Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề sử dụng bản đồ, biểu đồ để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Địa lý trung học cơ sở

Môn địa lý trong trường THCS góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về trái đất - môt trường sống của con người, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu đất nước, với xu thế của thời đại. Học xong chương trình địa lý ở THCS học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

 - Về kiến thức:

 + Có kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về môi trường sống của con người, về các hoạt động của con người.

 + Biết được một số đặc điểm của tự nhiên dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở những khu vực khác nhau trên trái đất.

 + Hiểu biết tương đối vững chắc các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư kinh tế xã hội và những vấn đề về môi trường của quê hương, đất nước.

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7320 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề sử dụng bản đồ, biểu đồ để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Địa lý trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy thì:
	- Học sinh là chủ thể không phải học thụ động bằng nghe thầy giảng mà học sinh tích cực bằng hành động của chính mình.
	- Hành để học. " Hãy làm việc đi và thông qua làm việc của chính mình để mà trưởng thành". " suy nghĩ tức là hành động "
	- " Tiến bộ cho mọi học sinh trên thế giới này không phải là ở chỗ nghe gì, thấy gì , mà chỉ ở chỗ làm gì "
	- Lớp học là cộng đồng các chủ thể là thực tế xã hội ở ngay trong nhà trường là " xã hội được tổ chức nhằm mục đích giáo dục " là " trung tâm bản tính xã hội giữa thầy và trò " . Hành động giáo dục là một sự kiện xã hội diễn ra trong môi trường xã hội - lớp học, phải là một hành động hợp tác. " Suy nghĩ tức là hành động" , " hành động tức là hợp tác " " kiến thức cũng là một sản phẩm của xã hội ( lớp học) trước khi trở thành sự thật khoa học. Mặt khác giao tiếp xã hội được học tập ngay trong lớp học.
	- Thầy giáo tự nguyện từ bỏ vai trò chủ thể không dám nhận một hành động trực tiếp nào trở thành người " thiết kế", " tổ chức", " kích thích", "trọng tài", " cố vấn" cho học sinh hoạt động nhằm mục tiêu duy nhất là tạo ra sự trưởng thành và phát triển của con người.
	- Chủ thể ( học sinh ) tiến hành hoạt động nhận thức tức là hoạt động thích nghi của bản thân chủ thể đối với sự vật, đối với lớp học và thầy giáo.
	Áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh để rèn luyện kĩ năng học tập địa lý theo các giai đoạn sau :
	+ Giai đoạn 1: Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản cho học sinh như:
 Tập vẽ và phân tích: Tập pha màu và sử dụng các loại bút vẽ, tập vẽ sơ đồ, biểu đồ, bản đồ và phân tích .
	Tập trang trí, viết, kẻ chữ trên giấy 
	Tập giao tiếp , đọc, nói, kể chuyện địa lý 
	Tập sử dụng các phương tiện và thiết bị kỹ thuật trong học Địa Lý 
	Tổ chức cho học sinh được tham gia đầy đủ các buổi thực hành theo phân phối chương trình và các buổi ngoại khoá theo điều kiện địa phương 
	Tập trình bày các bài thực hành ở tổ, nhóm như : Phân tích biểu đồ, bảng thống kê, phân tích bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế xã hội......
	Giúp học sinh biết cách quan sát, diễn đạt và làm bài tập.
	Cần có kế hoạch toàn diện cho môn học và chỉ ra được việc thực hiện hợp lý cho từng nội dung.
	+ Giai đoạn 2:
Hướng dẫn học sinh cách ghi bài làm dàn bài sử dụng sách giáo khoa Địa lý, tập bản đồ thực hành Địa lý, sử dụng và thu thập các tài liệu tham khảo Địa lý.
	Hướng dẫn học sinh phân tích số liệu biểu đồ, bản đồ, phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập bộ môn.
	Phân loại trình độ học tập Địa lý của học sinh để có thể phụ đạo, bồi dưỡng thêm.
	+ Giai đoạn 3:
	Giáo dục cho học sinh có ý thức tự bồi dưỡng thường xuyên kiến thức khoa học Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế xã hội 
	Tích cực tham gia các hoạt động về viết, đọc báo chuyên san về Địa lý.....
 * Tóm lại: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học thì cần phải đa dạng hoá các hình thức dạy học,thầy giữ vai trò tổ chức hướng dẫn, bổ xung giúp đỡ học sinh chủ động tích cực tìm tòi khai thác kiến thức và rèn luyện tư duy Địa lý, thầy giáo phải có những phương pháp tăng cường các kỹ năng phân tích, tổng hợp, cho học sinh thấy được bản đồ là phương tiện trực quan, là nguồn chi thức địa lý quan trọng.
 Có kỹ năng đặt câu hỏi mà yêu cầu đòi hỏi học sinh phải khai thác kiến thức từ bản đồ, biểu đồ để trả lời câu hỏi là phương pháp không thể thiếu được vì thế tôi đã sử dụng những biện pháp thực hiện sau:
 4. Biện pháp thực hiện từng phần 
 Soạn bài theo hướng tích cực khai thác kiến thức từ bản đồ
 Chuẩn bị đồ dùng và hệ thống câu hải để khai thác tri thức từ bản đồ.
 Xây dựng phương pháp hình thành kĩ năng sử dụng sơ đồ - bản đồ - biểu đồ cho học sinh cần tập trung vào các kĩ năng sau:
	Sử dụng bản đồ áp dụng trong việc:
	- Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa.
	+ Hướng dẫn học sinh sử dụng kênh hình và kênh chữ.
	+ Hướng dẫn học sinh qua hệ thống câu hỏi.
	+ Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và bài tập sách giáo khoa.
	+ Hướng dẫn học sinh đọc bài học thêm.
	- Xác định phương hướng theo quy ước thông thường, tìm và chỉ được các đối tượng Địa lý trên bản đồ.
 - Biết cách vẽ một số lược đồ - sơ đồ và bản đồ Địa lý với các nội dung đã được học.
- Áp dụng trong các dạng bài cụ thể.
* Để có được hình thành và phát triển các kĩ năng này giáo viên cần chú ý thực hiện tốt các bước sau:
	 Bước 1: Phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc giúp học sinh tìm tòi lĩnh hội kiến thức và việc hình thành phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong từng bài học. Muốn làm được điều này giáo viên không nên sử dụng bản đồ như một phương tiện minh hoạ mà phải sử dụng bản đồ như một phương tiện tri thức Địa lý quan trọng để học sinh khai thác kiến thức rèn luyện kĩ năng, đồng thời bản đồ phải được sử dụng thường xuyên trong mọi khâu của quá trình dạy học từ học bài mới, đến ôn tập, kiểm tra đánh giá.
	Bước 2: Phải cho học sinh thấy được đặc thù bộ môn địa lý là trang bị kiến thức bằng bản đồ " Bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ". Vậy thì trước tiên phải hiểu được khái niệm về bản đồ: Theo KA. Xalivev thì " Bản đồ địa lý là mô hình ký hiệu hiện tượng khách quan của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên - Xã hội được thu nhỏ, được tổng hợp hoá theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố và mối tương quan của các đối tượng và hiện tượng cả những biến đổi của chúng theo thời gian để thoả mãn mục đích yêu cầu đã định trước. Bản đồ điạ lý có 3 đặc tính cơ bản là: 
 Cơ sở toán học của đồ thị, hệ thống ký hiệu quy ước và tổng quát hoá nội dung.
	- Tác dụng của bản đồ là tạo ra mối liên hệ giữa kiến thức - với bản đồ do đó có thể khai thác chi thức bằng bản đồ.
	- Giáo viên phải dạy học sinh biết đọc hiểu, biết đọc và vận dụng bản đồ.
 Đọc bản đồ không phải là đọc các chữ ghi trên bản đồ mà là một quá trình tìm kiến thức Địa lý chứa trong các ký hiệu trên bản đồ ở các mức độ cao thấp khác nhau tuỳ theo đối tượng và mục đích, cách tổ chức các hoạt động học tập với bản đồ cho học sinh. Cụ thể là:
	- Mức độ 1: học sinh chỉ đưa vào kí hiệu số ở bảng chú giải để tìm và đọc tên các đối tượng Địa lý trên bản đồ.
 - Mức độ 2 : Học sinh dựa vào bản đồ để mô tả đối tượng địa lý theo kiểu du lịch trên bản đồ hoặc là trò chơi để tìm ra đặc điểm của đối tượng Địa lý.
	- Mức độ 3 : Học sinh phải dùng bản đồ khi học trên lớp và tự học để vận dụng những kiến thức địa lý đã có, xác định mối quan hệ Địa lý để rút ra những điều mà trên bản đồ trực tiếp thể hiện. 
Muốn cho học sinh nhanh chóng có được kĩ năng đọc bản đồ giáo viên cần giúp học sinh nắm được các bước ( quy trình ) tiến hành đọc bản đồ từ đơn giản đến phức tạp.
Chẳng hạn muốn đọc được bản đồ ở mức độ 1, học sinh cần theo các bước sau:
	1- Nắm được mục đích việc làm hay yêu cầu của giáo viên ( ví dụ : xác định vị trí các vùng kinh tế ở nước ta )
	2 - Đọc bản chú giải để biết kí hiệu các đối tượng cần tìm. 
	3 - Căn cứ vào ký hiệu, chữ viết để tìm ra và chỉ vị trí các đối tượng trên bản đồ ( ở đây là tìm vị trí các vùng kinh tế ở nước ta )
	Sang mức độ 2 học sinh cần thực hiện thêm một mức nữa 
	4 - Dựa vào bản đồ so sánh, nhận xét, đối chiếu kết hợp vẽ các biểu tượng lên bảng để tìm ra đặc điểm của đối tượng, cụ thể ở ví dụ trên là so sánh quy mô của các vùng kinh tế : Bắc bộ, Bắc trung bộ, Nam trung bộ và Nam bộ. Tới mức độ 3 học sinh phải thực hiện tiếp bước thứ 5 đó là xác định các mối quan hệ địa lý từ đó thấy được thế mạnh để phát triển kinh tế của các vùng. 
	Bước 3: Các kĩ năng sử dụng bản đồ chỉ đựơc hình thành phát triển thông qua các hoạt động cụ thể với bản đồ vì vậy giáo viên phải biết cách tổ chức các hoạt động học tập với bản đồ cho học sinh. Để làm được điều này, trong quá trình soạn bài, ( với những bài có liên quan đến bản đồ) bên cạnh sự xác định yêu cầu dạy học 
về mặt kiến thức, giáo viên cần thiết xác định rõ yêu cầu dạy học kỹ năng sử dụng bản đồ đối với học sinh ( hình thành, củng cố, phát triển kỹ năng nào trong việc sử dụng bản đồ, tìm kiếm những kiến thức nào từ bản đồ) như : Sau bài học học sinh biết tìm phương hướng trên bản đồ, biết tìm dựa vào bảng chú giải để tìm và chỉ ra những nội dung kiến thức được thể hiện trên bản đồ.
Ví dụ : Nhìn vào lược đồ nông nghiệp Việt Nam ( Hình 8.2 - SGK Địa lý lớp 9 học sinh có thể chỉ ra : 
	- Vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm.
	- Vùng cây công nghiệp lâu năm 
	- Vùng rừng giàu và trung bình
	- Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung 
	- Vùng nông lâm kết hợp
	- Các loại cây trồng, vật nuôi : Chè, cà phê, cao su, cây ăn quả, trâu, bò, lơn.
	Bước 4: Cần phối hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng bản đồ treo tường hoặc chiếu lên màn hình với lược đồ trong sách giáo khoa, giữa việc sử dụng bản đồ, biểu đồ, sơ đồ với các phương tiện học tập khác như tranh ảnh, tập bản đồ thực hành, tập san, phim..... để tránh sự nhàm chán, đơn điệu trong việc dạy học Địa lý và giúp cho việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ được hấp dẫn lý thú hơn.
 5. Vận dụng vào bài dạy cụ thể
 Thiết kế bài học và tiến hành giờ giảng dựa trên hoạt động dạy và học mà trung tâm là hoạt động của học sinh lấy bản đồ là phương tiện dạy học được thực hiện cụ thể trong một bài dạy Địa lý ở lớp 9A như sau:
	Bài 9 : SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
	A. Mục tiêu bài học
	1. Kiến thức 
 	* Học sinh biết được :
	- Nước ta có nhiều loại rừng, tác dụng của rừng trong đời sống và sản xuất.
	- Nguồn lợi thuỷ sản của nước ta phong phú
	- Tài nguyên rừng của nước ta bị khai thác quá mức, tỉ lệ đất có rừng bị che phủ thấp, song thời gian gần đây diện tích đất rừng đã tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng.
	- Môi trường ở nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản giảm nhanh.
	2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, vẽ biểu đồ đường.
	3. Thái độ:
	 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước.
	- Không đồng tình với những hành vi phá hại môi trường ( chặt phá cây, săn bắt chim thú, đánh bắt thuỷ sản bằng thuốc nổ......)
B. Phương tiện dạy học
	Máy chiếu - máy vi tính có lưu:
	-Bản đồ kinh tế Việt nam
 - Bản đồ tự nhiên Việt nam
	- Bản đồ lâm nghiệp - Thuỷ sản.
	- Tranh ảnh minh hoạ các hoạt động đánh bắt thuỷ sản, khai thác lâm sản. 
	C. Các hoạt động dạy và học 
	Khởi động: Có thể mở bài như phần giới thiệu trong sách giáo khoa hoặc yêu cầu học sinh nêu tầm quan trọng của tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ hải sản, sau đó dẫn dắt vào nội dung chính của bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động1: Tìm hiểu về hoạt động lâm nghiệp của nước ta
 Gv chiếu lên màn hình và yêu cầu HS Dựa vào bản đồ tự nhiên và bản đồ lâm nghiệp Việt nam.
 ( Hoạt động nhóm - cá nhân)
Hỏi: Hãy nêu nhận xét về hiện trạng tài nguyên rừng ở nước ta.
Giáo viên có thể gợi ý để hướng dẫn học sinh trả lời:
 + Tỉ lệ che phủ rừng thấp.
 + Tình trạng cạn kiệt dần tài nguyên rừng.Chiếu lên màn hình bảng 9.1.
Hỏi: Dựa vào bảng 9.1 em hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta.
 + Rừng sản xuất.
 + Rừng phòng hộ.
 + Rừng đặc dụng.
Hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng nước ta ?
 Giáo viên nhấn mạnh vai trò của rừng phòng hộ đối với việc bảo vệ môi 
trường, song thực tế hiện nay loại rừng này đang bị tàn phá dẫn đến nhiều hiệu quả nghiêm trọng về môi trường ( lũ quét), trượt lở đất đá, hạn hán, lũ lụt....) Chiếu lên màn hinh một số tranh ảnh về các hiện tượng trên.
Giáo viên có thể đưa ra một số ví dụ về các hậu quả trên ở một số địa phương sau đó chuyển ý.
 Chiếu lên màn hình bản đồ kinh tế Việt nam
Hỏi: Dựa vào bản đồ kinh tế Việt Nam em hãy cho biết ngành khai thác và chế biến lâm sản tập trung ở đây. Tên các trung tâm chế biến lâm sản. 
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên có thể hỏi: Vì sao lại có sự phân bố đó ?
Hỏi: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì cho con người ? Tại sao quá trình khai thác rừng lại phải đi đôi với trồng mới và bảo vệ rừng? 
 Giáo viên nhấn mạnh đến vấn đề môi trường trong việc khai thác loại tài nguyên này: Nếu khai hợp lý thì vừa có ý nghĩa kinh tế lại vừa bảo vệ được môi trường tự nhiên.
 Chiếu lên màn hình một số hình ảnh về rừng Việt Nam
Hỏi: Tại sao chúng ta phải chú trọng bảo vệ rừng trồng hộ, rừng đặc rụng ? 
Liên hệ thực tế Việt Nam. 
 Vì những rừng này không những có ý nghĩa về mặt sinh thái mà còn có vai trò hết sức quan trọng đối với con người.
Hỏi : Chúng ta cần phải làm gì để tăng độ che phủ rừng trên cả nước? 
 Giáo viên có thể nhấn mạnh đến các chính sách mà Đảng và Nhà nước áp dụng nhằm bảo vệ rừng.
 Giáo viên chốt kiến thức và chuyển ý
I. Lâm Nghiệp
1. Tài nguyên rừng
- Độ che phủ rừng: 35% ( năm 2000)
- Cơ cấu rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
2. Sự phát triển và phân bố nghành lâm nghiệp
- Hằng năm cả nước khai thác 2,5 triệu m3 gỗ ở khu vực rừng sản xuất.
- Công nghiệp chế biến lâm sản phát triển gắn với vùng nguyên liệu.
- Phải khai thác hợp lý, có kế hoạch trồng mới và bảo vệ rừng. Phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, đạt tỷ lệ độ che phủ 45%
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngành thuỷ sản.
Chiếu lên màn hình bản đồ tự nhiên và thuỷ sản việt nam:
 Dựa vào bản đồ tự nhiên và thuỷ sản Việt Nam 
( Hoạt động nhóm - cá nhân)
Hỏi: Vì sao nói nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng đánh bắt thuỷ, hải sản? 
Giáo viên gợi ý để học sinh thấy được các điều kiện tự nhiên thuận lợi như : Khí hậu, đường bờ biển, diện tích mặt nước...
Học sinh quan sát trên màn hình và hình 9.2 để xác định các ngư trường lớn của Việt Nam.
 + Ngư trường Cà Mau- Kiên Giang
 + Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
 + Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh.
 + Ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Quần đảo trường sa.
Giáo viên dẫn dắt: Ngoài những thuận lợi về mặt tự nhiên, theo em ngành thuỷ sản có gặp khó khăn gì không?
 + Tự nhiên
 + Kinh tế xã hội
 Giáo viên đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn lợi về thuỷ sản đang suy giảm phần lớn là do con người chưa biết cách khai thác hợp lý : Khai thác mang tính huỷ diệt ( dùng mìn ,khai thác trong mùa sinh sản của một số loại cá ...)
 Do biển bị ô nhiễm dẫn dến nhiều loại thuỷ sản mất môi trường sinh sống hoặc hạn chế về sản lượng.
 Giáo viên chốt kiến thức và chuyển ý 
Hỏi : Quan sát trên màn hình bảng 9.2 , em hãy so sánh số liệu của năm 1990 và năm 2002 để rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản 
Giáo viên lưu ý ngành thuỷ sản bao gồm hai nhóm ngành là : khai thác và nuôi trồng .
 Học sinh đọc phần 2 sách giáo khoa để nhận xét về tình hình phát triển và phân bố của hai ngành trên 
Giáo viên chốt kiến thức và nhấn mạnh đến vị trí của ngành thuỷ sản trong cơ cấu xuất khẩu 
Chiếu một số hình ảnh về hoạt động khai thác chế biến xuất khẩu 
Giáo viên mở rộng : Theo em cần có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản , giúp ngành thuỷ sản phát triển bền vững ?
 + Khai thác phải đi đôi với bảo vệ môi trường 
 + Tăng cường đánh bắt xa bờ 
 + Hạn chế đánh bắt trong mùa cá sinh sản ...
II- Ngành thuỷ sản 
1. Nguồn lợi thuỷ sản 
- Thuận lợi :
 + Nước ta có điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành thuỷ sản .
 + Có bốn ngư trường trọng điểm 
 + Có nhiều diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thuỷ sản 
- Khó khăn :
 + Tự nhiên : Các hiện tượng bất thường của thời tiết ( Bão , sương mù ...)
 + Kinh tế - Xã hội :
Vốn đầu tư khai thác còn hạn chế , môi trường suy thoái làm giảm nguồn lợi thuỷ sản .
2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản 
 + Ngành thuỷ sản phát triển nhanh do thị trường mở rộng
 + Sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là thuỷ sản nuôi trồng.
 + Phân bố :
Khai thác thuỷ sản : Chủ yếu khai thác ven bờ ; các tỉnh khai thác nhiều là : Kiên Giang , Cà Mau , Bình Thuận , nuôi trồng thuỷ sản : đang được chú trọng đầutư nhằm phục vụ cho xuất khẩu ; những tỉnh nuôi trồng thuỷ sản nhiều là Cà Mau , An Giang , Bến Tre ...
D- Củng cố :
 1-Khoanh tròn chỉ một chữ in hoa ở đầu ý em cho là đúng :
 1.1 . Độ che phủ rừng nước ta năm 2000 là : 
 A : 35% 	 C : 45%
 B : 40% 	D : 50%
 1.2. Rừng phòng hộ có vai trò chủ yếu là :
 A : Nguồn dự trữ tài nguyên 
 B : Cung cấp gỗ cho con người 
 C : Nơi tham quan du lịch 
 D : Ngăn chặn các tác động xấu của thiên nhiên 
 1.3. Số ngư trường trọng điểm ở nước ta là :
 A : 2	C : 4
 B : 3	 D : 5
 2.- Em hãy nêu các biện pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta 
 E - Hướng dẫn về nhà : 
 - Học sinh làm câu hỏi (SGK Trang 37)
 - Chuẩn bị nội dung bài thực hành 
* Ở lớp 9B : Cũng bài soạn và thực hiện tiến trình bài giảng như vậy nhưng trong tiến trình thực hiện chỉ sử dụng các kênh hình ở sách giáo khoa mà không sử dụng máy chiếu các loại bản đồ và tranh ảnh lên màn hình để phân tích và khai thác kiến thức như khi dạy ở lớp 9A .
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG :
	Bằng những biện pháp thực hiện như trên và qua soạn - giảng bài 9" Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp , thuỷ sản " ở lớp 9A , tôi thấy hiệu quả giảng dạy Địa lý tăng lên rất nhiều. Cụ thể là :
	- Làm cho giờ dạy Địa lý trở nên hấp dẫn hẳn lên, thu hút được sự chú ý của học sinh.
	- Biện pháp thực hiện như vậy rất phù hợp với nội dung chương trình mới môn học Địa lý.
	- Phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập
	- Đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ 
	- Tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức chiếm lĩnh tri thức trong qúa trình dạy học.
	Học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài học và lượng tri thức mới trong quá trình học tập 
	- Giáo viên có đủ điều kiện chăm sóc tỉ mỉ chu đáo tác động đến cả ba đối tượng học sinh.
	- Hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu, đồ dùng học tập một cách khoa học, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong giờ học 
	- Hướng dẫn học sinh luyện tập, thực hành tốt. 
	- Kết thúc bài học học sinh nêu bật được những nội dung cơ bản của bài học 
	- Quá trình học tập bộ môn học sinh rất say mê hướng thú.
* So sánh lớp đối chứng 9B và thực nghiệm 9A:
Loại lớp 
Lớp 
Giỏi 
Khá 
Trungbình
Yếu
Lớp thực nghiệm
9A
34%
23%
40 %
3%
Lớp đối chứng
9B
12%
13%
40%
35%
Trung bình khối 9
23%
18%
40%
19%
Đồ thị so sánh tỉ lệ chất lượng môn Địa lý giữa 2 lớp đối chứng và thực nghiệm
Như vậy với phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của học sinh. Kết hợp thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng sơ đồ - bản đồ biểu đồ và đồ dùng trực quan là phương pháp hữu hiệu nhất - đặc trưng của phương pháp giảng dạy Địa lý.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
	Để thực hiện tốt những biện pháp đã nghiên cứu trên tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
	- Đối với giáo viên giảng dạy: Cần thường xuyên cải tiến nội dung phương pháp dạy học hợp lý là cơ sở quan trọng làm nảy sinh phát triển duy trì hứng thú học tập của học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng tri thức thực hành kỹ năng và được trược tiếp tích cực hoạt động. Từ đó các em sẽ say mê học tập và chất lượng lĩnh hội sẽ được nâng cao.
	- Các cấp có thẩm quyền cần tạo điều kiện xây dựng cho nhà trường có phòng học bộ môn với đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, bản đồ, tranh ảnh, máy chiếu... để giúp giáo viên thực hiện tốt phương pháp giảng dạy theo đặc thù bộ môn.
	- Để rèn luyện kĩ năng cho học sinh thì người giáo viên cần phải có năng lực nên các cấp chuyên môn cần thường xuyên rèn luyện tay nghề để giáo viên đạt đến trình độ cao đó là "Nghệ thuật dạy học"
	 Đỗ Động, ngày 10 tháng 04 năm 2012
	 Ký tên
 Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
 DANH M ỤC THAM KH ẢO
S ách gi áo khoa Đ ịa l ý l ớp 9
S ách gi áo vi ên Đ ịa l ý l ớp 9
C ác b ản đ ồ: B ản đ ồ kinh t ế Vi ệt Nam
 B ản đ ồ t ự nhi ên Vi ệt Nam
 B ản đ ồ L âm nghi ệp - Thu ỷ s ản Vi ệt Nam
4. M ột s ố tranh ảnh minh ho ạ c ác ho ạt đ ộng đ ánh b ắt thu ỷ s ản, khai th ác l âm s ản
 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
..
..
..
..
..
 Chủ tịch hội đồng
 ( Ký tên, đóng dấu )
Ý KIẾN NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ.
..
..
..
..
..
 Chủ tịch hội đồng
 ( Ký tên, đóng dấu )

File đính kèm:

  • docSKKN_Dia_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan