp lí, có những điều cần cải tiến, sửa đổi.) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Những SKKN này đã áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt.
- Từ những ý đó, tác giả khẳng đinh lí do mình chọn vấn đề để viết SKKN, đặt tên SKKN cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với nội dung chủ yếu mà người viết muốn trình bày trong SKKN.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN):
Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, do vậy người viết trình bày theo 4 mục chính sau đây:
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm (các văn bản pháp quy, quy chế, quy định, hướng dẫn...): Tác giả cần trình bày tóm tắt những lí luận, lí thuyết bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục nhứng mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề.
2. Thực trạng vấn đề: Trong phần này người viết mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn trong thực tế giảng dạy, giáo dục, quản lí, mà người viết đang tìm các giải quyết, cải tiến.
3. Các biện pháp đã tiến hành (hoặc các cách ứng dụng, cách làm mới ) Trình bày trình tự theo các bước cụ thể những giải pháp mới, mà tác giả đã thực hiện nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn - Đây là phần trọng tâm của SKKN.
4. Hiệu quả SKKN: 
Đã áp dụng sáng kiến đó trên ở lớp, khối, đối tượng cụ thể nào? Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN  (có đối chiếu, so sánh với  kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ). 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
- Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, quản lí.
- Những nhận định chung của người viết về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN.
- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.
- Những ý kiến đề xuất (với Sở GD&ĐT, lãnh đạo trường) để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (PHỤ LỤC – BẢNG SỐ LIỆU MINH HỌA).

File đính kèm:

  • docSKKN_DAY_HOC_TICH_HOP_GDCD_7.doc