Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học "Lấy học sinh làm trung tâm" trong giảng dạy môn thể dục ở các trường THPT
I./ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG :
Dạy học " Lấy học sinh làm trung tâm " đã có khởi nguồn từ thời cổ đại: ở phương tâycó Xôcơrat,ở phương đông có Khổng tử. Thời phục hưng nhiều nhà giáo dục có tiến bộ đã nêu lên tư tưởng phải quan tâm đến học và chú ý phát huy tính tích cực,độc lập của học sinh trong quá trình dạy học . Những năm gần đây trước những yêu cầu đổi mới của giáo dục quan điểm dạy học " Lấy học sinh làm trung tâm " lại càng được quan tâm hơn .
1/. Cơ sở tâm lý :
Dạy học là phương thức tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội . Mục đích của dạy học là giúp người học lĩnh hội nền văn hoá xã hội , hình thành và phát triển nhân cách
dạy học gồm 2 hoạt động cơ bản : Hoạt động dạy và hoạt động học.
*Hoạt động dạy : Là hoạt động tổ chức và điều khiển hoạt động học của người học , nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức ccủa nền văn hoá xã hội , hình thành và phát triển nhân cách.
* Hoạt động học : Là hoạt động đặc thù của người học, được điều khiển bởi mục đích, động cơ,tự giác lĩnh hội những tri thức , kỹ năng, kỹ xảo ,những hình thức hành vi, những dạng hoạt động nhất định.
Hai hoạt động này vừa độc lập , vừa tác động hữu cơ lẫn nhau tạo ra hai mặt của hoạt động dạy học.
Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học "lấy học sinh làm trung tâm " trong giảng dạy môn td ở các trường thpt I./ những vấn đề chung : Dạy học " Lấy học sinh làm trung tâm " đã có khởi nguồn từ thời cổ đại: ở phương tâycó Xôcơrat,ở phương đông có Khổng tử. Thời phục hưng nhiều nhà giáo dục có tiến bộ đã nêu lên tư tưởng phải quan tâm đến học và chú ý phát huy tính tích cực,độc lập của học sinh trong quá trình dạy học . Những năm gần đây trước những yêu cầu đổi mới của giáo dục quan điểm dạy học " Lấy học sinh làm trung tâm " lại càng được quan tâm hơn . 1/. Cơ sở tâm lý : Dạy học là phương thức tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội . Mục đích của dạy học là giúp người học lĩnh hội nền văn hoá xã hội , hình thành và phát triển nhân cách dạy học gồm 2 hoạt động cơ bản : Hoạt động dạy và hoạt động học. *Hoạt động dạy : Là hoạt động tổ chức và điều khiển hoạt động học của người học , nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức ccủa nền văn hoá xã hội , hình thành và phát triển nhân cách. * Hoạt động học : Là hoạt động đặc thù của người học, được điều khiển bởi mục đích, động cơ,tự giác lĩnh hội những tri thức , kỹ năng, kỹ xảo ,những hình thức hành vi, những dạng hoạt động nhất định. Hai hoạt động này vừa độc lập , vừa tác động hữu cơ lẫn nhau tạo ra hai mặt của hoạt động dạy học. 2/. Cơ sở lí luận : Dạy học thực chất là quá trình tổ chức nhận thức cho người học . Mọi hoạt động dạy học chỉ có kết quả khi người học ý thức được mục đích học tập một cách tự giác, tích cực. Học tập với sự lỗ lực tối đa về trí tuệ và thể lực , tự điều chỉnh và điều khiển hoạt động học tập của mình một cách tối ưu nhất . 3/. Cơ sở thực tiễn : Do sự phát triển không ngừng của xã hội về mọi mặt , đòi hỏi con người muốn tồn tại và phát triển trong xã hội đó thì phải năng động , tự chủ , sáng tạo , tích cực học tập để có thể thực sự làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục phải hướng đến quá trình bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất và năng lực đó . Muốn vậy việc dạy học phải lấy học sinh làm hạt nhân , làm trung tâm trong mọi hoạt động giáo dục để đáp ứng với yêu cầu của xã hội đặt ra trong giai đoạn mới. 4/.Bản chất : Dạy học phải hướng vào người học,đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học a/. Hướng vào người học : - Nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. - Hướng vào nhu cầu nguyện vọng của người học. - Đặt quyền lợi của người học lên trên hết. - Phát triển mọi khả năng tiềm lực của người học. b /. Đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học : - Mọi hoạt động dạy học đều hướng đến người học. - Coi trọng vị trí người học, học sinh phải là chủ thể nhận thức, quyết định chất lượng học tập ,chất lượng dạy học. - Tạo điều kiện tối đa để học sinh học tập tốt. - Tổ chức cho học sinh học tập một cách tích cực , tự giác , độc lập sáng tạo. II /. vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học " Lấy học sinh làm trung tâm "trong giảng dạy môn thể dục ở các trường thpt 1/. Những yêu cầu cần thực hiện trong một tiết lên lớp : a/. Mục tiêu dạy học : Nhằm vào mục tiêu,yêu cầu của bài học chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội " Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ", rèn luyện tinh thần và thể chất ,phẩm chất đạo đức tốt , tính tổ chức kỷ luật cao ,rèn luyện tác phong nhanh nhẹn , tinh thần đồng đội và tinh thần trách nhiệm trong công việc. b/. Nội dung dạy học : Chú trọng những tiết thực hành luyện tập nhằm phát triển các tố chất thể lực góp phần củng cố và tăng cường sức khoẻ nâng cao năng lực làm việc trí óc và thể lực cho học sinh. Kết hợp với những trò chơi mang tính tập thể, sự đa dạng phong phú ,thực tiễn gây cuốn hút học sinh muốn tìm tòi , học hỏi từ đó dẫn đến bản thân tự trao đổi và chủ động trong các hoạt động . c/. Phương pháp , hình thức tổ chức dạy học : Sử dụng các phương pháp tối ưu thích nghi với điều kiện ở mỗi trường , mỗi lớp học ,mỗi đối tượng ,mỗi nội dung lên lớp . Coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học tự luyện tập ở nhà, phát huy tính tích cực tự giáccủa học sinh về 2 mặt ( Nắm vững kỹ thuật động tác và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo động tác ) Người thầy giáo cần phải tổ chức ,bồi dưỡng tốt đội ngũ cán sự bộ môn ,thường xuyên thay đổi các động tác khởi động , trò chơi , các bài tập bổ trợ nhằm kích thích các em hứng thú tập luyện. Đặc biệt chú ý đến tính sáng tạo của học sinh, có biện pháp sửa sai và nâng cao thành tích hợp lý. Trong giờ thực hành lớp học phải được bố trí linh hoạt phù hợp với nội dung bài giảng kết hợp với điều kiện thời tiết, dụng cụ sân bãi ,tạo điều kiện cho đối tượng tiếp thu tốt các nội dung dạy học. d/. Đánh giá : Giáo viên chịu trách nhiệm đánh giá kết quả học tập của học sinh, tuy nhiên cần phải kết hợp cho học sinh tự đánh giá, và học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Nội dung đánh giá chú trọng đến các mặt kĩ thuật , kĩ năng , kĩ xảo động tác. 2/. Đối với người dạy : Điều đầu tiên muốn nói đến là phải hết sức tâm huyết, nhiệt tình với nghề , đam mê chuyên môn,vận dụng đồng thời nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt, luôn nâng cao nghiệp vụ tay nghề ,chủ động biên soạn giáo án phù hợp với đối tượng gây sự cuốn hút ,chú ý ,tìm tòi ,ham luyện tập ,rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh. 3/. Đối với người học : Cần phải xác định rõ lợi ích của việc rèn luyện thể chất trong nhà trường phổ thông ,từ đó tham gia luyện tập , tự luyện tập một cách tích cực, nhiệt tình và khoa học nhằm nâng cao trí tuệ và phát triển thể lực để trở thành con người phát triển toàn diện hơn. III/ Kết luận : Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện .Thể dục là một biện pháp tích cực tác động nhiều tới sức khoẻ cho học sinh nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho việc rèn luyện thân thể , bồi dưỡng đạo đức tác phong, tính kỷ luật cao trong học tập và thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trao dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình. luôn trăn trở tìm ra và vận dụng các phương pháp soạn giảng phù hợp, khắc phục khó khăn để đưa chất lượng GDTC ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường, trí tuệ minh mẫn để tiếp tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày càng vững mạnh. Trên đây là một số vấn đề bàn về việc vận dụng đổi mới phương pháp trong giảng dạy một giờ thể dục ở trường THPT . Tuy nhiên sẽ còn nhiều vấn đề mà tôi còn chưa cập nhật được hết và còn nhiều điểm hạn chế khác . Kính mong các bạn đồng nghiệp tham gia góp ý Tôi xin chân thành cám ơn Hưng Hà ngày 15 tháng 05. năm 2015 Vũ Đình Vân Giáo viên Thể dục Trường THPT Bắc Duyên Hà _ Thái Bình
File đính kèm:
- SKKN_VAN_BDH2015.doc