Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân Kỳ vào dạy học Địa lý Trung học Phổ thông

Ưu điểm

2.2.1.1 Về phía giáo viên

Thông qua việc áp dụng thí điểm, năng lực của nhiều giáo viên đã được nâng

cao thể hiện ở khả năng thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức hoạt động nhận thức của

học sinh. Kích thích hứng thú, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh

kiến thức.

Đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy, bổ sung tư liệu

dạy học của mình theo hướng phát huy tính tích cực cuả học sinh thông qua việc sử

dụng các di tích lịch sử văn hoá, các di sản, các lễ hội.

Trong quá trình giảng dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học, khai

thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ,

phim vidéo, phim đèn chiếu.về các di sản văn hoá của địa phương.

2.2.1.2 Về phía học sinh

Đối với học sinh, việc sử dụng di sản trong dạy học tác động đến tư tưởng tình cảm

của học sinh. Các em được tham gia vào nhiều hoạt động học tập như sưu tầm tranh,

ảnh, tư liệu, hiện vật có liên quan đến bài học.

Do các di sản, các lễ hội, các di tích lịch sử là của địa phương, gần gũi với các

em, nên sẽ gây hứng thú học tập cho các em, tạo nên một tiết học gần gũi, nhẹ nhàng,

nhưng hiệu quả đối với các em. Các em học sinh yếu kém đã có nhiều cố gắng nắm

bắt các kiến thức trong bài học. Thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm,

vấn đáp, đọc sách giáo khoa, tìm hiểu về di tích. các em đã mạnh dạn trả lời các câu

hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử, một quá trình cách mạng trong việc

chiếm lĩnh kiến thức của mình.

Ý thức trân trọng lịch sử, gìn giữ di sản và tự hào về quê hương trong mỗi học

sinh ngày càng được vun đắp.

pdf50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân Kỳ vào dạy học Địa lý Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a di sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ để giới 
thiệu và thuyết trình 
- Tiến hành viết bài thuyết trình. 
- Tiến hành chuẩn bị bài giới thiệu. 
2. Phương thức: các nhóm làm việc tại nhà. 
3. Hoạt động: 
Bước 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm 
vụ cho từng nhóm. 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 ngày. 
Bước 3. HS trao đổi, thảo luận, phân công nhiệm vụ làm bài thuyết trình, bài báo cáo, 
phân công người báo cáo kết quả. 
Bước 4. Đánh giá. GV đánh giá quá trình hoạt động của có biện pháp hỗ trợ kịp thời. 
Hoạt động 3: Báo cáo sản phẩm 
40 
1. Mục tiêu: 
- Công bố sản phẩm sau khi tiến hành tìm hiểu 
- Bài giới thiệu về di tích, về hoạt động tại di tích của học sinh bằng trình chiếu 
powepont hoặc video do nhóm xây dựng 
2. Phương thức: các nhóm trình bày tại phòng học vào buổi chiều do giáo viên lựa 
chọn. 
3. Hoạt động: 
Bước 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm 
vụ cho từng nhóm. 
Bước 2. Các nhóm chọn thành viên thuyết trình, báo cáo. 
Bước 3. Các nhóm trao đổi, thảo luận, đóng góp để phần báo cáo của các nhóm thêm 
hoàn chỉnh 
Bước 4. Đánh giá. GV đánh giá khách quan phần trình bày của các nhóm ( có thể mời 
thêm ban giám hiệu hoặc nhóm chuyên môn đến tham dự cùng đánh giá) 
VI. Củng cố 
Câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1: Huyện Tân Kỳ có bao nhiêu di tích lịch sử và danh thắng? 
A. 15 
B. 16 
C. 17 
D. 18 
Câu 2: Đền Thờ Tướng quân Lê Mạnh thuộc địa phận xã nào 
A. Tân An 
B. Nghĩa Phúc 
C. Thị trấn Lạt 
D. Đồng Văn 
Câu 3: Dòng suối có khả năng tắm trắng ở Nghệ An 
A. Khe Hồng Sơn 
B. Khe Cạn 
C. Khe Vă Sơn 
D. Khe Sanh 
41 
Câu 4: Đền thờ Hai cô ở xã nào của huyện Tân Kỳ 
A. Nghĩa Bình 
B. Nghĩa Hợp 
C. Giai Xuân 
D. Phú Sơn 
Câu 5: Lễ Hội Bươn Xao ở Tiên Kỳ là lễ hội truyền thống của dân tộc nào? 
A. Kinh 
B. Thái 
C. Thổ 
D. Mường 
V. Mở rộng 
Các em tiếp tục liệt kê và trình bày hiểu biết của mình về các di tích, danh thắng 
khác mà em biết trên quê hương Tân Kỳ 
Một số hình ảnh về buổi đạy học thể nghiệm 
42 
2.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận dụng các di sản văn 
hóa vào giảng dạy địa lý THPT trong địa bàn huyện Tân Kỳ. 
2.5.1 Về nội dung 
Việc giáo dục di sản địa phương nơi trường đóng là việc làm thiết thực và ý 
nghĩa đối với học sinh cho nên việc đưa các di sản tại địa phương là ý nghĩa và cần 
thiết vì: 
- Các di sản gần gũi với các em học sinh, giúp các em hiểu thêm về các di sản 
của địa phương để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng nhân cách cho các em. 
- Các em sẽ là những người hướng dẫn viên du lịch đưa di sản của địa phương 
đi khắp cả nước trong quá trình lao động và học tập sau này của các em. 
- Hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, yêu làng bản, từ đó nâng 
cao ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa, giữ gìn các di sản của địa phương. 
- Việc sử dụng các di sản tại đia phương làm sinh động hơn bài học của người 
giáo viên, giúp các em hứng thú hơn với các môn học. 
 Vì thế các môn học, các trường học cần thiết đưa giáo dục các di sản tại địa 
phương vào chương trình giáo dục cụ thể: 
- Các trường tiểu học có thể kể, giới thiệu, cho các em học sinh xem hình, xem 
phim về các di sản của địa phương (xã, huyện) bơi trường đóng. 
- Các trường THCS, THPT ngoài kể, xem phim, có thể cho accs em trực tiếp 
trải nghiệm, làm thu hoạch, làm báo cáo về các di sản có trên địa bàn trường đóng. 
- Các chương trình giáo dục di sản cần đồng bộ và có sự thống nhất trong toàn 
địa phương, có thể cho các trường đăng kí tham quan, hoặc đăng kí giáo dục, trải 
nghiệm cho các em học sinh vào các môn học. 
2.5.2 Về hình thức: 
Có nhiều hình thức sử dụng Di sản trong dạy học khác nhau, nhưng đặc trưng 
nhất trong việc sử dụng Di sản trong dạy học địa lí ở trường phổ thông đó là: 
* Sử dụng Di sản dạy học trên lớp: 
Đây là hình thức sử dụng Di sản trong dạy học dễ thực hiện hơn cả,có khả năng 
thực thi rất hiệu quả. Để thực hiện giờ dạy, giáo viên có tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy, 
tìm hiểu và chọn lọc những tài liệu nào thuộc về di sản liên quan và có thể phục vụ 
cho bài dạy. Tài liệu về Di sản đóng vai trò là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung, 
cụ thể hóa, làm phong phú hơn nội dung bài học. Ngoài các kênh hình có sẵn trong 
SGK thì việc sưu tầm tài liệu về các Di sản vào dạy học là điều cần thiết. 
43 
VD: khi dạy về tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất mục phong 
hóa hóa học: GV có thể cung cấp các hình ảnh về hang Mó ở Tiên Kỳ, hay hang Lèn 
Rỏi ở Kỳ Tân để các em thấy được các dạng địa hình ở huyện Tân Kỳ cũng đẹp và 
hoành tráng như các dạng địa hình hang động khác. 
*Dạy học tại Di sản: 
Có một cách gọi khác là dạy học tại thực địa. Đó là cách tiến hành một giờ dạy 
học tại nơi có Di sản hay (tại thực địa). 
Trong một năm, trong một Học kì có thể tổ chức được 1, 2 tiết dạy học tại Di 
sản. Có thể gộp 4, 5 tiết trong một học kì, dùng quỹ thời gian đó để tập trung chuẩn bị 
cho một giờ dạy tại Di sản. Giáo viên cũng có những yêu cầu cụ thể và chuẩn bị trước 
cho học sinh về tư tưởng, kiến thức chuyên môn. 
Các di sản tại địa phương có khoảng cách địa lí không xa nơi địa phương trường đóng 
cho nên việc tổ chức dạy học tại di sản cũng đơn gian, không quá phức tạp. 
* Sử dụng Di sản trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa: 
Trong một năm học có những ngày lễ lớn của đất nước, những ngày kỉ niệm, 
ngày truyền thống của quê hương, đất nước như: Ngày Quốc Khánh 2/9, ngày Nhà 
giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12Giáo viên có thể tổ 
chức cho học sinh các hoạt động có thể theo từng lớp, theo từng khối học, theo nhà 
trườngChúng ta nên kết hợp với cán bộ phụ trách Đoàn, Đội của nhà trường để tổ 
chức cho học sinh tham gia các hoạt động gắn liền với Di sản địa phương. Thông qua 
các hoạt động này học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập, 
nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tập, khả năng giao tiếp, khả năng tổ 
chức. 
VD: Để tiến tới chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam chúng ta có thể 
cho các em học sinh tham quan Đình Sen ( Nghĩa Đồng – nơi chi bộ đầu tiên của 
huyện Tân Kỳ được thành lập) sau đó yêu cầu các em viết bài báo cáo về vai trò của 
tổ chức Đảng. 
2.5.2. Về phương pháp: 
Trong đổi mới phương pháp giáo dục phải luôn đề cao vai trò hoạt động, chủ 
động của học sinh. Đó là dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo của người học”. 
Theo từ điển tiếng Việt tích cực là “Chủ động, hướng hoạt động” nhằm tạo ra 
những thay đổi, phát triển “hăng hái, năng nổ với công việc”. Theo các nhà giáo dục 
học “Tích cực hóa” là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của 
44 
người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm 
kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. 
Phương pháp tích cực hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của 
người học. Tức là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học dưới sự điều 
khiển hướng dẫn, lãnh đạo của người dạy. Bởi vì phương pháp dạy chỉ đạobphương 
pháp học. Nhưng thói quen học tập của học sinh cũng có ảnh hưởng tới phương pháp 
dạy của thầy. Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng phương pháp dạy hoạt động để dần 
dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động, vừasức học sinh và nâng 
dần từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác thầy trò, sự phối 
hợp hoạt động dạy và học thì mới thành công. 
Dạy học tích cực hay các phương pháp tích cực có dấu hiệu đặc trưng là: 
Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; dạy học chú trọng 
rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp 
tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 
Một số phương pháp dạy học khi sử dụng Di sản: 
* Trình bày miệng: 
- Lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học 
sinh. Việc trình bày miệng không chỉ giúp học sinh khôi phục hình ảnh về nội dung 
bài học đang nghiên cứu mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc kiến thức, trình bày 
những suy nghĩ, hiểu biết trong nghiên cứu, tìm tòi. 
- Có nhiều cách trình bày miệng: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích, 
* Sử dụng đồ dùng trực quan: 
- Đồ dùng trực quan hiện vật: Bao gồm những di tích văn hóa, di tích lịch sử và cách 
mạng, những di vật khảo cổ hoặc di vật thuộc các thời đại lịch sử. 
- Đồ dùng trực quan tạo hình: hình vẽ, phim ảnh,tranh ảnh 
- Sử dụng trao đổi, đàm thoại: Khi sử dụng tranh, ảnh về Di sản trong bài học, giáo 
viên hướng dẫn học sinh quan sát, nêu câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu nội dung 
bài học, cuối cùng giáo viên đánh giá, chốt lại thành kiến thức. 
- Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.VD: Sử dụng máy vi tính và phần mềm 
Powerpoint góp phần đảm bảo tính trực quan trong dạy học. 
45 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài 
Qua quá trình dạy học địa lí THPT tôi nhận thấy kiến thức địa lí rất gần gũi với 
các em học sinh hàng ngày, từ những thứ như ngọn núi, con sông, ngồi chùa, lễ hội, 
việc đưa các di sản, những thứ thân thuộc đó vào bài dạy vừa mang tính thực tiễn, 
sinh động cho bài học, vừa đa dạng hóa nguồn tư liệu, đồng thời đó cũng chính là 
những sự thân thuộc hàng ngày của các em học sinh cho nên giúp các em học sinh 
không chỉ nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, kiến thức về di sản của địa 
phương vừa củng cố thêm tình yêu quê hương đất nước, yêu làng xóm của các em, 
hình thành tình yêu quê hương đất nước. Các em học sinh lớn lên cũng là những sứ 
giả quảng bá hình ảnh quê hương đi khắp bốn phương là tiền đề, điều kiện khai thác 
có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế của địa phương huyện Tân Kỳ. 
Nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp các đồng chí giáo viên Lịch Sử, giáo viên bộ 
môn GDCD, các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, các đồng chí cán bộ lãnh đạo và nhân 
dân các xã trên địa bàn trường đóng dã cung cấp tư liệu quý giá, nhiều câu chuyện 
lịch sử hấp dẫn, sự hướng dẫn tham quan giới thiệu của các em học sinh trong các 
làng bản mà lần đầu tiên các thầy cô đặt chân đến vừa để thăm các em, vừa để hiểu 
biết hơn về truyền thống và phong tục của địa phương, cũng như các di sản của các 
địa phương lân cận trường đóng. 
Từ những tư liệu có được bản thân cùng các em học sinh tiếp tục xử lý, bổ sung 
hoàn thiện, và có thể cung cấp cho đồng nghiệp tham khảo, làm minh chứng cho các 
bài dạy liên môn. Các tư liệu thu thập được gần gũi và có thể sử dụng với các phương 
pháp giáo dục, các phương tiện dạy học hiện có của nhà trường, phù hợp với nhiều 
đối tượng học sinh, nhằm đa dạng hóa các tư liệu dạy học. 
3.1.2. Ý nghĩa của đề tài 
* Đối với các em học sinh 
Sau khi thực hiện đề tài từ năm học 2018-2019 đến nay hiệu ứng từ các em học 
sinh rất tốt, đặc biệt là các em học sinh tham gia trải nghiệm, tham gia ngoại khóa. 
Các em học sinh thích thú hơn trong các giờ học địa lí. Các em chủ động tham 
gia hoạt động trải nghiệm rất sôi nổi, chủ động thập thông tin, tài liệu không chỉ là 
các tài liệu được yêu cầu mà các tài liệu của các bài học khác. Các em luôn xem đó 
là những kỉ niệm đẹp của thời học sinh, qua đó các em càng yêu làng quê nơi mình 
sinh ra nhiều hơn. Nhờ các kiến thức cụ thể, sinh động mà khả năng tiếp thu kiến 
46 
thức địa lí của các em đã tốt hơn. Các em lĩnh hội nhanh, nhớ lâu và biết vận dụng 
kiến thức từ thực tế để lấy ví dụ chứng minh cho kiến thức trong sách giáo khoa. 
Sau khi đựơc tham quan trải nghiệm, học sinh yêu thích hơn với bộ môn địa lí 
và ham muốn thể hiện những hiểu biết của cá nhân về những kiến thức thực tế ngoài 
sách giáo khoa. Các em đã biết tìm hiểu, tham khảo kiến thức thực tế từ các nguồn 
khác nhau như từ mạng Internet, từ các bậc cao niên, sách báo, tài liệu cha ông để 
lạiTừ đó hình thành thói quen chủ động, độc lập trong việc lĩnh hội tri thức và cả 
trong các hoạt động học tập khác. Các em cũng tích cực tham gia phát biểu ý kiến 
trong các tiết học, biết đưa ra các quan điểm cá nhân của mình để trao đổi với giáo 
viên và các bạn. Trong giờ học, học sinh không còn ngồi nghe một cách thụ động, 
giáo viên không còn phải “độc thoại” trên bục giảng mà biểu hiện rõ sự sôi nổi, tichs 
cực của học sinh. Kiến thức địa lí cũng trở nên sinh động, gần gũi với thực tế cuộc 
sống. Chất lượng học tập vì vậy cũng được nâng cao rõ rệt. 
Đề tài không chỉ có tác dụng tạo hứng thú học tập cho học sinh mà còn có ý 
nghĩa giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, giúp các em có nhận thức đúng đắn về 
các di tích, danh thắng trên quê hương mình. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ các di 
tích, danh thắng và tích cực tham gia các phong trào, hoạt động quảng bá các địa 
danh, để lan tỏa rộng hơn giá trị vốn có tiềm ẩn bấy lâu chưa được phát huy nhiều. 
Sau khi hoàn thành đề tài các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thu thập thông 
tin, kĩ năng công nghệ thông tin, kĩ năng thuyết trình của các em ngày càng hoàn 
thiện hơn, nhiều em có khả năng thuyết trình tốt được phát hiện, nhiều em có khả 
năng phân công, điều hành nhóm làm việc,  
* Đối với giáo viên: 
 Việc minh họa bài dạy là rất cần thiết cho nên việc đưa các kiến thức về di sản 
vào bài dạy địa lý có ý nghĩa giáo dục rất lớn cho học sinh trong việc bồi dưỡng năng 
lực hợp tác, giải quyết tình huống trong thực tiễn, giáo dục tình yêu quê hương đất 
nước, ý thức giữ gìn các giá trị tốt đẹp của địa phương; Tạo hứng thú hơn trong học 
tập. Cách thực hiện đơn giản, chi phí hoạt động không tốn kém phù hợp với địa bàn, 
hoàn cảnh gia đình của các em học sinh còn nhiều thiếu thốn. Phạm vi trải nghiệm 
gần gũi nên các nhóm có thể linh hoạt thời gian để khám phá thu thập thông tin, tổ 
chức luyện tập. 
 Việc sử dụng các di sản tại địa phương làm cho bài học trở nên gần gũi với các 
em, từ kiến thức đến thực tế rất gần gũi, cho nên các em sẽ dễ dàng tiếp thu bài học 
hơn cho nên hiệu quả của bài dạy sẽ cao hơn từ đó học sinh sẽ chăm chú lắng nghe 
một cách thích thú cho nên bài dạy sẽ trôi qua 1 cách nhẹ nhàng đối với giáo viên 
còn đọng lại rất nhiều trong tâm tư tình cảm của các em học sinh. 
47 
Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, giúp các giáo viên thêm 
yêu nghề hơn, thêm mốt số phương pháp dạy học địa lí hiệu quả hơn. 
- Khảo sát sau khi kết thúc hoạt động: 
Với phương châm khảo sát khách quan với tất cả các đối tượng học sinh. Trong 
đề kiểm tra của tôi có đưa các di sản trên địa bàn Huyện Tân Kỳ vào kiểm tra cho tất 
cả các lớp. Kết quả trung bình môn địa lí năm sau cao hơn năm trước cụ thể: 
* Năm 2018-2019 
BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ XẾP LOẠI HỌC LỰC MÔN ĐỊA LÍ 
* Năm 2019 – 2020 
BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ XẾP LOẠI HỌC LỰC MÔN ĐỊA LÍ 
Năm học 2019 - 2020 
Tổng 
số 
HS 
Yếu TB Khá Giỏi 
3.5 <= Điểm < 5 5 <= Điểm < 6.5 6.5 <= Điểm < 8 8 <= Điểm <= 10 
SL TL NỮ SL TL NỮ SL TL NỮ SL TL NỮ 
Toàn 
trường 1148 4 0.35% 0 158 13.76% 49 739 64.37% 361 221 19.25% 177 
Khối 10 414 0 0.00% 0 78 18.84% 22 268 64.73% 141 60 14.49% 46 
Khối 11 403 4 0.99% 0 74 18.36% 26 251 62.28% 136 61 15.14% 49 
Khối 12 331 0 0.00% 0 6 1.81% 1 220 66.47% 84 100 30.21% 82 
Qua bảng điểm của 2 năm học cho thấy, kết quả đạt được của năm thực nghiệm 
năm sau cao hơn so với năm học trước. Số lượng học sinh khá giỏi cao hơn hẳn, số 
lượng học sinh yêu và trung bình giảm xuống. Từ đó có thể cho thấy việc đưa giáo 
dục di sản địa lí địa phương huyện Tân Kỳ mà tôi thực hiện trong quá trình thực 
nghiệm đã có những tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh trong môn 
địa lí. 
3.1.3 Khả năng nhân rộng 
Đề tài không chỉ có ý nghĩa trong trường THPT Tân Kỳ 3 mà các trường THPT 
lê Lợi, THPT Tân Kỳ cũng có các hoạt động chuyên môn gắn liền với các di sản trên 
Năm học 
2018 - 
2019 
Tổng 
số 
HS 
Yếu TB Khá Giỏi 
3.5 <= Điểm < 5 5 <= Điểm < 6.5 6.5 <= Điểm < 8 8 <= Điểm <= 10 
SL TL NỮ SL TL NỮ SL TL NỮ SL TL NỮ 
Toàn 
trường 1125 10 0.89% 1 332 29.51% 121 645 57.33% 388 120 10.67% 93 
Khối 10 420 4 0.95% 1 157 37.38% 56 228 54.29% 144 23 5.48% 18 
Khối 11 345 5 1.45% 0 107 31.01% 42 194 56.23% 107 31 8.99% 22 
Khối 12 360 1 0.28% 0 68 18.89% 23 223 61.94% 137 66 18.33% 53 
48 
địa bàn trường đóng, gắn liền với các di sản gần gũi với các em học sinh, đồng thời 
các trường học cấp dưới cũng cách này hay cách khác đưa các di sản của Huyện Tân 
Kỳ vào để giáo dục các em học sinh trong huyện. Đề tài cũng có thể cho các trường 
khác ở các huyện khác trong tỉnh tham khảo về một hướng sử dụng các di sản vào 
các hoạt động giáo dục, kết hợp học đi đôi với hành để nâng cao hiệu quả thiết thực 
việc tổ chức dạy học qua di sản. Các trường học luôn gắn với các địa phương, mà 
trên mỗi địa phương đều có các di sản khác nhau cho nên việc đưa các di sản vào dạy 
học địa lí có thể áp dụng được với rất nhiều địa phương và với nhiều cấp học. 
3.2 Kiến nghị 
Để nâng cao hiệu quả của dạy học địa lí cũng như việc vận dung các di sản vào 
dạy học có hiệu quả cao tôi xin có một số kiến nghị như sau 
Hiện nay việc tích hợp dạy học di sản vào dạy học địa lí đã được triển khai và 
thực hiên tuy nhiên việc dạy học tích hợp di sản ở nhiều trường còn mang tính đối 
Học sinh trường THPT Lê Lợi học tập và tham quan thực tế tại đình Sen 
Học sinh trường THPT Tân Kỳ kết nạp đoàn viên mới tại Km0 
49 
phó, nội dung tích hợp còn chưa sát thực tế, chưa gần gũi với địa phương, ở Nghệ An 
huyện nào cũng có di sản cho nên việc đưa các di sản tại địa phương vào dạy học cần 
được triển khai toàn diện trong cả tỉnh không chỉ trong bộ môn mà còn có thể đưa 
vào trong các môn học khác như lịch sử, giáo dục công dân, văn học,... 
Các cấp quản lí có thể tổ chức, hoặc xậy dựng các mô hình dạy học gắn với di 
sản cụ thể để các trường học, các bộ môn có thể tham khảo và ứng dụng vào thực 
tiễn của trường học mình, đưa ra các bộ tiêu chí đánh giá việc sử dụng các di sản tại 
địa phương vào dạy học của các trường phổ thông. 
Các nhà trường trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục cần quan tâm đến 
các hoạt động giáo dục di sản tại địa phương của các bộ môn, phối hợp với lãnh đạo, 
chính quyền địa phương trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục ý thức trân 
quý, ý thức bảo tồn và phát huy các di sản của địa phương mình. 
Các giáo viên dạy học cần nâng cao năng lực chuyên môn, tìm tòi, sưu tầm, 
khám phá các di sản tại địa phương chú ý hơn nữa trong việc giáo dục ý thức, tình 
cảm của các em thông qua dạy học di sản, chính từ các di sản hình thành nên tình 
yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của bản thân các em đối với quê hương, đối 
với dân tộc. 
 Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “VẬN DỤNG 
CÁC DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN KỲ VÀO DẠY HỌC 
ĐỊA LÝ THPT.”. Chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất 
mong nhận được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến 
được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vi Văn An (năm 2019) Hội thảo nguồn gốc ra đời lễ hội Bươn Xao của người Thái, 
xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ và đề xuất phát huy giá trị lễ hội trong phát triển du lịch 
cộng đồng. Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Nghệ An . 
2. Nguyễn Lăng Bình – Đỗ Hương Trà ( năm 2019). Dạy và học tích cực một số 
phương pháp và kĩ thuật dạy học – NXB đại học sư phạm, Hà Nội 
3. Ninh Viết Giao ( Năm 1992). Tân Kỳ truyền thống và làng xã, Nhà xuất bản Khoa 
Học Xã Hội, Hà Nội. 
4. Luật di sản 10/2013/VBHN-VPQH của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam 
5.Tài liệu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo THCS- NXB giáo dục Việt Nam -
2017 
6.Tài liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2014- Bộ GD-ĐT. 
7. Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 – NXB Giáo dục, Hà Nội 
8. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 – NXB Giáo dục, Hà Nội 
9.https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n_K%E1%BB%B3. 
10. Lời kể của một số nhân chứng. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_cac_di_san_van_hoa_tren_dia_b.pdf
Sáng Kiến Liên Quan