Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp dạy học kiến tạo để phát triển năng lực của học sinh Lớp 10

Những nguyên tắc của bài học kiến tạo.

3.1.2.1. Đảm bảo tập trung vào học động của người học.

Phương pháp dạy học kiến tạo là phương pháp dạy học tích cực hóa người

học, phát huy tính tích cực học tập, làm cho người học hoạt động chủ động hơn,

suy nghĩ nhiều hơn. Vì thế, toàn bộ những yếu tố của bài học kiến tạo đều tập trung

vào hoạt động của người học, xem đó là động lực của dạy học. Mặt khác, trong dạy

học kiến tạo những hành động dạy học của nhà giáo đều phải dựa vào hoạt độngcủa người học, vì chỉ có duy nhất người học mới học được những gì họ muốn và

họ cần, không ai học thay họ được.

3.1.2.2. Đảm bảo định hướng việc học vào tìm tòi, phát hiện suy ngẫm.

Phương pháp dạy học kiến tạo là cách dạy người ta tự mình giành lấy học

vấn của mình cần. Cách đó chính là tìm tòi, phát hiện, suy ngẫm trước mọi sự cần

học theo phong cách khoa học. Bản chất của học tập là tìm tòi, phát hiện thế giới

thông qua thế giới quan của mình. Nguyên tắc hướng việc học vào tìm tòi, phát

hiện là nguyên tắc sống còn của bài học kiến tạo, vì nó đảm bảo tính sáng tạo của

học tập, chứ không phải là lặp lại kinh nghiệm và tiền lệ, tức là phát triển kinh

nghiệm theo lối của mình.

3.1.2.3. Đảm bảo phát huy tính chủ động của người học.

Nguyên tắc này đòi hỏi những gì học sinh thực hiện là chủ động, tự giác với

nhu cầu và khát vọng bên trong chứ không do áp lực từ bên ngoài. Tức là bài học

kiến tạo phải có sức cuốn hút, khiến cho học sinh muốn học, học tự giác và say mê,

với động cơ là lĩnh hội nội dung học tập một cách tốt nhất. Vì thế, học tập kiến tạo

cũng là cách học tập hiệu quả nhất để phát triển kỹ năng học tập và năng lực tự

học.

pdf34 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp dạy học kiến tạo để phát triển năng lực của học sinh Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thú vì đã đáp ứng được mong muốn của tôi là đưa học 
sinh thành chủ thể chủ động lĩnh hội tri thức. 
 Chính vì vậy, trong học kỳ I năm học 2018 – 2019 tôi đã mạnh dạn vận dụng 
phương pháp dạy học kiến tạo vào giảng dạy bài “ Hệ trục tọa độ” – chương trình 
hình học lớp 10 cơ bản ở lớp 10A2. Tiết học thu hút sự chú ý của học sinh, các em 
đều muốn học, học tự giác và say mê đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài sáng kiến 
kinh nghiệm là “ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO ĐỂ 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH LỚP 10” 
3. Nội dung sáng kiến 
3.1. Một số vấn đề liên quan về phương pháp dạy học kiến tạo. 
3.1.1. Khái niệm dạy học kiến tạo: 
Lý thuyết kiến tạo còn được gọi là lý thuyết của nhận thức. Kiến thức chỉ có 
thể và luôn là kết quả của hoạt động kiến tạo nên nó không thể thâm nhập được 
vào người thụ động trong học tập. Kiến thức chỉ hình thành khi người học tích cực, 
chủ động lấy việc học của mình. 
Theo Jean Piaget (1896 – 1980) - trung tâm tư tưởng của mọi công trình 
khoa học của J. Piaget là “Con người trong quá trình khám phá thế giới, nó tự mình 
tạo nên kiến thức, tự mình tạo nên thế giới của mình. Giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để 
con người có thể tự học, tự khai sáng cho mình”. 
 Nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên và học sinh trong quá trình học tập kiến tạo là: 
GIÁO VIÊN HỌC SINH 
Đưa ra những thông tin chưa định hình 
và những vấn đề chưa được xác định rõ. 
Nhận những thông tin chưa định hình 
và những vấn đề chưa được xác định rõ. 
Khơi gợi ý tưởng Hoạt động hợp tác cùng tìm ra cách 
thức để tiến đến đáp án cho vấn đề. 
Giúp học sinh vượt qua vật cản trên con 
đường tìm tòi tri thức 
Chủ thể nhận thức, kiến tạo tích cực 
Góp ý sản phẩm Hình thành và hoàn thiện sản phẩm 
3.1.2. Những nguyên tắc của bài học kiến tạo. 
3.1.2.1. Đảm bảo tập trung vào học động của người học. 
Phương pháp dạy học kiến tạo là phương pháp dạy học tích cực hóa người 
học, phát huy tính tích cực học tập, làm cho người học hoạt động chủ động hơn, 
suy nghĩ nhiều hơn. Vì thế, toàn bộ những yếu tố của bài học kiến tạo đều tập trung 
vào hoạt động của người học, xem đó là động lực của dạy học. Mặt khác, trong dạy 
học kiến tạo những hành động dạy học của nhà giáo đều phải dựa vào hoạt động 
của người học, vì chỉ có duy nhất người học mới học được những gì họ muốn và 
họ cần, không ai học thay họ được. 
3.1.2.2. Đảm bảo định hướng việc học vào tìm tòi, phát hiện suy ngẫm. 
Phương pháp dạy học kiến tạo là cách dạy người ta tự mình giành lấy học 
vấn của mình cần. Cách đó chính là tìm tòi, phát hiện, suy ngẫm trước mọi sự cần 
học theo phong cách khoa học. Bản chất của học tập là tìm tòi, phát hiện thế giới 
thông qua thế giới quan của mình. Nguyên tắc hướng việc học vào tìm tòi, phát 
hiện là nguyên tắc sống còn của bài học kiến tạo, vì nó đảm bảo tính sáng tạo của 
học tập, chứ không phải là lặp lại kinh nghiệm và tiền lệ, tức là phát triển kinh 
nghiệm theo lối của mình. 
3.1.2.3. Đảm bảo phát huy tính chủ động của người học. 
 Nguyên tắc này đòi hỏi những gì học sinh thực hiện là chủ động, tự giác với 
nhu cầu và khát vọng bên trong chứ không do áp lực từ bên ngoài. Tức là bài học 
kiến tạo phải có sức cuốn hút, khiến cho học sinh muốn học, học tự giác và say mê, 
với động cơ là lĩnh hội nội dung học tập một cách tốt nhất. Vì thế, học tập kiến tạo 
cũng là cách học tập hiệu quả nhất để phát triển kỹ năng học tập và năng lực tự 
học. 
3.1.2.4. Đảm bảo khuyến khích tư duy phân kỳ ( tư duy đa phương án) 
 Nguyên tắc này đòi hỏi tạo ưu tiên cho việc phát triển tư duy đa phương án 
để huy động tối đa hoạt động trí tuệ, khai thác mọi phong cách học tập khác nhau ( 
ví dụ như 8 phong cách học tập tương ứng 8 dạng trí tuệ mà H. Gardner đề nghị là: 
trí tuệ hướng nội, trí tuệ hướng ngoại, trí tuệ tự nhiên, trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm 
nhạc, trí tuệ logic – toán, trí tuệ không gian, trí tuệ vận động). Tư duy đa phương 
án có đặc trưng là không duy nhất một cách thừa nhận chỉ một cách nghĩ, một cách 
làm, một cách cảm nhận mà luôn hướng đến những giải pháp đa dạng, giàu tính 
sánh tạo. 
3.1.2.5. Đảm bảo việc tôn trọng những sự kiện và bằng chứng thực tế. 
 Nguyên tắc này xác nhận việc học tập kiến tạo không khác gì nghiên cứu 
khoa học, luôn dựa vào sự kiện, bằng chứng thực tế và những lập luận logic bằng 
tư duy biện chứng. Bài học kiến tạo hạn chế lối học vẹt, cách nghĩ theo lối mòn, 
theo tiền lệ và tư biện, khuyến khích tính sáng tạo và khai thác những bằng chứng 
thực chứng, hướng dẫn cách học tập theo các chiến lược nghiên cứu và giải quyết 
vấn đề. Do đó, trong giáo dục khoa học thì bài học kiến tạo thường dựa vào thực 
nghiệm khoa học. 
3.1.2.6. Đảm bảo tạo ra được môi trường học tập kiến tạo. 
 Phải đảm bảo môi trường học tập là cái nền chung diễn ra quá trình học tập. 
Những đặc trưng của môi trường học tập kiến tạo gồm: 
- Có tính cởi mở linh hoạt về không gian và quản lý. 
- Có quan hệ tham gia và hợp tác mạnh mẽ. 
- Giàu thông tin, đa tương tác. 
- Có tính nhân văn và giàu cảm xúc. 
- Có tính vấn đề và khuyến khích học tập chủ động. 
3.1.3. Một số quy tắc của dạy học kiến tạo. 
3.1.3.1. Giáo viên không làm thay học sinh. 
 Trong việc học, không có cái gì giáo viên là thay học sinh mà giáo viên chỉ 
có trách nhiệm giúp đỡ, khuyến khích các em tự làm. Đó là quy tắc để để dần tạo 
ra tâm thế chủ động, phát huy tính tích cực và ý thức trách nhiệm của học sinh, 
đồng thời là biện pháp thể hiện sự tôn trọng học sinh. 
3.1.3.2. Huy động sự nổ lực của cá nhân của lẫn nhóm. 
 Quy tắc này đòi hỏi cân bằng giữa cá nhân và tập thể, không coi nhẹ bên 
nào. Giáo viên phải thông qua nỗ lực của từng em học sinh mà khuyến khích cả 
nhóm. Ngược lại, giáo viên phải thông qua ảnh hưởng của nhóm mà tác động đến 
từng học sinh trong quá trình dạy học. 
3.1.3.3. Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh. 
 Quy tắc này được thực hiện ngay từ đầu lúc thiết kế bài học, đặc biệt là ở 
khâu thiết kế hoạt động của người học và phương pháp, phương tiện dạy học và 
học liệu. Khi có nhiều cơ hội hoạt động thì học sinh dễ lựa chọn cách làm, không 
làm cách này thì làm cách khác, cái này không hợp thì làm cái khác,Như vậy, 
các em không có cơ hội ngồi yên một cách thụ động mà luôn có thể tham gia vào 
quá trình học tập. 
3.1.3.4. Tiến trình dạy học linh hoạt. 
 Quy tắc này tránh cho việc học bị gò ép vào một khuôn khổ hay hình mẫu 
nhất định mà khuyến khích những ý tưởng hay cách làm mới, không lập lại tiền lệ 
và thói quen, phát triển kỹ năng học tập hiệu quả theo hướng tìm tòi, phát hiện, 
nghiên cứu và sáng tạo. Khi tiến trình dạy học linh hoạt thì việc học cũng linh hoạt, 
nhạy bén và các hình thức học tập sẽ đa dạng. 
3.1.3.5. Đánh giá tập trung vào quá trình. 
 Sứ mạng cốt lõi của kiến tạo là làm cho người học tiến hành học tập theo 
kiểu tìm tòi, phát hiện và nghiên cứu, Đó là cách dạy, dạy khát vọng học tập. Còn 
tìm hay phát hiện ra cái gì cụ thể không phải là quan trọng nhất vì cái cần tìm đó 
đã có trong sách. Điều cần nhất là quá trình học tập diễn ra như thế nào, nó phải là 
quá trình năng động, tích cực để tìm tòi và phát hiện kiến thức. Đánh giá cần tập 
trung vào những đặc điểm của quá trình học tập. 
3.1.4. Tận dụng công nghệ thông tin. 
 Công nghệ phần mềm ngày nay phát triển mạnh, trong đó các phần mềm 
giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: Office, Cabri, Crocodile, 
Sketpad, Maple, ChemWindow, LessonEditor, Violet,hệ thống World Wide 
Web, E – learning và các phần mềm tiện ích khác. Nhờ các phần mềm dạy học này 
mà học sinh có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập, giáo viên cũng có nhiều 
cách để đặt câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong 
giờ học. 
3.2. Bải giảng kiến tạo 
3.2.1. Mục tiêu. 
3.2..1.1. Kiến thức. 
- Nắm được khái niệm trục số, hệ trục tọa độ. 
- Nắm được định nghĩa tọa độ vectơ, tọa độ điểm, độ dài đại số. 
- Nắm được các công thức về tọa độ vectơ, tọa độ điểm đặc biệt là tọa độ trung 
điểm, tọa độ trọng tâm. 
3.2.1.2. Kĩ năng. 
- Biết phân biệt độ dài đại số và độ dài hình học. 
- Biết biểu diễn điểm và vectơ khi biết tọa độ, ngược lại đọc được tọa độ điểm và 
vectơ theo yêu cầu. 
- Biết xác định hệ trục tọa độ khi biết một số cặp điểm và vận dụng để giải quyết 
bài tập. 
- Vận dụng thành thạo các công thức về tọa độ để thực hiện nhiệm vụ được giao. 
3.2.1.3. Thái độ. 
- Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận. 
3.2.1.4. Năng lực, phẩm chất. 
- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự 
đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra sai sót và cách khắc phục 
sai sót. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập hoặc đặt ra câu 
hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập 
- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học 
tập và trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân cụ thể cho 
từng thành viên của nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và 
hoàn thành được nhjiệm vụ được giao. 
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua 
hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao 
tiếp. 
- Năng lực hợp tác: xác định được nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản 
thân, đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chuyên đề. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ 
toán học. 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 
3.2.2. Chuẩn bị của GV và HS. 
3.2.2.1.Chuẩn bị của giáo viên. 
- Soạn giáo án. 
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy chiếu, phiếu học tập, bảng 
phụ,... 
3.2.2.2. Chuẩn bị của học sinh. 
- Đọc trước bài 
- Làm BTVN 
- Làm việc nhóm ở nhà, trả lời các câu hỏi được giáo viên giao từ tiết trước, làm 
thành file trình chiếu. 
- Kê bàn để ngồi học theo nhóm 
- Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng  
3.2.3. Tiếntrình bài học: 
 Nội dung và phương thức tổ chức: 
 Chuyển giao nhiệm vụ: 
 - Giáo viên cho học sinh truy cập đường link 
www.teacher.desmos.com/activitybuilder/custom/589e5e51e9baeda305df5cf3 
cùng chơi game “Mini Golf” trong vòng 15 phút. 
- Trò chơi gồm 10 vòng với thể lệ vô cùng đơn giản: 
 Học sinh thay đổi các giá trị x, y để đoạn màu xanh lá cây thu thập tất cả các 
ngôi sao. 
 Thay đổi càng ít lần càng tốt. 
 Thực hiện 
Mục tiêu: 
- Tạo tình huống để học sinh tiếp cận với hệ trục tọa độ và tọa độ điểm. 
- Tạo sự hứng thú cho học sinh với trò chơi khởi động thực tế. 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
 Học sinh thực hiện 10 vòng trong thời gian ngắn nhất và báo cáo kết quả cho 
giáo viên. 
Vòng 1: 
Vòng 2: 
Vòng 3 
Vòng 4 
Vòng 5 
Vòng 6 
Vòng 7 
Vòng 8 
Vòng 9 
Vòng 10 
 Kết quả: 
 - Học sinh hoàn thành game “Mini Golf”. 
 - Giáo viên tổng kết và khen thưởng học sinh thu thập nhiều ngôi sao trong thời 
gian ngắn nhất. 
 Nội dung và phương thức thực hiện: 
 Hoạt động 1: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để học sinh tự phân loại kiến 
thức. 
 Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm từ 4 – 5 học sinh. 
- Các em nghiên cứu sách giáo khoa, cho biết những kiến thức nào đã 
biết và những kiến thức nào chưa biết. 
 Thực hiện: 
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa 
Mục tiêu: 
- Học sinh biết kiến thức nào đã được học ở cấp dưới và kiến thức nào là 
kiến thức mới. 
- Biết cách hình thành khái niệm vectơ, các công thức có liên quan. 
- Biết cách vận dụng để giải các bài tập. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...) của giáo viên đưa ra. 
- Viết vào ô mang số của mình câu trả lời (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm 
việc độc lập trong khoảng 5 phút. 
 - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và 
thống nhất các câu trả lời trong vòng 3 phút. 
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy 
A0) trong 2 phút. 
 Kết quả: 
- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy 
"khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng 
máy chiếu phóng lớn 
- Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá 
được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu ( trong khoảng 5 
phút). 
 - Dự đoán kết quả: 
KIẾN THỨC ĐÃ BIẾT KIẾN THỨC CHƯA BIẾT 
- Trục tọa độ. 
- Hệ trục tọa độ. 
- Tọa độ điểm trên trục và hệ trục 
- Độ dài đại số. 
- Tọa độ vectơ. 
-Tọa độ điểm đặc biệt 
 Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức cũ và làm bài vận dụng. 
 Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Cho học sinh nhắc lại các khái niệm về trục tọa độ, hệ trục tọa độ, tọa độ 
điểm. 
 - Yêu cầu học sinh truy cập đường link www.teacher.desmos.com/ 
activitybuilder/custom/563d705f36a7843710aba2ce để thực hiện hoạt động củng 
cố. 
- Học sinh làm việc độc lập theo yêu cầu. 
 Thực hiện: 
- Thay đổi các số trong bảng dưới đây để điểm chạm vào hồng tâm. 
 - Thêm số vào bảng bên dưới để điểm chạm vào hồng tâm. (Nếu bạn không 
biết điểm của mình ở đâu, hãy thử sử dụng số thập phân.) 
 - Thêm số vào bảng bên dưới để điểm chạm vào hồng tâm. 
 - Cập nhật các số dưới đây để điểm chạm hồng tâm. 
 - Kéo điểm đen sao cho tâm của mục tiêu ở mức (-5,4) . Giải thích làm thế 
nào bạn biết nơi để đặt mục tiêu. 
 - Nhập một cặp theo thứ tự bên dưới để điểm chạm vào mắt đỏ. Nhấn "Gửi" để 
kiểm tra vị trí của điểm của bạn. 
 - Nhập một cặp theo thứ tự bên dưới để điểm chạm vào mắt đỏ. Nhấn "Gửi" 
để kiểm tra vị trí của điểm của bạn. 
 - Chọn các điểm từ danh sách để thêm vào biểu đồ. Nhằm mục đích cho điểm 
cao! Tiếp tục đến màn hình tiếp theo để xem bạn đã làm như thế nào. 
 - Đây là điểm số của bạn: . Đó có phải là điểm số bạn nghĩ bạn sẽ nhận 
được? 
 Kết quả: 
 - Giáo viên dựa vào kết quả mà học sinh gởi để thấy được các em làm ở mức 
độ như thế nào. 
 - Khen thưởng học sinh có kết quả tốt nhất ( chính xác nhất và thời gian 
ngắn nhất). 
 Hoạt động 3: Tọa độ vectơ và một số công thức liên quan. 
 Chuyển giao nhiệm vụ: 
 - Chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm từ 6 – 7 học sinh, mỗi nhóm phụ trách 
thảo luận tìm hiểu một trong các mảng kiến thức: độ dài đại số, khái niệm tọa độ 
vectơ, mối liên hệ giữa tọa độ vectơ và tọa độ điểm, các công thức tính liên quan 
tọa độ vectơ, tọa độ điểm đặc biệt. Thời gian 5 phút. 
 - Hết thời gian thảo luận các nhóm lên thuyết trình các nhóm còn lại đóng 
góp ý kiến theo vai trò mà giáo viên giao phó ( dùng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy). 
 Thực hiện: 
 - Các nhóm thảo luận theo các chủ đề. 
 Nhóm 1: độ dài đại số. 
 Nhóm 2: khái niệm tọa độ vectơ. 
 Nhóm 3: mối liên hệ giữa tọa độ vectơ và tọa độ điểm. 
 Nhóm 4: các công thức tính liên quan tọa độ vectơ. 
 Nhóm 5: tọa độ điểm đặc biệt. 
 - Hết thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt thuyết trình theo thứ tự và các 
nhóm còn lại lần lượt đội các mũ và thực hiện theo nhiệm vụ tương ứng với màu 
của chiếu mũ. Trong đó, giáo viên đội chiếc mũ màu trắng, nhóm thuyết trình là 
mũ xanh dương. 
 - Thời gian thuyết trình cho mỗi nhóm là 5 phút và 2 phút để phản biện đóng 
góp ý kiến. 
 - Nếu nhóm phụ trách có nhiều đơn vị kiến thức hoặc nhiều công thức thì 
thay phiên đại diện lên thuyết trình. 
 - Giáo viên kết luận, chính xác hóa thông tin. 
 Kết quả: 
 - Treo bảng phụ trình bày nội dung thuyết trình. 
Nhóm thuyết trình Nội dung 
1 
1. Độ dài đại số: 
Cho A, B treân truïc (O;e ). 
 a = AB  AB ae 
 Nhaän xeùt: 
+ AB cuøng höôùng eAB>0 
+ABngöôïc höôùng eAB<0 
+ Neáu A(a), B(b) thì AB=b–a 
+ AB = AB AB b a   
+ Neáu A(a), B(b), I laø trung ñieåm cuûa AB thì 
a b
I
2
 
 
 
2 2. Tọa độ vectơ 
u = (x; y)  u xi yj  
 Cho u = (x; y), u' = (x; y) 
u u'  x x'
y y '
 


 Moãi vectô ñöôïc hoaøn toaøn xaùc ñònh khi bieát toaï ñoä 
cuûa noù 
 i (1;0), j (0;1)  
3 3. Mối liên hệ giữa tọa độ điểm và tọa độ vectơ 
Cho A(xA; yA), B(xB; yB). 
AB = (xB – xA; yB – yA) 
4 4. Các công thức tọa độ: 
Cho u=(u1; u2), v=(v1; v2). 
u v = (u1+ v1 ; u2+v2) 
u v = (u1– v1 ; u2–v2) 
k u= (ku1; ku2), k  R 
Nhaän xeùt: Hai vectô u=(u1; u2), v=(v1; v2) vôùi v≠ 0 
cuøng phöông  k  R sao cho: 
 1 1
2 2
u kv
u kv
 


5 5. Tọa độ trọng tâm, tọa độ trung điểm 
a) Cho A(xA; yA), B(xB; yB). I laø trung ñieåm cuûa AB thì: 
xI = 
A A
x y
2

, yI = 
A B
y y
2

b) Cho ABC vôùi A(xA; yA), B(xB; yB), C(xC; yC). G laø 
troïng taâm cuûa ABC thì: 
A B C
G
A B C
G
x x x
x
3
y y y
y
3
  


  

 Nội dung và phương thức thực hiện: 
 Chuyển giao nhiệm vụ: 
 - Học sinh làm các bài tập 6,7,8 SGK trang 27. 
 - Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu sưu tầm một số ứng dụng thực tế của hệ 
trục tọa độ và tọa độ trong cuộc sống ( chủ yếu là định vị). 
 Thực hiện: 
 - Học sinh là trước bài tập ở nhà. 
 - Các nhóm sưu tầm tư liệu ( tranh ảnh, video,) và báo cáo ngắn cho lớp. 
 Kết quả: 
 - Giáo viên gọi học sinh lên bảng giải bài tập đã giao ( trong 20 phút). 
 - Các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm về ứng dụng của hệ trục tọa độ ( trong 
20 phút). 
 - Một số kết quả đáng chú ý mà các nhóm sưu tầm được về ứng dụng của hệ 
tọa độ trong đời sống thực tế. 
Mục tiêu: 
- Vận dụng tốt các công thức để thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Tìm tòi, khám phá xem tọa độ có áp dụng như thế nào trong đời sống thực 
tế. 
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, KHÁM PHÁ 
IV. Hiệu quả đạt được: 
Trước khi sử dụng phương pháp dạy học kiến tạo hay nói cách khác trước 
khi sử dụng sáng kiến, thì việc truyền thụ kiến thức của bài “ Hệ trục tọa độ” – 
chương trình hình học 10 cơ bản tương đối đơn điệu vì những kiến thức này các 
em đều được làm quen từ cấp II. Tuy mức độ kiến thức cấp II chưa sâu, nhưng vẫn 
ảnh hưởng không nhỏ đối với tâm lý đón nhận của học sinh. 
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, quá trình truyền thụ kiến thức trở nên 
chủ động hơn, tích cực hơn. Những kiến thức cũ các em được thực hiện thông qua 
trò chơi để ôn tập mà không cần nhắc lại, kiến thức mới được học sinh phân loại và 
tự tìm hiểu, thuyết trình, một cách sôi động và hoạt động tìm tòi, học hỏi lại học 
sinh hưởng ứng và thực hiện rất tốt khi tìm hiểu về ứng dụng của hệ trục tọa trong 
đời sống thực tế. 
Khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm, tiết học cũng sôi động hơn, học sinh 
chủ động và hứng thú với môn học hơn. Đối với mỗi phần kiến thức các em đều có 
tâm lý chờ đợi xem có gì mới? trò chơi ứng dụng như thế nào?... Điều này thực sự 
là mục đích chân chính mà phương pháp kiến tạo muốn mang lại. Qua sự khảo sát 
ý kiến của học sinh về tiết học: 100% học sinh đều yêu thích tiết học và mong 
muốn được học thêm những tiết học bằng phương pháp kiến tạo như vậy. 
V. Mức độ ảnh hưởng: 
 Với sáng kiến kinh nghiệm này hay nói cách khác là phương pháp dạy học 
kiến tạo có thể thực hiện rộng rãi ở tất cả các trường, đối với mọi đối tượng học 
sinh. Đặc biệt phương pháp dạy học kiến tạo, giúp cho học sinh trung bình, học 
sinh yếu chiếm lĩnh kiến thức một cách thoải mái, nhẹ nhàng mà không hề áp lực. 
Điều này cũng giúp học sinh trung bình yếu dần yêu thích và học tốt môn Toán. 
VI- Kết luận: 
Có thể khẳng định phương pháp dạy học kiến tạo là một trong những 
phương pháp dạy học tích cực mà phát triển năng lực của học sinh một cách hiệu 
quả nhất. Đây là một phương pháp dạy học cần được áp dụng rộng rãi để nâng cao 
chất lượng giảng dạy của bộ môn. 
Thiết kế bài giảng kiến tạo rất công phu, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư và tìm 
tòi rất nhiều tư liệu, kiến tạo hoạt động học tập đa dạng. Tuy nhiên, nếu thiết kế 
được bài giảng này thì việc dạy học lại vô cùng dễ dàng và hiệu quả. Hơn hết, là 
phương pháp dạy này thu hút sự chú ý, kích thích sự say mê và yêu thích môn học 
của học sinh, theo tôi đó chính là đều tuyệt vời nhất đối với một người giáo viên. 
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_day_hoc_kien_tao.pdf
Sáng Kiến Liên Quan