Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng giáo dục Stem vào tổ chức dạy - học bài Ngữ cảnh
Hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học từ năm học 2019-
2020, Sở Giáo dục Nghệ An có Công văn số:1841/SGD&ĐT-GDTrH ngày
7/10/2019 cụ thể như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình các môn học và các hiện
tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công
nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn. để lựa chọn chủ đề của bài học.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao
cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được
những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối18
với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM
vận dụng) để xây dựng bài học.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định
rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề
xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động:
- Hoạt động 1: Xác định vấn đề;
- Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp;
- Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp;
- Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá;
- Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh.
Trong mỗi hoạt động cần đưa ra được 4 nội dung:
-Mục tiêu của hoạt động
-Nội dung của hoạt động
-Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
-Cách thức tổ chức hoạt động
khẩu lao động, không nữa thì kinh doanh - Bối cảnh giao tiếp hẹp: + Nhà của bạn Mai Anh, có bố mẹ, bạn, anh trai của bạn đang học đại học, ông nội. + Thời gian: 1 tuần - Hiện thực được nói tới: + Mâu thuẫn trong việc chọn nghề giữa người co là bạn Mai Anh với bố mẹ của bạn. Bạn thích nấu ăn, đam mê nấu ăn nhưng bố mẹ lại bắt bạn theo đuổi nghề Y mà bạn không hề thích. + Thái độ của bố mẹ: dứt khoát, cứng rắn. + Thái độ của bạn Mai Anh: buồn bã, thất vọng, chán chường 5.6. Đề xuất và lựa chọn giải pháp a, Đề xuất giải pháp: - Nhờ người khác khuyên giải bố mẹ - Kiên quyết thực hiện theo ý mình - Thực hiện theo ý bố mẹ 58 - Thuyết phục bố mẹ cho học nấu ăn và cố gắng thể hiện tài năng cho bố thấy bằng lời nói, bằng hành động việc làm, bằng thái độ. b, Lựa chọn giải pháp: Thuyết phục bố mẹ cho học nấu ăn và cố gắng thể hiện tài năng cho bố thấy bằng lời nói cung kính, bằng hành động việc làm, bằng thái độ vui vẻ chân thành. Lí do lựa chọn giải pháp: Chứng minh được quyết tâm của bản thân, tạo niềm tin cho bố mẹ và thể hiện được sự khát khao và chắc chắn trong việc lựa chọn tương lai cho mình. Tạo không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc.Phù hợp với bối cảnh, với đặc điểm tính cách của bố mẹ Mai Anh. Nếu nhờ anh trai khuyên giải sẽ không có hiệu quả. Nếu thực hiện theo ý bố mẹ thì con rất buồn, thất vọng, strees. Nếu kiên quyết thực hiện theo ý mình thì bố mẹ nổi khùng, sẽ cãi lộn, tức giận, bố sẽ văng tục, con sẽ bị tổn thương nhiều hơn - Thuyết phục bằng lời: + Nói lời đề cao vai trò quan trọng của bố mẹ. Bố mẹ cảm thấy con rất tôn trọng mình và chấp nhận ngồi nghe mà không gạt ngay, không phủ đầu như trước: Thưa bố mẹ, con rất thích nấu ăn,con rất mong bố mẹ ủng hộ giúp đỡ con. Bởi nếu không có sự đồng hành của bố mẹ, con không thể thành công được! + Nói về cảm xúc của con trước nghề Y để bố mẹ hiểu con thực sự không thích, không thể học tốt, làm tốt công việc của một bác sĩ như bố:Con rất trân trọng nghề Y, trân trọng nghề của bố, cảm kích trước các bác sĩ y tá đã hi sinh cuộc sống riêng để cứu chữa các bệnh nhân Covid. Con thương bố mỗi khi bố phải trực đêm, khi bố phải làm việc đột xuất bất kể giờ giấc. Nhưng con không thể theo Y được. Con sợ máu, con không thể cầm kim tiêm, không thể mổ, không thể ngày ngày với bệnh nhân. Con không thích nơi đông người, con không chịu được áp lực ở bệnh viện + Nói về niềm hạnh phúc của bản thân khi được nấu ăn, trang trí món ăn, bàn ăn để bố mẹ thấy con thực sự nghiêm túc trong lựa chọn nghề: Bất cứ khi nào nấu ăn con đều cảm thấy thoải mái, cái cảm giác được làm việc mình thích nó khiến con hạnh phúc, mà từ đó con có thể thỏa sức sáng tạo nhiều món hấp dẫn, việc học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm nấu ăn từ người khác sẽ dễ dàng hơn. Còn ngành Y con cảm thấy sự gò bó bố mẹ ạ, nếu như con chỉ cần sơ sẩy một chút chẳng phải có thể gây 59 ảnh hướng đến tiến trình công việc và bệnh nhân sao, nó đâu có dễ dàng thay đổi và chế biến lại giống như món ăn.Con nghĩ rằng chỉ cần có niềm đam mê thì có khó khăn hay vất vả con cũng làm được nếu đó là nghề con yêu. + Phân tích thực tế để thuyết phục bố mẹ: Bố mẹ cũng biết, vào ngày sinh nhật mẹ con đã nấu một bữa ăn thịnh soạn và làm bánh gato khiến mọi người khen tấm tắc. Trong mỗi bữa cúng, những món ăn mà con nấu dùm mẹ mọi người đều tấm tắc khen con. Không chỉ vậy, những bàn ăn con nấu xong, con đều chụp và up lên trang web về đồ ăn và đều được các bạn trên ấy khen và số lượt theo dõi nấu ăn của con rất cao đó ạ - Thuyết phục bằng hành động, việc làm: + Thường xuyên nấu ăn cho bố mẹ để thấy khả năng của mình. + Tích cực tham gia những hoạt động, cuộc thi tranh tài + Tham gia vào hoạt động xã hội: nấu ăn miễn phí cho người nghèo,.để được nhiều người biết đến + Làm một kênh youtube về nấu ăn + Mua cho mẹ một chiếc khăn đẹp mà mẹ thích + Mua tặng bố một bộ cờ tướngvì bố thích chơi cờ tướng. 5.7. Áp dụng giải pháp vào tình huống - Người áp dụng: Bạn Mai Anh. - Lựa chọn thời điểm để nói: sau bữa ăn tối, khi thấy tâm trạng bố mẹ vui vẻ, thoải mái - Hành động, việc làm: hàng ngày, khi có cơ hội thể hiện. - Ghi nhật ký áp dụng - Lưu ý: phải kiên nhẫn, nói và hành động có chủ định theo kế hoạch của nhóm, không được nổi giận hay bỏ dở chừng 5.8. Phân tích kết quả - Kết quả: 60 + Trước đây: mỗi lần bố mẹ đề cập đến nghành Y hay bạn Mai Anh đề cập đến nấu ăn là gia đình căng thẳng. Trong bữa ăn, nếu bố không đứng dậy vì tức giận thì là bạn Mai Anh bỏ lên phòng khóc, mẹ thì nói nhiều nên bù lu bù loa. Bạn ấy rất chán nản, thường trầm tư một mình, có khi còn khóc trong lớp. + Khi áp dụng giải pháp: Bố mẹ khá vui và hứa sẽ suy nghĩ lại. Bố còn có hành động rất cute là cốc đầu Mai Anh và mắng yêu: Con là cứng đầu lắm đó! Điều này khiến bạn Mai Anh rất hạnh phúc. - Bài học kinh nghiệm: trong các tình huống giao tiếp ở nhà hay ở trường, ngoài xã hội, cần dựa vào ngữ cảnh để ứng xử phù hợp và đạt hiệu quả giao tiếp không ngờ. Khi dựa vào ngữ cảnh, ta sẽ thấu hiểu người khác hơn. Từ đó cho thấy Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói. Nếu không có ngữ cảnh thì mọi tình huống sẽ trở nên tối nghĩa, người nói/viết không thể truyền đạt được ý muốn và người nghe/đọc sẽ không thể lĩnh hội được lời nói, thông tin. 6.Kết quả thực hiện đề tài 6.1. Đối với giáo viên - Giáo viên không còn trở thành người “Độc thoại nội tâm” trên bục giảng, chú trọng truyền giảng kiến thức cho học sinh mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn và đồng hành cùng với học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, tạo nên sự gắn kết giữa cô và trò. - Tạo động lực cho giáo viên tìm tòi, mở rộng và nâng cao kiến thức trong cuộc sống đặc biệt là những vấn đề cấp thiết mà xã hội quan tâm qua đó để định hướng cho học sinh. - Là cơ hội để giáo viên nâng cao trình độ công nghệ thông tin cũng như kết nối với các giáo viên bộ môn khác như giáo dục công dân, tin học. - Qua việc nghiên cứu cơ sở khoa học cũng như thấy được hiệu quả của việc vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy học bài Ngữ cảnh. Giáo viên cũng có thể vận dụng phương pháp này cho nhiều bài học trong chương trình để đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu giáo dục hiện nay. 61 6.2. Đối với học sinh - Quá trình nghiên cứu để hoàn thành sản phẩm của học sinh tuy chưa phải là một công trình khoa học hoàn chỉnh nhưng rất có ý nghĩa trong quá trình học tập của các em: + Các em biết vận dụng công nghệ và kỹ thuật để thiết kế những bài thuyết trình đẹp, khoa học, hấp dẫn. Cách thuyết trình khá chuyên nghiệp, tự tin. + Các em biết quan sát thực tiễn, đưa ra được những giải pháp hợp lý để giải quyết. Từ đó nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản văn học, hiểu được những lời nói ẩn ý hàm ngôn, giúp đỡ được bạn bè trong lúc khó khăn, thuyết phục được bố mẹ trong lựa chọn nghề nghiệp mà mình thích. Từ đó các em phát triển những kỹ năng mềm, ứng xử đẹp trước cuộc sống đầy bộn bề phức tạp, có tri thức của một nhà khoa học nghiêm túc, chịu khó, biết lập luận thuyết phục. Các em trở thành những chuyên gia công nghệ trong mắt bạn bè. Các em có cơ hội tìm hiểu người thân, bạn bè, chính mình, phát hiện ra những phẩm chất, năng lực tiềm ẩn của mình trong học tập và cuộc sống. +Làm chủ kiến thức phổ thông; + Có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; +Biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; +Có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; - Nhờ đó học sinh có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Suy nghĩ của em sau khi thực hiện bài học theo phương pháp STEM Sau bài học, tôi cho học sinh viết bài cảm nhận về cách học mới, các em đã có sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm rõ rệt. Sau đây là một số ý kiến lược trích: - Trước đây em làm gì cũng dựa vào cảm tính. Mỗi khi bố mẹ em nói gì em là em nổi khùng lên. Em cảm thấy bố mẹ không hiểu mình, không thương mình, không tôn trọng mình. Mỗi lần như thế em thường lên phòng đóng chặt cửa. Em buồn rồi khóc. Nhưng qua bài học này, em hiểu là mình cần phải lưu ý tìm hiểu ngữ cảnh cụ thể từng thời diểm để hiểu bố mẹ em hơn; cần bình tĩnh phân tích cho bố mẹ hiểu 62 em hơn bằng nhiều cách. Chắc chắn mối quan hệ giữa em và bố mẹ sẽ tốt hơn. Bài học làm em nhớ đến cuốn sách “Bí quyết thành công dành cho tuổi teen” của Adam Khoo với công thức ứng xử: HC + PU = KQ (Hoàn cảnh + phản ứng = kết quả...(Ý kiến của em Nguyễn Cao Minh Anh, lớp 11D1) - Những hoạt động hay bài tập mà giáo viên đưa ra trong quá trình học giúp em nắm bắt kiến thức nhanh và ghi nhớ lâu, bản thân em cũng nắm được những kĩ năng để phát triển năng lực học tập bộ môn Ngữ văn. Em không chỉ khám phá được năng lực của bản thân mà còn thấy bản thân tự tin hơn trong con đường tìm đến với tri thức.Em biết cách ghi chép và nghe giảng, biết xây dựng kế hoạch học tập cho mình đó là những kĩ năng học tập vô cùng quan trọng, hữu ích. (Ý kiến của em Nguyễn Hoài Thương, lớp 11D1) - Em đã từng cho rằng hính ảnh vầng trăng trong câu thơ “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” trong bài thơ “Tự Tình II” của Hồ Xuân Hương là vầng trăng trong những ngày đầu tháng và cuối tháng. Sau đó cô đã sửa cho em. Tuy nhiên bây giờ học bài “Ngữ cảnh” em càng ghi nhớ hơn là phải đặt câu thơ trong toàn bộ bài thơ, đặt bài thơ trong bối cảnh rộng, bối cảnh hẹp và văn cảnh của nó để hiểu đúng ý nghĩa của hình ảnh thơ...(Ý kiến của em Trần Thị Mai Hiên, lớp 11D3) 6.3. Bảng thống kê hứng thú học tập và đối chứng thực nghiệm về hiệu quả của đề tài Để kiểm tra kết quả thực hiện của đề tài, tôi tiến hành khảo sát niềm yêu thích của học sinh khi học bài Ngữ cảnh. Bảng 1. Kết quả khảo sát niềm yêu thích của học sinh khi vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy học bài Ngữ cảnh(lớp thực nghiệm) Lớp Sĩ số Thích Không có ý kiến Không thích Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 11D1 41 37 90.2 4 9.8 0 0.0 11D3 40 31 77.5 8 20.0 1 2.5 63 Bảng 2. Kết quả khảo sát niềm yêu thích của học sinh khi không vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy học bài Ngữ cảnh(lớp đối chứng) Lớp Sĩ số Thích Không có ý kiến Không thích Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 11A1 45 16 35.6 27 60.0 2 4.4 11A3 44 13 29.5 30 68.2 1 2.3 64 Để khảo sát kết quả học tập của học sinh, tôi tiến hành kiểm tra lồng ghép trong 3 tiết học bài Ngữ cảnh và kết quả thu được như sau: Bảng 3. Kết quả kiểm tra thường xuyên của lớp thực nghiệm Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu, kém Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượn g Tỉ lệ % 11D1 41 35 85.3 5 12,2 1 2.5 0 0.0 11D3 40 31 77.5 4 10.0 5 12.5 0 0.0 Bảng 4. Kết quả kiểm tra thường xuyên của lớp đối chứng Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu, kém Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượn g Tỉ lệ % 11A1 45 20 44.5 17 37.8 6 13.3 2 4.4 11A3 44 17 38.6 21 47.7 5 11.3 1 2.3 Phân tích kết quả khảo sát và thực nghiệm: Dựa trên kết quả khảo sát và thực nghiệm cho thấy học sinh thực sự có hứng thú và chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.Điều đó thể hiện các điểm sau: + Học sinh rất thích bài học và nhóm % học sinh đạt giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. + Tỷ lệ % học sinh đạt mứcyếu, kém của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng. Kết quả cũng cho thấy ở các lớp thực nghiệm, học sinh không chỉ nắm bắt được nội dung kiến thức trong chương trình mà còn hiểu rộng và sâu sắc hơn nhiều vấn đề thực tiễn.Biết cách phân tích tình huống và xử lý tình huống tốt. 65 PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy – học bài Ngữ cảnh là cách thức dạy họcgóp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn bậc THPT hiện nay; đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình dạy học phát triển năng lực là đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đề tài nghiên cứu cách dạy - học của bài học Ngữ cảnh có nội dung thiết thực, gắn liền với các tình huống trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày của học sinh, hướng học sinh tới kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của bản thân. Quá trình nghiên cứu xuất phát từ phân tích thực tiễn dạy học đến hình thành ý tưởng, lên kế hoạch dạy học và thực nghiệm kế hoạch dạy học một cách nghiêm túc, có hiệu quả cao. Học sinh học tập chủ động, hứng thú, tích cực, biết vậndụnghiệuquảkiếnthứcvào giải quyết vấn đề thực tiễn, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, khẳng định được giá trị bản thân trong mọi mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội. Tuy nhiên, việc dạy học môn học theo định hướng giáo dục STEM ở các trường THPT nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng đồng bộ của cả lãnh đạo, GV và HS của trường, trong đó đặc biệt là GV trong việc nâng cao sự hiểu biết về giáo dục STEM nói chung và sự đầu tư cả trí lực trong việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. 66 2. Khả năng ứng dụng, triển khai đề tài 2.1. Phạm vi ứng dụng - Đề tài đã được áp dụng ở trường THPT Diễn Châu 3, THPT Diễn Châu 2,huyện Diễn Châu. - Đề tài có thể áp dụng ở các trường THPT trong toàn tỉnh và cả nước. 2.2. Đối tượng ứng dụng - Giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn - Các giáo viên bộ môn khác có thể áp dụng cơ sở khoa học các bước để áp dụng dạy học phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. - Học sinh khối 11 lực học khá, trung bình, yếu đều có thể áp dụng dạy học đề tài này. 3.Kiến nghị, đề xuất Để nhân rộng hiệu quả của đề tài, tôi có một số kiến nghị đề xuất như sau: 3.1. Về phía nhà trường - Nhà trường cần bổ sung thêm sách tham khảo mới, đặc biệt tài liệu nghiên cứu về đổi mới chương trình giáo dục hiện nay, tài liệu về giáo dục STEM cho giáo viên ở thư viện. - Cần tạo điều kiện giúp đỡ cho một số giáo viên biết và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin. - Nhà trường tạo điều kiện để cho giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tham quan thực tế, các cuộc giao lưu kiến thức sẽ gây hứng thú cho học sinh một cách hiệu quả. 3.2. Về phía giáo viên Để thực hiện tốt, giáo viên cần nghiên cứu kỹ phương pháp giáo dục STEM qua tài liệu và thực tiễn; nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tiễn liên quan phù hợp với năng lực học sinh. Xây dựng kế hoạch dạy học cho từng chủ đề, từng nội dung kiến thức theo hướng 67 phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Hướng dẫn và khuyến khích học sinh thực hiện kế hoạch. 3.3. Về phía học sinh - Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức trong các tiết học ở lớp hay giao nhiệm vụ về nhà. - Biết tìm tòi, quan sát, chiêm nghiệm các hiện tượng trong đời sống. - Biết phân tích ngữ cảnh để có kĩ năng lĩnh hội (đọc, nghe, hiểu) và kĩ năng tạo lập văn bản (nói, viết). - Có tinh thần học hỏi thầy cô, bạn bè, người thân và lòng đam mê yêu Văn học. Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học vận dụng giáo dục STEM vào dạy học. Đây là một vấn đề mới mẻ và khó đối với môn Ngữ văn. Với năng lực có hạn, kinh nghiệm của tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự chia sẻ; góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ TRƯƠNG THỊ LOAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK 11, tập 1 và 2, Chương trình ngữ văn hiện hành, NXB GD 2. SGV 11, tập 1 và 2, Chương trình ngữ văn hiện hành, NXB GD 3. NQ TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 4. Tài liệu tập huấn, Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn cấp THPT, Hà Nội 2014. 68 5. Tài liệu bồi dưỡng module 2 môn Ngữ văn THPT 6. Nguyễn Thanh Nga, Hướng dẫn thự hiện một số kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM, Nxb Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, 2020 7. Nguyễn Thành Hải, Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, Nxb Trẻ, 2020 8. Lê Phước Lộc,Tạp chí nghiên cứu khoa học số 3, 2005, ĐH Cần Thơ 9. Công văn số 3535/BGDĐT–GDTrH, ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. 10. Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. 11. Kế hoạch số 10/KH–BGDĐT, ngày 7/1/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng ICT trong quản lí các hoạt động giáo dục ở trường trung học năm học 2016–2017, trong đó thí điểm triển khai giáo dục STEM tại một số trường trung học. 12. Công văn số 1602/SGD&ĐT-GDTrH, Sở Giáo duc Đào tạo Nghệ An. 13. Hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học từ năm học 2019-2020, Công văn số:1841/SGD&ĐT-GDTrH ngày 7/10/2019, Sở Giáo dục Nghệ An. PHỤ LỤC 1. Bảng tiêu chí đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm 69 ST T Tiêu chí đánh giá Thang điểm 1 Tham gia vào các buổi họp nhóm 20 - Đầy đủ - Thường xuyên - Một vài buổi - Không buổi nào 2 Tham gia đóng góp ý kiến 20 - Tích cực - Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Không bao giờ 3 Hoàn thành công việc của nhóm đúng thời hạn 20 - Luôn luôn - Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Không bao giờ 4 Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng 20 - Đầy đủ, chất lượng tốt - Đầy đủ, chất lượng chưa tốt - Không hoàn thành 5 Hợp tác tốt với các thành viên khác trong nhóm 20 - Tốt - Bình thường - Không tốt - Không hợp tác 2. Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm 70 STT Tiêu chí đánh giá Thang điểm 1 Ý tưởng xây dựng sản phẩm 15 - Có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, sắp xếp trật tự, khoa học và logic. - Có ý tưởng hay, sáng tạo nhưng sắp xếp chưa khoa học và logic. - Thiếu ý tưởng sáng tạo, sắp xếp rời rạc, chưa khoa học và logic. 2 Nội dung sản phẩm 30 - Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục và thuyết phục. - Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục nhưng chưa thuyết phục - Thiếu chính xác, chưa đầy đủ, chưa có tính giáo dục, thiếu thuyết phục 3 Tài nguyên (Tài liệu) 15 - Đầy đủ, phù hợp, đa dạng, xử lý thông tin tốt - Đầy đủ, phù hợp, thiếu sự đa dạng, hạn chế khi xử lý thông tin - Chưa đầy đủ, thiếu sự đa dạng, xử lý kém 4 Hình thức trình bày sản phẩm 20 - Cấu trúc hợp lí, đề mục trình bày khoa học, font chữ, hình ảnh, video phù hợp - Cấu trúc hợp lí, đề mục trình bày chưa khoa học, font chữ, hình ảnh, video phù hợp 71 - Cấu trúc chưa hợp lí, đề mục trình bày chưa khoa học, font chữ, hình ảnh, video chất lượng kém 5 Cách thức trình bày/ giới thiệu sản phẩm 10 - Cả nhóm cùng trình bày sản phẩm, có tính thuyết phục, hấp dẫn - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, có tính thuyết phục, hấp dẫn - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, ít có tính thuyết phục, hấp dẫn 6 Thời gian hoàn thành sản phẩm/ thời gian trình bày sản phẩm 10 - Đúng và trước thời hạn, trình bày sản phẩm đúng thời gian - Chậm hơn so với thời hạn, trình bày sản phẩm thiếu /thừa thời gian - Không hoàn thành sản phẩm 3. Phân phối chương trình bài Ngữ cảnh (3 tiết) 72 4. Một số hình ảnh sản phẩm của nhóm 3: 73 74 75 5.Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài Tóm tắt kiến thức bài Ngữ cảnh 76 Sản phẩm của học sinh nhóm 2 trong buổi ngoài giờ lên lớp 77 Trích Nhật ký thực nghiệm của nhóm 2 78 Trích Nhật ký thực nghiệm của nhóm 4
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_giao_duc_stem_vao_to_chuc_day.pdf