Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học chương “lượng tử ánh sáng” Vật lý lớp 12 theo phương pháp dựa trên vấn đề
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG
“LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ LỚP 12 THEO PHƯƠNG PHÁP
DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng và Nhà nước đưa ra chiến lược phát triển Việt Nam năm 2009 –
2020 “Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng,
quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng
có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam
mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời
đại ”. [28]
Tại điều 5 luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “Phương pháp giáo dục phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”. [9]
Mục tiêu giáo dục môn vật lý ở trường THPT cần cung cấp cho HS hệ thống
kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống con
người. Những nội dung chủ yếu bao gồm giải thích các hiện tượng, những ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong đời sống, kinh tế và sản xuất. Những nội dung này
góp phần giúp HS có học vấn phổ thông tương đối hoàn chỉnh để có thể tiếp tục
học lên, đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến vật lý trong đời
sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết
vấn đề cho HS. Vì thế, trong quá trình dạy và học môn Vật lý có nhiều cơ hội kết
hợp nội dung giảng dạy ứng dụng kỹ thuật có hiệu quả
phát bảng đánh giá (15 phút) GV sẽ nhận xét về phần trình bày của các nhóm, và đồng thời phát phiếu đánh giá nhóm cho HS. GV sẽ thu bảng đánh giá lại vào cuối buổi. GIÁO ÁN BUỔI THỨ BẢY I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống lại kiến thức đã tìm hiểu một cách logic và đầy đủ. - Tổng hợp và đưa ra sản phẩm tối ưu. 2. Kĩ năng - Vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được để giải thích các hiện tượng, tình huống ngoài cuộc sống thực tế. - Phân tích từ các CHĐH đưa ra đáp án cho vấn đề khóa học. 3. Thái độ - Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ học tập. - Có tinh thần học hỏi, tương trợ và khiêm tốn. II. Bài giảng của GV 1. Nguồn điện Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 33 Nguồn điện là một nguồn năng lượng, vì nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường, hoặc dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện cùng chiều điện trường. Có rất nhiều con đường để có được năng lượng điện: Nhiệt năng, thủy điện, năng lượng điện hạt nhân, nguồn điện hóa học, năng lượng mặt trời, sức gió 2. Pin điện hóa Phần năng lượng do nguồn điện cung cấp tuy không lớn so với tổng nguồn điện khai thác, song nó có ý nghĩa quan trọng. Hiệu suất chuyển hóa thành điện năng của nguồn điện hóa học cấp cao về mặt lý thuyết có thể đạt 90%. Sử dụng năng lượng điện từ nguồn điện hóa học hạn chế được sự ô nhiễm môi trường. Pin điện còn gọi là nguồn điện hóa học chuyển hóa năng thành điện năng. Loại nguồn điện này được chế tạo trên cở sở các phản ứng không thuận nghịch, các sản phẩm hình thành trong quá trình làm việc của pin không thể chuyển hóa trở lại thành các chất đầu và khi hết khả năng phát điện thì pin phải bỏ đi. Cấu tạo chung của pin điện hóa là gồm 2 bản cực có bản chất hóa học khác nhau được ngâm trong chất điện phân (dung dịch axit, bazơ hoặc muối ). Giải thích định hướng 1: Muốn tạo pin từ trái cây th điều kiện cần là trái cây phải chứa nồng độ: axit, bazơ hoặc muối cao. Ví dụ như: quả chanh, củ khoai tây... Để tạo nguồn thì cắm 2 bản cực có bản chất hóa học khác nhau và dây nối tạo nguồn điện. Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 34 Hình 2.5. Tạo pin từ quả chanh Giải thích định hướng 2: tạo pin Vôn - ta (Volta) từ dung dịch H2SO4 ( - ) Zn/ H2SO4/Cu ( +) Tạicựcâm, kẽm oxi hóa và giải phóng e-: Zn=Zn2++2e Tại cực dương, H+ bị khử và giải quyết H2: 2H + + 2e = H2 Sự tích tụ H2 xung quanh cực dương (+) đã tạo ra một sự phân cực lớn trên điện cực Hình 2.6. Thí nghiệm hiện tượng ăn mòn điện hóa Giải thích định hướng 3: Để khắc phục tình trạng phân cực lớn trên điện cực thì cực dương là một cặp oxi - hóa khử có thế cao hơn thế của cặp 2H+/H2 điển hình của nguồn điện sơ cấp và được sử dụng phổ biến là pin Leclanche (còn gọi là pin khô) có sơ đồ: ( - ) Zn/ NH4Cl/MnO2+C /C (+) Pin này có suất điện động khoảng 1,5 - 1,8 V. Để chế tạo pin khô người ta thêm vào dung dịch NH4Cl một ít hồ tinh bột và một số muối khác ZnCl2,CaCl2, HgCl2. Cặp oxi hóa - khử của pin Leclanche là: Zn2+/Zn,MnO2/Mn2O3. Các phản ứng chính: ( - ) Zn=Zn2++Ze Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 35 ( +) 2MnO2+2H ++2e= Mn2O3.H2O Hình 2.7. Sơ đồ pin Leclanche 3. Pin quangđiện Giải thích định hướng 4: để tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và thiết kế nhỏ gọn thì pin quang điện là một giải pháp. Pin quang điện có giá trị 0.5 - 0.8 V. Pin quang điện là nguồn điện trong đó quang năng chuyển hóa thành điện năng. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong của các chất bán dẫn: german, silic, selen... Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng tạo thành các electron dẫn và lỗ trống trong bán dẫn, do tác dụng của ánh sáng có bước sóng thích hợp. Điều kiện có hiện tượng quang điện trong: ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị λ0, gọi là giới hạn quang điện của bán dẫn (λ ≤ λ0). Cấu tạo: Pin quang điện như hình vẽ. Hình 2.8. Sơ đồ cấu tạo pin quang điện Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 36 Hoạt động: Ánh sáng có bước sóng thích hợp rọi vào điện cực dương + (trong suốt) vào lớp bán dẫn loại p. Tại lớp p, xảy ra hiện tượng quang điện trong tạo thành lỗ trống và electron quang điện. Điện trường lớp tiếp xúc p - n đẩy lỗ trống về lớp p và đẩy e về lớp n. Lớp kim loại mỏng nhiễm điện dương. Phần đế tiếp xúc với lớp n nhiễm điện âm trở thành cực âm. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về PBL đã trình bày ở chương 1 và qua việc nghiên cứu chương trình SGK chương “Lượng tử ánh sáng” vật lý 12, chúng tôi nhận thấy rằng nội dung kiến thức của chương phù hợp để thiết kế khoá học theo PBL và chúng tôi tự tin khẳng định nếu xây dựng khoá học PBL theo định hướng cơ sở lí luận đã nêu ra thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tinh thần tự học của HS qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. - Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm Bảng 4.1. Bảng số liệu HS được làm chọn mẫu TN Trường NhómTN Nhóm ĐC Trường THPT Trấn Biên 12A3 (42 HS) 12A2 (40 HS) 12A4 (43 HS) 12A5 (45 HS) Tổng cộng 85 85 Bảng 4.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra Nhóm Số HS Điểm số (Xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 85 0 0 0 2 11 18 25 17 9 3 ĐC 85 0 0 3 7 18 25 21 7 3 1 Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 37 Số HS Số % Biểu đồ 4.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm Bảng 4.3. Bảng phân loại theo học lực Nhóm Tổng số HS Số % HS xếp loại Kém (0-2) Yếu (3-4) TB (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) TN 85 0,00 2,35 34,12 49,41 14,12 ĐC 85 2,1 11,76 50,59 32,94 4,71 Biểu đồ 4.2. Phân loại theo học lực của hai nhóm 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số Xi TN ĐC 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 (0 - 2) Kém (3 - 4) Yếu ( 4 - 5 ) TB (7 - 8) Khá (9 - 10) Giỏi Xếp loại TN ĐC Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 38 Bảng 4.4. Bảng tổng hợp các tham số thống kê Nhóm Tổng số HS X S 2 S V% mXX TN 85 6,98 1,91 1,38 20 6,98 ± 0,02 ĐC 85 6,08, 1,99 1,41 23 6,08 ± 0,02 Như vậy kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Tuy nhiên kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để độ tin cậy cao hơn, chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề, chúng tôi đã bổ sung cũng như trình bày có hệ thống những cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho phép khẳng định: Giả thuyết khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng đắn, nghĩa là việc tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề chương “Lượng tử ánh sáng”, Vật lý 12 chương trình chuẩn THPT giúp HS phát huy tính tích cực, tự lực và hợp tác trong học tập, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống hiện đại, qua đó nâng cao chất lượng dạy học Vật lí ở trường phổ thông. ● Qua quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có một số đề xuất: - Nhà trường phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy học cụ thể như trong các phòng học phải có máy chiếu, máy vi tính được kết nối mạng Internet, phòng học phải có kích thước hợp lý để tất cả các nhóm có không gian làm việc và GV có thể quan sát sự làm việc của các nhóm, bàn ghế trong lớp cơ động, có thể kê được các bàn liền kề với nhau hoặc hai bàn quay mặt vào nhau để HS thuận tiện trong quá trình hình thành nhóm, số lượng Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 39 HS trong lớp học không nên quá đông. - Nên tổ chức các lớp học bồi dưỡng thường xuyên cho GV về việc áp dụng phương pháp dạy học UDKT dựa trên vấn đề. Cần có những biện pháp khuyến khích, động viên để các GV tích cực hơn trong việc ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại. - HS cần mạnh dạn hơn, tích cực hơn trong quá trình học tập. Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 40 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bài giảng phương pháp Problem Based Learning Đỗ Xuân Hội (2007), LST school, Tp.HCM. 2. Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn môn Vật lí 12,Vũ Thanh Khiết (2010), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Bài tập định tính & câu hỏi thực tế vật lí 12, Nguyễn Thanh Hải (2001), NxbGiáo dục. 4. Cơ sở Vật lí tập 6, David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker, Phan Văn Thích (dịch) (2008), NXB Giáo dục. 5. Chuyên đề vật lí 12,Nguyễn Văn Phùng (2009), NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 6. Đổi mới dạy học theo khoa học giáo dục hiện đại,Lê Vinh Quốc (2011), NXB Đại học Sư phạm Tp.HCM. 7. Hướng dẫn ôn tập và phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Vật lí 12,Nguyễn Anh Vinh (2012), NXB Đại học Sư Phạm 8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11(2009), NXB Chính trị 9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục (sửa đổi), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Vật lý 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), NXB Giáo dục, Hà Nội. Tiếng Anh 11. Boud, D. (Ed) (1985), Problem-based learning in education for the professions, Herdsa, Sydney. 12. Boud, D., Feletti, G (1998), The challenge of problem-based learning, Routledge. 13. Henk G.Schmidt (1983), Problem-based learning: Rationale and description, Medical Education. 14. Jonassen, D. H., Beissner, K., & Yacci, M. (1993). Structural Knowledge. Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum. Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 41 15. Newell, A., & Simon, H. (1972), Human problem solving. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. 16. Voss, J. F., & Post, T. A. (1988), “On the solving of ill-structured problems. In M. T. H.Chi, R. Glaser, & M. J. Farr (Eds.)” The nature of expertise. Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum. WEB 17. Hila sience (2012), “Cách làm pin từ trái chanh”, clip.vn, 29/02/2014. 18. Lê Văn Hảo, “Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua phương pháp dạy học dựa trên vấn đề”, dt.ussh.edu.vn, 20/07/2013. 19. Lớp CDHC 6 nhóm 5 (2006), “Tiểu luận hóa lý - điện hóa học”, dntu.edu.vn, 27/02/2014. 20. Phạm Trần Nguyên Nguyên, “Pin điện hóa và thế điện cực chuẩn độ thế Oxy hóa khử”, lhu.edu.vn, 29/02/2014. 21. Mai Hoàng Phương (2013), “Dạy học những ứng dụng kĩ thuật của vật lý”, slideshare.net, 23/01/2014. 22. Nhật Quang (2012), “Nghiên cứu trao đổi phương pháp dạy học dựa trên vấn đề”, vnq.edu.vn, 23/08/2013. 23. Văn bản chính phủ (2012), “Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”, vanban.chinhphu.vn, 23/08/2013. Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 42 VII. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Họ tên học sinh: ........................................................................... Lớp:..Trường: ................................................................. Xin em vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau: Câu 1. Thái độ của em khi học môn Vật lí như thế nào? Hứng thú Không quan tâm Tích cực Học để thi cử Ý kiến khác Câu 2. Theo em các kiến thức Vật lí được học là: Rất bổ ích Có tính thực tế Rất khó Hấp dẫn nhưng rất khó học Không có ý kiến gì Câu 3. Em thường xuyên vận dụng các kiến thức vật lí được học để làm gì? Giải bài tập Giải thích các hiện tượng trong tự nhiên Tìm hiểu các ứng dụng trong thực tế Tìm cách chế tạo một sản phẩm khoa học cho bản thân Không vận dụng để làm gì Câu 4. Trong giờ học Vật lí, khi GV sử dụng phươngpháp dạy học mới thì thái độ của em như thế nào? Thích Bình thường Không thích Lí do: ....... Câu 5. GV có thường xuyên sử dụng phương tiện hỗ trợ trong giờ học Vật lí hay không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Câu 6. Em có thích được làm thí nghiệm hay không? Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 43 a. Rất thích Thích Không thích Không có ý kiến Câu 7. Trong giờ học Vật lí, em có thường xuyên phát biểu xây dựng bài không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Lí do: ....... Câu 8. Nếu cho phép em lựa chọn, em thích học vật lí theo hình thức nào? Lắng nghe bài giảng của giáo viên Thảo luận với các bạn để tìm ra kiến thức Tự học thông qua tài liệu Không quan tâm Tự thao tác thí nghiệm để nghiên cứu kiến thức Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em ! Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 44 PHỤ LỤC 2 ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm: Chọn đáp áp đúng Câu 1. Giới hạn quang điện tùy thuộc: A. Bản chất của kim loại. B. Hiệu điện thế giữa anôt và catốt của tế bào quang điện. C. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào catôt. D. Điện trường giữa anôt và catôt. Câu 2. Năng lượng của một photon được xác định theo công thức A. B. C. D. Câu 3. Công thoát của electron đối với kim loại là 2,3eV. Hãy cho biết nếu chiếu lên bề mặt kim loại này lần lượt hai bước sóng là λ1 = 0,45μm và λ2 = 0,56 μm thì bức xạ nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại đó. A. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ2 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện. B. Cả hai bức xạ trên đều có thể gây ra hiện tượng quang điện. C. Cả hai bức xạ trên đều không thể gây ra hiện tượng quang điện. D. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ1 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện. Câu 4: Một tấm kim loại có giới hạn quang điện là λ0 = 0,275 μm được đặt cô lập về điện. Người ta chiếu sáng nó bằng bức xạ có bước sóng λ thì thấy điện thế cực đại của tấm kim loại này là 2,4v, vậy bước sóng λ là: A. 0,2738 μm B. 0,1795 μm C. 0,4565 μm D. 3,259 μm Câu 5: Công thoát electron của một kim loại là A0, giới hạn quang điện là λ0 khi chiếu vào bề mặt kim loại đó chùm bức xạ có bước sóng thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng A. A0 B. C. D. 2 A0 Câu 6: Trong dãy quang phổ của nguyên tử hiđô, nếu biết bước sóng dài nhất của vạch quang phổ trong dãy Laiman là λ1 và bước sóng của vạch kề với nó trong dãy này là λ2 thì bước sóng λ2 của vạch quang phổ Hα trong dãy Banme là Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 45 A. (λ1 + λ2) B. C. (λ1 - λ2) D. Câu 7: Một đám nguyên tử hiđô đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên quỹ đạo N. Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử có bao nhiêu vạch? A. 3 B. 1 C.6 D. 4 Câu 8: Trong trường hợp nào dưới đây có sự quang - phát quang A. Ta nhìn thấy màu xanh của một biển quảng cáo lúc ban ngày. B. Ta nhìn thấy ánh sáng lục phát ra từ đầu các cọc tiêu trên đường núi khi có ánh sáng đèn ô tô chiếu vào. C. Ta nhìn thấy ánh sáng của một ngọn đèn đường. D. Ta nhìn thấy ánh sáng đỏ của một tấm kính đỏ. Câu 9. Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng A. Huỳnh quang. B. tán sắc ánh sáng. C. quang - phát quang. D. quang điện trong. Câu 10. Nguyên tắc hoạt động của laze dựa vào A. Hiện tượng cảm ứng điện từ. B. sự phát quang của một số chất. C. sự phát xạ cảm ứng. D. hiện tượng tán sắc ánh sáng. II. Phần tự luận Câu 1: Trên một số biển báo giao thông, hoặc ở đầu các cọc chỉ đường, người ta sử dụng các loại sơn màu vàng, xanh, đỏ để làm gì?. Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 46 Câu 2: Giải thích tại sao đèn đường tự động tắt, mở ? ..... Câu 3: Ngày nay, chúng ta có nghe đến kỹ thuật mổ sử dụng tia laze trong y khoa. Vậy tại sao tia laze được coi như dao mổ được bác sĩ sử dụng? PHỤ LỤC 3 PHIẾU KHẢO SÁT CUỐI ĐỢT THỰC NGHIỆM Họ và tên: .................................................................................... Trường:.......................................Lớp: ........................................ Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 47 Khoanh tròn vào những câu trả lời Câu 1: Trong các giờ học em thường a. không suy nghĩ, chỉ cần biết kết quả từ người khác. b. có tham gia thảo luận, ít khi có ý kiến. c. không tham gia thảo luận, tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập. d. tích cực tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập, thường xuyên đóng góp ý kiến. Câu 2: Trong quá trình làm việc, em có những thái độ nào sau đây: (có thể chọn nhiều nội dung) a. Làm việc tự giác, không ỉ lại người khác. b. Đặt lợi ích của nhóm lên trên lợi ích cá nhân. c. Đoàn kết với thành viên khác, sẵn sàng nhận khuyết điểm. d. Giúp đỡ nhiệt tình các thành viên yếu hơn để cùng tiến bộ. e. Không quan tâm đến người khác, tập trung làm việc của cá nhân. f. Không tham gia làm việc vì có những bạn giỏi hơn hoàn thành nhiệm vụ GV giao. Câu 3: Sau các giờ học, em rèn luyện được những kĩ năng nào sau đây: (có thể chọn nhiều nội dung) a. Thu thập thông tin Vật lí từ quan sát thí nghiệm và thực tế. b. Xử lí được các thông tin về Vật lí: Xây dựng biểu bảng, đồ thị... c. Vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học. d. Đọc sách giáo khoa và ghi chép những nội dung có trên bảng. e. Không rèn luyện được kĩ năng. Câu 4: Khả năng giải quyết vấn đề của em sau các giờ học a. Không thay đổi b. Tiến bộ c. Rất tiến bộ Câu 5: Cảm nhận của em về giờ học tổ chức dạy học ứng dụng kỹ thuật theo phương pháp dựa trên vấn đề Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 48 a. Rất thích b. Thích c. Bình thường d. Không thích Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em ! PHỤ LỤC 4 BÀI BÁO CÁO CUỐI KHÓA HỌC CỦA NHÓM 1 LỚP 12A4 Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 49 PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 50 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Trấn Biên CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 21 tháng 05 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học chương “Lượng tử ánh sáng” vật lý lớp 12 theo phương pháp dựa trên vấn đề. Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Thanh Phương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Trấn Biên Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 51
File đính kèm:
- skkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_vao_day_hoc_chuong_luong_tu_anh_sang_vat_ly_12_theo_phuong_phap_dua.pdf