Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề "Nước xung quanh chúng ta" môn Hóa học Lớp 8

- Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và mô hình dạy học hiện đại, nó là một trong nhiều chiến lược dạy học cụ thể hoá của mô hình dạy-tự học và quan điểm “lấy người học làm trung tâm”. GV không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ tri thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

- Dạy học theo chủ đề là một trong các mô hình dạy học có khả năng đáp ứng được mục tiêu giáo dục của thời kì đổi mới. Mô hình dạy học mới này thay thế cho mô hình dạy học truyền thống bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính chất tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung được tích hợp thành những chủ đề mang tính thực tiễn.

- Dạy học theo chủ đề ở cấp THCS là sự cố gắng tăng cường sự tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều, là sự tích hợp vào nội dung học những ứng dụng kỹ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn.

 

doc35 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề "Nước xung quanh chúng ta" môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng thái, màu sắc, mùi vị, khả năng hòa tan các chất của nước, nước có khả năng phản ứng với những chất nào?
- Nước có tính chất gì mà chúng ta vẫn thường nghe nói: “nước chảy đá mòn”? 
- Giải thích tại sao khi lấy nước từ vòi nước sinh hoạt thì nước rất trong không có cặn, nhưng khi đun nước lâu ngày thấy trong ấm đun nước có cặn và lớp cặn đó ngày càng dày lên?
- Theo em nước có thể hòa tan được chất rắn, chất lỏng hay chất khí?
- Giải thích hiện tượng tạo thành thạch nhũ trong hang động?
Nhóm 2: Tiểu chủ đề 2. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất.
- Đối với con người:
+ Đối với nhu cầu sống.
+ Đối với sinh hoạt, nghỉ nghơi, giải trí.
- Đối với động vật, thực vật.
- Đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản.
Nhóm 3: Tiểu chủ đề 3. Tác hại của ô nhiễm nguồn nước.
a) Ô nhiễm nguồn nước là gì?
b) Tác hại:
- Đối với con người.
- Đối với động vật, thực vật.
- Đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản.
Nhóm 4: Tiểu chủ đề 4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và một số giải pháp làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước.
a) Nguyên nhân chủ quan:
+ Các hoạt động sống và sản xuất của con người.
b) Nguyên nhân khách quan:
+ Do tự nhiên: động đất, núi lửa...
c) Giải pháp:
+ Giảm nguồn nước thải.
+ Ý thức cộng đồng.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Quy hoạch khu công nghiệp.
Tiểu chủ đề 5: Thực trạng nguồn nước ở quận Long Biên nói chung và phường nơi em ở nói riêng. Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước. Học sinh trường THCS phải làm gì để góp phần làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước ở địa phương. 
Thực trạng nguồn nước ở quận Long Biên nói chung và phường nơi em ở nói riêng:
+ Đặc điểm dân cư, dân số, vị trí địa lí, của phường.
+ Nguồn nước sinh hoạt lấy từ đâu? Chất lượng nước có tốt không?
+ Hệ thống nước thải sinh hoạt được xử lí như thế nào?
+ Hệ thống hồ sinh thái của phường được xây dựng và sử dụng như thế nào?
- Người dân ở Phường nơi em ở đã làm gì để bảo vệ nguồn nước:
+ Các cấp lãnh đạo Phường đã có những biện pháp gì?
+ Nhân dân phường đã có những biện pháp gì?
+ Là một học sinh em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ nguồn nước?
2. Giáo viên và học sinh các nhóm cùng xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác và nơi có thể tìm kiếm các nguồn tài liệu để thực hiện chủ đề: thư viện (sách, báo, tạp chí), Internet, thực tế trong cộng đồng.... Nguồn tài liệu sẽ được bổ sung trong quá trình thực hiện chủ đề. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu... Với tài liệu sách, báo in cần ghi rõ: Tên, tác giả, nơi xuất bản và năm xuất bản của tài liệu. Lưu ý với tài liệu khai thác trên Internet cần ghi rõ ngày của bài báo...
3. Lập kế hoạch: 
a. Học sinh thảo luận lập kế hoạch thực hiện chủ đề. 
b. Sau khi xây dựng được qui mô nghiên cứu, học sinh thảo luận xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm gì và thời gian hoàn thành, xác định phương tiện và sản phẩm theo mẫu:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Tên chủ đề: .......
Nhóm: ....
Tên thành viên:
Nhiệm vụ:
Phương tiện:
Thời hạn hoàn thành:
Dự kiến sản phẩm: 
Tiết 2: Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm thực hiện các tiểu chủ đề đã được phân công
* Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kế hoạch thực hiện của nhóm, các nhóm khác và giáo viên bổ sung ý kiến, học sinh chỉnh sửa và hoàn thiện kế hoạch.
* Học sinh tiến hành thực hiện chủ đề ( 1tuần)
a. Thu thập thông tin: Học sinh tiến hành thu thập các thông tin theo nhiệm vụ được giao đảm bảo mục tiêu của chủ đề: từ sách báo, tranh ảnh, internet hoặc làm thực nghiệm. 
b. Xử lí thông tin: Các thông tin thu thập được tiến hành xử lí, có thể sử, các tranh ảnh được chọn lọc, bình luận; các số liệu được so sánh, bình luận, giải thích. Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ. Trong qua trình xử lí thông tin, các nhóm đã tiến hành xin ý kiến giáo viên nhờ đó các nhóm được giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng đi của chủ đề.
c. Xây dựng sản phẩm: Tập hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm
cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau.
Tiết 3+4:Giới thiệu sản phẩm trước lớp
- Nhóm trưởng các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung.
- Các nhóm khác theo dõi nội dung và đặt câu hỏi thảo luận làm rõ hơn vấn đề cần tìm hiểu.
- GV chính xác hóa các nội dung và khắc sâu kiến thức cốt lõi.
+ Nhóm 1 thực hiện tiểu chủ đề 1: Trình bày dưới dạng đoạn phim.
+ Nhóm 2 thực hiện tiểu chủ đề 2: Trình bày bằng cách trình chiếu Powerpoint.
+ Nhóm 3 thực hiện tiểu chủ đề 3: Trình bày bằng cách làm đoạn phim.
+ Nhóm 4 thực hiện tiểu chủ đề 4: Trình bày bằng cách làm phim tư liệu.
Tiết 5: Đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
- GV phát phiếu đánh giá cho các nhóm yêu cầu: 
+ Nhóm 1 đánh giá nhóm 2
+ Nhóm 2 đánh giá nhóm 3.
+ Nhóm 3 đánh giá nhóm 4.
+ Nhóm 4 đánh giá nhóm 1.
- Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và trình bày của từng nhóm về:
+ Năng lực thu thập và xử lí thông tin của học sinh. 
+ Năng lực giao tiếp, biểu đạt; năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác thông qua các hoạt động nhóm, thực hiện chủ đề...
- Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm được tự đánh giá các thành viên trong nhóm về quá trình, kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm mình.
GV dựa trên sự đánh giá của các nhóm để cho điểm mỗi nhóm.
- Các nhóm đánh giá nhóm khác theo sự phân công của giáo viên bằng cách hoàn thành phiếu đánh giá.
- Các nhóm dựa trên số điểm mà GV đánh giá nhóm mình, căn cứ vào sự nhiệt tình làm việc và hiệu quả làm việc của mỗi thành viên trong nhóm để đánh giá điểm cho các thành viên trong nhóm và báo cáo lại với giáo viên.
10. Tổng kết chủ đề
 Sau khi các nhóm báo cáo xong về phần tìm hiểu của nhóm mình GV sẽ chốt kiến thức và tổng hợp lại nội dung của chủ đề học tập.
 VD: Với chủ đề: “Nước xung quanh chúng ta”
TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
1. Thành phần và tính chất của nước.
a) Thành phần:
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi chúng hóa hợp với nhau.
+ Theo tỉ lệ về thể tích là 2 phần khí H2 và 1 phần khí O2
+Theo tỉ lệ khối lượng là: 1 phần H2 và 8 phần O2 
- CTHH của nước là: H2O
a) Tính chất vật lí
- Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hóa rắn ở 0oC, khối lượng riêng D = 1 g/ml.
- Khi càng lên cao áp suất tăng thì nhiệt độ sôi của nước càng giảm.
- Nước hòa tan được nhiều chất: rắn, lỏng, khí.
c) Tính chất hóa học:
* Tác dụng với kim loại
- Ở nhiệt độ thường: Nước tác dụng với các kim loại mạnh: Na, K, Ca, Ba → dung dịch bazơ + khí H2
 VD: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 
- Ở nhiệt độ cao: Nước tác dụng với một số kim loại khác: Al, Fe..
 VD: 
* Tác dụng với oxit 
- Tác dụng với một số oxit bazơ → dung dịch bazơ
 VD: CaO + H2O à Ca(OH)2 (bazơ).
Þ Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
- Tác dụng với oxit axit → dung dịch axit 
 VD: P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 (axit).
Þ Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
Chú ý: SiO2 không tác dụng với nước.
2. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất.
a) Đối với con người.
- Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi 
vào cơ thể. 
- Là chất bôi trơn.
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Vệ sinh thân thể, vui chơi, giải trí.
- Khi bị mất nước:
+ Khi bị mất nước nhẹ: bạn sẽ tiết ra ít nước bọt hơn đồng thời bị giảm lượng nước tiểu thải ra cũng như nước tiểu lúc này có màu sắc kì lạ, mùi khó chịu.
+ Khi bị mất nước nặng hơn một chút: miệng bạn sẽ bị khô, khó đi tiểu hơn, mắt cũng khô và trũng sâu xuống và nhịp tim bạn đập nhanh bất thường. 
+ Khi đã bị mất nước nặng: bạn không thể đi tiểu được nữa, thấy ảo giác, bực tức, nôn mửa và tiêu chảy. Cuối cùng, giai đoạn cuối cùng của thiếu nước là shock, da chuyển sang lạnh và có màu xám xanh.
b) Đối với thực vật, động vật.
- Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết 
các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất.
- Đối với động vật nước là nhu cầu không thể thiếu đối với hoạt động sống, là môi trường sống của một số loài động vật sống ở nước.
c) Trong sản xuất .
- Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy- hải sản.
VD : Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước...
+ Là môi trường sống của các loài sống ở nước.
+ Làm đá phục vụ cuộc sống và sử dụng trong việc bảo quản, chế biến thực phẩm.
+ Sản xuất điện năng.
+ Giao thông vận tải: đường sông, đường biển.
3. Ô nhiễm nguồn nước và tác hại của ô nhiễm nguồn nước.
a) Khái niệm.
- Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã. 
b) Tác hại.
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của con người: làm gia tăng các bệnh ngoài da, ung thư, dịch bệnh...: đã xuất hiện những làng ung thư do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: hạn hán, lũ lụt, cây bị nhiễm độc không phát triển được.
- Ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp: Thiếu nước sạch để sản xuất công nghiệp.
- Ảnh hưởng tới ngành nuôi trồng thủy- hải sản: môi trường nuôi trồng bị ô nhiễm làm cá, tôm mắc bệnh và chết.
- Ảnh hưởng đến cân bằng hệ sinh thái: gây mất cân bằng hệ sinh thái: động vật, thực vật bị chết do nguồn nước bị ô nhiễm.
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và một số giải pháp làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước.
a) Nguyên nhân gây ô nhiễm 
* Nguyên nhân khách quan:
+ Động đất.
+ Núi lửa.
+ Cháy rừng
+ Mưa axit 
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Nước thải công nghiệp.
+ Nước thải sinh hoạt: vệ sinh cá nhân.
+ Sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Vứt rác bừa bãi.
 + Khai thác dầu mỏ, sự cố tràn dầu trên biển.
 + Khai thác khoáng sản trái phép: đãi vàng....
 + Ý thức khai thác và sử dụng nguồn nước của con người.
* Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
 + Các ion vô cơ bị hòa tan: Na+, K+, Cl-, SO42-....
 + Các chất dinh dưỡng : N, P...
 + Các kim loại nặng: Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn...
 + Các chất hữu cơ.
 + Dầu mỡ.
 + Các vi sinh vật gây bệnh.
b) Các giải pháp làm giảm ô nhiễm nguồn nước
Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường.
 Xây dựng khu công nghiệp ở xa khu dân cư.
 Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
Trồng rừng và bảo vệ rừng.
Trồng các cây có khả năng xử lí nguồn nước.
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Chôn lấp đốt rác một cách khoa học.
 Tuyên truyền để nâng cao ý thức mọi người cùng bảo vệ môi trường nước.
Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền về bảo vệ nguồn nước.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, xử phạt nghiêm khắc các cơ quan, tổ chức có ý vi phạm..
5. Thực trạng nguồn nước ở quận Long Biên nói chung và phường nơi em ở nói riêng. Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước. Học sinh trường THCS phải làm gì để góp phần làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước ở địa phương. 
a) Thực trạng nguồn nước ở quận Long Biên nói chung và phường nói riêng.
* Đối với quận Long Biên
- Có nhiều ao, hồ bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Ví dụ: con kênh ở gần savico Long Biên, hồ ở gần trường THCS Sài Đồng, khu vực xóm nổi ở Sông Hồng thuộc địa phận quận Long Biên....
Một số hồ bị ô nhiễm ở quận Long Biên
- Nguồn nước sinh hoạt được chủ yếu được lấy từ nhà máy nước sạch số 2 Hà Nội.
* Đối với phường 
- Phường Bồ Đề được thành lập từ năm 2004. Hiện nay trên địa bàn phường có 30 tổ dân phố với 6996 hộ gia đình và 26579 nhân khẩu.
- Đặc điểm dân cư là từ nhiều nơi khác chuyển đến.
→ Do mật độ dân số đông, dân cư đến từ nhiều nơi khác nhau nên vấn đề nước thải sinh hoạt rất phức tạp.
Nguồn nước sinh hoạt được lấy từ nhà máy nước sạch số 2 Hà Nội nhưng chất lượng nước chưa được đảm bảo: nước đun lên vẫn còn rất nhiều cặn, nước để lâu vẫn có váng màu vàng bám vào các đồ dùng đựng nước.
Xung quanh phường Bồ Đề không có nhà máy, khu công nghiệp sản xuất nên không có nước thải công nghiệp thải ra môi trường.
b) Giải pháp làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước.
* Đối với chính quyền địa phương
- Xây dựng hệ thống cống thoát nước thải sinh hoạt hợp lí, toàn bộ nước thải sinh hoạt được đưa vào nhà máy xử lí nước thải.
- Xây dựng và bảo vệ các hồ sinh thái: trên địa bàn phường có 3 hồ sinh thái, 3 hồ này đã được cải tạo, xây dựng, và duy trì không cho nguồn nước thải sinh hoạt chảy xuống các hồ này, do vậy mà các hồ này là nơi để người dân vui chơi, giải trí.
- Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước nói riêng.
Một số hồ sinh thái ở phường
* Đối với người dân phường 
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
- Người dân đã tự trang bị cho gia đình mình hệ thống bể lọc nước, hay máy lọc nước để cải thiện chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
 Hệ thống bể lọc nước Máy lọc nước
* Đối với học sinh trường THCS
Trồng cây xung quanh trường và nơi ở của gia đình.
Tuyên truyền mọi người hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Chôn lấp đốt rác một cách khoa học, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh lớp, trường sạch sẽ.
Sử dụng tiết kiệm nước sạch, tiết kiệm điện.
Tuyên truyền khuyến khích mọi người xung quanh tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền về bảo vệ nguồn nước.
Tuyên truyền để nâng cao ý thức mọi người xung quanh cùng bảo vệ môi trường nước.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường.
Học sinh trường THCS trồng cây tạo khung cảnh trường Xanh- Sạch- Đẹp
Học sinh vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước
II. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
1. Kết quả điều tra học sinh 
	Chúng tôi đã thu được 52 phiếu phản hồi của Học sinh từ lớp dạy 8A, 8B của trường THCS đã tiến hành thực nghiệm. Kết quả như sau:
Bảng 3.1
Ý kiến của Học sinh về giờ học dạy học tích hợp
Số Học sinh 
Tỉ lệ %
Rất thích
38
73,08%
Thích
8
15,38%
Bình thường
6
11,54%
Không thích
0
0
Kết quả thu được về lí do sở thích của phương pháp học này, đa số các em học sinh đều cho rằng phương pháp này rất hay, bổ ích, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp cho các em được tranh luận, thảo luận và rèn khả năng nói trước đám đông.
2. Kết quả của bài kiểm tra của chương dạy thực nghiệm
Sau khi kết thúc bài lên lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
Các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10.
Kết quả bài kiểm tra 45 phút sau khi dạy chủ đề “Nước xung quanh chúng ta”.
Bảng 3.2. Phân loại kết quả học tập của Học sinh 
Phân loại kết quả học tập của Học sinh (%)
Yếu kém
(0-4 điểm)
Trung bình
(5,6 điểm)
Khá
(7,8 điểm)
Giỏi
(9,10 điểm)
Trước khi dạy tích hợp
1,19 %
21,43 %
54,54 %
14,29 %
Sau khi dạy tích hợp
0,00 %
12,20 %
63,10 %
29,27 %
3. Phân tích kết quả thực nghiệm.
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện:
Tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp đối chứng; Ngược lại tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp đối chứng (Bảng 3.2)
Như vậy, phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của học sinh, góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, trung bình và tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.
PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
 Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện thành công nhiệm vụ đề ra là nghiên cứu và áp dụng dạy học tích hợp với chủ đề: “ Nước xung quanh chúng ta”- môn hóa học lớp 8. Chúng tôi nhận thấy với các nội dung kiến thức có tiềm năng dạy học tích hợp liên môn mà thực hiện dạy học tích hợp liên môn hợp lý thì:
a. Kết quả học tập của học sinh đạt được là cao:
- Bằng những quan sát định tính chúng tôi thấy ở các tiết dạy tích hợp liên môn các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm.
- Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy trình logic của sự nhận thức: Các em được quan sát, trải nghiệm thực tế rồi tự rút ra kiến thức => Hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu.
- Các kiến mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể => Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học => Tạo động lực cho học Hóa học toàn diện các môn, tránh xu hướng  học lệch ở các em.
- Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo
b. Năng lực dạy học tích hợp liên môn của giáo viên được nâng cao:
-  Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên môn.
- Giáo viên các môn “liên quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về các kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức các hoạt động dạy học => Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi tổ chức các hoạt động dạy học và lựa chọn được phương pháp tối ưu.
- Tận dụng được sức mạnh của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.
2. Kiến nghị
          Việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn vào dạy học ở môn Hóa học là có hiệu quả đã góp phần nâng cao một bước chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông. Những định hướng và giải pháp chúng tôi đề ra trong báo cáo là khả thi và có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau:
 1. Đối với tổ, nhóm chuyên môn tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng tích hợp dạy học liên môn bằng việc xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp để dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội dung và phương pháp tổ chức.
2. Bộ và các Sở giáo dục và đào tạo vận dụng quan điểm tích hợp vào xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng giáo viên theo hướng nâng cao năng lực dạy học tích hợp liên môn bằng việc kết hợp tổ chức hội thảo với việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên và thi giáo viên giỏi theo chủ đề dạy học tích hợp liên môn nhằm giảm tải cho Sở, trường, giáo viên phải tổ chức, tham gia nhiều hoạt động nhưng vẫn xác định và bồi dưỡng được các năng lực dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên có chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. Đồng thời tăng cường tổ chức cho học sinh thi về vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.
3. Các trường đại học sư phạm phải xác định năng lực dạy học tích hợp cần đào tạo cho sinh viên sư phạm, trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giảng viên, xây dựng khung chương trình chi tiết cho việc đào tạo sinh viên sư phạm theo hướng nâng cao năng lực dạy học tích hợp liên môn.
4. Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng khung chương trình theo hướng dạy học tích hợp liên môn ở tất các môn học một cách đồng bộ, logic để tránh sự chồng chéo, biệt lập về kiến thức các môn.
Trên đây là một vài ý kiến, quan điểm của tôi. Có thể những nhận xét, đánh giá, quan điểm trên còn mang tính địa phương cao, chưa phù hợp với quan điểm, đối tượng dạy học ở các địa phương khác. Chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của tất cả các đồng chí đồng thời cũng mong các đồng chí tích cực vận dụng sáng tạo, có hiệu quả không phải chỉ ở môn hóa học mà ở tất cả môn học trong nhà trường.

File đính kèm:

  • docVận dụng dạy học tích hợp với chủ đề “Nước xung quanh chúng ta”- môn Hóa học lớp 8.doc
Sáng Kiến Liên Quan