Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hoá học THCS

Cơ sở lí luận của đề tài

 Đặc thù của môn Hoá học là dùng các câu hỏi và bài tập để củng cố lý thuyết.

Nếu không có phương pháp hỏi, trả lời dễ hiểu, cách giải giải được các bài toán

hoá học phù hợp thì các em cũng sẽ không nắm được kiến thức lý thuyết một cách

khoa học. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng phương pháp học nhằm tạo hứng

thú cho học sinh nắm vững lý thuyết, vận dụng kiến thức để giải bài tập là rất quan

trọng. Học sinh được giáo viên hướng dẫn thực hiện một trình tự để rút ra các kiến

thức cần nắm bắt, các bước để tiến hành một tiết luyện tập, ôn tập, cách giải một

bài tập, kèm theo đó là phải hình thành ở học sinh thói quen phân tích câu hỏi, đề

bài và định hướng được cách làm, đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với việc

học môn Hóa học.

pdf26 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hoá học THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành công việc của nhóm mình khoảng 3-4 phút giáo 
viên yêu cầu từng nhóm đặt câu hỏi cho cả lớp về công việc cần làm của nhóm 
mình. Các nhóm trả lời sau đó nhóm nhận xét câu trả lời của các nhóm khác và nêu 
kết quả của nhóm mình. Giáo viên làm trọng tài và kết luận kiến thức cần nắm của 
bài Tính chất hóa học của Axit, giáo viên chú ý đến các đối tượng học sinh. 
Cách tiến hành tiết học phân nhóm: Tiết học được bắt đầu bằng việc giáo 
viên đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm trước cả lớp. Tùy theo hình thức học tập 
theo nhóm và đặc điểm của từng nhóm mà nhiệm vụ được phân khác nhau. Vấn đề 
nêu ra thảo luận là những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong bài học. Qua thảo 
luận có thể giúp học sinh nắm vững những tri thức then chốt nhất của một phần nội 
dung của tiết học. Giáo viên trình bày nội dung chuẩn bị thảo luận cũng như giao 
nhiệm vụ cho cả lớp. Học sinh chuẩn bị một thời gian nhất định tùy theo nội dung 
và khối lượng vấn đề thảo luận. 
Từng nhóm được sắp xếp ngồi từng cụm với nhau để dễ dàng trao đổi ý kiến, 
giáo viên dễ quan sát, hướng dẫn, gợi ý khi cần, nếu quá trình hoạt của nhóm gặp 
khó khăn. Sau đó, mỗi người tự lực thực hiện từng nhiệm vụ và sau từng nhiệm vụ 
học tập đó từng thành viên thông báo cho nhau kết quả thực hiện. Nếu kết quả giữa 
các thành viên không thống nhất thì họ thảo luận với nhau để đạt được sự thống 
Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS 
 18 
nhất chung cho cả nhóm. Khi hoàn thành xong nhiệm vụ, nhóm cử đại diện báo 
cáo kết quả chung của nhóm trước lớp. 
Cuối cùng, giáo viên tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu một cách tóm tắt, 
súc tích những vấn đề đã thống nhất và chưa thống nhất. Giải quyết triệt để những 
vấn đề chưa thống nhất, nêu yêu cầu về nhà cho học sinh. 
Giáo viên cần lưu ý: Để đảm bảo thời gian của tiết học, giáo viên phải xác 
định rõ thời lượng cho mỗi lần thảo luận, giáo viên cần khuyến khích hoạt động 
của các nhóm bằng cách cho điểm, nhận xét, khen ngợi. Khi các nhóm báo cáo 
công việc, học sinh thường để cho những em khá, giỏi đảm nhận. Nên hạn chế tình 
trạng này bằng cách giáo viên yêu cầu bất kỳ thành viên nào trong nhóm phát biểu 
hoặc mỗi thành viên trình bày một vấn đề. Vì vậy khi các nhóm làm việc: 
+ Giáo viên nên đi khắp các nhóm theo dõi công việc nhằm xem các nhóm có 
tìm ra cách giải quyết vấn đề hợp lý nhất không. 
+ Những sai sót nào mà các thành viên trong nhóm nào đó mắc phải. 
+ Xem xét trong các sai sót đó thì sai sót nào là điển hình. 
+ Những sai sót nào chưa được sửa chữa, sai sót nào đã được khắc phục. 
+ Vấn đề khó của bài học giáo viên có thể hướng dẫn trực tiếp cho nhóm. 
Trên cơ sở những quan sát đó giáo viên lập kế hoạch hoạt động của mình: 
Những sai lầm nào cần được đem ra thảo luận chung trước lớp, cần đề nghị nhóm 
nào đó giới thiệu cách giải quyết nhiệm vụ được giao cho toàn lớp. 
Nếu nhóm nào đó gặp khó khăn thì giáo viên tham gia vào với tư cách chỉ đạo 
thảo luận nhằm giải quyết khó khăn đó. Vì vậy giáo viên dành được sự chú ý nhiều 
hơn đến những học sinh yếu hơn là trong điều kiện dạy toàn lớp. 
Ý nghĩa: Hình thức học tập thảo luận nhóm có ý nghĩa sau : 
+ Tạo nên môi trường học tập mà trong đó có sự hợp tác, trao đổi giúp đỡ 
tương trợ giữa các thành viên trong nhóm với nhau. 
+ Tạo nên không khí cởi mở, cảm thông tự do trao đổi những vấn đề học tập 
tạo ra một bầu không khí hòa hợp cộng đồng. 
+ Hình thành tinh thần trách nhiệm đối với tập thể cho từng thành viên của 
nhóm, nhờ vậy mà tránh được tính lười biếng, sao nhãng nhiệm vụ được giao, 
tránh được sự ghen tị giữa các thành viên trong nhóm. 
+ Hình thành thói quen làm việc tự giác, không cần kiểm soát. 
+ Giúp hình thành kỹ năng tổ chức, giao tiếp, thói quen tự đánh giá vì có điều 
kiện so sánh thường xuyên kết quả của từng cá nhân. 
Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS 
 19 
+ Giúp hình thành tính tích cực nhận thức và sự thích ứng nhanh chóng với 
nhịp điệu làm việc và học tập cùng nhau. 
+ Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào các hoạt động học tập trong lớp. 
+ Học sinh có khả năng rèn luyện được năng lực diễn đạt, tăng cường sự tự tin 
và phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân. 
+ Phương pháp này phát huy cao độ tính tích cực, độc lập sáng tạo của người 
học dưới tác động chủ đạo của giáo viên tạo nên sự cộng hưởng cho hoạt động 
dạy và học. Từ đó hình thành kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, việc 
hình thành các kỹ năng này luôn gắn kết song hành với việc hình thành các kỹ 
năng học tập như : viết, tính toán, sử dụng máy tính, kỹ năng phối hợp nhóm  
 5. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông các câu hỏi, bài tập kiến thức 
hóa học liên quan thực tiễn của chương trình THCS. 
Việc trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hoá học liên quan với thực tiễn trong 
chương trình của bộ môn Hóa ở THCS giúp giải thích một số hiện tượng hoá học 
thường gặp trong cuộc sống thực tế mà đôi khi các em không biết. Giáo viên vận 
dụng kiến thức đã học để giải thích, giải những bài tập sẽ giúp học sinh hiểu rõ 
hơn, giải quyết tốt hơn một số vấn đề có liên quan thực tiễn, từ đó tạo các em lòng 
say mê nghiên cứu, tìm tòi và các em yêu thích bộ môn Hoá học hơn. 
Cách tiến hành: 
 - Giáo viên nêu các câu hỏi hoặc bài tập cho học sinh là những bài có vấn 
đề có liên quan đến thực tiễn. 
 - Học sinh giải bài tập bằng cách vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học. 
 - Học sinh được phát triển tư duy giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 
Chẳng hạn dạy phần ứng dụng của Hóa học lớp 9 cho học sinh. Chúng ta có 
thể nêu một số câu hỏi vận dụng như sau : 
 Ví dụ 1: Ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi các con số A83; A90; A92 
các số ấy có nghĩa gì? Tại sao ở các cây xăng người ta cấm lửa, cấm hút thuốc lá 
và cấm cả sử dụng điện thoại di động. 
Trả lời : Các con số ghi đó chính là chỉ số Octan của các lọai xăng bán trên 
thị trường. Trong xăng có thành phần chính là các Ankan lỏng (Hiđro cacbon no), 
do An kan lỏng dễ bay hơi nên ở các điểm bán xăng luôn có hơi xăng trong không 
khí, khi có nguồn lửa, thuốc lá đang cháy, hoặc sử dụng điện thoại di động (khi 
bấm phím điện thoại sẽ phát ra tia lửa điện). Các nguồn lửa đó có thể làm hơi xăng 
trong không khí bốc cháy gây ra hỏa hoạn. Vì vậy những điều này đều bị cấm ở 
những cây xăng. 
Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS 
 20 
Ví dụ 2: Một người đi kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở một 
quán ăn. Người đó lấy một bộ bát đĩa bất kỳ chưa sử dụng trong quán, sau đó lấy 
trong túi một tờ giấy thử màu vàng đen nhạt rồi lau sạch bộ bát đĩa đó. Thấy tờ 
giấy thử chuyển sang màu xanh, lập tức quán ăn đó bị lập biên bản xử phạt. Tại sao 
tờ giấy thử lại chuyển sang màu xanh, tại sao quán ăn đó lại bị xử phạt? 
Trả lời: Vì tờ giấy thử đó có chứa Iốt, khi Iốt tác dụng với tinh bột có thể tạo 
thành hợp chất màu xanh. Vì vậy nếu tờ giấy thử bị chuyển sang màu xanh chứng 
tỏ bát đĩa ở quán ăn này không sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên 
quán bị xử phạt. 
Ví dụ 3: Etylen được dùng để kích thích trái cây mau chín. Nó đồng thời cũng 
là một trong các sản phẩm sinh ra khi trái cây chín. Nhưng thực tế người ta kích 
thích trái cây chín bằng cách để vào chỗ trái cây một ít đất đèn, tại sao người ta 
làm vậy? Điều gì xảy ra khi để những trái cây chín bên cạnh những trái cây xanh? 
Trả lời: Khi để đất đèn ngoài không khí, nó có thể tác dụng với hơi nước 
trong không khí tạo thành C2H2 là khí Axetylen. Axetylen cũng có tác dụng kích 
thích trái cây mau chín như Etylen. Trong thực tế người ta thường sử dụng C2H2 
chứ không phải C2H4 (Etylen) là do Axetylen có thể dễ dàng, thuận tiện điều chế từ 
đất đèn. Một lý do nữa là khi sử dụng đất đèn thì phản ứng giữa CaC2 với hơi nước 
là phản ứng tỏa nhiệt, cũng góp phần giúp trái cây mau chín. Khi để những trái cây 
chín cạnh những trái cây xanh, thì C2H4 sinh ra từ trái cây chín sẽ kích thích những 
trái cây xanh chín nhanh hơn. 
 CaC2 + H2O  C2H2 + CaO + Q 
Ví dụ 4: Dẫn 11,2 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2M hãy 
tính khối lượng muối thu được. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. (Đây là dạng bài 
tập mà cơ chế phản ứng sẽ xảy ra theo cơ chế như Câu hỏi 4 – phần câu hỏi trắc 
nghiệm đúng sai kết hợp với tự luận ở Giải pháp 2). 
Đại đa số học sinh khi giải bài này thì sẽ viết phương trình tạo ra muối trung 
hòa rồi tính khối lượng muối nên thu được kết quả sai. Vì vậy giáo viên phải 
hướng dẫn giải cho học sinh theo hướng khí CO2 dư sẽ phản ứng với muối CaCO3 
mới sinh ra trong phản ứng và giải theo các bước như sau: 
- Số mol của CO2 = 11,2 : 22,4 = 0,5 (mol) 
 - Số mol của Ca(OH)2 = 0,1.2 = 0,2 (mol) 
 CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O 
 Trước PƯ: 0,5 mol 0,2 mol 
 Khi PƯ: 0,2 mol 0,2 mol 0,2 mol 
 Sau PƯ: 0,3 mol 0 mol 0,2 mol 
Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS 
 21 
- Do khí CO2 còn dư 0,3 mol nên nó tiếp tục phản ứng hòa tan CaCO3 mới 
sinh ra theo phản ứng sau: (CO2 dư sẽ làm nước vôi trong trở lại) 
 CO2 + CaCO3 + H2O  Ca(HCO3)2 
 Trước PƯ: 0,3 mol 0,2 mol 
 Trong PƯ: 0,2 mol 0,2 mol 0,2 mol 
 Sau PƯ: 0,1 mol 0 mol 0,2 mol 
- Vậy sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ có một muối sinh ra là 
Ca(HCO3)2 và khối lượng thu được là: mCa(HCO 3 ) 2 = 0,2. 162 = 32,4 gam. 
Ví dụ 5: Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2M hãy 
tính khối lượng muối thu được. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. (Đây là dạng bài 
tập mà cơ chế phản ứng sẽ xảy ra theo cơ chế như Câu hỏi 4 – phần câu hỏi trắc 
nghiệm đúng sai kết hợp với tự luận ở Giải pháp 2 nhưng sau phản ứng có 2 muối 
sinh ra). 
Tương tự như ở Ví dụ 4 đại đa số học sinh khi giải bài này thì sẽ viết phương 
trình tạo ra muối trung hòa rồi tính khối lượng muối nên sẽ thu được kết quả sai. 
Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn giải cho học sinh theo hướng khí CO2 dư sẽ phản 
ứng với muối CaCO3 mới sinh ra và do CO2 dư không hòa tan hết CaCO3 nên 
sau phản ứng ta sẽ thu được 2 muối và giải theo các bước như sau: 
- Số mol của CO2: nCO 2 = 5,6 : 22,4 = 0,25 (mol) 
- Số mol của Ca(OH)2 = 0,1.2 = 0,2 (mol) 
 CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O 
Trước PƯ: 0,25 mol 0,2 mol 
Trong PƯ: 0,2 mol 0,2 mol 0,2 mol 
Sau PƯ: 0,05 mol 0 mol 0,2 mol 
- Do khí CO2 còn dư 0,05 mol nên nó tiếp tục phản ứng hòa tan CaCO3 mới 
sinh ra theo phản ứng sau: 
 CO2 + CaCO3 + H2O  Ca(HCO3)2 
Trước PƯ: 0,05 mol 0,2 mol 
Trong PƯ: 0,05 mol 0,05 mol 0,05 mol 
Sau PƯ: 0 mol 0,15 mol 0,05 mol 
- Vậy sau PƯ ta thu được hai muối là CaCO3 và Ca(HCO3)2 có khối lượng: 
mCaCO 3 = 0,15. 100 = 15 gam; mCa(HCO 3 ) 2 = 0,05. 162 = 8,1 gam 
Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS 
 22 
Ví dụ 6: Hòa tan 11,2 gam Fe vào dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch 
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B 
nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn C. 
Chất rấn C là chất gì? Tính m? 
Khi giải bài toán này học sinh thường mắc lỗi là nung kết tủa B thu được chất 
rắn C là FeO nhưng trong thực tế lại thu được Fe2O3. Do khi nung Fe(OH)2 trong 
không khí nó sẽ tác dụng với O2 tạo ra Fe2O3. Các bước giải bài toán như sau: 
- Số mol của Fe: nFe = 11,2 : 56 = 0,2 (mol) 
 Fe + HCl  FeCl2 + H2 
 0,2 mol 0,2 mol 
 FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2 + 2NaCl 
 0,2 mol 0,2 mol 
 4Fe(OH)2 + O2 
to 2Fe2O3 + 4H2O 
 0,2 mol 0,1 mol 
Vậy chất rắn C thu được là Fe2O3. mFe 2 O 3 = 0,1. 160 = 16 gam. 
Ví dụ 7: Trong cuộc sống hàng ngày em có dùng xô, chậu bằng nhôm để 
đựng dung dịch kiềm hoặc nước vôi trong hay không ? Vì sao? 
Trả lời: Em không dùng xô, chậu nhôm để đựng dung dịch kiềm hoặc nước 
vôi trong vì chúng có thể có thể tác dụng được với nhôm làm hỏng xô chậu. 
Ví dụ 8: Vì sao các bác nông dân khi chăm sóc cây trồng không bón đạm và 
vôi cùng một thời điểm cho cây trồng? 
Trả lời: Nếu bón cùng một lúc thì vôi sống (CaO) sẽ tác dụng với nước trong 
đất tạo thành Ca(OH)2 sẽ tác dụng với NH4NO3 có trong đạm làm mất tác dụng của 
việc bón vôi và đạm cho cây trồng. Quá trình đó xảy ra theo các phản ứng sau: 
 CaO + H2O  Ca(OH)2 
 Ca(OH)2 + 2NH4NO3  Ca(NO3) 2 + 2NH3 + 2H2O 
Qua các ví dụ trên chúng ta nhận thấy khi giáo viên hướng dẫn học sinh trả 
lời các câu hỏi, giải các bài tập hoá học liên quan với thực tiễn trong chương trình 
của bộ môn Hóa ở THCS giúp giải thích một số hiện tượng hoá học thường gặp 
trong cuộc sống, và các kỹ năng vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Học sinh vận 
dụng kiến thức đã học để giải thích, giải bài tập này sẽ làm cho học sinh hiểu rõ 
hơn và giải quyết được một số vấn đề có liên quan thực tiễn và cuộc sống hằng 
ngày, từ đó tạo các em lòng say mê nghiên cứu, tìm tòi và các em yêu thích bộ 
Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS 
 23 
môn hoá học hơn. Có ý thức rèn luyện những kỹ năng sống cho học sinh vì đây là 
các câu hỏi, bài tập có kiến thức liên quan thực tế. 
 C. KẾT LUẬN 
I. Hiệu quả đạt được trong quá trình áp dụng đề tài 
Qua nhiều năm giảng dạy môn Hoá học lớp 8 và lớp 9 tại đơn vị, bản thân tôi 
đã áp dụng SKKN trên, tôi thấy đạt được kết quả như sau: 
1.Đối với việc học lý thuyết Hóa học: 
Thí nghiệm trực quan, học sinh được tự tay làm thí nghiệm, được quan sát 
hiện tượng các em cảm thấy thích thú, học sinh đóng góp ý kiến xây dựng bài rất 
sôi nổi, tạo được sự yêu thích môn học cho học sinh. 
Việc dùng sơ đồ hóa trong giờ dạy hay củng cố, luyện tập thì học sinh nắm bài 
vững hơn, nhớ lâu hơn, liên hệ kiến thức cũ, khắc sâu kiến thức mới tốt hơn. 
Dùng phương pháp trắc nghiệm, hoạt động nhóm giúp các em thể hiện kỹ 
năng như sự tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, kỹ năng hợp tác phối hợp giữa các 
cá nhân cũng như các nhóm trong lớp học, hình thành kỹ năng tư duy... Vì thế các 
em tham gia rất nhiệt tình để từ đó giúp các em nắm vững bài ngay tại lớp. Bên 
cạnh đó việc xây dựng các bài tập hoá học, các kiến thức Hóa học liên quan tới 
thực tiễn, cuộc sống hàng ngày trong dạy học làm cho các em yêu thích bộ môn 
Hoá học hơn tạo hiệu quả tốt trong công tác giảng dạy và giáo dục. 
Tạo được sự tự tin cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp cùng hăng say 
hợp tác tìm tòi kiến thức mới cũng như ôn tập hệ thống hóa các kiến thức đã học. 
 2. Đối với việc giải các dạng bài toán Hóa học 
Khi các em định hướng được cách làm, các em làm bài toán một cách dễ dàng 
hơn, không còn lúng túng trong các phương pháp giải toán. Chất lượng học sinh 
khá giỏi, chất lượng đại trà của học sinh năm học sau cao hơn năm trước. Tuy tỷ lệ 
còn khiêm tốn nhưng hiệu quả ban đầu của sáng kiến đã có. 
Các loại bài tập củng cố lý thuyết cũng như các loại bài tập vận dụng thì sau 
khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên hầu hết học sinh không còn bỡ ngỡ trước 
bài toán nữa mà các em thường tìm tòi lời giải, kết quả của bài toán rất say mê. 
Đối với học sinh khá giỏi sẽ phát huy kiến thức của mình từ đó nâng cao được 
kiến thức cho học sinh, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo của em. Đối với đối 
tượng học sinh trung bình và yếu kém sẽ tạo được cho các em sự tự tin khi học bộ 
môn làm cho các em yêu thích môn học hơn, đã khẳng định được bản thân và khắc 
phục sự ngại khó trong học tập. 
Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS 
 24 
 BẢNG SO SÁNH SỐ LIỆU VỀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH 
Nội dung Năm học 2017 - 2018 HK I - Năm học 2018-2019 
Sự yêu 
thích môn 
học 
Yêu 
thích 
Thích 
Bình 
thường 
Chán 
Yêu 
thích 
Thích 
Bình 
thường 
Chán 
18% 42% 27% 13% 27% 44% 23% 6% 
Mức độ 
hiểu bài tại 
lớp 
Nắm 
vững 
Hiểu 
Bình 
thường 
Không 
hiểu 
Nắm 
vững 
Hiểu 
Bình 
thường 
Không 
hiểu 
6% 34% 53% 7% 20% 37% 38% 5% 
Xếp loại bộ 
môn 
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 
40,2% 30,4% 15,9% 13,5% 45,7% 31,1% 11,9 % 11,3 % 
 Qua bảng số liệu so sánh về học lực và các tiêu chí do bản thân thu thập được 
về sự yêu thích bộ môn, mức độ nắm bài trên lớp của học sinh bản thân tôi trực 
tiếp giảng dạy. Tuy mới là tập hợp nhỏ nhưng chúng ta nhận thấy sau khi áp dụng 
sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng 
dạy môn Hoá học THCS ” thì học sinh đã có tiến bộ về mọi mặt, chất lượng học 
tập được nâng lên. 
II. Kết luận và kiến nghị 
Trên đây là kết quả tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
 “ Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hoá 
học THCS ” cùng hướng tới mục tiêu chung của ngành giáo dục: Đổi mới phương 
pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập, đồng thời hình thành kỹ năng, 
phát triên năng lực sáng tạo cho học sinh. 
Trong quá trình dạy học, GV phải linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp 
dạy học bộ môn. Để thực hiện thành công SKKN này, tôi có một số kiến nghị sau: 
1. Đối với GV: 
+ Cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, chọn sơ đồ phù hợp, hệ thống câu hỏi 
chính xác, rõ ràng. 
+ Các thí nghiệm phải thành công, an toàn, giáo viên phải biết cách khai thác 
hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. 
+ Tuỳ thuộc nội dung bài học và thời lượng để tổ chức nhóm HS cho phù hợp, 
qua đó hình thành kỹ năng sống cho các em, giúp các em tự tin trong học tập. (Để 
việc học nhóm của các em đạt hiệu quả cao, GV cần chú ý hướng dẫn các em cách 
học ở nhà cả bài cũ lẫn bài mới) 
Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS 
 25 
 + Chuẩn bị một số câu hỏi dạng bài bài tập hoá học thực tiễn liên quan đến 
bài học để tạo hứng thú học tập cho các em qua bài học. 
2. Đối với HS: 
+ Xem trước nội dung bài mới, trả lời theo câu hỏi gợi ý, tích cực trong xây 
dựng bài nghiêm túc. Câu hỏi và bài tập về nhà phải làm đầy đủ. 
+ Có tính tổ chức, kỉ luật cao, cẩn thận khi làm thí nghiệm. 
+ Có sự phối hợp tích cực trong học nhóm. 
Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đang được đặt ra cấp thiết 
trong hoạt động dạy và học hiện nay đối với các nhà quản lý giáo dục cũng như với 
mỗi giáo viên chúng ta. Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cự trong giảng 
dạy môn Hoá học là một trong những biện pháp để thực hiện đổi mới phương pháp 
dạy học Hoá học THCS. Nó tạo được hứng thú cho HS thể hiện rõ nét tích cực, tự 
giác, chủ động, sáng tạo của các em trong học tập, giúp học sinh nắm kiến thức 
nhanh hơn, nhớ lâu hơn và đặc biệt là tạo cho các em niềm yêu thích môn Hóa học. 
Bản thân tôi đã triển khai thực hiện đề tại này này và đã chia sẻ đến một số 
đồng nghiệp cùng áp dụng và đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, trong 
quá trình hệ thống, viết thành đề tài sẽ không nói hết được ý tưởng của bản thân, 
nên chắc chắn sẽ còn thiếu sót. Kính mong sự góp ý, trao đổi của Hội đồng khoa 
học và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi hơn. 
Xin trân trọng cảm ơn. 
Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS 
 26 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
I. Đặt vấn đề...................................................................................... 1 
II. Cơ sở lý luận của đề tài 2 
III. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 
IV. Những nội dung, giải pháp giải quyết vấn đề. 
1. Giải pháp 1: Dùng sơ đồ ở một số bài học trong chương trình. 3 
2. Giải pháp 2: Sử dụng câu hỏi dạng bài tập trắc nghiệm. 5 
3. Giải pháp 3: Khai thác các ưu điểm thí nghiệm trực quan để gây 
ấn tượng khó quên cho học sinh học môn Hóa học ở trường THCS. 
8 
4. Giải pháp 4: Hoạt động nhóm – Hình thành kỹ năng. 10 
5. Giải pháp 5: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông các câu 
hỏi, bài tập kiến thức hóa học liên quan thực tiễn của chương trình THCS. 
19 
V. Kết quả và hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
1. Đối với việc học lý thuyết Hóa học. 23 
2. Đối với việc giải các dạng bài toán Hóa học. 23 
3. Kết quả so sánh về số liệu về sự tiến bộ của học sinh. 24 
IV. Kết luận, kiến nghị: 
1. Đối với giáo viên. 24 
2. Đối với học sinh. 25 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_hieu_qua_phuong_phap_tich_cuc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan