Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Âm nhạc tại trường Tiểu học

Sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng trình chiếu

GV sử dụng những phần mềm để hoàn thành giáo án một cách hoàn chỉnh nhất. Chúng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mỗi khi giáo viên chuẩn bị giáo án để lên lớp. Giáo viên cần phải biết cách vận dụng linh hoạt các phần mềm để đạt kết quả tối ưu nhất cho bài giảng của mình như:

 a. PowerPoint

PowerPoint cung cấp đầy đủ các công cụ giúp giáo viên có thể soạn giảng bài giảng trình chiếu, mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học, làm cho bài giảng thú vị, lôi cuốn hơn. Ngoài ra còn giúp giáo viên chèn video hay hình ảnh vào slide, kèm theo đó là rất nhiều hiệu ứng slide để trình chiếu.

 b. Articulate Studio

Nội dung bài giảng có thể thêm nhiều hiệu ứng, âm thanh, video, các phụ đề để tăng chất lượng hơn cho giáo án.

 c. Violet

Phần mềm Violet với giao diện trực quan, dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp hoàn toàn bằng Tiếng Việt rất thuận lợi cho giáo viên. Các hệ thống bài giảng được Violet cập nhật liên tục, với hàng nghìn nội dung để tham khảo, làm tư liệu dạy học.

 d. Phần mềm MP3 Key Shifter.

- Phiên bản MP3 Key Shifter giúp người dùng nâng hoặc hạ tone từ các đoạn nhạc nền hay bài hát. Nếu xử lý trên các file nhạc nền, Giáo viên có thể nâng tông hay hạ tông cho phù hợp với giọng hát của các em.

 e. Phần mềm GoldWave:

GoldWave là một trong những phần mềm hỗ trợ người dùng chỉnh sửa files MP3, cắt, ghép những đoạn nhạc mà mình cần chèn vào slide. Đây là phần mềm rất tiện ích với các tính năng phong phú, ưu việt giúp kết hợp nhiều file âm thanh lại với nhau,.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Âm nhạc tại trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Tên biện pháp: 
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC”.
II. Nội dung biện pháp:
2. 1. Lí do chọn biện pháp:
Âm nhạc có vai trò rất to lớn cho sự phát triển toàn diện của học sinh nên môn Âm nhạc được Bộ Giáo dục đưa vào trong chương trình giáo dục phổ thông từ rất sớm. Ở bậc tiểu học, Âm nhạc sẽ giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ. Góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức tốt, giúp các em có tâm hồn phong phú và một lối sống lành mạnh.
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật, đòi hỏi người học phải có năng khiếu và phải có sự hứng thú cao trong học tập thì việc học mới mang lại hiệu quả cao. Từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tế điều kiện học sinh ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Đa số các em thuộc bài hát, hát tương đối tốt nhưng các em lại chưa được tự tin, còn nhút nhát, rụt rè, phát âm giọng địa phương nhiều... Một số ít các em hát còn nhầm lời, chưa tập trung vào giờ học. Từ đó, các em thể hiện, biểu diễn bài hát chưa được tốt, thiếu cảm xúc. Bản thân tôi là người trực tiếp giảng dạy phải suy nghĩ, tìm ra một phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí, phù hợp với điều kiện học tập, phù hợp với sở thích của các em học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Đổi mới phương pháp dạy Âm nhạc bằng cách vận dụng công nghệ thông tin là một phương tiện dạy học vô cùng hữu ích và hiện đại bởi tính năng ưu việt, sự tiện ích nổi trội của nó so với các phương tiện dạy học khác. Sử dụng giáo án trình chiếu nói riêng và việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung sẽ giúp giáo viên thu thập được nhiều thông tin, truyền tải kiến thức dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, thúc đẩy sự hứng khởi của học sinh, từ đó sẽ đem lại những kết quả như mong muốn đối với người học. Đó chính là lý do mà tôi chọn giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường Tiểu học” để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn âm nhạc tiểu học .
2.2. Mục đích của biện pháp:
Để nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường thì tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, áp dụng những giải pháp mới để giúp các em học tốt hơn môn Âm nhạc mà cụ thể là tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để thu hút sự chú ý của học sinh, khơi gợi ý tưởng tượng, sáng tạo của học sinh, từ đó giúp truyền tải kiến thức đến cho học sinh một cách dễ dàng nhất.
 Biện pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Âm nhạc tại trường Tiểu học” giúp giáo viên Âm nhác có những phương pháp giúp học sinh phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành, giúp học sinh lĩnh hội được nhiều cái hay, cái đẹp, tạo hứng thú học tập cho các em đưa chất lượng giờ học Âm nhạc trong nhà trường ngày một nâng cao hơn. 
Biện pháp giúp giáo viên giúp HS ham chơi chưa tập trung, tiếp thu chậm trong học tập tiếp cận tốt hơn kiến thức thông qua công nghệ thông tin. Mà quan trọng giúp các em học sinh tiếp cận còn chậm biết quan sát hình ảnh trực quan và nhận thức đúng nội dung kiến thúc. Giúp học sinh tích cực lĩnh hội kiến thức, phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo của học sinh.
 2.3. Cách thực hiện:
Đầu năm học 2019-2020, tôi đã lập phiếu khảo sát và mức độ yêu thích môn Âm nhạc và kết quả như sau:
Khối
Tổng số 
học sinh
Hoàn thành
Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Thái độ
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Thích
Không thích
1
127
40
31,5 
84
66,1
3
2,4
97
30
2
135
35
25,9
96
71,1
4
3,0
110
25
3
120
37
30,8
81
67,5
2
1,7
87
33
4
94
31
32,9
62
66,0
1
1,1
63
31
5
102
41
40,2
59
57,8
2
2,0
68
34
Qua khảo sát cho thấy, còn rất nhiều học sinh chưa có hứng thú với môn âm nhạc và kết quả học tập chưa thật sự khả quan, vẫn còn học sinh chưa hoàn thành môn học, kĩ năng biểu diễn chưa đạt, cảm thụ âm nhạc còn hời hạt, chưa có hứng thú. Bản thân tôi đã vận dụng giải pháp “ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường Tiểu học”nhằm nâng cao chất lượng dạy học như sau:
2.3.1. Tìm kiếm tư liệu: Muốn có một bài giảng trình chiếu hoàn chỉnh, hay, đẹp và chất lượng, ta cần chuẩn bị những việc sau:
- Đầu tiên giáo viên cần tìm hình nền phù hợp cho từng trang slide (hình nền cần đơn giản, màu nhẹ nhàng để làm nổi bật nội dung mình cần trình chiếu)
- Tiếp theo, tìm hiểu những thông tin cũng như xuất xứ về tác giả, tác phẩm, nhạc cụ, ....
- Rồi tìm những hình ảnh cần thiết phục vụ cho bài giảng như hình ảnh về tác giả, tác phẩm, hình ảnh các nhạc cụ Việt Nam và nước ngoài, tranh ảnh trong kể chuyện âm nhạc...
Ngoài việc dùng mạng Internet để tìm kiếm thì ta cũng có thể sử dụng những hình ảnh do mình trực tiếp chụp ngoài thực tế như cảnh sân trường, lớp học, hoạt động dạy và học của học sinh, giáo viên tại đơn vị mình công tác để làm tư liệu.
2.3.2. Xác định quy trình thiết kế một bài giảng trình chiếu:
- Xác định rõ mục tiêu bài dạy.
- Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm.
- Lựa chọn tư liệu, tranh ảnh, đoạn video  và những thông tin cần thiết phục vụ bài dạy.
- Lựa chọn phầm mềm soạn giảng, lựa chọn cách trình bày, các hiệu ứng phù hợp xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động.
- Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng.
2.3.3. Sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng trình chiếu
GV sử dụng những phần mềm để hoàn thành giáo án một cách hoàn chỉnh nhất. Chúng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mỗi khi giáo viên chuẩn bị giáo án để lên lớp. Giáo viên cần phải biết cách vận dụng linh hoạt các phần mềm để đạt kết quả tối ưu nhất cho bài giảng của mình như:
 a. PowerPoint
PowerPoint cung cấp đầy đủ các công cụ giúp giáo viên có thể soạn giảng bài giảng trình chiếu, mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học, làm cho bài giảng thú vị, lôi cuốn hơn. Ngoài ra còn giúp giáo viên chèn video hay hình ảnh vào slide, kèm theo đó là rất nhiều hiệu ứng slide để trình chiếu.
 b. Articulate Studio
Nội dung bài giảng có thể thêm nhiều hiệu ứng, âm thanh, video, các phụ đề để tăng chất lượng hơn cho giáo án.
 c. Violet
Phần mềm Violet với giao diện trực quan, dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp hoàn toàn bằng Tiếng Việt rất thuận lợi cho giáo viên. Các hệ thống bài giảng được Violet cập nhật liên tục, với hàng nghìn nội dung để tham khảo, làm tư liệu dạy học.
 d. Phần mềm MP3 Key Shifter.
- Phiên bản MP3 Key Shifter giúp người dùng nâng hoặc hạ tone từ các đoạn nhạc nền hay bài hát. Nếu xử lý trên các file nhạc nền, Giáo viên có thể nâng tông hay hạ tông cho phù hợp với giọng hát của các em.
 e. Phần mềm GoldWave:
GoldWave là một trong những phần mềm hỗ trợ người dùng chỉnh sửa files MP3, cắt, ghép những đoạn nhạc mà mình cần chèn vào slide. Đây là phần mềm rất tiện ích với các tính năng phong phú, ưu việt giúp kết hợp nhiều file âm thanh lại với nhau,...
2.3.4. Tiến hành thiết kế giáo án trình chiếu trên phần mềm Powerpoint kết hợp với một số phần mềm khác.
* Bước 1: Giáo viên tiến hành soạn giáo án giảng dạy bình thường để thực thi trên lớp theo đúng mẫu qui định.
* Bước 2: Xác định nội dung bài dạy, phần kiến thức cần truyền đạt để học sinh theo dõi bài, từ đó tính toán các slide (trang) tương ứng.
* Bước 3: Tiến hành soạn nội dung bài vào các Slide và chọn cách trình chiếu thích hợp. 
* Bước 4: Tiến hành trình chiếu để giảng dạy trên lớp với máy chiếu Projector và một số dụng cụ hỗ trợ khác như đàn, loa, màn hình chiếu...
2.3.5. Ứng dụng phần mềm vào dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học
* Phần dạy bài hát mới:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất xứ bài hát: Theo như trước đây, một tiết dạy hát thông thường cho học sinh, giáo viên thường sử dụng tranh ảnh Photocoppy để giới thiệu và minh hoạ cho phần giới thiệu bài mới hoặc giới thiệu nội dung bài hát. Cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh. Thực tế với cách giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung hoặc xuất xứ bài hát, vẫn là tranh ảnh minh hoạ, nhưng chất lượng các bức ảnh tốt, rất đẹp, có thể là ảnh động hay những đoạn video clip ngắn bao hàm cả hình ảnh động lẫn âm thanh. Dĩ nhiên tác dụng của nó đem lại sẽ vượt trội hơn rất nhiều so với cách làm cũ. 
Muốn vậy, giáo viên phải sưu tầm toàn bộ tư liệu về tác giả, tác phẩm hay xuất xứ của bài hát. Sau đó dùng các phần mềm (như đã giới thiệu ở phần trên) để biên tập, thiết kế sao cho có tính logic và truyền tải đến học sinh một cách khoa học nhất.
- Nghe hát mẫu: Nghe hát mẫu là công đoạn hết sức quan trọng trong quá trình dạy bài hát mới cho học sinh, công đoạn này sẽ đưa học sinh đi đến những cảm xúc tốt đẹp, kích thích trí tưởng tượng và sự hứng thú khi được tham gia ca hát cho học sinh. 
- Đọc lời ca: Đây là thao tác không thể thiếu trong tiết dạy bài hát mới cho học sinh, đặc biệt là học sinh bậc tiểu học, bởi vì khả năng đọc của các em còn một số hạn chế. Đối với môn Âm nhạc việc đọc trôi chảy là hết sức cần thiết, điều này giúp các em phát âm một cách chính xác với âm vực của nốt nhạc hay những vần đúng như giai điệu của bài hát.
Ví dụ: Khi dạy cho học sinh lớp 4 bài hát “Khăn quàng thắm mãi vai em”- Phần đọc lời ca.	 
Giáo viên hướng dẫn các em đọc lời ca từng câu ngắn gọn, giúp các em dễ thuộc bài hát. Lưu ý đối với giáo viên là không nên hoặc cho ít hình ảnh xuất hiện cùng lời ca, bởi vì các em thường có tính hiếu động, nên các em chỉ lo nhìn vào các hình ảnh và hiệu ứng mà đọc lời ca theo phản xạ tự nhiên (Gọi là đọc vẹt). 
- Học hát: là hướng dẫn học sinh tập hát, đây là khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định trong quy trình dạy bài hát mới và giáo dục Âm nhạc cho học sinh. Bài hát là nội dung, là đối tượng cụ thể để giáo viên hướng dẫn cho học sinh. Trong phần này giáo viên nên sử dụng đàn Organ để hướng dẫn học sinh hát chuẩn một cách tuyệt đối.
Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ giảm đi đáng kể thời gian hay các lời hướng dẫn giảng giải của giáo viên. Học sinh chỉ cần trực quan trên màn hình là đưa ra các hoạt động theo ý đồ tổ chức tiết dạy của giáo viên. Lâu dần các thao tác này sẽ trở thành lập trình thói quen trong đầu học sinh đối với những tiết học bài hát mới tiếp theo.
Để cho phần học hát thêm sinh động, giáo viên có thể cho học sinh luyện hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp, phách, vận động phụ họa... theo sự hướng dẫn cụ thể của GV, những chỗ cần nhấn, gõ...( gõ đệm ) sẽ được trình chiếu giúp hs dễ nắm bắt để thực hiện. Những hình ảnh về các điệu múa hay video bài múa học sinh được xem sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức để co thể tụ mình sáng tạo ra nhưng động tác phụ hôaj đơn giản tùy theo khả năng của mình. 
* Phần dạy phân môn Tập đọc nhạc: Việc ứng dụng công nghệ thông tin, với thiết kế bài giảng trình chiếu một cách trực quan, cụ thể các kỹ năng cần thực hiện, sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp thu bài một cách chủ động và tích cực. Các bài tập đọc nhạc, cao độ, âm hình tiết tấu được trình chiếu giúp học sinh dễ quan sát, giáo viên thuận tiện trong công tác giảng dạy . Các phần mẫu được thực hiện qua phần mền đảm bảo độ chính xác cao và giảm nói cho giáo viên.
* Phần dạy Âm nhạc thường thức: Đối với các em học sinh lớp 4 và 5 sẽ được học thêm phần Âm nhạc thường thức. Trong Âm nhạc thường thức học sinh được lĩnh hội các nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả - tác phẩm - Nghe nhạc.
- Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây phổ biến.
- Một số hình thức trình bày bài hát.
- Một số bài đọc thêm, một số câu chuyện, một số bài viết nói về tác dụng của Âm nhạc đối với đời sống, xã hội...
 Ví dụ: Trong tiết 10 âm nhạc lớp 5, có nội dung 2 là “Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài” : Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ còn có hình ảnh minh hoạ tư thế biểu diễn, chơi đàn và âm sắc thật minh hoạ thông qua các Video Clip biểu diễn, đồng thời giáo viên cũng giới thiệu cho học sinh biết sơ qua lịch sử ra đời và cấu tạo cụ thể của các loại nhạc cụ này. Tuy nhiên tất cả các vấn đề trên người giáo viên chỉ dạy học sinh ở mức độ giới thiệu, vì các em là học sinh tiểu học.
III. Kết quả đạt được:
Công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian, giáo viên sử dụng tốt các tư liệu minh họa sẽ làm cho tiết học thêm thú vị, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, thu hút được sự tập trung chú ý của người học. 
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Âm nhạc tại trường với những biện pháp nêu trên, tôi đã áp dụng vào các lớp giảng dạy của mình, tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, học sinh hứng thú và tự tin thể hiện bài hát hơn trong các tiết học, các em tiếp thu bài nhanh, sôi nổi hơn. Số lượng các em thích học môn Âm nhạc tăng hơn nhiều so với trước đây. 
Cụ thể, kết quả cuối năm học 2019-2020:
Khối
Tổng số 
học sinh
Hoàn thành
Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Thái độ
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Thích
Không thích
1
127
64
50,3
63
49,7
0
0
122
5
2
135
79
58,5
56
41,4
0
0
129
6
3
120
71
59,1
49
40,8
0
0
113
7
4
94
52
56,5
42
43,5
0
0
88
6
5
102
68
66,6
34
33,4
0
0
95
7
*Một số điểm lưu ý đối với giáo viên khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc:
- Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, bám sát nội dung bài học, bản thân dễ dàng tìm và chèn hình ảnh, video, màu sắc phù hợp với từng nội dung slide. Giáo viên cần học hỏi, nắm vững công nghệ thông tin giúp giáo viên dể dàng tạo nhiều slide phù hợp, đẹp, thu hút sự chú ý và chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh, giáo viên giảm được những lời truyền giảng
- Cần tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư về cơ sở vật chất như: phòng học, phòng trình chiếu để giáo viên có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin. Tiếp tục tăng cường hỗ trợ thiết bị Công nghệ thông tin trong trường học.
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến cho phụ huynh nhận thức về tầm quan trọng của bộ môn Âm nhạc đối với học sinh, từ đó, kêu gọi phụ huynh đầu tư đúng mức cho con em mình như mua máy tính kết nối mạng tại nhà, hoặc có thể cho con em mình tham gia một số câu lạc bộ năng khiếu để phát triển năng khiếu cá nhân. 
Trên đây là biện pháp tôi đã ứng dụng trong các giờ dạy môn Âm nhạc. Bằng biện pháp này, hiệu quả các tiết dạy được nâng cao, học sinh tiếp thu bài nhanh chóng, tiết học sôi nổi, học sinh yêu thích môn học nhiều hơn. Tuy nhiên, giải pháp vẫn còn nhiều hạn chế, Vì vậy, tôi rất mong Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp chia sẻ, bổ sung, góp ý để tôi hoàn thành sáng kiến của mình được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 
Xác nhận của lãnh đạo nhà trường Giáo viên thực hiện
 	 Nguyễn Tấn Phi

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang.doc
Sáng Kiến Liên Quan