Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng bản đồ nổi cho việc rèn luyện tư duy, khả năng học tập, nghiên cứu, phát huy tính tích cực của học sinh

Trường Nuôi dạy trẻ em khuyết tật Bến Tre thành lập từ tháng 08 năm

1991, bắt đầu nhận học sinh bại liệt, đối với học sinh bại liệt thì phương pháp

dạy giống như học sinh phổ thông, tuy nhiên có nhiều em giáo viên phải dạy

chậm hơn (dạy theo từng đối tượng học sinh). Đến năm học 1993-1994 khi

trường nhận thêm đối tượng học sinh khiếm thị, lúc này trong quá trình giảng

dạy giáo viên gặp nhiều khó khăn. Đối với học sinh bại liệt đã khó, bây giờ

đối với học sinh khiếm thị lại càng khó hơn, mà học sinh khiếm thị lại học

hòa nhập cùng học sinh bại liệt. Nên qua từng năm, khi các em học lên các

lớp cấp TH việc truyền thụ kiến thức cho các em càng gặp nhiều phức tạp (đối

với tất cả các môn học). Cho nên vừa dạy chúng tôi vừa tìm phương pháp dạy

cho phù hợp và tích cực với từng đối tượng học sinh.

Bằng thực tế đi tham quan nhiều trường đặc biệt và dự những cuộc thi

làm đồ dùng dạy học cho học sinh khiếm thị. Tôi thấy rằng cần phải khai thác

triệt để khả năng đôi bàn tay, đó chính là đôi mắt của các em. Nên tôi đã tìm

nhiều phương pháp để kết hợp giữa thính giác và xúc giác (là giáo viên nói -

học sinh nghe kết hợp với giáo viên cầm tay hướng dẫn - học sinh dùng tay để

sờ) giúp học sinh dễ hiểu hơn. Muốn truyền thụ kiến thức ở môn Địa lý giáo

viên chỉ có làm đồ dùng dạy học nổi cho các em học bằng cách sờ mà thôi.

pdf19 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng bản đồ nổi cho việc rèn luyện tư duy, khả năng học tập, nghiên cứu, phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đồ nổi Bến Tre đắp bằng nhiều thứ vật liệu khác nhau, bằng nhiều 
cách khác nhau. Áp dụng dạy qua nhiều năm cho học sinh khiếm thị tôi nhận 
thấy đối với các em học sinh khiếm thị nếu có những đồ dùng nổi thì các em 
kết hợp giữa nghe và sờ do giáo viên hướng dẫn hoặc cầm tay chỉ cho các em 
sờ bản đồ thì các em sẽ hòa nhập được với các em bại liệt (trường khuyết tật 
học sinh bại liệt học cùng học sinh khiếm thị). 
 1.4. Mục đích nghiên cứu: 
 Bộ bản đồ nổi Thế giới, Việt Nam và Bến Tre giúp cho việc dạy và học 
môn địa l ý cho học sinh khiếm thị tốt hơn. Khi giáo viên nói về hình dạng, vị 
trí, đồng bằng, núi, thì lúc giáo viên nói yêu cầu, từng vấn đề cần thiết, 
hoặc cầm tay cho các em sờ bản đồ để các em biết được những gì giáo viên 
đang trình bày. Và đó cũng là phương pháp tích cực để giáo viên giúp học 
sinh khiếm thị ở trường khuyết tật học nhanh, tốt mà chắc bằng đôi bàn tay 
của mình. Từng bước mài mò như thế tôi thấy rõ rằng các em "Tàn mà không 
phế" nếu chúng ta biết khai thác mặt mạnh ở "đôi mắt" này của các em. Có 
như vậy thì càng ngày các em càng tiếp cận với kiến thức một cách thiết thực, 
thích học những môn xã hội hơn, thích tìm hiểu những vùng đất mà các em có 
thể sờ được bằng chính những ngón tay của mình hơn. 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 4 
 Không chỉ giáo viên dạy Địa l ý mà giáo viên dạy Lịch sử,  cả những 
giáo viên ở cấp tiểu học cũng đã cần những bản đồ đó khi dạy cho các em học 
sinh khiếm thị. Những giáo viên đó cũng như tôi làm và sử dụng bản đồ nổi là 
đã kết hợp với ngôn ngữ để giúp các em khiếm thị hòa nhập với các bạn sáng. 
Mục đích cuối cùng của chúng tôi là đào tạo cho đất nước những thế hệ học 
sinh biết vươn tới Chân - Thiện - Mỹ. Dù các em không nhìn thấy ánh sáng 
mặt trời. 
 1.5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 
 Với những bản đồ thế giới, Việt Nam và Bến Tre được đắp nổi lên theo 
từng dạng địa hình. Giáo viên hướng dẫn làm sao cho các em học sinh khiếm 
thị khi sờ biết được các châu lục, các đại dương, các khu vực, đặc điểm của 
từng khu vực, một số nước  Biết được hình dạng, địa hình,... của Việt Nam 
với 3 miền tự nhiên ở lớp 8, với 7 vùng kinh tế ở lớp 9, biết các huyện, thị của 
Bến Tre, đặc điểm của từng vùng, miền, khu vực tiếp giáp, 
 1.6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 
 Trong lúc học sinh bại liệt nhìn bản đồ treo tường, thì học sinh khiếm 
thị sờ bản đồ nổi phát huy hướng học tập tích cực mà hiện nay bộ giáo dục 
đang quan tâm. Có những đồ dùng dạy học này học sinh khiếm thị vừa nghe 
vừa sờ từ đó các em vận dụng cả xúc giác, thính giác kết hợp với trí tưởng 
tượng cùng trí thông minh và sự hiểu biết để trả lời những câu hỏi của giáo 
viên nêu sẽ dể hiểu bài, khắc sâu bài học hơn. (Phụ lục 1) 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 5 
 PHẦN 2: NỘI DUNG 
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Khi chúng ta dạy 1 bài Địa l ý, cần áp dụng câu hỏi với bản đồ, thì học 
sinh phải dựa vào bản đồ để trả lời câu hỏi của giáo viên. Lúc đó học sinh 
sáng nhìn bản đồ rồi suy nghĩ câu hỏi tìm câu trả lời. 
 Còn học sinh khiếm thị thì sao? Nếu như không có bản đồ nổi cho học 
sinh khiếm thị sờ như các học sinh sáng xem bản đồ treo tường, thì các em chỉ 
có việc là ngồi chờ các em sáng nêu kết quả đã quan sát được, mà không hề 
biết những gì các bạn nêu lên là đúng hay sai, châu đó, nước đó có phải nằm ở 
vị trí đó không,. Rồi đến khi giáo viên nói là đúng, hoặc sai và sửa lại thì 
các em biết được như thế là đúng chứ không hình dung được đúng là đúng 
như thế nào, hay châu đó, nước đó nằm ở vị trí đó là ở đâu, Thực sự là các 
em không hiểu nổi giáo viên và các bạn đang nói những gì. 
 Còn nếu như các em cũng có bản đồ nổi để sờ và cũng tìm ra được kết 
quả. Mà kết quả đó giống như các bạn sáng thì xem như các em hiểu bài 
ngược lại nếu như không giống thì bạn hoặc giáo viên giúp các em sờ lại bản 
đồ để các em nắm được nội dung. Lúc đó bài dạy của giáo viên sẽ sinh động 
và cả lớp cùng học sẽ tích cực hơn. Các em khiếm thị hiểu bài tốt hơn. (Phụ 
lục 1) 
 2.2. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Là giáo viên dạy địa lý cấp THCS, theo tinh thần giáo dục hiện nay 
chúng ta nên áp dụng phương pháp tích cực. Muốn cho học sinh khuyết tật 
tích cực thì giáo viên đứng lớp phải tích cực làm đồ dùng dạy học. 
 Ở lớp 6 có nhiều bài giới thiệu về thềm lục địa, đồng bằng, núi, cao 
nguyên, sông,... (như bài 12, 13, 14, 15, 23...) giáo viên đã làm mô hình với 
các dạng địa hình, có độ cao cho từng dạng địa hình cụ thể, có sông nước 
chảy, có núi lửa hoạt động... nhưng nếu muốn dạy tốt các bày cần mô hình đó 
thì phải cho học sinh làm quen với mô hình trước. Tức là giáo viên phải có 
thời gian cho học sinh sờ mô hình để biết cấu tạo của các đối tượng trên mô 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 6 
 hình đó như thế nào. 
 Cũng ở lớp 6 khi dạy bài 10 cấu tạo bên trong của trái đất giáo viên đã 
làm quả cầu nổi với 3 lớp và cho học sinh sờ từng lớp. Khi học trên quả cầu 
này các em biết cấu tạo, độ dày, kết hợp kênh chữ ở sách giáo khoa để hình 
dung trạng thái, của 3 lớp. Biết được lớp vỏ của trái đất là quan trọng nhất 
vì nó nằm ngoài cùng, nơi con người sinh sống,... Hoặc làm một số hình nổi 
đơn giản về các đới khí hậu, các đới cảnh quan, hướng gió, trên trái đất. 
 Trên bản đồ nổi các châu được cắt ra bằng muốt các em biết được các 
châu lục, các đại dương trên thế giới ở bài 11, 24 - của lớp 6. Hầu như gần hết 
các bài ở lớp 7 đều sử dụng bản đồ này để các em xác định các đô thị lớn, các 
đới khí hậu, các hoang mạc lớn trên thế giới, vị trí các dãy núi cao trên các 
châu lục. Nhất là đến phần tìm hiểu từng châu lục thì bản đồ nổi này càng 
quan trọng hơn vì học sinh biết vị trí, hình dạng, kích thước, địa hình, của 
từng châu lục. 
 Sang chương trình địa lý lớp 8 với chương đầu tiên gồm 18 bài về châu 
Á đều cần bản đồ nổi thế giới. Nhất là với 3 bài của chương tổng kết nếu 
không có bản đồ nổi thế giới thì giáo viên không biết sẽ dạy bằng cách nào 
cho các em hiểu. Khi áp dụng bản đồ thế giới nổi chỉ trong 3 tiết giáo viên có 
thể giúp học sinh hệ thống lại được các châu, các đại dương, sự di chuyển của 
các mảng nền, các đới khí hậu, các vành đai gió, nơi tập trung khai thác nhiều 
dầu, nơi tiêu thụ dầu, ... trên thế giới. 
 Phần II của địa l ý lớp 8 và chương trình địa lý lớp 9 lại rất cần bản đồ 
nổi Việt Nam. Có bản đồ nổi Việt Nam giáo viên trình bày cho học sinh sờ 
bản đồ để biết được hình dạng, địa hình, nhận biết khí hậu, sông ngòi, cảnh 
quan, vị trí các khoáng sản ,... đặc điểm của 3 miền tự nhiên, 7 vùng kinh tế ... 
của Việt Nam. Ở những bài đó giáo viên còn kết hợp làm 2 bản đồ lấp ráp 
bằng gỗ có nam châm trên nắp hộp có từ tính để học sinh kết hợp ráp từng 
mảnh khi học tới miền hoặc vùng đó. 
 Trong chương trình địa l ý lớp 8 còn có bài 25 nói về lịch sử phát triển 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 7 
 của tự nhiên Việt Nam cũng với bộ lắp ráp 3 giai đoạn hình thành (Tiền 
Cambri, Cổ sinh - Trung sinh và Tân sinh) học sinh biết được trong thời gian 
bao lâu, nước Việt Nam hình thành dần như thế nào. 
 Còn với bản đồ nổi Bến Tre thì khi áp dụng dạy các bài địa lý địa 
phương ở các khối lớp rất thuận lợi, học sinh biết được địa hình đồng bằng 
của 3 dãy cù lao, xác định được thành phố Bến Tre, 8 huyện, các sông lớn, 
các tuyến đường giao thông, tỉnh tiếp giáp ... của Bến Tre. 
 Qua một thời gian thực hiện một số bản đồ nổi tôi thấy học sinh tích 
cực học hơn, không bị thụ động khi giáo viên đặt vấn đề. Các em rất thích sờ 
bản đồ trước trong giờ tự học buổi chiều và tối. (Phụ lục 2) Vậy là khi giáo 
viên tích cực làm ra nhiều đồ dùng học tập nổi thì học sinh khiếm thị cũng 
phát huy được tính tích cực học tập của mình, và hòa nhập cùng các bạn bại 
liệt. 
 Cho nên đồ dùng dạy học nổi dành cho học sinh khiếm thị là rất cần 
thiết, nếu không có những đồ dùng đó thì việc giảng dạy của giáo viên mất rất 
nhiều thời gian, mà chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của 
học sinh cũng không cao. 
 2.3. Các biện pháp đã tiến hành làm bộ đồ dùng dạy học nổi cho 
học sinh khiếm thị: 
 Như chúng ta đã biết Bản đồ có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, 
học tập Địa l ý và trong đời sống. Cho nên làm bản đồ nổi là tôi đã biểu hiện 
và thu nhỏ hình dạng tương đối chính xác về Bến Tre, Việt Nam và toàn bộ 
bề mặt Trái Đất. Dựa vào các bản đồ nổi đó, học sinh có thể thu thập được 
nhiều thông tin như: vị trí, địa hình, đặc điểm, sự phân bố của các đối tượng 
địa lý và các mối quan hệ giữa chúng. 
 Những đồ dùng nổi cho học sinh sờ một thời gian ngắn thì bị tróc, 
bể,. Tôi rút kinh nghiệm làm một bộ đồ dùng với 3 bản đồ nổi: Thế giới, 
Việt Nam và Bến Tre trên những khung gỗ với những chất liệu kết chặt cho 
học sinh sử dụng lâu hơn. Để cho việc dạy và học có logich, học sinh hiểu bài 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 8 
có hệ thống. Có thể áp dụng cho học sinh trong tất cả các cấp học, ở các môn 
cần bản đồ này, điển hình là giáo viên đã áp dụng từ lớp 6 đến lớp 9 với môn 
địa lý và lịch sử. Khi cần dạy về địa l ý, lịch sử thế giới thì sử dụng bản đồ thế 
giới; khi cần dạy địa l ý, lịch sử về Việt Nam thì sử dụng bản dồ Việt Nam; 
còn khi dạy địa l ý và lịch sử địa phương thì sử dụng bản đồ Bến Tre. 
 Đây là 3 bản đồ nổi địa hình Thế giới, Việt Nam và Bến Tre theo độ 
cao. Bằng cách đắp nổi từng lớp một, nâng dần độ cao lên theo mức độ của 
địa hình: đồng bằng, cao nguyên, núi. 
 - Trước tiên là đóng 3 cái khung: 
 + Khung thứ nhất để đắp bản đồ Thế giới có chiều dài 73 cm, rộng 50 cm. 
 + Khung thứ hai để đắp bản đồ Việt Nam có chiều dài 73 cm, rộng 39 cm. 
 + Khung thứ ba để đắp bản đồ Bến Tre có chiều dài 45 cm, rộng 39 cm. 
 - Các bước tiến hành: 
 + Bước thứ nhất: Vẽ bản đồ Thế giới lên khung thứ nhất, bản đồ Việt 
Nam lên khung thứ hai và bản đồ Bến Tre lên khung thứ ba (Vẽ cả các đảo). 
 + Bước thứ hai: Sơn màu xanh dương lên phần đại dương và biển 
(những nơi sâu thì tô đậm hơn). 
 + Bước thứ ba: Trộn cát, keo sữa, một ít nước và màu. 
 . Trước tiên trộn cát mịn với keo sữa một ít nước và màu xanh lá. Rồi 
đắp lớp thứ nhất đều lên một lớp mỏng ở 3 bản đồ với các đảo đã vẽ sẵn. Lớp 
đầu tiên đắp khá lâu, vì đắp 3 bản đồ và phải chú ý kỹ từng đường ranh giới 
của bản đồ. Xong phải chờ cho thật sự khô. Muốn hoàn chỉnh xong lớp thấp 
nhất là đồng bằng phải đắp 3 - 4 lớp mỏng chồng lên nhau, tùy đặc điểm của 
từng đồng bằng. Ở lớp này chú yù chỉ có màu xanh tượng trưng cho đồng 
bằng; khi trộn nguyên liệu thì trộn một ít, hết trộn tiếp chứ không trộn một lần 
vì làm lâu sẽ bị khô cứng lại. Khi đắp bản đồ Bến Tre chú ý ranh giới các con 
sông. (Phụ lục 3) 
 Ở lớp thứ nhất này trộn một phần nhỏ cát, keo, nước với màu trắng để 
đắp đảo Grơnlen và châu Nam Cực trên bản đồ Thế giới. 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 9 
 . Đến đắp lớp thứ hai màu vàng ta trộn cát to hơn với keo sữa thêm một 
ít nước và màu vàng, rồi đắp lên trên lớp màu xanh để tạo độ cao hơn. Cũng 
giống như lớp màu xanh của đồng bằng, ta đắp nhiều lớp mỏng dần cao lên, 
và cũng chờ cho khô từ từ. Có như vậy mới tạo được sự bền. Khi đắp lớp thứ 
hai này cần chú ý chừa phần đồng bằng ra, chính vì điều đó nên khi đắp phải 
kết hợp thật sát với bản đồ sáng về màu sắc. Ở giai đoạn này khi đắp từng lớp 
mỏng cũng chờ cho thật khô. Màu vàng này không đắp lên bản đồ Bến Tre, vì 
Bến Tre là đồng bằng nên chỉ đắp một lớp màu xanh. 
 . Sang lớp thứ ba trộn cát to hơn nữa với keo sữa, một ít nước và màu 
cam để tạo độ cao hơn. Rồi đắp lên trên lớp màu vàng. Lớp thứ ba này đắp 
nhiều lớp mỏng hơn ở những dãy núi cao của Thế giới, còn bản đồ Việt Nam 
thì ít hơn (vì địa hình núi của Thế giới có nhiều dãy núi cao như Himalaya, 
Thiên Sơn, Coocđie, Anđet,). Khi đắp lớp thứ ba này cần chú yù chừa phần 
màu vàng ra, chính vì điều đó nên khi đắp lớp này cũng phải kết hợp thật sát 
với bản đồ sáng về màu sắc. 
 . Cuối cùng là lớp thứ tư thì trộn cát to nhất với keo sữa, một ít nước và 
màu đỏ. Phần này đắp tạo núi, phải tạo được dáng của những dãy núi với 
nhiều đỉnh núi. (Phụ lục 4) 
 Nhưng phải chừa những dãy núi cao để đắp thêm một lớp màu nâu nữa 
và cho nổi lên độ cao hơn của những dãy núi như Himalaya, Thiên Sơn, 
Coođie, Anđet, phải bọc lộ được Himalaya đây là nóc nhà Thế giới bằng cách 
đắp thêm 2 lớp mỏng và tạo những đỉnh nhọn. (Phụ lục 5) 
 + Bước thứ tư: 
 . Pha màu đen cùng keo sữa vẽ tên các bản đồ trên nền màu trắng. 
 . Viết chữ Braille trước, chữ sáng sau chồng lên trên chữ Braille tên các 
châu, các đại dương (dán lên bản đồ Thế giới), tên các nước láng giềng, biển 
(dán lên bản đồ Việt Nam), tên các huyện, thành phố, tỉnh tiếp giáp, biển (dán 
lên bản đồ Bến Tre). 
 Qui trình thực hiện mất rất nhiều thời gian, vì không thể làm liên tục 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 10 
 được, khi đắp xong một lớp phải chờ cho khô, cũng như phải chỉnh sửa lại 
nếu có sai sót. Khó khăn nữa là khi đắp những phần nhỏ và tiếp giáp phải 
dùng những dụng cụ thật nhỏ, mỏng để thực hiện nếu không sẽ bị dính hoặc 
lệch vị trí. 
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Thời gian qua khi áp dụng các bản đồ vào các bài dạy về địa lý Thế 
giới, địa lý Việt Nam và địa lý địa phương, kết hợp với phương pháp tích cực 
như nêu ở trên, trước hết tôi nhận thấy nét mặt của các em lộ rõ sự hứng thú 
học tập biểu hiện là việc các em tích cực phát biểu ý kiến, giờ tự học thường 
hay lấy bản đồ ra sờ, các em hay học hỏi lẫn nhau giữa học sinh khiếm thị và 
học sinh sáng. Nên khi vào tiết giáo viên dạy hỏi xem nước đó ở đâu, đây là 
gì, tại sao có địa hình đó, hình nước này như thế nào? các em có khi trả lời 
được. (Phụ lục 6) 
 Từ đó tôi thấy mình tự tin hơn, vững vàng hơn trong việc giảng dạy đối 
tượng đặc biệt này. Điều mà tôi thấy thể hiện rõ ràng nhất là khi áp dụng các 
bản đồ nổi trong tiết dạy thì sẽ không mất nhiều thời gian trình bày, mà lại 
giúp các em thể hiện rõ sự tích cực, sự tập trung thích tự tìm hiểu, thích tự 
nghiên cứu. Đó là phương pháp tốt nhất để phát huy khả năng học tập của các 
em học sinh khiếm thị khi học cùng các em sáng. 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 11 
 PHẦN 3: KẾT LUẬN 
 3.1. Những bài học kinh nghiệm: 
 Muốn làm được một đồ dùng dạy học cho học sinh kiếm thị phải mất 
nhiều thời gian thí nghiệm, mất thời gian làm. Vậy nên phải kiên trì, tìm biện 
pháp làm cho đúng yêu cầu của môn dạy. 
 Hàng ngày phải đặt cho các em những câu hỏi phù hợp để các em tự 
nghiên cứu, tự học hỏi lẫn nhau, em khiếm thị hỏi em sáng để các em cùng 
nhau tìm hiểu trên bản đồ. Phát huy sự tương trợ, giúp đỡ nhau giữ em sáng 
và em khiếm thị. 
 3.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Nhưng bù lại các em sẽ học tốt hơn, kiến thức của các em được xác 
định rõ ràng hơn. 
 Các em tích cực trong giờ học và cả giờ tự học. Hoặc khi tìm hiểu các 
vấn đề của môn học sẽ thấy dễ dàng hơn. 
 3.3. Khả năng ứng dụng, triển khai: 
 Với những bản đồ nổi trước mắt là áp dụng cho các em học sinh khiếm 
thị, sau đó là cho cả học sinh sáng, nhất là lớp hội nhập có cả học sinh khiếm 
thị lẫn học sinh sáng. 
 Như vậy thì không chỉ ứng dụng cho học sinh ở trường khuyết tật ở 
Bến Tre, mà đối với học sinh khiếm thị thì nơi đâu giáo viên cũng có thể làm 
được những đồ dùng như thế. 
 Chúng ta có thể sáng tạo ra những đồ dùng dạy học cho những môn học 
khác nữa để phát huy hết những khả năng của các em. 
 3.4. Những kiến nghị, đề xuất: 
 3.4.1. Đối với giáo viên: 
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải thường xuyên vận dụng bản 
đồ nổi vào những bài học cần thiết cho học sinh khiếm thị, để gíup các em 
tiếp xúc thường xuyên với bản đồ, khai thác triệt để xúc giác của các em học 
sinh trong tìm hiểu kiến thức. 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 12 
 Khi vận dụng bản đồ giáo viên sẽ tìm ra nhiều phương pháp dạy mới từ 
bản đồ nổi cho học sinh khiếm thị. Từ đó giáo viên sẽ nghĩ ra được những đồ 
dùng dạy học khác góp phần cho việc dạy học sinh khiếm thị tốt hơn nữa. 
 Giáo viên dạy đối tượng học sinh đặc biệt sẽ có nhiều đồ dùng dạy học 
đặc biệt để khai thác những khả năng tiềm ẩn từ các giác quan của các em. 
 3.4.2. Đối với học sinh: 
 Tích cực trong việc phát triển khả năng tư duy bằng xúc giác. Các em 
phải thường xuyên sờ bản đồ kết hợp với sách giáo khoa trong giờ tự học, thì 
giờ học chính thức kết hợp với lúc giáo viên đang giảng cùng với sự xác định 
trên bản đồ nổi các em sẽ hiểu bài nhanh và đúng hơn. 
 Cần có thái độ tích cực trong học tập, rèn luyện tư duy, khả năng tự 
học, tự rèn, tránh tự ti mặc cảm. Các em tuy có tàn nhưng không phế, học tập 
sẽ giúp các em nâng cao kiến thức. Hiểu được những điều mà các em không 
nhìn thấy được. 
 3.4.3. Đối với xã hội: 
 Cần quan tâm đối với các em nhiều hơn nữa, tạo điều kiện cho các em 
học tập, vui chơi, giải trí, Giúp các em hòa nhập với cuộc sống của cộng 
đồng, xã hội. Không xa lánh, gần gũi để xóa dẩn sự tự ti, mặc cảm của các 
em. 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 13 
Phụ lục 1: Giáo viên hướng dẫn Học sinh sờ bản đồ nổi trong giờ học. 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 14 
Phụ lục 2: Học sinh tự nghiên cứu bản đồ trong giờ tự học. 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 15 
Phụ lục 3: 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 16 
Phụ lục 4: 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 17 
Phụ lục 5: 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 18 
P hụ lục 6: Giáo viên giúp học sinh trả lời câu hỏi từ bản đồ. 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Sáng kiến kinh nghiệm 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 19 
MỤC LỤC Trang 
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 
1.1. Bối cảnh của sáng kiến kinh nghiệm 1 
1.2. Lí do chọn đề tài 2 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 
1.4. Mục đích nghiên cứu 3 
1.5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4 
1.6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 4 
PHẦN 2: NỘI DUNG 5 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 5 
2.2. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm 5 
2.3. Các biện pháp đã tiến hành làm bộ đồ dùng dạy học 
nổi cho học sinh khiếm thị 
7 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 10 
PHẦN 3: KẾT LUẬN 11 
3.1. Những bài học kinh nghiệm 11 
3.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 11 
3.3. Khả năng ứng dụng, triển khai 11 
3.4. Những kiến nghị, đề xuất 11 
3.4.1. Đối với giáo viên 11 
3.4.2. Đối với học sinh 12 
3.4.3. Đối với xã hội 12 
Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6 
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (

File đính kèm:

  • pdf939_SKKN.pdf
Sáng Kiến Liên Quan