Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi
Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này còn rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. Tổ chức AMI (Hiệp hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp học Montessori sau:
- Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau. Thông thường là các trẻ 2 - 6 tuổi.
- Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước).
- Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình “làm việc” hay hoạt động tự do.
- Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thực thong qua trải nghiệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.
- Các học cụ giáo dục đặc biệt được và Montessori và đồng sự nghiên cứu, sang tạo và phát triển nên.
Ngoài ra, nhiều trường học Montessori cũng tự thiết kế chương trình có tham khảo nhiều tài liệu về phương pháp giáo dục của bà Montessori (trong đó phải kể đến là các bài học, học cụ mang tính mô phạm hay phương pháp giáo dục mà Tiến sĩ Motessori đưa ra trong các khoác đào tạo giáo viên đương thời).
ho trẻ và chưa có nhận thức mở rộng về phương pháp mới áp dụng nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ. - Những nội dung phát triển vận động tinh cho trẻ vẫn còn hạn chế ở hoạt động xâu hạt vòng, luồn dây qua lỗ III/ Các biện pháp ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3- 4 tuổi. Xuất phát từ một số thuận lợi, khó khăn nêu trên, tôi đã suy nghĩ làm như thế nào để bản thân và đồng nghiệp thuận lợi trong việc ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ, điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên mầm non phải thực sự hiểu về các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho các giác quan phát triển, mà ở đây chính là dựa vào đặc điểm của xúc giác để phát triển vận động tinh cho trẻ, nâng cao kĩ năng sử dụng các đồ vật nhỏ, sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay, ngón tay trong khi sử dụng giáo cụ mô phỏng các hoạt động với quần áo. 1)Biện pháp 1: Khảo sát sự hứng thú và kĩ năng sử dụng các đồ vật với kích thước nhỏ, một số trang phục của trẻ. Để thực nghiệm, tôi đã khảo sát thực trạng kĩ năng sử dụng các đồ vật với kích thước nhỏ, một số trang phục của trẻ và sự hứng thú của trẻ trước những đồ vật đó để tìm ra phương pháp, hình thức nâng cao sự hứng thú cũng như nâng cao kĩ năng sử dụng đồ vật có kích thước nhỏ, làm tăng sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay và sự nhanh nhạy của các ngón tay. Tổng số trẻ trong lớp: 40 Hoạt động Kĩ năng hoạt động Sự hứng thú Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Quan sát 65 % 35% 75% 25% Cử động bàn tay 70% 30% 75% 25% Cử động ngón tay 65% 35% 78% 22% Phối hợp tay–mắt 60% 40% 69% 31% Với kết quả trên đã thể hiện kĩ năng hoạt động và sự hứng thú của trẻ còn chưa cao. Qua đó cho thấy: Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3- 4 tuổi (Ứng dụng nền tảng là đặc điểm xúc giác của trẻ để phát triển sự khéo léo, nhanh nhạy, linh hoạt của bàn tay, ngón tay cho trẻ) là việc làm vô cùng cần thiết. 2) Biện pháp 2: Thực hiện các bài tập khảo sát khả năng trước khi thực nghiệm: a, Để thực nghiệm, trước tiên, chúng tôi tiến hành cho trẻ cảm nhận xúc giác qua các hoạt động cầm, nắm, xờ, vuốt ve một số đồ dùng tạo cảm giác khác nhau cho trẻ có môi trường làm quen: - Một cây gậy được cuốn giấy ráp. - Một chiếc hộp được bọc vải nhung. - Một thảm cỏ được tết bằng dây nilon. - Một cuộn len nhỏ. - Một miếng cao su mềm. - Một quả bóng bay nước nhỏ. - Một thảm gai. b, Sau khi cho trẻ làm quen với một số môi trường tiếp xúc khác nhau qua bàn tay, tôi tiến hành cho trẻ thực hiện một số hoạt động để xác định rõ kĩ năng vận động linh hoạt của bàn tay thông qua việc cầm, nắm những đồ vật có dạng hình trụ và việc bóp bóng, nặn đất sét. Trẻ thực hiện từng tay một để khảo sát. - Cầm gậy tập thể dục: Trẻ nắm vững, bàn tay xòe rộng, các ngón tay ôm sát thân gậy. - Cầm chai nước nhỏ (không có nước bên trong) : Trẻ nắm chưa vững, bàn tay xòe rộng, các ngón tay sát vào nhau, đầu ngón tay bấm chặt vào thành chai. - Bóp bóng nước (độ to tương đương quả bóng tennis): Trẻ bóp bóng đều tay, bàn tay xòe rộng, các ngón tay chụm, mở liên tục, đều tay. - Nặn đất sét (độ to tương đương quả bóng nhỏ, đường kính 5cm): Trẻ bóp chưa đều tay, các ngón tay co lại, lực tì mạnh vào má bàn tay phía ngón cái, miếng đất sét bị biến dạng. c) Để nâng cao độ khó và tiến hành khảo sát kĩ năng của vận động ngón tay, tôi tiến hành cho trẻ thực hiện một số hoạt động như: hứng cát, nhặt hạt vòng, tô màu tranh vẽ, xoáy nắp chai. Trẻ thực hiện từng tay để khảo sát. - Hứng cát: Ban đầu, trẻ xòe tay rộng, bàn tay để ngang, các ngón tay xòe ra, cát rơi xuống chỉ đọng lại trên long bàn tay, còn lại rơi qua kẽ ngón tay. Sau 2-3 lần đổ cát để hứng, trẻ biết chụm các ngón tay lại, cát dọng được trên lòng tay tay nhưng vẫn bị lọt qua kẽ ngón tay. Một số trẻ chụm được chặt các ngón tay nên cát lọt qua rất ít. - Nhặt hạt vòng: Trong rổ hạt có rất nhiều hạt vòng màu sắc khác nhau, cô yêu cầu trẻ nhặt hạt vòng bằng 2-3 đầu ngón tay. Một số trẻ nhặt được bằng 2 đầu ngón tay một cách khéo léo mà không phải bấm chặt đầu ngón tay lại. - Tô màu tranh vẽ: Trẻ biết tỳ tay giữ giấy và cầm bút bằng tay phải. Tuy nhiên trẻ cầm bút bằng 3 - 4 đầu ngón tay, ngón cái và ngón trỏ quặt ngang bút, các đầu ngón tay bấm chặt vào bút, đầu ngón tay hằn độ tì mạnh vào bút.nắp, - Xoáy nắp chai: Trẻ ôm chai, hoặc tỳ chai vào người; tay còn lại mở nắp, đầu ngón tay bấm mạnh vào nắp, đôi lúc trẻ xoay cả bàn tay và cổ tay. d, Trong quá trình tiến hành các bài tập khảo sát, tôi đồng thời quan sát và đánh giá khả năng phối hợp tay – mắt của trẻ. Các trẻ tiến hành đồng thời hướng mắt về đối tượng mà trẻ đang thực hiện, khi gặp khó khăn và cần sự trợ giúp, trẻ nhìn giáo viên hoặc phân tán sự chú ý đi nơi khác. 3)Biện pháp 3: Thực nghiệm các bài tập ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3- 4 tuổi.. Tôi tiến hành áp dụng bài tập ứng dụng của mình trên trẻ, đó là các bảng hoạt động mô phỏng các hành vi sử dụng trang phục thường ngày. Giáo cụ mà tôi sử dụng được làm từ vải và các nguyên vật liệu mở khác dựa trên mô hình giáo cụ sau để tạo độ gần gũi với trẻ và tiết kiệm chi phí cho quá trình thực hiện. Ảnh: Mô hình khung đứng. Ảnh: Mô hình khung xếp dọc. Bài tập rèn luyện cử động ngón tay. Bài tập 1: “Luồn dây qua lỗ, buộc dây giày”. Trẻ thực hiện kĩ năng quen thuộc luồn dây qua lỗ, buộc dây giày, các mức độ tùy thuộc giáo viên yêu cầu vào khả năng từng trẻ, luồn dây ngang, luồn dây đan chéo. Yêu cầu: Trẻ phải sử dụng 1 tay nâng bảng giáo cụ, 1 tay kia luồn dây qua lỗ, xoay bảng lại hoặc thò tay ra sau rút dây và xâu chiều ngược lại. Trẻ thực hiện: Trẻ hứng thú với giáo cụ thực tế, trẻ tập trung chú ý vào giáo cụ cũng như sự chỉ dẫn của cô. Ban đầu còn long ngóng, các đầu ngón tay cầm dây chưa đều, bấm chặt quá làm đầu dây bị nghiêng, khó luồn vào lỗ, sau đó khi đã quen, trẻ biết cầm đầu dây một cách nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay, nhanh nhẹn đưa tay ra sau rút dây. Trẻ làm nhanh dần và kĩ năng ổn định dần sau 2 lần làm quen với giáo cụ. Ảnh: Giáo cụ thực tế. Bài tập rèn luyện cử động bàn tay. Bài tập 2: “Kéo mở khóa” Trẻ thực hiện cả hai tay đối với bài tập kéo khóa này. Giáo cụ có thể để hướng phía trước hoặc có thể dựa vào người trẻ để mô phỏng hành vi tự kéo khóa và kéo khóa cho đối tượng khác. Yêu cầu: Trẻ dựa giáo cụ vào người, hướng mặt trước của giáo cụ ra ngoài, sử dụng cả 2 bàn tay, một tay giữ vải, một tay kéo khóa. Sau đó, trẻ dùng 2 tay đưa nấc khóa vào và lại kéo khóa lên, một tay giữ vải. Trẻ làm tương tự với giáo cụ để phía trước mặt. Trẻ thực hiện: Kĩ năng kéo, mở khóa của trẻ tương đối tốt, trẻ biết giữ giáo cụ và kéo khóa bằng tay thuận, 2-3 đầu ngón tay cầm vào đầu khóa, bấm chặt đầu ngón tay, kéo từ từ xuống hoặc lên. Tuy nhiên, cần cho trẻ làm quen hơn nữa với kĩ năng sử dụng 2 tay đưa khóa vào nấc, đây là 1 chi tiết nhỏ, trẻ còn chưa thao tác được với những nấc khóa bé. Giáo cụ thu hút được sự chú ý và khơi gợi hứng thú của trẻ. Bài tập phối hợp rèn luyện cử động ngón tay và bàn tay. Bài tập 3: “Tháo mở cúc”. Trẻ được thực hiện bài tập rèn luyện sự nhanh nhạy của ngón tay và sự mềm dẻo của cổ tay, bàn tay thông qua các hành động: đóng mở cúc, buộc dây giày, luồn dây qua lỗ, sử dụng cúc bấm, kéo khóa Ở bài tập tháo mở cúc áo, cô để trẻ tự làm quen với giáo cụ và đưa ra yêu cầu cho trẻ hãy tháo cúc ra, sau đó, lại yêu cầu trẻ đóng cúc vào, cho trẻ làm quen với cúc to và cúc nhỏ khác nhau. Trẻ thực hiện: Trẻ biết sử dụng các đầu ngón tay bấm chặt vào cúc áo và luồn cúc áo theo chiều ngược lại để mở ra và đóng vào. Trẻ được làm quen với giáo cụ và kĩ năng tay tốt dần lên, xuất hiện sự kết hợp mềm dẻo của cổ tay và bàn tay. Trẻ biết phối hợp tay – mắt tốt. Trẻ hứng thú với giáo cụ, chăm chú thực hiện và nhanh nhẹn xử lý tình huống. Ảnh: Mô hình giáo cụ trự quan. Ảnh: Trẻ thực hiện bài tập. Bài tập rèn luyện sự phối hợp tay – mắt. Bài tập 4: “Sử dụng khuy bấm, nút cài”. Trẻ thực hiện kĩ năng bấm khuy đối với các đầu ngón tay, giáo cụ được để xuống mặt sàn hoặc dựa vào người trẻ, khuy bấm được thiết kế dưới mặt vải nhẵn không có đánh dấu, trẻ sử dụng xúc giác xờ và cảm nhận vị trí khuy bấm và bấm gắn chúng lại với nhau. Trẻ làm tương tự với nút cài. Trẻ thực hiện: Trẻ biết phối hợp tay mắt, sau khi xờ và xác định được vị trí, trẻ bấm khuy lại và tiếp tục dùng đầu ngón tay xờ vị trí khuy bấm tiếp theo. Đối với nút cài, trẻ sử dụng cả hai tay, các đầu ngón tay cầm vào 2 bên nút, đưa nhẹ nút vào nhau và làm tương tự với các nút khác, đầu ngón tay của trẻ không tỳ quá chặt.Trẻ thích làm lại nhiều lần, có sự hứng thú với giáo cụ trực quan. Bài tập 5: “Sử dụng khóa cài”. Trẻ thực hiện hoạt động phối hợp luồn dây qua lỗ, cài khóa. Đây là một bài tập kết hợp với độ khó cao, sử dụng bài tập này với trẻ 36 tháng. Trẻ phải phối hợp cả tay – mắt và sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngón tay và bàn tay. Các đầu ngón tay cầm vào đầu dây, luồn qua khe móc rồi dùng tay rút dây ra. Sau đó, khi kéo đến khu vực dây có lỗ, trẻ dùng đầu ngón tay ủn khóa cài vào dây. IV/ KẾT QUẢ Từ việc vận dụng ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi, tôi nhận thấy: - Trẻ hứng thú, tập trung chú ý với giáo cụ trực quan, biết sử dụng giáo cụ trực quan phù hợp. - Trẻ có kĩ năng vận động các ngón tay, bàn tay , xoay cổ tay và kết hợp tay – mắt một cách khéo léo, nhuần nhuyễn. - Trong quá trình thực hiện, trẻ tự mình xử lý tình huống với giáo cụ thể hiện sự độc lập trong hoạt động, chủ động với giáo cụ. - Trẻ sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt, các mẫu câu ngắn được trẻ ứng dụng phù hợp vào hoàn cảnh. Qua một thời gian ứng dụng thực nghiệm tại lớp nhà trẻ, tôi đã thu được kết quả tương đối khả quan. Đầu năm, mức độ hứng thú và kỹ năng hoạt động của trẻ tăng lên rõ rệt, mức độ hứng thú thấp chỉ còn 4%. Tổng số trẻ trong lớp: 40 Hoạt động Kĩ năng hoạt động Sự hứng thú Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Quan sát 85 % 15% 97% 8% Cử động bàn tay 82% 18% 94% 6% Cử động ngón tay 85% 15% 96% 4% Phối hợp tay–mắt 89% 11% 95% 5% C/ KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa và những nhận định của người viết sáng kiến. Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh với trẻ 3- 4 tuổi giúp trẻ giải tỏa sự căng thẳng trong các bài tập phát triển vận động tinh. Trẻ bị căng thẳng quá mức trong khi thực hiện các bài tập sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của trẻ, kết quả thu được sau bài tập sẽ không cao. Lúc này các bài tập Montessori sẽ giúp đầu óc trẻ sảng khoái, thoải mái hơn. Khi thực hiện bài tập một cách đều đặn và có sự hỗ trợ của giáo viên, trẻ sẽ phát triển được vận động của ngón tay, bàn tay, cổ tay và sự phối hợp tay – mắt được nhuần nhuyễn, linh hoạt hơn. Ở lứa tuổi này, trẻ đang phát triển mạnh về hệ cơ và xương, các bài tập Montessori sẽ giúp trẻ rèn luyện và củng cố vẫn động tinh, giúp hệ cơ và xương của trẻ phát triển hơn. Trẻ phát triển tối đa về thể chất. Trẻ được thực hiện trong môi trường tự nhiên, quen thuộc với trẻ giúp trẻ phát triển về nhiều mặt, thích nghi với mọi hoàn cảnh khác nhau. Từ đó, trẻ còn rèn luyện được ý thức tự lập, khả năng tự giải quyết tình huống cá nhân. Quá trình thực hiện đề tài cũng là quá trình tôi được học hỏi, được rèn luyện, làm việc một cách nghiêm túc và mở rộng them hiểu biết của bản thân. Tôi luôn tâm niệm rằng: Là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề, với trẻ thì phải không ngừng đưa ra các hình thức, phương pháp để dạy trẻ mầm non một cách sang tạp, linh hoạt, giúp trẻ không những ngoan, khỏe mà còn phát triển toàn diện về mọi mặt. 2. Bài học kinh nghiệm: * Với những kết quả đạt được, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung nhất do nghiên cứu tài liệu, do tích luỹ được trong suốt quá trình thời gian công tác với mong muốn gửi đến cô giáo, cha mẹ trẻ những thông điệp mang tính thuyết phục với một số điều cần làm và cần tránh nhằm giúp cô giáo, cha mẹ trẻ dạy trẻ mầm non những kỹ năng phát triển vận động tinh cơ bản như sau: - Giáo viên nắm vững phương pháp ứng dụng Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ mầm non. - Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với trẻ với phụ huynh thông qua các giờ đón trả trẻ, các hoạt động giao lưu văn nghệ giữa giáo viên và phụ huynh, các hoạt động lễ hội. - Trong quá trình áp dụng các biện pháp, cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp với nhau để đạt hiệu quả cao. - Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp. - Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ trẻ. - Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thừơng hy vọng vào tương lai nhiều hơn. - Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế, ngừơi lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. 3. Đề xuất, khuyến nghị: - Kính mong Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, những buổi kiến tập thực tế nhiều hơn về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo để giáo viên chúng tôi được học tập, nâng cao trình độ cũng như khả năng giảng dạy của mình. Trên đây là một số kinh nghiệm ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3- 4 tuổi của tôi. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của người đọc về đề tài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! Một số bài tập cơ bản khác giúp phát triển vận động tinh ở trẻ NT. 1. Bong bóng xà phòng Vận động tinh, thao tác, 2 - 3 tuổi VẬN ĐỘNG TINH, NẮM BẮT, 2 - 3 TUỔI Mục đích: Cải thiện sự làm chủ vận động tinh và khả năng nắm bắt Mục tiêu: Mở nắp hũ bong bóng xà phòng và sử dụng que chính xác. Dụng cụ: Hũ bong bóng xà phòng (với que và nắp). Tiến trình: - Bạn chắc chắn nắp của hũ bong bóng xà phòng không siết chặt và bạn để hũ đó trên bàn trước mặt trẻ. - Bạn nắm bắt chú ý của trẻ và chỉ cho trẻ cách vặn và mở nắp. Sau đó bạn lấy cái que ra và làm vài bong bóng bằng cách lay động que. - Bạn bỏ que trong hũ và vặn nắp nhẹ nhẹ. - Bạn cầm bàn tay trẻ và giúp trẻ mở nắp, sau đó hướng dẩn trẻ tìm que trong hũ và lay động que để tạo ra những bong bóng. Sau vài giây, bỏ que vào hũ và vặn nắp. - Bạn để hũ trước mặt trẻ và ra hiệu cho trẻ mở nắp. - Nhại lại cử động nếu cần, bạn đặt bàn tay trẻ trên hũ cho đúng. - Bạn tiếp tục nhại lại những cử động khi bạn chắc chắn trẻ nhìn vào bàn tay bạn. - Lặp lại bài tập cho tới khi trẻ mở nắp không trợ giúp (lúc đầu bạn mong đợi trẻ sẽ làm đổ, trước khi trẻ học cách làm chủ bàn tay, cái hũ và cái que). 2. Mở nắp lọ Vận động tinh, phối hợp hai bàn tay, 2 - 3 tuổi BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 1 - 2 TUỔI Mục đích: Cải thiện sự làm chủ vận động tinh. Sự phối hợp hai bàn tay, sự rắn rỏi bàn tay và sự xoay cổ tay. Mục tiêu: Mở nắp lọ nhỏ không trợ giúp. Dụng cụ: 3 lọ nhỏ có nắp để mở, bánh kẹo. Tiến trình: - Để 3 lọ trên bàn trước mặt trẻ. Bạn đu đưa bánh kẹo mà trẻ thích trong tầm nhìn của trẻ. - Khi bạn nắm bắt được sự chú ý của trẻ, bạn mở nắp một trong 3 lọ và để bánh kẹo vào trong. Bạn đóng nhẹ cái nắp. - Cho trẻ một cái lọ và ra hiệu cho trẻ mở nắp lọ bằng cách bắt chước hành động với bàn tay bạn. Sau đó bạn để bàn tay trẻ trên lọ một cách thích hợp và giúp trẻ mở nắp để lấy bánh kẹo. - Lặp lại bài tập này với những lọ khác. Giảm sự trợ giúp của bạn cho tới khi trẻ mở một mình 3 lọ. Bạn đừng quên kiểm tra mỗi lần nắp không được đóng chặt quá. 3. Bài tập ngón tay Vận động tinh, thao tác, 2 - 3 tuổi BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 2 - 3 TUỔI VẬN ĐỘNG TINH, PHỐI HỢP HAI BÀN TAY, 2 - 3 TUỔI Mục đích: Cải thiện sự làm chủ ngón tay. Mục tiêu: Thực hành cử động đơn giản các ngón tay không trợ giúp. Dụng cụ: Không có. Tiến trình: - Bạn chỉ cho trẻ những cử động đơn giản về ngón tay và cho trẻ bắt chước những cử động sau (ví dụ bạn dùng ngón cái trái sờ liên tục vào mỗi ngón của bàn tay phải của bạn). - Bạn ra hiệu cho trẻ phải bắt chước bạn. Nếu trẻ muốn bắt chước bạn, bạn dùng bàn tay bạn hướng dẫn bàn tay trẻ theo ý muốn. Bạn khen thưởng tức thì. - Các động tác khác về ngón tay có thể được là: a) cử động ngón cái bằng cách nắm tay lại. b) cử động các ngón tay bằng cách để lòng bàn tay hướng lên cao. c) cử động rời từng ngón bằng cách để lòng bàn tay hướng phía dưới. - Lặp lại bài tập bằng cách sử dụng những động tác khác đơn giản về ngón tay để cho trẻ học cử động ngón tay chung với nhau và rời từng ngón. 4. Kéo dây Vận động tinh, thao tác, 2 - 3 tuổi VẬN ĐỘNG TINH, NẮM BẮT, 2 - 3 TUỔI CẢM NHẬN THÍNH GIÁC, 1 -2 TUỔI BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 1 - 2 TUỔI Mục đích: Cải thiện sự cầm nắm và làm chủ vận động tinh. Mục tiêu: Kéo dây của một đồ chơi hoặc thú nhồi bông để cho nó nói. Dụng cụ: Búp bê hoặc thú nhồi bông biết nói hoặc phát âm khi ta kéo sợi dây. Tiến trình: - Bạn chỉ cho trẻ đồ chơi hoặc thú nhồi bông và nói “con nhìn kìa”. - Bạn chắc chắn trẻ quan sát bạn và chỉ cho trẻ cách kéo sợi dây đồ chơi để cho nó nói. - Sau khi đồ chơi hết kêu, bạn đưa đồ chơi cho trẻ và hướng dẫn tay trẻ kéo sợi dây (bạn thưởng liền cho trẻ khi trẻ kéo đúng sợi dây). - Bạn cho trẻ một đồ chơi khác và khuyến khích trẻ tự kéo sợi dây. Bạn chỉ cho trẻ sợi dây ở đâu và bắt chước hành động kéo. (bạn chỉ giúp trẻ khi trẻ lúng túng). - Sau cùng, bạn dạy trẻ cầm đồ chơi và kéo không trợ giúp, bằng cách sử dụng hai bàn tay hợp tác với nhau. 5. Bài tập bàn tay Vận động tinh, nắm bắt, 2 - 3 tuổi Mục đích: Cải thiện sự rắn rỏi của bàn tay. Mục tiêu: Mỗi bàn tay bóp miếng xốp và trái bóng bằng cao su mút 5 lần. Dụng cụ: Miếng xốp, bóng bằng cao su mút. Tiến trình: - Bạn ngồi bên phải trẻ với bàn tay phải của bạn dang thẳng về phía trước, lòng bàn tay hướng lên cao. - Bàn tay trái của bạn cầm bàn tay phải của trẻ dang thẳng giống như vậy trước mặt trẻ. - Bạn nói “đóng” và gập bàn tay lại từ từ để trở thành cái nắm tay. Sau đó bạn nói “mở” và trở lại vị trí ban đầu. - Lặp lại tiến trình bằng cách sử dụng bây giờ bàn tay trái của bạn để giúp trẻ cử động các ngón tay (bạn đừng quên mỗi lần cho lệnh “đóng” và “mở”). - Lặp lại bài tập cho tới khi trẻ đóng và mở nắm tay phải 5 lần theo lệnh miệng của bạn. - Khi trẻ làm được, bạn qua phía bên kia và dùng bàn tay phải của bạn giúp trẻ cử động bàn tay trái của trẻ. - Khi trẻ mở và đóng mỗi nắm tay 5 lần không trợ giúp, bạn để một miếng xốp trong bàn tay trẻ và lặp lại bài tập. (cho trẻ bóp miếng xốp ít nhất 5 lần cho mỗi bàn tay) - Sau cùng, thay thế miếng xốp bằng một trái bóng bằng cao su mềm và bạn tiếp tục bài tập. Bạn nhớ nói “đóng” và “mở” mỗi lần và bạn tiếp tục cử động bàn tay bạn cho trẻ có mẫu để bắt chước. 6. Kẹp phơi đồ Vận động tinh, thao tác, 2 - 3 tuổi Mục đích: Cải thiện sự làm chủ vận động tinh vàsự rắn rỏi của bàn tay. Mục tiêu: Cột 6 kẹp phơi đồ ở các cạnh của hộp nhỏ. Dụng cụ: 6 kẹp phơi đồ nhẹ bằng nhựa, hộp giày. Tiến trình: - Trước khi bắt đầu bài tập, bạn kiểm tra các kẹp phơi đồ để bạn chắc chắn chúng không quá cứng để được mở dễ dàng. - Bạn cầm kẹp phơi đồ trước mặt trẻ và chỉ cách bấm hai đầu để mở và đóng. Sau đó bạn nói “con nhìn nè” và bạn kẹp một góc cạnh của hộp giày. - Bạn để một kẹp trong bàn tay trẻ và dùng bàn tay bạn để giúp trẻ mở kẹp ra. - Bạn hướng dẫn bàn tay trẻ kẹp một góc cạnh của hộp giày. Khen trẻ và cho trẻ cái kẹp khác. - Bạn giảm dần dần áp lực của bàn tay bạn cho tới khi trẻ tự làm phần chính của công việc. - Khi trẻ kẹp một cái kẹp ở hộp không trợ giúp, bạn để 6 kẹp trước mặt trẻ và hướng dẫn trẻ kẹp hết tất cả các góc cạnh của hộp. - Sau đó bảo trẻ gỡ các kẹp và bỏ chúng vào hộp. (Thưởng trẻ mỗi lần trẻ làm xong bài tập).
File đính kèm:
- giaoducmaugiao_NguyenThiChang_mntuoihoa.doc..doc