Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với Chuyên đề các quốc gia cổ đại trên thế giới

1. Cơ sở lý luận

Chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử THPT hiện hành đang xây dựng

theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng, do đó không tránh khỏi những

nội dung có sự trùng lặp nhau, nhiều chương bài có những nội dung lặp lại, dẫn

đến việc khi GV tổ chức dạy học có những nội dung trùng lặp nhau gây sự nhàm

chán, mất thời gian, kiến thức không có hệ thống, không thấy được mối quan hệ

giữa các nội dung, sự kiện với nhau, không tạo hứng thú trong học tập của HS.

Trong dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông cần xác định

những nội dung rời rạc, thiếu mối liên hệ, có những điểm tương đồng gần nhau

thành các chuyên đề dạy học nhằm khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức

dạy học hiện nay, phát huy được những ưu thế của việc tổ chức dạy học theo

chuyên đề, giúp học sinh xâu chuỗi, liên hệ, kết nối được các nội dung sự kiện lịch

sử với nhau.

2. Thực trạng

2.1. Thuận lợi - khó khăn

2.1.1. Thuận lợi

Đảm nhận công tác giảng dạy lâu năm, về cơ bản tôi đã nắm được chuẩn kiến

thức kĩ năng cần có của từng bài, từng chương, thấy được ưu điểm cũng như hạn

chế của các bài/ chương được biên soạn trong chương trình SGK, của phương pháp

dạy học truyền thống hay hiện đại, từ đó có thể định hướng lựa chọn nội dung,

phương pháp dạy học phù hợp để biên soạn chuyên đề.

Tôi được nhà trường tạo điều kiện tham gia các đợt tập huấn nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ.

Nhà trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật như phòng

học máy chiếu, tranh ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi áp dụng phương

pháp dạy học mới

pdf75 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với Chuyên đề các quốc gia cổ đại trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh kiến trúc. 
B. Ai cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp. 
C. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa. 
D. Ấn độ. Vì phải tính thuế. 
Câu 4: Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày, chia 
thành 12 tháng, các tháng lần lượt có 30, 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày? 
A. Ai Cập. B. Trung Quốc. C. Hi Lạp. D. Hi Lạp và Rô-ma. 
Câu 5: Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C? 
A. Hi Lạp. B. Ai cập. C. Rô Ma. D. Hi Lạp và Rô Ma. 
Câu 6: “Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình 
phương hai cạnh góc vuông”. Đó là định lí của ai? 
A. Ta-lét. B. Pi-ta-go. C. Ơ-clit. D. Ac-si-mét. 
Câu 7: Những công trình kiến trúc tao dáng vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng 
và thiết thực. Đó là đặc điểm nghệ thuật kiến trúc của quốc gia nào? 
A. Rô Ma. B. Hi Lạp. C. Ai Cập. D. Trung Quốc. 
 * Câu hỏi tự luận 
Câu 1: Tại sao văn minh cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn nhưng phát 
triển cao hơn văn minh cổ đại phương Đông? 
Câu 2: Lập bảng thống kê những thành tựu văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. 
Nội dung Thành tựu 
 3. Gợi ý sản phẩm 
 * Trắc nghiệm 
 60 
1a 2b 3c 4d 5a 6b 7a 
 * Tự luận 
Câu 1: Tại sao văn minh...... cao hơn văn hóa cổ đại phương Đông? 
 - Thời gian hình thành muộn hơn hàng nghìn năm do đó đã tiếp thu, kế thừa 
thành tựu văn minh phương Đông. 
 - Do điều kiện tự nhiên: Là cầu nối giao lưu giữa các vùng, sự tiếp xúc với 
biển tạo cơ sở cho cư dân Hy lạp, Rô ma phát triển văn hóa lên những bước sáng 
tạo hơn. 
 - Sự phát triển cao hơn về kinh tế: Cơ sở kỉ thuật, đồ sắt; do nhu cầu của kinh 
tế công thương nghiệp và hàng hải, đặt ra yêu cầu phát triển những tri thức khoa 
học 
 - Sự tiến bộ của xã hội- chính trị (thể chế dân chủ) hơn phương Đông kích 
thích sự sáng tạo, đem lại giá trị nhân văn, thực hiện nội dung văn hóa 
 Nhờ những điều kiện đó cư dân Hy Lạp, Rô-ma đã sáng tạo ra nền văn minh 
cao hơn thời kì trước. 
Câu 2: Lập bảng thống kê những thành tựu văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma. 
Nội dung Thành tựu 
Lịch 
Tính 1 năm có 365 ngày và ¼, định ra lần lượt 1 tháng có 30, 31 
ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. 
Chữ viết Phát minh hệ thống chữ cái ABC (26 chữ) và chữ số La Mã. 
Sự ra đời 
của khoa 
học 
- Chủ yếu lĩnh vực: Toán, Lý, Sử, Địa. 
- Những hiểu biết khoa học đến lúc này mới thực sự trở thành khoa 
học vì có độ chính xác cao, khái quát thành định lý, định đề, được 
thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho 
ngành khoa học đó. 
Văn học 
- Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: tiểu 
thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch.. 
- Một số tác phẩm và nhà văn nhà thơ nổi tiếng: Ilíat và Ôđixê, 
Xôphốclơ, Et xin. 
Nghệ 
thuật 
 Nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực và tính dân tộc. 
 Kiến trúc: Đền Páctênông, đấu trường Rôma 
 Điêu khắc: Người lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần Atêna, 
tượng thần Dớt 
 61 
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG. 
1. Mục tiêu 
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những 
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: 
- Sự thừa kế từ những thành tựu văn hóa cổ đại Hi Lạp – Rôma của nhân loại 
ngày nay. 
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học như: Nội dung các tác phẩm 
văn học, nguồn gốc ra đời Thế vận hội Olimpic ngày nay, lịch sử cuộc chiến tranh 
Hi Lạp – Ba Tư... 
- HS tự sưu tầm các tư liệu, hình ảnh liên quan tới bài học. 
2. Phương thức 
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà theo nhóm 
hoặc cá nhân): 
Câu 1: Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “văn hóa cổ đại phương Đông và Địa 
 Trung Hải mang đậm dấu ấn của điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội 
của khu vực đó”. 
Câu 2: Ngày nay nhân loại còn kế thừa được những thành tựu văn hóa nào 
của thời cổ đại? 
Câu 3: Tìm hiểu tài liệu viết 1 bài ngắn về Vạn Lí Trường. Kể tên 1 số nước 
ngày nay còn sử dụng chữ tượng hình. 
- HS tiếp nhân nhiệm vụ (về nhà thực hiện hôm sau báo cáo) 
- GV đánh giá sản phẩm của HS: Nhận xét, tuyên dương, khen ngợi 
3. Gợi ý sản phẩm 
Câu 1: Làm sáng tỏ nhận định 
- Văn hóa mang đậm dấu ấn của điều kiện tự nhiên: 
+ Ở Ai cập có nhiều dãy núi đá gần sông Nin dễ dàng vận chuyển nên Kim tự 
tháp được xây bằng đá. 
+ Người Ai Cập viết chữ trên đá, giấy vỏ cây Pa-pi-rút, người Lưỡng hà viết 
trên đất sét, người Trung Quốc viết trên thẻ tre, mai rùa.... 
- Văn hóa mang dấu ấn của yếu tố kinh tế: 
+ Ở phương Đông, do nhu cầu của nông nghiệp thủy lợi nên Lịch và Thiên 
văn là những thành tựu văn hóa ra đời sớm. 
+ Người Ai Cập do tính toán đo đạc ruộng đất và xây dựng các cồng trình nên 
họ giỏi về hình học. 
 62 
+ Người Lưỡng Hà do thường xuyên tính toán nên giỏi về số học. 
+ Người Hy Lạp, Rô- ma, nhờ kinh tế phát triển nên văn hóa có điều kiện phát 
triển cao hơn. 
- Văn hóa mang dấu ấn yếu tố chính trị: 
+ Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông tạo điều kiện cho sự ra đời của các 
công trình kiến trúc đồ sộ thể hiện uy quyền của nhà vua. 
+ Chế độ dân chủ chủ nô ở Hy Lạp và Rô ma không có sự tập trung quyền lực 
nhưng các tầng lớp trong xã hội (trừ nô lệ) đều có quyền sáng tạo nghệ thuật. 
 - Văn hóa mang dấu ấn của yếu tố xã hội: 
 + Ở Hy lạp và Rô-ma nô lệ là lực lượng lao động chủ yếu, họ làm mọi việc để 
nuôi sống xã hội, dân tự do sống nhàn rỗi, coi khinh lao động, có thời gian, điều 
kiện để sáng tạo văn hóa. 
 + Ở phương Đông nông dân là lực lượng lao động chính nuôi sống xã hội. Họ 
là những người góp của, góp công để xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ 
sộ. 
Câu 2: Những giá trị văn hóa của các quốc gia cổ đại được nhân loại kế thừa: 
 - Lịch: Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, 
người Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 
ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, làm nền tảng cho những hiểu biết ngày nay. 
 - Chữ viết: Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C ra đời, ban đầu gồm 20 
chữ, sau thêm 6 chữ. Họ cũng có hệ chữ số La Mã dùng để đánh số. 
 - Chữ số, đặc biệt là chữ số 0. 
 - Có thể nói, từ những sự sáng tạo này, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày 
nay được sử dụng chung cho cả thế giới, trên tất cả những lĩnh vực kinh tế, chính 
trị, khoa học, nghệ thuật mang mọi nền văn hóa của các quốc gia xích lại gần 
nhau hơn. Đây là những phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại. 
 - Khoa học: Những thành tựu trên các lĩnh vực: Toán học, Vật lý, Lịch sử, 
Địa lí với những định lí, định đề có giái trị khái quát cao đã làm nền tảng cho 
hiểu biết và phát triển của khoa học ngày nay. 
 - Văn học: Những tác phẩm văn học, thần thoại, sử thi, truyện dân gian cổ đại 
có giá trị cao, là nguồn cảm hứng, là nền tảng để văn học Tây Âu phát triển rực rỡ, 
đặc biệt là thời kì văn hóa Phục hưng, để lại nhiều tác phẩm giá trị cho nền văn học 
thế giới. Các tác giả như Đantê, Bôcaixô, Pêtêraca, Xécvantec, Sêchxpia với 
những tác phẩm bất hủ của ḿnh, có sức sống mạnh mẽ, vượt thời đại, đều có sự kế 
thừa to lớn từ thành tựu văn minh phương Tây cổ đại. 
 - Nghệ thuật: Kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Văn minh Hi – La được xem là 
nền tảng, là cơ sở của văn minh Tây Âu – châu Âu cận hiện đại, có thể nói nếu 
 63 
không có những thành tựu của văn minh Hi – La cổ đại thị không thể có văn minh 
Tây Âu trung đại và châu Âu ngày nay. Trên nền tảng của văn minh Hi – La, nghệ 
thuật Phục hung đã kế thừa và phát triển rực rỡ, để lại những giá trị và thành tựu 
đặc sắc, đưa nghệ thuật Tây Âu lên tầm và giá trị thời đại. 
 - Giáo dục: Ngay trong thời cổ đại, những con người năng động, tích cực của 
phương Tây đã tạo ra một nền giáo dục hết sức tiến bộ lẫn nội dung giảng dạy. Sự 
vượt trội về tư duy và phương pháp giáo dục ngay từ buổi đầu đã tạo một nền tảng 
khá vững chắc cho sự phát triển của giáo dục Tây Âu sau này. Điều này rất dễ lí 
giải cho sự tiến bộ vượt bậc và hiệu quả nền giáo dục phương Tây hiện nay. Hầu 
hết những trường đại học trung đại hiện nay đều trở thành những trường đại học 
danh tiếng của thế giới, nơi đào tạo những con người với bộ óc tuyệt vời cho mọi 
quốc gia. Các nước có nền giáo dục phát triển hiện nay đều tiếp nhận nền giáo dục 
tiên tiến của phương Tây. 
Câu 3: Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là Thành dài vạn lý, là bức tường 
thành nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 
Trước Công Nguyên. Bức tường thành đầu tiên được xây dựng với mục đích bảo 
vệ người Trung hoa trước những cuộc tấn công của người Hung Nô và Mông Cổ, 
người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng đất hiện thuộc Mông 
Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5, nhưng 
nổi tiếng nhất là đoạn tường thành được xây dựng từ năm 220 TCN đến năm 200 
TCN dưới thời Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Tuy nhiên 
trường thành hiện nay lại được xây dựng chủ yếu dưới thời nhà Minh, những đoạn 
tường cũ hiện chỉ còn sót lại ít di tích.Theo một nghiên cứu sơ bộ công bố năm 
2009, độ dài của trường thành khoảng 8.850km. Nhưng theo số liệu mới công bố 
thì Vạn Lý Trường Thành dài 21.196km. Chiều cao trung bình của trường thành là 
7m, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt 
đầu từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải kéo dài đến Lop Nur thuộc Khu tự trị 
người Ngỗ Nhĩ tại Tân Cương. 
 64 
 Vạn Lý Trường Thành được xây dựng qua nhiều triều đại lịch sử Trung Quốc: 
 Đoạn trường thành đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thủy 
Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Thời gian 
đó người ta nối các bức tường lại với nhau bằng đất và đá. Bức trường thành này 
nằm về phía bắc và cách một đoạn xa so với bức trường thành hiện nay. Để nối các 
bức trường thành này lại với nhau, ước tính có đến 300 nghìn quân lính và không 
biết bao nhiêu tội nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ không chịu tuân lệnh đốt 
sáchđã phải lao động khổ sai trong miền núi rừng trùng điệp, mùa đông thì lạnh 
buốt, nước đóng băng, mùa hè thì không khí nóng như thiêu. 
 Bức trường thành tiếp theo được xây dựng dưới thời nhà Hán, nhà Tùy với 
cùng kiểu thiết kế như thời nhà Tần. Cũng được xây dựng từ đất đá và các tháp 
canh được dựng lên cách nhau khoảng vài dặm. 
 Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây dựng dưới thời nhà Minh. Bức 
trường thành này có 25.000 tháp canh. Cũng giống như ý tưởng đầu tiên khi xây 
dựng tường thành thời Tần Thủy Hoàng, bức trường thành này cũng được xây 
dựng với mục đích bảo vệ người dân trước sự xâm lược của người Mông Cổ, 
người ngoại bang Vạn Lý Trường Thành dưới thời nhà Minh được tính bắt đầu 
từ Sơn Hải Quan đến gần Vĩnh Bột Hải và kết thúc tại tỉnh Cam Túc giáp với biên 
giới Sa mạc Gobi. Bức trường thành kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, dài tời 
hơn 500km. Về mặt quân sự trường thành được dựng nên để phân chia ranh giới 
quốc gia và bảo vệ Trung quốc trước sự xâm lược của các quốc gia khác nhưng 
thực chất chiến lược quân sự của Trung quốc lại không diễn ra xung quanh việc 
giữ vững bức tường thành. 
 Hiện nay, rất nhiều đoạn trên tổng thể bức trường thành nổi tiếng này đã bị 
hư hại. Hầu hết chỉ có những đoạn trường thành nằm tại các tỉnh phát triển du lịch 
mới được đầu tư trùng tu, số còn lại thì bị bỏ mặc. Thậm chí có nhiều đoạn trường 
 65 
thành còn bị chính người dân địa phương phá để lấy đá làm nhà. Bên cạnh đó sự 
lan rộng của sa mạc Gobi cũng khiến các chân tường đang bị lún dần. 
 - Gv có thể kể thêm về công trình Vạn Lý Trường Thành bằng câu chuyện 
“tiếng khóc của nàng Mạnh Khương”, để HS nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công 
trình này. 
 - Một số nước ngày nay còn sử dụng chữ tượng hình: Nhật bản, Hàn Quốc. 
 - Phiếu đánh giá: Mỗi tiêu chí 2điểm 
Tiêu chí 
Nhóm 
Trình bày 
đẹp, sáng 
tạo 
Có tranh 
ảnh, hình vẽ 
minh họa 
Phong 
cách tự tin 
Ngôn ngữ 
thu hút 
người nghe 
Đảm bảo 
nội dung 
Tổng 
1 
2 
3 
4 
 4. Thực nghiệm sư phạm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
 4. 1. Thực nghiệm sư phạm 
 Qua nghiên cứu, áp dụng và hoàn thiện sáng kiến “Vận dụng dạy học theo 
định hướng phát triển năng lực người học với chủ đề các quốc gia cổ đại trên 
thế giới” (Lịch sử 10 cơ bản) tôi thu được kết quả như sau: 
 a. Kết quả dạy học trên lớp: Tôi đã tiến hành dạy, khảo sát, quan sát thực tế 
học sinh các lớp 10C1, 10C2, 10C4,10C5 – trường THPT 1-5 và khảo sát các lớp 
10C1, 10C2 – trường THPT Đông Hiếu) trong năm học 2018- 2019, thu được kết 
quả như sau: 
 - Không khí lớp học sôi động, tiết học nhẹ nhàng, khả năng suy luận của học 
sinh được phát huy tốt nhất có thể. 
 - Các em cảm thấy yêu thích hứng thú, chuẩn bị bài tốt với môn học hơn rất 
nhiều so với trước đây, qua bài học giúp các em phát triển tính tư duy, năng động 
sáng tạo nhất là đối với lớp ban xã hội. 
 - Học sinh nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc học, biết ứng dụng kiến 
thức vào thực tiễn các hoạt động ngoài giờ lên lớp, bộc lộ sở trường năng khiếu. 
 Bảng 1 – Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng (tại trường THPT 1-5) 
 Trong bài kiểm tra định kì - HKI có liên quan đến bài học kết quả như sau: 
Xếp loại 
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 
10C1 10C2 10C4 10C5 
 66 
Sĩ số:45 Sĩ số: 43 Sĩ số: 42 Sĩ số:39 
SL % SL % SL % SL % 
Giỏi (9-10 điểm) 12 26,7 10 23,3 0 0 1 2,6 
Khá (7- 8 điểm) 32 71,1 30 69,8 18 42,9 17 43,6 
Trung bình (5-6 điểm) 1 2,2 3 6,9 24 57,1 21 53,8 
Yếu (<5 điểm) 0 0 0 0 0 0 0 0 
 Bảng 2 – Khảo sát tại trường THPT Đông Hiếu ở các lớp 10C1,10C2 (lớp 
được giáo viên Lê Thị Cúc Hoa dạy thực nghiệm chuyên đề) về vấn đề sau: 
+ Các em cảm thấy học theo chuyên đề có những thuận lợi, mặt mạnh gì? 
Các em trả lời như sau: Các kiến thức trùng lặp trong chuyên đề đã được tinh giản 
bớt. Những nội dung không cần thiết đã được lược bỏ, nội dung ghi chép của học 
sinh rất ít nên thuận lợi cho việc nắm kiến thức của các em; qua tiếp cận với các 
phương pháp học tập tích cực các em được rèn luyện nhiều kĩ năng, năng lực 
chung cũng như các năng lực chuyên biệt của bộ môn: năng lực giao tiếp, hợp tác, 
năng lực làm việc theo nhóm, năng lực giải quyết một vấn đề mà lịch sử đặt ra 
+ Các em có thấy khó khăn gì khi học chuyên đề hay không? Ở lớp10C1, 
10C2 đa số các học sinh có học lực trung bình các em thấy hơi khó khăn khi tiếp 
cận với phương pháp mới, nhiều học sinh còn thụ động trong việc phát hiện và xác 
định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. 
+ Trong quá trình học chuyên đề thay thế cho chương II thuộc phần lịch sử 
thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại, em thấy giáo viên có cần thiết phải 
dạy chương này theo chuyên đề không? 
Cho kết quả như sau: 
Lớp 
Sĩ 
số 
Nên dạy theo chuyên đề Không dạy theo chuyên đề 
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 
10C1 39 37 94,87 2 5,13 
10C2 44 41 93,18 3 6,82 
 b. Về phía giáo viên: Trong công tác giảng dạy ngoài những phương pháp 
truyền thống, tôi rất thường xuyên kết hợp phương pháp dạy học tích cực lấy học 
sinh làm trung tâm, áp dụng phương pháp nâng cao tính tự học và tự rèn luyện, tôi 
nhận thấy học sinh rất yêu thích tiết học môn lịch sử từ đó tạo nên một niềm đam 
mê, trân trọng bộ môn. 
 4.2. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
 67 
 - Sáng kiến đưa ra những định hướng về đổi mới dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực nên phù hợp với xu thể đổi mới mà Bộ Giáo dục và đào tạo 
hướng đến trong những năm tiếp theo. 
 - Lần đầu tiên được áp dụng có hiệu quả đối với môn lịch sử tại trường THPT 
1-5, áp dụng với nhiều đối tượng học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi (ban tự nhiên, 
ban xã hội) tại trường, kết quả không chênh lệch điểm số nhiều giữa các đối tượng. 
 - Là cơ sở để có thể áp dụng rộng rãi đối với chương trình giảng dạy các 
chuyên đề khác tại trường THPT, ôn thi học sinh giỏi, luyện thi đại học - cao đẳng 
môn Lịch Sử. 
 - Sử dụng một số phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy năng lực 
của học sinh như: Dạy học theo chuyên đề, dạy học theo sự phát huy năng lực học 
sinh, nâng cao chất lượng bộ môn thông qua các buổi họp tổ chuyên môn . 
 - Sáng kiến được giáo viên trong nhóm môn tại trường và một số giáo viên 
thuộc nhóm môn ở các trường THPT trên địa bàn như trường THPT Cờ Đỏ, Đông 
Hiếu, Tây Hiếu thử và áp dụng cho khối 10 của trường mình. 
 - Với đề tài này bất kỳ giáo viên nào của bộ môn lịch sử cũng áp dụng có hiệu 
quả cao, bên cạnh đó những bộ môn khác cũng có thể áp dụng theo phương pháp 
này cũng rất hiệu quả nhất là đối với các môn xã hội. 
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
 1. Kết luận 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học 
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến 
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ 
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để 
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” 
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường THPT đang 
là xu thế tất yếu của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Thực hiện sự chỉ đạo 
cuả Bộ, của Sở, tôi đã biên soạn chuyên đề này thay thế cho 2 bài học trong 
chương II phần Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại - SGK lớp 10 
nhằm mục đích giảm bớt những nội dung trùng lặp trong các bài, khai thác sâu các 
kiến thức cơ bản với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính 
chủ động sáng tạo của học sinh. Vì là lần đầu xây dựng chuyên đề nên sẽ còn nhiều 
thiếu sót, rất mong sự góp của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 
 2. Kiến nghị 
* Đối với Giáo viên môn Lịch sử 
- Không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng như phương pháp dạy học. 
 68 
- Giáo viên dạy môn Lịch sử phải có lòng yêu nghề và có kiến thức sâu về 
chuyên môn. Dạy vô cảm thì hậu quả học trò học vô cảm. Vì vậy các thầy cô cần 
phải dạy học trò không bằng trái tim mà cả khối óc nữa. Dạy bằng trái tim là để 
truyền sự rung cảm. Dạy bằng khối óc là để truyền đạt tri thức. 
- Khi dạy học các thầy cô không nên quá cứng nhắc về phương pháp, mà phải 
có sự linh hoạt trong từng bài giảng. 
* Đối với BGH Trường THPT 1-5 
- Tiếp tục duy trì phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường. 
- Cố gắng trang bị mỗi phòng học một Tivi LCD để phục vụ tốt hơn cho việc 
ứng dụng CNTT trong dạy học. 
* Đối với Sở GD - ĐT Nghệ An 
- Tiếp tục tổ chức các kì bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên nói chung và 
giáo viên môn Lịch sử nói riêng. 
- Cần phổ biến rộng rãi các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao trong toàn ngành. 
Nghĩa Đàn, tháng 3 năm 2019 
Tác giả 
Nguyễn Thị Giang
 69 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Ngọc Liên, Sách giáo khoa, NXB giáo dục Việt Nam, 2006 
2. Phan Ngọc Liên – Nguyễn Xuân Trường, chuẩn kiến thức Lịch Sử 10, NXB 
giáo dục Việt Nam, 2009 
3. Tài liệu tập huấn Xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực học sinh môn Lịch sử, Bộ Giáo dục và Đào tạo- Hà Nội tháng 
12 năm 2014 
4.  
5. Tuyển tập đề thi olimpic lịch sử 30 tháng 4, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 
2015, 2016, 2017, 2018 
6. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học 
sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử cấp THPT, Vụ giáo 
dục, 2014. 
7. Tài liệu tập huấn Đổi mới phương pháp dạy học các môn học và phương 
pháp hướng dẫn học sinh tự học môn lịch sử dành cho cán bộ quản lí và giáo viên 
THPT, 2017. 
 8. Nguyễn Xuân Trường – Trần Thái Hà, Tư liệu dạy và học môn Lịch sử 10, 
NXB Hà Nội, 2007 
 9. Trịnh Tiến Thuận – Nguyễn Xuân Trường – Nguyễn Nam Phóng – 
 Lê Hiến Chương – Phan Ngọc Huyền, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK 
Lịch sử 10, NXB Hà Nội, 2007 
 70 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM TẠI LỚP 10C1, 10C2 
 71 
 Hoạt động nhóm tại tiết học lớp 10C1 
 72 
 Hoạt động nhóm tại tiết học lớp 10C1 
 73 
 Hoạt động nhóm tại tiết học lớp 10C2 
 74 
 Hoạt động nhóm tại tiết học lớp 10C2 

File đính kèm:

  • pdfvideo_84.pdf
Sáng Kiến Liên Quan