Sáng kiến kinh nghiệm Vài nét về dạy Tập làm văn Nghị luận ở chương trình Ngữ văn Lớp 7

Văn nghị luận là một thể loại khó đối với học sinh THCS nói chung và đặc biệt khó đối với học sinh lớp 7. Khi được học chương trình thay sách giáo khoa, học sinh lớp 7 được tiếp xúc với loại văn bản nghị luận mà trong chương trình cải cách trước đây chỉ giành cho đối tượng học sinh từ lớp 8 trở lên.

Vậy, nên dạy văn bản nghị luận như thế nào để học sinh lớp 7 hiểu, cảm nhận và vận dụng để tập nghị luận về một vấn đề cụ thể trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học phù hợp với trình độ nhận thức và độ tuổi của các em.

Trước hết, người dạy phải cho học sinh hiểu được thế nào là văn bản Nghị luận: Nếu như văn tự sự, miêu tả, biểu cảm nhằm kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế, với những tình cảm chân thực thì văn Nghị luận giúp cho con người hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lý lẽ tình cảm một cách rõ ràng, diễn tả những suy nghĩ và nêu những ý kiến riêng của mình về một vấn đề nào đó liên quan đến cuộc sống, xã hội hoặc văn học nghệ thuật.

Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc được nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.

Các loại văn bản nghị luận thường sử dụng: Văn giải thích; văn chứng minh; văn phân tích; văn bình luận. Chương trình lớp 7, tập nghị luận chứng minh, giải thích.

Thứ hai, học sinh hiểu được về Đặc điểm của văn bản nghị luận: Văn Nghị luận bao giờ cũng hướng tới mục đích giải quyết một vấn đề mà đời sống đặt ra để xác lập cho người đọc một tư tưởng, tình cảm, quan điẻm nào đó như lòng yêu nước, tình đoàn kết, đạo lý, cách cư xử trong cuộc sống.

 Vì hướng tới mục đích ấy, mỗi văn bản nghị luận bao giờ cũng phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Nên hiểu những vấn đề này như thế nào?

Về luận điểm:

 Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn nghị luận.

 Về hình thức: Luận điểm thường được nêu khái quát bằng một câu văn ở dạng khẳng định hay phủ định, có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn. Đựơc diễn tả rõ ràng, dễ hiểu. Câu văn này có thể đặt đầu đoạn hoặc cuối đoạn văn.

Về ý nghĩa: Luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn thành một khối. Trong thực tế, một luận điểm có thể được triển khai trong một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn.

Về yêu cầu: Luận điểm nêu ra phải có tính chân thực, đúng dắn, phải đáp ứng yêu cầu thực tế để văn bản có tính thuyết phục cao.

Về luận cứ:

 Là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Một luận điểm có thể có một hay nhiều luận cứ.

 + Xét về cấp độ: Luận cứ nhỏ hơn luận điểm.

 + Xét về vai trò: Luận cứ là những căn cứ (lý lẽ, dẫn chứng) được nêu ra để làm rõ nội dung của luận điểm.

 + Lý lẽ phải đầy đủ, chặt chẽ, có tình, có lí.

 + Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác.

Nếu vấn đề thuộc nghị luận thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội thì những dẫn chứng lấy từ thực tế.

Nếu vấn đề được nghị luận thuộc lĩnh vực văn học thì đẫn chững lấy từ tác phẩm văn học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vài nét về dạy Tập làm văn Nghị luận ở chương trình Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vài nét về:
Dạy tập làm văn nghị luận
ở chương trình Ngữ văn lớp 7
 Người thực hiện: Võ Thị Loan 
 Hiệu trưởng trường THCS Mỹ Thủy
Văn nghị luận là một thể loại khó đối với học sinh THCS nói chung và đặc biệt khó đối với học sinh lớp 7. Khi được học chương trình thay sách giáo khoa, học sinh lớp 7 được tiếp xúc với loại văn bản nghị luận mà trong chương trình cải cách trước đây chỉ giành cho đối tượng học sinh từ lớp 8 trở lên.
Vậy, nên dạy văn bản nghị luận như thế nào để học sinh lớp 7 hiểu, cảm nhận và vận dụng để tập nghị luận về một vấn đề cụ thể trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học phù hợp với trình độ nhận thức và độ tuổi của các em.
Trước hết, người dạy phải cho học sinh hiểu được thế nào là văn bản Nghị luận: Nếu như văn tự sự, miêu tả, biểu cảm nhằm kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế, với những tình cảm chân thực thì văn Nghị luận giúp cho con người hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lý lẽ tình cảm một cách rõ ràng, diễn tả những suy nghĩ và nêu những ý kiến riêng của mình về một vấn đề nào đó liên quan đến cuộc sống, xã hội hoặc văn học nghệ thuật.
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc được nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
Các loại văn bản nghị luận thường sử dụng: Văn giải thích; văn chứng minh; văn phân tích; văn bình luận. Chương trình lớp 7, tập nghị luận chứng minh, giải thích.
Thứ hai, học sinh hiểu được về Đặc điểm của văn bản nghị luận: Văn Nghị luận bao giờ cũng hướng tới mục đích giải quyết một vấn đề mà đời sống đặt ra để xác lập cho người đọc một tư tưởng, tình cảm, quan điẻm nào đó như lòng yêu nước, tình đoàn kết, đạo lý, cách cư xử trong cuộc sống...
 Vì hướng tới mục đích ấy, mỗi văn bản nghị luận bao giờ cũng phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Nên hiểu những vấn đề này như thế nào?
Về luận điểm:
 	 Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn nghị luận.
 Về hình thức: Luận điểm thường được nêu khái quát bằng một câu văn ở dạng khẳng định hay phủ định, có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn. Đựơc diễn tả rõ ràng, dễ hiểu. Câu văn này có thể đặt đầu đoạn hoặc cuối đoạn văn.
Về ý nghĩa: Luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn thành một khối. Trong thực tế, một luận điểm có thể được triển khai trong một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. 
Về yêu cầu: Luận điểm nêu ra phải có tính chân thực, đúng dắn, phải đáp ứng yêu cầu thực tế để văn bản có tính thuyết phục cao.
Về luận cứ:
 Là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Một luận điểm có thể có một hay nhiều luận cứ.
 + Xét về cấp độ: Luận cứ nhỏ hơn luận điểm.
 + Xét về vai trò: Luận cứ là những căn cứ (lý lẽ, dẫn chứng) được nêu ra để làm rõ nội dung của luận điểm.
 + Lý lẽ phải đầy đủ, chặt chẽ, có tình, có lí.
 + Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác. 
Nếu vấn đề thuộc nghị luận thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội thì những dẫn chứng lấy từ thực tế. 
Nếu vấn đề được nghị luận thuộc lĩnh vực văn học thì đẫn chững lấy từ tác phẩm văn học.
Về Lập luận:
Là cách lưa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho luận cứ trở thành những căn cứ chắc chắn để làm rừ luận điểm, hướng tới người đọc, người nghe đến kết luận hay quan điểm mà người viết, người núi muốn đạt tới.
Muốn lập luận tốt, người viết phải thực hiện:
Xác định kết luận cho lập luận.
Xây dựng luận cứ cho lập luận.
+ Tìm lí lẽ: các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận.
+ Đưa ra các dẫn chứng: thực tế, con số thống kê.
 - Phương tiện lập luận: Là các từ ngữ có ý nghĩa chuyển tiếp: Vì vậy, vậy nên, thế mà, bởi thế, thứ nhất, thứ hai, bên cạnh đó, ngoài ra...
	 Có rất nhiều vấn đề đáng bàn đến cách dạy cho học sinh về văn nghị luận. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin nêu lại một vài nét cơ bản cần chú ý khi dạy loại văn bản này cho học sinh lớp 7. Rất mong các đồng nghiệp tham khảo và bổ sung hoàn chỉnh hơn.
Lệ Thủy, tháng 11 năm 2008 

File đính kèm:

  • docVai net ve day Tap lam van nghi luan lop 7.doc
Sáng Kiến Liên Quan