Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các thành tố tích cực của mô hình trường học mới vào dạy học môn Hóa học

Thực trạng nghiên cứu.

 2.1.1. Về phía Nhà trường - Gia đình - Xã hội

Được Phòng giáo dục& Đào tạo Lệ Thủy và nhà trường quan tâm cử đi tập huấn, lĩnh hội phương pháp tổ chức, dạy học theo mô hình trường học mới ngay từ đầu năm học 2015 – 2016.

Được nhà trường trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

Bên cạnh đó,vẫn còn một số khó khăn: một số phụ huynh chưa tạo điều kiện và chưa quan tâm sâu sát đến việc học của con em mình, phần lớn tư tưởng việc giáo dục học sinh đều phó mặc cho nhà trường.

Mô hình trường học mới được triển khai còn khá mới mẻ nên việc quản lí và thực hiện chưa đạt kết quả cao.

2.1.2. Về đội ngũ.

Việc áp dụng phương pháp dạy học mới theo mô hình trường học mới còn nhiều bỡ ngỡ. Giáo viên lúng túng trong việc tổ chức lớp học, cảm xúc hồi hộp, lo lâu và có đôi chút ái ngại. Bởi lẽ, giáo viên đã quen thuộc với phương pháp dạy học trước đây, giờ mọi thứ dường như thay đổi, luôn lo lắng liệu có đạt được những thành công không.

Trong thực tế vẫn còn có hiện tượng giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, họ chỉ cố gắng để học sinh ghi nhớ bài học một cách máy móc, thậm chí áp đặt một cách cứng nhắc. Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động

Để thiết kế được những hình thức đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, đọc sách, báo, Internet thì mới lựa chọn được nội dung ứng dụng phương pháp dạy học tích cực phù hợp với kiến

thức bài dạy và cả phù hợp với đối tượng học sinh .

2.1.3. Về phía học sinh.

 Học sinh có học lực không đồng đều, số học sinh có học lực yếu khá cao, khả năng tiếp thu kiến thức của các em chậm và đa số là lười học, về nhà không học bài cũ, không soạn bài mới trước khi đến lớp, nhiều em còn rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp và học tập.

 Đa số học sinh thường rất áp lực trong phần kiểm tra bài cũ ở đầu mỗi tiết học, khiến các em giảm hứng thú ở các phần tiếp theo,nên thay đổi hoạt động khởi động lồng ghép các trò chơi gợi mở liên quan đến nội dung tiết học sẽ khiến các em hứng thú, và tiếp nhận kiến thức tích cực, vui vẻ hơn.

Mặt khác khi vận dụng nét mới trong hoạt động nhóm của mô hình trường học mới đòi hỏi đối tượng học sinh phải tích cực, chủ động. Nếu trong lớp có nhiều đối tượng học sinh yếu, kém thì khi thảo luận, giáo viên phải hỗ trợ cho học sinh cho nên rất vất vả. Hơn nữa, một điểm mới của hoạt động nhóm theo mô hình trường học mới là vai trò nhóm trưởng, thư kí sẽ thay đổi cho các thành viên trong nhóm. Do đó, khi thay đổi vai trò của các thành viên trong nhóm thì tiến độ hoạt động của nhóm cũng bị ảnh hưởng.

Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn đề ra biện pháp khắc phục vấn đề này.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các thành tố tích cực của mô hình trường học mới vào dạy học môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến thức mới, hỗ trợ cho cả lớp, hướng dẫn học sinh báo cáo sản phẩm. Khi cần tạo tình huống để học tập, giáo viên có thể gọi học sinh còn yếu; khi cần biểu dương khích lệ học tập, giáo viên có thể gọi học sinh khá giỏi thay mặt nhóm để báo cáo; giao thêm nhiệm vụ cho những học sinh hoàn thành trước nhiệm vụ (giao thêm bài tập hoặc yêu cầu hướng dẫn các bạn khác). 
Vừa hướng dẫn học tập cho một nhóm, vừa kết hợp quan sát, đánh giá và thúc đẩy các nhóm khác làm việc. Việc chỉ định học sinh phát biểu, trình bày báo cáo  phải được cân nhắc phù hợp với nội dung hoạt động, đối tượng học sinh, không tập trung vào một số học sinh trong lớp, trong nhóm. 
Việc trợ giúp học sinh cần có độ sâu, giao nhiệm vụ cần cụ thể chi tiết, phân phối thời gian hợp lí, linh hoạt để trợ giúp cho học sinh. Cần huy động được sự trợ giúp của học sinh khá giỏi, các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ trong lớp để trợ giúp học sinh và các nhóm chậm hơn, yếu hơn.
	2.4 Một số ví dụ minh họa
Học tập Hóa học hợp tác giúp cho trong giờ Hóa học, học sinh biết làm việc với tinh thần trách nhiệm , chia sẻ kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến của người khác, giúp đỡ nhau, tạo được không khí hợp tác đoàn kết thi đua trong học tập Hóa học. Đặc biệt có thể rèn luyện khả năng tổ chức chỉ đạo cho các nhóm trưởng, khả năng nắm bắt và ghi chép thông tin cho các thư kí nhóm. Học sinh bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí; bước đầu biết bày tỏ quan điểm, ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung của cả nhóm.
Ví dụ 1: Khái niệm “ Đơn chất và Hợp chất” trong bài “ Đơn chất và Hợp chất- Phân tử” hóa học 8
Giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh nghiên cứu thông tin muc I.1 và II.1 trong vòng 2 phút sau đó thảo luận nhóm 2 phút hoàn thành phiếu học tập.
 Phiếu học tập : Dựa vào thành phần nguyên tố tạo nên chất hãy chia những chất trong bảng dưới đây thành 2 nhóm
TT
Chất
Nguyên tố
Phân loại
Nhóm
Nhóm
1
Khí hiđrô
H
2
Nước
H, O
3
Khí oxi
O
4
Đồng 
Cu
5
Muối ăn
Na, Cl
6
Đường
C, H, O
Hãy thử đặt tên cho nhóm? Dựa vào đó cho biết chất được chia thành mấy loại?
Thế nào là đơn chất? Thế nào là hợp chất?
	Đối với yêu cầu này giáo viên dạy có thể cho học sinh hoạt động theo nhóm 4-6 em để có thể hoàn thành được yêu cầu đề ra 
Các thành viên 
Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Phân công, điều khiển chịu trách nhiệm
Thư ký
Ghi chép các kết quả báo cáo của các thành viên 
Các thành viên 
-Quan sát thành phần, số lượng nguyên tố tạo nên các chất.
-Trao đổi thảo luận bổ sung cho nhau về cách phân loại các chất, thử đặt tên.
-Trao đổi, thảo luận và rút ra nhận xét về đơn chất, hợp chất.
Đại diện nhóm
Báo cáo kết quả hoặc bổ sung kết quả các nhóm.
 Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên chọn góc quan sát tốt nhất để theo dõi các nhóm và kịp thời trợ giúp. 
 Sau khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động: Chọn đại diện của 1-2 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá và hình thành kiến thức bài học.
Ví dụ 2: Mục “ Quy tắc Hóa trị” trong bài Hóa trị sách Hóa học 8.
- Sau khi giáo viên giới thiệu công thức hóa học tổng quát của hợp chất gồm 2 nguyên tố là AxBy , trong đó a, b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B.
- Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
Phiếu học tập:
CTHH
x . a
y . b
Na2O
H2O
CO2
So sánh các tích x.a và y.b ?
Hãy nêu các quy tắc hóa trị ?
 Với các yêu cầu trên giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm với số lượng ít (nhóm 4 em), thời gian ngắn 2 phút. 
Các thành viên 
Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Phân công, điều khiển chịu trách nhiệm
Thư ký
Ghi chép các kết quả báo cáo của các thành viên 
Các thành viên 
- Lập và tính các tích x.a và y.b lần lượt theo các chất
- So sánh các tích x.a với y.b , từ đó rút ra kết luận.
Đại diện nhóm
Báo cáo kết quả hoặc bổ sung kết quả các nhóm.
Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên chọn góc quan sát tốt nhất để theo dõi các nhóm và kịp thời trợ giúp. 
 	Sau khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động: Chọn đại diện của 1-2 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá và hình thành kiến thức bài học.
Ví dụ 3: “Bài 24: Tính chất của oxi” trong sách Hóa học 8
Hoạt động nhóm gồm 6 người ®­îc tæ chøc nh­ sau:
Các thành viên 
Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Phân công, điều khiển chịu trách nhiệm
	Thư ký
Ghi chép các kết quả báo cáo của các thành viên 
Các thành viên tronng nhóm
- Quan sát thí nghiệm S, P(phi kim) Fe(kim loại)cháy trong oxi
-Trang thái, màu sắc của S,O2,P,Fe trước khi p/ứ
-Hiện tượng xảy ra: màu ngọn lửa, khói như thế nào?
-Sau p/ứng: sản phẩm là gì?
-Lập công thức của oxit tạo thành và viết PTHH
-Rút ra nhận xét về tác dụng của phi kim
-Trao đổi thảo luận bổ sung cho nhau về hiện tượng quan sát được trong mỗi thí nghiệm, nhận xét về mỗi sản phẩm tạo thành
-Trao đổi về nhận xét rút ra qua 3 thí nghiệm: td với kim loại,và với phi kim
 Đại diện nhóm
Báo cáo kết quả hoặc bổ sung kết quả các nhóm.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
Phiếu học tập 1
Tác dụng của oxi với phi kim
Hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học
Rút ra nhận xét
1. TN oxi t/d với lưu huỳnh
2. TN oxi t/d với photpho
3. TN oxi t/d với cacbon
Nhận xét chung
Phiếu học tập 2
Tác dụng của oxi với kim loại
Hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học
Rút ra nhận xét
1. TN oxi t/d với sắt
2. TN oxi t/d với đồng
3. TN oxi t/d với natri
Nhận xét chung
+ Giáo viên cho học sinh biết hóa trị của các nguyên tố trong oxit tạo thành và yêu cầu học sinh lập công thức hóa học.
+ Với các trường hợp không làm thí nghiệm được chỉ cho học sinh viết phương trình hóa học và rút ra nhận xét.
+ Hiện tượng: Mô tả ngắn ngọn trạng thái, màu sắc của chất phản ứng và so sánh (ghi dưới công thức chất), ngọn lửa
Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên chọn góc quan sát tốt nhất để theo dõi các nhóm và kịp thời trợ giúp. 
 	Sau khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động: Chọn đại diện của 1-2 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá và hình thành kiến thức bài học.
Ví dụ 4: Bài “sự biến đổi chất” trong sách Hóa học 8.
Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nhằm chiếm lĩnh kiến thức bài học. 
GV đặt ra tình huống thảo luận nhóm (2 phút): Có các mẫu giấy trắng, bật lửa. Hãy đề xuất và tiến hành cách biến đổi tờ giấy?
Giáo viên có thể giao nhiệm vụ này cho nhóm 6 em để dề thực hiện hơn, nhanh hơn
Các thành viên 
Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Phân công, điều khiển chịu trách nhiệm
Thư ký
Ghi chép các kết quả báo cáo của các thành viên 
Các thành viên khác
-Đề xuất các biện pháp làm thay đổi hình dạng, kích thước .. của tờ giấy
-Tiến hành các thí nghiệm và quan sát hiện tượng thu được so sánh với tờ giấy ban đầu
-Trao đổi, thảo luận và rút ra nhận xét về các cách biến đổi đó có điểm gì giống và khác nhau.
Đại diện nhóm
Báo cáo kết quả hoặc bổ sung kết quả các nhóm.
Với yêu cầu đặt ra như trên sẽ kích thích học sinh huy động tất cả nguồn lực của nhóm để suy nghĩ các cách làm thay đổi tờ giấy, mỗi nhóm sẽ có các hướng đi và sản phẩm thu được cũng khác nhau, giáo viên phải khéo léo lấy sản phẩm thu được của học sinh làm cầu nối dẫn dắt đến việc hình thành nội dung mới của bài học.
Qua hoạt động nhóm, học sinh đề xuất một số cách biến đổi sau:
- Xé giấy
- Gấp giấy
- Vò giấy
- Đốt giấy
- Giống: Các cách đều làm giấy bị biến đổi
- Khác: xé, vò, gấp chỉ làm thay đổi hình dáng, kích thước, vẫn giữ nguyên là giấy. Còn đốt thì giấy không còn là giấy nữa.
Từ kết quả của học sinh, giáoviên dẫn dắt: Trong thực tế các chất biến đổi theo hai hướng. nếu biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lí. Còn biến đổi tạo ra chất khác là hiện tượng hóa học. Để hiểu rõ hơn ta cùng nghiên cứu bài học.
Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên chọn góc quan sát tốt nhất để theo dõi các nhóm làm thí nghiệm, kịp thời trợ giúp . 
 	Sau khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động: Chọn đại diện của 1-2 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá và hình thành kiến thức bài học.
Ví dụ 5: Mục “Diễn biến của phản ứng hóa học” trong bài “Phản ứng hóa học” sách Hóa học 8.
-Giáo viên cho học sinh nhắc lại khái niệm phân tử là gì? Sau đó, giáo viên thông báo: Khi các chất có xảy ra phản ứng chính là các phân tử phản ứng với nhau. Người ta nói phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất.
- Giáo viên cho HS quan sát sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước.
- Hoạt động theo nhóm trong vòng 3 phút, trả lời các câu hỏi sau:
1. Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
2. Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau?
3. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có giữ nguyên không?
4. Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không?
- Với những yêu cầu này giáo viên có thể giáo cho hoạt động nhóm 4 hoặc 6 em như sau
Các thành viên nêu ý kiến trả lời
Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Phân công, điều khiển chịu trách nhiệm
Thư ký
Ghi chép các kết quả báo cáo của các thành viên 
Các thành viên 
-Quan sát sơ đồ tượng trưng của phản ứng
-Trao đổi thảo luận bổ sung cho nhau để hoàn thành các câu hỏi
-Rút ra nhận xét vê diễn biến của phản ứng hóa học.
Đại diện nhóm
Báo cáo kết quả hoặc bổ sung kết quả các nhóm.
Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên chọn góc quan sát tốt nhất để theo dõi các nhóm và kịp thời trợ giúp. 
 	Sau khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động: Chọn đại diện của 1-2 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá và hình thành kiến thức bài học.
Ví dụ 6: Tổ chức hoạt động nhóm học sinh thực hành bài 39 “ Tính chất hóa học của nước” sách Hóa học 8 
TN3. Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh do nhóm trưởng phân công
1. Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày mục đích, dụng cụ, hóa chất cần cho thí nghiệm
+ Thành viên 1: Mục đích thí nghiệm
+ Thành viên 2: Nêu dụng cụ, hóa chất cần thiết.
+ Kiểm tra tác dụng của nước với P2O5
+ Bình thủy tinh, muỗng sắt, khí oxi, photpho đỏ, giấy quỳ tím, đèn cồn..
2. Yêu cầu đại diện các nhóm nêu cách tiến hành
+ Thí nghiệm gồm 2 thí nghiệm nhỏ:
+Thành viên 3; điều chế P2O5
+Thành viên 4: Cho P2O5 tác dụng với nước .
+ Đốt mẫu photpho đỏ ngoài không khí rồi dưa nhanh vào bình oxi, đậy nút bông tẩm xút
+ Cho một ít nước vào lọ
+ cho vào bình một mẩu giấy quỳ tím
3. Yêu cầu đại diện các nhóm nêu cách tiến hành, hiện tượng quan sát, giải thích, viết phương trình hóa học 
Thành viên 5,6 thực hiện thí nghiệm 1
Thành viên 7,8 thực hiện thí nghiệm 2
Các thành viên khác quan sát hiện tượng, mô tả hiện tượng.
Thư kí ghi chép kết quả
+ P cháy sáng có khói trắng gồm những hạt liti 
+ Bột trắng tan đễ dàng trong nhước tạo thành dung dịch không màu.
+Dungdịch không màu làm quỳ tím hóa dỏ
4. Yêu cầu học sinh hoàn thiện bản tường trình thí nghiệm
+ tất cả các thành viên trong nhóm đều hoàn thành tường trình
4P + 5O2 → 2 P2O5
P2O5+3H2O→ 2H3PO4
+ oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit
Với những bài thực hành giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm với số lượng lớn (nhóm 8 em) như trên.
Trong khi học sinh thực hành thí nghiệm, giáo viên chọn góc quan sát tốt nhất để theo dõi các nhóm và kịp thời trợ giúp. 
 	Sau khi các nhóm thực hành xong, giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động: Chọn đại diện của 1-2 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá và hình thành kiến thức bài học.
Ví dụ 7: Khái niệm “ Axit” trong bài “ Axit- Bazơ- Muối” sách hóa học 8
Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập:
Tên chất
CTHH
Thành phần
Hóa trị gốc axit
Số nguyên tử hiđrô
Gốc axit
Axit clohidric
HCl
1
Cl
I
Axit nitric
HNO3
Axit sunfuric
H2SO4
Axit cacbonic
H2CO3
Axit photphoric
H3PO4
Dựa vào thành phần cẩu tạo của các chất cho biết sự giống nhau giữa các hợp chất trên?
Hãy nêu định nghĩa axit?
Viết công thức dạng chung của axit?
Cho biết sự khác nhau giữa các hợp chất axit trên?
Axit có mấy loại? Kể tên?
 Đối với nội dung này, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm 4-6 học sinh theo sự phân công sau
Các thành viên 
Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Phân công, điều khiển chịu trách nhiệm
Thư ký
Ghi chép các kết quả báo cáo của các thành viên 
Các thành viên 
-Quan sát thành phần cấu tạo của các chất , nhận xét sự giống và khác nhau về thành phần của các hợp chất hoàn thành phiếu học tập
-Trao đổi thảo luận bổ sung cho nhau để hoàn thành các câu hỏi
-Rút ra nhận xét về định nghĩa axit, công thức tổng quát chung và phân loại axit
Đại diện nhóm
Báo cáo kết quả hoặc bổ sung kết quả các nhóm.
Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên chọn góc quan sát tốt nhất để theo dõi các nhóm và kịp thời trợ giúp. 
 	Sau khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động: Chọn đại diện của 1-2 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá và hình thành kiến thức về axit.
Một số hình ảnh về hoạt động nhóm trong môn Hóa học
Học sinh lớp 8 thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
Các “ trợ giảng” trợ giúp cho các nhóm gặp khó khăn trong hoạt động nhóm
Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác chất vấn
Muốn thành công trong hoạt động nhóm đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự đầu tư chuẩn bị kĩ lưỡng trong việc soạn giảng, định hướng hoạt động của học sinh, dự kiến trước các tình huống có thể xảy ra..như thế mới chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức hoạt động cho học sinh.
2.5 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
 	Quá trình thực nghiệm của tôi đã được tiến hành từ đầu năm học 2016-2017 tới nay và tôi nhận thấy kết quả giảng dạy và học tập đều nâng lên rõ rệt, được tổ chuyên môn và chuyên môn nhà trường đánh giá cao. Học sinh ngày càng ham mê và hào hứng trong các tiết dạy của tôi.
Học sinh có khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra câu trả lời từ một vấn đề lớn hoặc một nội dung trọng tâm của bài.
Số lượng học sinh hào hứng tham gia xây dựng bài ngày càng tăng , chiếm tỉ lệ tơi 90% so với trước đay chỉ đạt 30-40%
90% học sinh hiểu bài ngay tại lớp và có khả năng thực hành tốt các yêu cầu của giáo viên.
 Giáo viên có điều kiện kiểm tra nhiều học sinh cùng lúc với sự trợ giúp của học sinh khá, giỏi. Từ đó rút ngắn được thời gian kiểm tra phần thức hành của học sinh dành thời gian cho những hoạt động khác.
Sau khi thực hiện nội dung này đối với học sinh khối 8 tại trường năm học 2017 - 2018 tôi đã thấy được sự khác biệt rõ rệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Cụ thể :
Đầu học kỳ I năm học 2017-2018, khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, kết quả làm bài kiểm tra khảo sát của học sinh như sau :
Lớp
SS
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu 
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
81
24
2
8,3
3
12,5
12
50,0
7
29,2
0
0
82
20
1
5,0
4
20,0
10
50,0
5
25,0
0
0
Tổng
44
3
6,8
7
15,9
22
50,0
12
27,3
0
0
Giữa học kỳ II năm học 2017-2018, sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, kết quả bài kiểm tra khảo sát như sau:
Lớp
SS
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu 
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
81
24
5
20,8
6
25,0
10
41,7
3
12,5
0
0
82
20
3
15,0
6
30,0
8
40,0
3
15,0
0
 0
Tổng
44
8
18,2
12
27,3
18
40,9
6
13,6
0
0
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Những bài học kinh nghiệm.
 	Bằng thực tế giảng dạy và nghiên cứu sự thay đổi của chương trình và sách giáo khoa, kết hợp áp dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến trên trong kế hoạch giảng dạy của mình, kết hợp với các giáo viên bộ môn khác, cùng thống nhất áp dụng sáng kiến trên vào công tác giảng dạy ở đơn vị trường, tôi nhận thấy có nhiều hiệu quả tốt. 
Học nhóm theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng : kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. 
 	Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập.
 	Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài., rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân các em trong mỗi tiết học. 
Để có được kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện
Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. 
Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm trong quá trình dạy học.
Nắm vững các cách chia nhóm và tổ chức nhóm.
 Rèn luyện cách chia nhóm thông qua các tiết học một cách thường xuyên.
 Chuẩn bị tốt cho mình bộ đồ dùng phục vụ cho việc học nhóm của học sinh. 
3.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học theo nhóm trong mô hình Trường học mới đã được giáo viên trong trường sử dụng khá phổ biến và thường xuyên: Từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sự tham gia của học sinh, phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của các em thì dạy học theo nhóm đã được coi là phương pháp dạy học hữu hiệu và bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt phương pháp dạy học trong nhà trường.
Giáo viên đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: Giáo viên đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của học sinh như: mọi học sinh đều được trình bày ý kiến, tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.v.v... và phát triển những kĩ năng xà hội cho học sinh, như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến,v.v...; Còn đối với giáo viên thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của học sinh hơn. 
3.3. Những kiến nghị đề xuất.
 Để hoạt động hướng dẫn và dạy học theo nhóm trở thành hoạt động dạy học thường xuyên, có chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho công tác dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. Cụm chuyên môn và các trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề theo từng môn và các hoạt động giáo dục cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 
Đề tài này tôi đã cố gắng trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân từ thực tế song nhất định không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý kiến của các thầy cô và đồng nghiệp về vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học ngày càng cao hơn
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thu Dung, Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp chí Giáo dục số 3, 5 năm 2001.
2. Trần Thị Thu Mai, Về phương pháp học tập nhóm, tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 12/2000.
3. Vũ Thị Sơn, Tương tác giữa học sinh trong dạy học theo nhóm, Tạp chí Kế hoạch Giáo dục, số 114năm 2005.
4. Tài liệu tập huấn mô hình Trường học mới năm 2015-2016 – Bộ Giáo dục và Đào tạo
5.Sách giáo khoa Hóa học 8- Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Sách giáo viên Hóa học 8- Nhà xuất bản Giáo dục.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_cac_thanh_to_tich_cuc_cua_mo.doc
Sáng Kiến Liên Quan