Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học tích cực

Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu

Một danh nhân đã nói rằng: “Điều được nghe tôi dễ quên. Điều được thấy tôi dễ nhớ. Điều được làm dễ ghi tâm”. Từ căn cứ khoa học và thực tiễn trên, chúng ta nhận thấy việc thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống bằng phương pháp giảng dạy tích cực có sử dụng phương tiện dạy học nghe nhìn hiện đại là hết sức cần thiết. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục là tất yếu, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan và sự hội nhập trong xu thế phát triển toàn cầu hoá. Phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống không mang lại hiệu quả cho cả người học và người dạy; không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới phương pháp chỉ có hiệu quả và tác động tích cực khi giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và được trang bị những kỹ năng cần thiết về khả năng thuyết trình, hiểu biết và sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như tin học và các trang thiết bị nghe nhìn. Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy giúp cho người học có hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ qua đó giúp người dạy chuyển tải nội dung đến người học một cách có hiệu quả nhất. Trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh các phương tiện nghe nhìn như hiệu ứng màu sắc, âm thanh, hình ảnh động giảng viên có thể giới thiệu các khái niệm, diễn giải một quá trình, đặt các câu hỏi bằng những minh họa trực quan làm cho bài giảng bớt trừu tượng. Tiếp thu một vấn đề sẽ rất hiệu quả nếu người học vừa được nghe, vừa được nhìn và được suy nghĩ theo logic. Do vậy, khi giáo viên đó có khả năng làm chủ chuyên môn thì phương tiện nghe nhìn sẽ có tác dụng hỗ trợ giảng dạy rất tốt. Với các trợ giúp này giáo viên dễ dàng nhấn mạnh các điểm chính của bài giảng cũng như giúp duy trì bài giảng một cách hứng thú và lôi cuốn người học. Sử dụng thành thạo phương tiện nghe nhìn tạo cho giáo viên cơ hội chuẩn bị trước bài giảng tốt hơn, thể hiện được sự logic và tính sáng tạo của mình.

Ông cha ta có câu “ Trăm nghe không bằng một thấy” nên giáo viên phải đầu tư nhiều video trong giảng dạy để học sinh có thể vừa xem được tình huống và nghe được lời thoại. Khi trình chiếu nên chọn một phương tiện có tính di động cao để thuận tiện cho việc đi lại.

Vậy vấn đề đặt ra là cần có một phương tiện vừa có thể ghi lạitranh ảnh, kết quả làm việc nhóm của học sinh trong thời gian nhanh nhất; vừa có thể quay phim và chiếu được vật thể; vừa có thể truyền tải để chiếu những đoạn phim ngắn cho học sinh quan sát đảm bảo tính trực quan giúp các em khắc sâu kiến thức nhưng đặc biệt phải có tính di động cao thuận lợi cho giáo viên di chuyểngiúp giáo viên “tự do” giảng dạy trong lớp học, hơn nữa lại có khả năng lưu trữ dữ liệu để làm tài liệu giảng dạy hoặc nghiên cứu cho những năm học sau. Nhờ vậy, giảm bớt khâu chuẩn bị cho giáo viên và hiệu quả giảng dạy ngày càng được nâng cao.

 

docx27 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho các tiết dạy.
Cụ thể cách vận dụng từng giải pháp được đưa ra ở trên sẽ được trình bày chi tiêt như sau:
2.3.1 Cách vận dụng giải pháp kết nối không dây trong dạy học
- Thay vì như trước đây: giáo viên phải tự chuẩn bị nội dung và kẻbảng nhómkích thước lớn (A0, A1) trước mỗi tiết học, sau mỗi tiết học lại phải bỏ đi;khi nhận xét kết quả, giáo viên phải đính từng bảng nhóm lên bảng bằng nam châm rất tốn thời gian và khó khăn. Thì khi áp dụng giải pháp trình chiếu không dây:
+Giáo viên chuẩn bị bảng nhóm bằng cách soạn thảo trên máy tính rồi in ra cho các nhóm ở khổ thường (A4, A3).
+ Cách lấy kết quả:dù của nhóm hay của cá nhân mỗi học sinh, giáo viên chỉ chụp hình rồi trình chiếu lên thiết bị chiếu tích hợp sẵn thiết bị kết nối không dây chỉ mất thời gian rất ngắn. Khi đó thành quả hoạt động của học sinh là đáp số một bài toán, kết quả một phiếu học tập, hay một tác phẩm tranh vẽ trong môn mỹ thuật,.. sẽ được phóng to hơn giúp học sinh và giáo viên dễ quan sát và cùng nhận xét bài làm.
- Hơn nữa, với giải pháp này ta có thể lưu trữ nội dung kết quả hoạt động của học sinh dùng làm tài liệu phục vụ cho năm học sau hoặc nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tiếp theo, đồng thời giảm tải được thời gian và công sức chuẩn bị bảng nhóm của giáo viên một cách thấy rõ.
 - Đối với những môn cần trình chiếu đoạn phim tài liệu thì ta có thể chuẩn bị trước ở nhà. Khi dạy, chỉ cần mang thiết bị di động kết nối không dây với ti vi rồi trình chiếu cho cả lớp xem. Với thiết bị di động nhỏ gọn giáo viên có thể xuống với học sinh mà vẫn điều chỉnh được việc chạy hoặc dừng đoạn phim được để đặt câu hỏi, giải thích hay nhấn mạnh ý để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Lúc không ứng dụng giải pháp thì giáo viên bị bó buộc vào máy tính xách tay, không thể tự do đi lại trong lớp, tương tác với học sinh ít hiệu quả hơn.
- Đối với những tiết học cần máy chiếu vật thể để trình chiếu thực hành thí nghiệm, giáo viên vẽ mẫu (môn Mỹ thuật) thì chúng ta phải chuẩn bị thêm chân đế để thiết bị di động. Khi cần có thể chụp hình, quay phim để lưu trữ làm tư liệu cho các tiết sau, làm thành một thư viện tư liệu cho môn học đó.
Hình 1: Tận dụng kẹp giấy làm chân đế biến điện thoại thành máy chiếu vật thể
2.3.2 Phương pháp thực hiện trình chiếu từ thiết bị di động lên thiết bị chiếu
2.3.2.1Kết nối điện thoại với ti vithông minh qua mạng không dây
* Ứng dụng Screen Mirroring
Miracast là một giao thức truyền nội dung không dây cho phép bạn truyền nội dung từ điện thoại đến ti vi, đặc biệt là nội dung hình ảnh, âm thanh.
Công nghệ Miracast được Tổ chức liên minh WiFi (WiFi  Alliance) phát triển và xây dựng trên giao thức Wi-Fi Direct (Wi-Fi Direct là chuẩn cho phép các thiết bị có kết nối wifi kết nối với nhau mà không cần đến điểm truy cập không dây) nên dễ dàng kết nối với nhau để truyền dữ liệu. Miracast cũng không cần phải thiết lập mật khẩu nên kết nối diễn ra rất nhanh chóng, chỉ cần thiết bị di động và ti vi cùng hỗ trợ giao thức kết nối này.
Screen Mirroring là tính năng kết nối thông minh cho phép hiển thị hình ảnh trực tiếp từ điện thoại thông minh đến ti vi mà không cần dây kết nối. Tính năng được xây dựng trên nền tảng Miracast nên thừa hưởng tất cả ưu điểm của chuẩn kết nối này.
Để sử dụng được tính năng này thì điện thoại của bạn cùng với ti vi đều phải có chứng nhận Mircast. Nếu điện thoại của bạn không hỗ trợ tính năng này thì ta phải cài thêm phần mềm All Screen . Trên ti vi tính năng này thường có ở các dòng smart ti vi đời mới, một số thương hiệu ti vi hỗ trợ rất tốt công nghệ này như Samsung, Sony
Để thực hiện kết nối Screen Mirroring bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản như sau:
Bước 1:Chọn Menu trên remote ti vi, chọn chế độ Screen Mirroring.
Bước 2: Khởi động Screen Mirroring trên thiết bị di động và ghép nối với ti vi.
Bước 3: Đồng ý yêu cầu ghép nối của thiết bị di động và ti vi.
Hình 2: Screen Mirroring cho phép kết nối không dây giữa điện thoại và ti vi
* Ứng dụng Air Play
Được hỗ trợ từ phiên bản điện thoại IOS 4.2 trở đi, AirPlay là chuẩn truyền không dây các nội dung (nhạc, ảnh, video, game) trong cùng một mạng nội bộ giữa các thiết bị của Apple với nhau và với các thiết bị tương thích AirPlay.
Hình 3: Kết nối iPhone với ti vi qua AirPlay
AirPlay hoạt động bằng kết nội mạng dây hoặc Wifi trong cùng mạng nội bộ, ưu điểm lớn nhất của AirPlay là phương thức truyền tải mà không làm giảm chất lượng nội dung ban đầu và cùng lúc truyền nội dung đến nhiều thiết bị khác nhau.
Hạn chế lớn nhất của AirPlay là chỉ có thể sử dụng trên các thiết bị của Apple và các thiết bị được hỗ trợ AirPlay.  Với ti vi không hỗ trợ AirPlay, bạn vẫn có thể đưa hình ảnh từ màn hình iPhone, iPad tới ti vi với công cụ Apple TV mua thêm.
Hình 4: Thiết bị Apple TV
Kết nối điện thoại với ti vi không tích hợp chức năng kết nối không dây
Trường hợp bạn muốn kết nối ti vi của mình với điện thoại mà ti vi không hỗ trợ các kết nối không dây trên thì HDMI không dây chính là một giải pháp.
Hình 5: HDMI không dây giúp kết nối ti vi với điện thoại
HDMI không dây là một thiết bị hỗ trợ các chuẩn kết nối không dây (thông thường là Miracast) dùng để cắm vào cổng HDMI hoặc USB của ti vi và truyền dữ liệu nhận được vào ti vi. Lúc đó, thiết bị di động và ti vi có thể kết nối và truyền dữ liệu qua wifi dù ti vi không hỗ trợ kết nối wifi.
Trên thị trường có nhiều nhà sản xuât thiết bị HDMI không dây. Sau đây tôi xin hướng dẫn với thiết bị HDMI không dây Ezcast.
* Kết nối với điện thoại Android
Để kết nối laptop với HDMI không dây Ezcast các bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1. Tải và cài đặt Ezcast trên CH Play cho điện thoại:
Ứng dụng hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ cần vào CH Play, gõ từ khóa tìm kiếm "EZcast", và tiến hành cài đặt ứng dụng.
Bước 2. Lắp thiết bị HDMI EZcast với Ti vi, máy chiếu.
Hình 6: Lắp đặt thiết bị HDMI Ezcast
Bước 3. Kết nối điện thoại với TV thông qua WiFi do thiết bị HDMI không dây EZcast phát ra.
Khi gắn thiết bị EZcast vào TV, thiết bị EZcast sẽ phát ra tín hiệu WiFi, tên của cột sóng WiFi cũng như mật khẩu được thể hiện ở góc bên trên màn hình TV.
Dùng điện thoại truy cập vào địa chỉ WiFi đó.​
Hình 7: Màn hình sẽ hiển thị tên và mật khẩu wifi khi gắn thiết bị EZcast
Sau khi kết nối WiFi thành công, mở chương trình EZcast đã cài đặt trên điện thoại lên. 
Hình 8 : Cửa sổ làm việc của EZcast trên điện thoại
Bước 4. Kết nối với Internet. Lúc này, dùng điện thoại điều khiển cho TV kết nối với mạng WiFi đang sử dụng. 
Hướng dẫn sử dụng Ezcast 
Hình 9: Các công cụ của EZcast
Photo: Nhấn vào đây, bạn sẽ chia sẻ những tấm ảnh có trong máy của bạn lên trên màn hình TV, hãy cẩn thận những tấm ảnh có nội dung nhạy cảm nhé o.O
Camera: Nhấn vào đây, camera trên điện thoại của bạn sẽ hoạt động, những hình ảnh quay được sẽ hiển thị trên màn hình TV.
Music, Video, Document: chia sẻ nhạc, video, văn bản trong điện thoại lên màn hình TV
Trong phần Settings, bạn có thể thay đổi mật khẩu WiFi cho dễ nhớ, thay đổi ngôn ngữ, chọn kiểu kết nối, v.v..
Cách trình chiếu EZMirror trong EZcast lên màn hình TV: (phản chiếu hình ảnh từ thiết bị di động lên thiết bị chiếu): Khi chọn vào EZMirror, điện thoại sẽ ngắt kết nối WiFi. 
Hình 10: Kết nối lại với mạng không dây khi sử dụng EZmirror
Ở đây cần kết nối lại wifi như sau: vào phần Settings (cài đặt) của điện thoại, chọn vào Thêm, sau đó chọn vào "Không dây & mạng", chọn vào "PlayTo", chọn vào thiết bị HDMI EZCast.
Hình 11: Các bước kết nối lại wifi để phản chiếu hình ảnh bằng EZmirror
Lúc này, tất cả các thao tác trên điện thoại sẽ được trình chiếu trên màn hình ti vi. Để tắt trình chiếu: vào lại PlayTo và chọn "Ngắt kết nối".
* Kết nối với Iphone, Ipad ( Đối với giáo viên đang sử dụng iphone, ipad)
- Bước 1. Cắm Ezcast vào ti vi, máy chiếu như ở trên.
- Bước 2. Kết nối wifi của Iphone, Ipad với Wifi của Ezcast như hình dưới: 
Hình 12: Kết nối với wifi của EZcast
Sau đó vào ứng dụng EZCAST trên Iphone mà mình đã tải về từ App Sotre bấm vào hình kính lúp để tìm kiếm thiết bị EZcast: 
 - Bước 3. Dùng Iphone, Ipad để điều khiển Ezcast kết nối với wifi đích để EZCast có thể tiếp cận được INTERNET, trên hình wifi internet là VNTVBOX.COM, điều khiển Ezcast kết nối với wifi như hình dưới
Hình 13: Kết nối điện thoại sử dụng EZcast với mạng internet
- Bước 4. Sau khi EZcast đã kết nối được INTERNET, bấm phím HOME trên Iphone, Ipad để trở về màn hình chính và vuốt từ dưới lên để trình chiếu Iphone lên EZcast như hình dưới: 
 Bấm vào AirPlay:
Hình 14: Chọn airplay để cài đặt
 Sau đó chọn trình chiếu theo hình bên dưới:
Hình 15: Mở chức năng phản chiếu với airplay 
 Hoàn tất quá trình kết nối. Các bước này được thực hiện rất nhanh và đơn giản.
2.3.2.3 Hướng dẫn cách kết nối thiết bị di động với thiết bị chiếu thông qua máy tính xách tay.
Hình 16: Kết nồi thiết bị di động với thiết bị chiều qua laptop
Thiết bị di động có thể kết nối với máy tính xách tay nhờ phần mềm TeamViewer hoặc AllCast. Phần mềm TeamViewer là phần mềm được sử dụng khá phổ biến hiện nay, dễ sử dụng và được hỗ trợ cho đa số các hệ điều hành hiện nay. Ứng dụng Allcast là ứng dụng phản chiếu hình ảnh khá dễ cài đặt và sử dụng.
* Kết nối bằng phần mềm TeamViewer:
Sau khi đã tải và cài đặt xong TeamViewer trên điện thoại, tiến hành chạy chương trình này khi muốn kết nối với máy tính.
Khi mở phần mềm, giao diện màn hình sẽ hiện ID địa chỉ kết nối của thiết bị đang sử dụng TeamViewer.
Hình 17: Giao diện TeamViewer trên điện thoại
Tiếp theo mở phần mềm TeamViewer trên máy tính lên. Sau đó nhập ID của TeamViewer trên điện thoại vào ô ID đôi tác ( hoặc partner ID ).
Hình 18: Giao diện TeamViewer trên máy tính
Tiếp theo, màn hình điện thoại sẽ hiển thị một hộp thoại thông báo có kết nối từ xa vào thiết bị, nhấn nút “Cho phép” để đồng ý tạo kết nối giữa điện thoại và máy tính thông qua TeamViewer.
Hình 19: Thông báo hiển thị khi có thiết bị đề nghị kết nối
Sau khi cho phép kết nối thìmàn hình giao diệnTeamViewer trên máy tính sẽ hiện thị đầy đủ thông tin về điện thoại.
Hình 20: Thông tin điện thoại đang kết nối với máy tính bằng TeamViewer
Phiếu “Ảnh chụp màn hình” sẽ cho phép chuyển hình ảnh của màn hình trên điện thoại tới cho máy tính. Theo đó, tất cả những thao tác trên điện thoại sẽ được trình chiếu trên màn hình các thiết bị chiếu trên giao diện của phần mềm TeamViewer trên máy tính.
	Hiện nay TeamViewer đã có bản cập nhật mới, điều tuyệt vời nhất ở bản cập nhật lần này là khả năng hỗ trợ các thiết bị di động đa nền tảng, bất kể là iOS, Android, Windows Mobile hay BlackBerry. Bên cạnh đó, TeamViewer cũng là nền tảng đầu tiên cho phép truy cập từ xa tới thiết bị chạy Windows 10 Mobile. Với bản cập nhật này, ta có thể truy cập vào iPhone, iPad hay điện thoại Android một cách dễ dàng. Do vậy có thể ứng dụng trình chiếu trực tiếp từ thiết bị di dộng lên ti vi, máy chiếu (không hỗ trợ kết nối không dây) thông qua một thiết bị di động khác mà không cần trung gian qua laptop.
Hình 21: Kết nối không dây qua trung gian là thiết bị di động
* Kết nối bằng phần mềm AllCast.
- Bước 1: Cài đặt ứng dụng Allcast cho Android tại địa chỉ:
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.koushikdutta.cast&hl=en
Hình 22: Cài đặt ứng dụng Allcast cho Android
- Bước 2: Sau đó, cài tiếp tiện ích Allcast Receiver cho trình duyệt Chrome trên máy tính tại https://goo.gl/l6d3L2, nhấn Add to chrome > Add app.
- Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy mở ứng dụng Allcast trên Android để nó tự động nhận diện trình duyệt Chrome trên máy tính. Hãy chắc chắn rằng cả hai thiết bị đang kết nối cùng một mạng Wi-Fi.
Hình 23: Tự động cả hai thiết bị sẽ nhận diện khi kết nối cùng mạng Wi-Fi
Sau khi hoàn tất, màn hình của Android sẽ được hiển thị trên máy tính. Nhìn chung, mọi thao tác đều rất đơn giản, dễ dàng thực hiện và ít xảy ra tình trạng giật hình ảnhkhi trình chiếu như các ứng dụng khác.
Hiện nay nhà trường đã trang bị được hai ti vi thông minh hỗ trợ chức năng phản chiếu hình ảnh nên tôi thường dùng phương thức kết nối không dây Screen Mirroring để trình chiếu văn bản, hình ảnh, đoạn phim từ thiết bị di động lên ti vi. Với phương thức kết nối Screen Mirroring thì đơn giản, dễ kết nối nên giáo viên sẽ dễ ứng dụng hơn rất nhiều.
Hình 24: Màn hình điện thoại được phản chiếu trên màn hình tivi khi kết nối
2.4. Kết quả thực hiện:
Kết quả khảo sát 15 giáo viên về ứng dụng trình chiếu không dây trong dạy học:
STT
Các vấn đề liên quan
Tỉ lệ (%)
1
2
3
4
5
1
Ứng dụng trình chiếu không dây trong dạy học chưa thực sự cần thiết
53
40
07
00
00
2
Trình chiếu không dây giúp tôi trình bày được kết quả hoạt động của từng nhóm, từng học sinh nhanh chóng, to rõ ràng. 
00
00
07
53
40
3
Trình chiếu không dây giúp tôi lưu trữ được hình ảnh, đoạn phim của giáo viên, học sinh hoạt động trên lớp để làm tư liệu cho các tiết học sau.
00
00
00
33
67
4
Trình chiếu không dây giúp tôi giảm bớt khâu chuẩn bị trình bày nội dung bảng nhóm cho các năm tiếp theo.
00
00
00
00
100
5
Khi ứng dụng trình chiếu không dây tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú.
00
00
13
53
33
6
Trình chiếu không dây từ thiết bị di động lên ti vi đơn giản, rất dễ ứng dụng cho dạy học.
00
00
13
27
60
7
Tôi muốn tham gia tập huấn ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học.
00
00
00
07
93
Sau nhiều tiết áp dụng ứng dụng kết nối không dây trong dạy học của bản thân và đồng nghiệp, tôi thu được nhiều kết quả mang tín hiệu tích cực cho thấy đây là đề tài mang tính mới nên được phổ biến và tạo điều kiện để áp dụng rộng rãi. Khi áp dụng giải pháp trình chiếu không dây vào dạy học thì:
* Đối với giáo viên:
- Giảm thiểu được đáng kể thời gian và công sức giáo viên trong việc chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh,
- Hỗ trợ tốt cho giáo viên hệ thống hóa kiến thức.
- Có khả năng phóng lớn nội dung bài giảng; sử dụng hình ảnh, màu sắc, âm thanh phong phú, sống động.
- Tự động hoá việc triển khai bài giảng.
- Sử dụng nhiều lần nội dung bài giảng.
- Dễ dàng in và phân phối bài giảng cho học sinh.
- Dễ dàng chia sẽ bài giảng cho người khác.
- Là công cụ hỗ trợ giúp cho học sinh nhận thức: hệ thống hoá kiến thức, vận dụng kiến thứcgiúp học sinh dễ tiếp thu, hiểu sâu, nhớ lâu.
- Giải pháp “trình chiếu không dây trong dạy học tích cực” giúp chúng ta “tự do” trong tiết dạy, không bị bó buộc vào bàn giáo viên (vị trí để máy tính xách tay). Với thiết bị di dộng nhỏ gọn (điện thoại thông minh, máy tính bảng) cầm trong tay ta có thể điều chỉnh được nội dung trình chiếu.
- Lưu trữ kết quả hoạt động của học sinh và giáo viên diễn ra trong tiết học làm tài liệu phục vụ các mục đích khác.
* Đối với học sinh:
- Có hứng thú cao khi áp dụng giải pháp.
- Tích cực hoạt động, trao đổi thảo luận nội dung bài học.
- Tiếp thu bài tốt hơn, dễ ghi nhớ, hệ thống kiến thức.
Quá trình thử nghiệm đề tài cũng cho thấy trong các thiết bị chiếu sử dụng thì ti vi thông minh là lựa chọn hàng đầu cho việc trình chiếu trong quá trình dạy – học hiện nay. Với các công cụ tích hợp có sẵn, ti vi thông minh giúp đơn giản hóa được thiết bị cũng như các phụ kiện đi kèm trong quá trình sử dụng trong dạy học so với khi sử dụng các thiết bị trình chiếu như máy chiếu hay ti vi hiển thị theo công nghệ cũ. Thời gian và quy trình kết nối so với máy chiếu và ti vi thế hệ cũ thì rút ngắn và đơn giản hơn rất nhiều.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Các ứng dụng kết nối không dây khi trình chiếu trong dạy học mà đề tài đưa ra đã tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức của giáo viên khi chuẩn bị tiết học, làm cho công việc chuẩn bị trở nên nhẹ nhàng thoái mái. Tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều thời gian hơn vào việc hoàn thiện nội dung và đổi mới phương pháp. Đưa CNTT ứng dụng tốt hơn và hiệu quả hơn vào quá trình dạy học. Đồng thời, giải pháp cũng giúp giáo viên chủ động hơn trong giờ học, tạo tương tác tốt giữa giáo viên và học sinh.
Khi phương tiện dạy học tốt hơn, hứng thú của học sinh được khơi dậy đáng kể. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận trao đổi bài học sối nổi.
Quá trình phân tích, hệ thống và khái quát kiến thức diễn ra một cách thuận lợi, sinh động giúp học sinh dễ tiếp thu, ghi nhớ và hệ thống kiến thức.
Thực tế, các trường hiện nay hầu như chưa được trang bị đầy đủ thiết bị chiếu. Điện thoại thông minh thì ngày càng phổ biến và ngày càng hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến ngày càng rộng rãi giải pháp mà đề tài đưa ra. Giải pháp của đề tài mang đến hướng đi tiết kiệm bớt chi phí đầu tư trong quá trình trang bị thiết bị cho các trường giai đoạn tiếp theo, không cần đầu tư nhiều loại thiết bị trình chiếu và thiết bị hỗ trợ, dây kết nối đi kèm nữa.
Công nghệ kết nối không dây đã phát triển từ rất lâu nhưng chưa được áp dụng nhiều trong dạy học. Đề tài sáng kiến là đề tài mang tính mới và đã thu được nhiều kết quả tích cực, nên được phổ biến và áp dụng rộng rãi. Hơn nữa, hiện nay các máy tinh lai (có cảm ứng) với đặc điểm gọn nhẹ chạy HĐH Windows đã được hỗ trợ nhiều phần mềm trong đó có cả phần mềm PowerPoint cho trình chiếu giáo án điện tử và có thể kết nối không dây với tivi thông minh rất thuận lợi cho việc sử dụng giải pháp trongquá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.
3.2. Các đề xuất kiến nghị.
Các Trường, cơ quan giáo dục khi trang bị thiết bị trình chiếu nên sử dụng ti vi thông minh vì có nhiều chức năng hỗ trợ hơn các thiết bị chiếu khác.
Nhà trường cũng như các cơ quan liên quan tạo điều kiện để Trường được trang bị thêm thiết bị ti vi thông minh gắn sẵn mỗi phòng học để tiện lợi cho việc dạy hoc của tất cả các giáo viên và học sinh
Nghiên cứu thêm các phần mềm hỗ trợ cho dạy học chạy trên nền tảng HĐH Android, Windows, IOS, để trình chiếu không dây trở thành một giải pháp tốt nhất thay thế cho các giải pháp cũ và là đồ dùng dạy học hiện đại hỗ trợ tốt nhất cho giáo viên sử dụng vào các phương pháp dạy học mới; học sinh có thể tương tác với các thiết bị hiện đại dễ dàng và nhanh chóng.
Nhà Trường và các cơ quan liên quan cần tổ chức, hỗ trợ và tạo điều kiện cho đội ngũ am hiểu về CNTT tại các Trường được phát huy tiềm năng và phát triển khả năng của mình, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cập nhật các ứng dụng CNTT mới cho giáo viên.
Người thực hiện
Phan Duy Quốc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Dạy và học tích cực: một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm.
Bộ giáo dục và đào tạo (2016), Công văn số 4622/BGDĐT – CNTT về hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2016-2017.
Bộ giáo dục và đào tạo (2016), Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 – 2020
Quyết định 117/QĐ-TTg (2017), Quyết định Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý va hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.
Internet:
https://vntvbox.com/
	https://www.teamviewer.com
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Họ và tên giáo viên: 	
Đơn vị công tác: 	
Thầy/ Cô vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng trình chiếu không dây trong hoạt động dạy học dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5.
1
2
3
4
5
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Phân vân
Đồng ý
Rất đồng ý
STT
Các vấn đề liên quan
Điểm
1
Ứng dụng trình chiếu không dây trong dạy học chưa thực sự cần thiết
2
Trình chiếu không dây giúp tôi trình bày được kết quả hoạt động của từng nhóm, từng học sinh nhanh chóng, to rõ ràng.
3
Trình chiếu không dây giúp tôi lưu trữ được hình ảnh, đoạn phim của giáo viên, học sinh hoạt động trên lớp để làm tư liệu cho các tiết học sau.
4
Trình chiếu không dây giúp tôi giảm bớt khâu chuẩn bị trình bày nội dung bảng nhóm cho các năm tiếp theo.
5
Khi ứng dụng trình chiếu không dây tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú.
6
Trình chiếu không dây từ thiết bị di động lên ti vi đơn giản, rất dễ ứng dụng cho dạy học.
7
Tôi muốn tham gia tập huấn ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học.
 Hoài Nhơn, ngày.. tháng .. năm 2017
 Ký và ghi rõ họ tên

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_trinh_chieu_khong_d.docx
Sáng Kiến Liên Quan