Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới đánh giá, xếp loại thi đua giáo viên, nhân viên

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN

“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”

Hiện nay, công tác khen thưởng đã được các ngành, các cấp quan tâm hơn và luôn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Công tác thi đua, khen thưởng thực sự đã trở thành động lực quan trọng trong việc thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội thi đua lao động sản xuất, học tập, sáng tạo, sẵn sàng chiến đấu. . . Một số đồng chí lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã coi công tác thi đua, khen thưởng là một trong những biện pháp quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị có hiệu quả, thực sự có tác dụng động viên cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hoàn thành những nhiệm vụ được giao.

 

doc24 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4827 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới đánh giá, xếp loại thi đua giáo viên, nhân viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ tịch Công đoàn
Trưởng ban
Chấm điểm bảng chuyên môn nhân viên
2
Phùng Gia Khương
Ban TTND
P.trưởng ban
Chấm điểm bảng thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua
3
Nguyễn Văn Hưng
BT Chi đoàn
Thành viên
Cung cấp thông tin
Tiểu ban 4: Phụ trách theo dõi, chấm điểm thi đua về thực hiện chuyên môn giáo viên
Số
TT
Họ và tên
Chức vụ
Chức vụ trong tiểu ban
Phân công nhiệm vụ
1
Định Khánh Nam
TT tổ xã hội
Trưởng ban
Chấm điểm bảng chuyên môn tổ xã hội
2
Lê Hương Vân
TT tổ tự nhiên
P.Trưởng ban
Chấm điểm bảng chuyên môn tổ tự nhiên
3
Bùi Thị Khuyến
TT tổ 1, 2
Thành viên
Chấm điểm bảng chuyên môn tổ 1, 2
4
Ngô Thị Hòa
TT tổ 3, 4, 5
Thành viên
Chấm điểm bảng chuyên môn tổ 3, 4, 5
5
Nguyễn Đức Thủy
Phụ trách TVTB_TH
Thành viên
Cung cấp thông tin
6
Bùi Văn Nhuận
Phụ trách TVTB_THCS
Thành viên
Cung cấp thông tin
7
Bùi Thị Dung
Ủy viên CĐ
Thành viên
Cung cấp thông tin
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN
“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”
Hiện nay, công tác khen thưởng đã được các ngành, các cấp quan tâm hơn và luôn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Công tác thi đua, khen thưởng thực sự đã trở thành động lực quan trọng trong việc thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội thi đua lao động sản xuất, học tập, sáng tạo, sẵn sàng chiến đấu. . . Một số đồng chí lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã coi công tác thi đua, khen thưởng là một trong những biện pháp quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị có hiệu quả, thực sự có tác dụng động viên cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hoàn thành những nhiệm vụ được giao. 
Công tác thi đua trong trường học đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Việc đánh giá, phân loại giáo viên, nhân viên chính xác, khách quan, toàn diện giúp cho bản thân giáo viên, nhân viên tự hoàn thiện mình và các nhà quản lý có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 
Hiện nay ở các nhà trường thường đánh giá giáo viên, nhân viên thông qua các tiêu chí thi đua đã được đề ra từ đầu năm học. Trong quá trình thực hiện việc làm này bộc lộ rất nhiều hạn chế. Để đánh giá giáo viên một cách toàn diện chính xác thì phải chia ra rất nhiều tiêu chí, nhiều mục nhỏ. Như vậy việc theo dõi đã khó, việc chấm điểm và tổng hợp còn gặp khó khăn hơn cả về thời gian và công sức, độ chính xác lại không cao. Chính vì vậy việc bình xét thi đua chỉ đại khái chung chung, chưa bám sát vào các tiêu chí thi đua đẫn đến tình trạng bình xét thi đua chưa đúng người, đúng việc, còn nể nang, nhường nhịn hoặc có tính luân phiên. 
Có những cuộc họp bình xét thi đua rất dài và căng thẳng, nhiều người còn tỏ ra bức xúc trước kết quả được HĐTĐ đánh giá bởi rất nhiều lý do. Việc giải thích chưa thấu đáo, thậm chí việc tổng hợp điểm còn sai lệch chưa chính xác, nguyên nhân là trước khi công bố kết quả thi đua HĐTĐ ngoài việc họp bình xét thì ban thư ký còn phải rất vất vả rà soát các tiêu chí sau đó tổng hợp điểm. Với số lượng thành viên đông, việc nhầm lẫn là khó tránh khỏi. 
Như vậy làm thế nào để bình xét thi đua giáo viên, nhân viên trong nhà trường một cách khách quan, công bằng, nhanh, chính xác nhưng phải áp được đầy đủ các tiêu chí đã được xây dựng trong nhà trường đồng thời các thành viên có thể tra cứu biết được những yếu điểm của mình để sửa chữa?
Từ những suy nghĩ trên tập thể nhà trường đã thảo luận, tìm kiếm các giải pháp thực hiện. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá thì hàng năm đã làm được nhưng có một số vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện đó là:
- Tất cả các thành viên trong nhà trường có đồng tình thực hiện không (Việc đánh giá phức tạp, một số người rất ngại thực hiện)
- Thống kê, tổng hợp phiếu đáng giá với số lượng lớn sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn kém thời gian, vật lực và nhân lực. 
- Xử dụng kết quả đánh giá như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Chính vì vậy tập thể nhà trường đã nghiên cứu, xây dựng quy trình, giải pháp xếp loại thi đua cho giáo viên, nhân viên. Trong đó khâu đột phá là đánh giá, thống kê, tổng hợp bằng phần mềm máy tính và chia ra các tiểu ban theo dõi, chấm điểm. Đây là một sáng kiến mang tính tập thể với tên sáng kiến được lựa chọn là “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới đánh giá xếp loại thi đua giáo viên, nhân viên”. Với những tính năng rễ sử dụng, rễ thực hiện, độ chính xác tuyệt đối, kiểm tra và xử lý thông tin một cách nhanh gọn, chúng tôi hy vọng sáng kiến này góp phấn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình đánh giá, phân loại giáo viên, nhân viên trong trường học. Đặc biệt là giúp cho những nhà quản lý đưa ra những quyết sách đúng đắn kịp thời nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. 
CHƯƠNG II:
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Nêu vấn đề của sáng kiến.
Trong các năm học vừa qua công tác thi đua, khen thưởng ở các Nhà trường gặp không ít khó khăn trong việc bình xét thi đua cũng như việc tổng hợp số liệu hàng tháng, học kì và cuối năm học. Việc bình xét thi đua được diễn ra ở các trường theo quy trình: Bình xét ở tổ chuyên môn, tổ chuyên môn báo cáo kết quả lên Hội đồng thi đua nhà trường rồi kết luận. Làm như vậy mất nhiều thời gian, bên cạnh đó còn một vấn đề trở ngại lớn trong việc bình xét thi đua ở các tổ chuyên môn đó là tính cả nể, kết quả thi đua mang tính chất cái tình nặng hơn cái lý. 
Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng bộ quy chế xếp loại thi đua phù hợp và chi tiết có nhiều nội dung đánh giá (các nội dung được chia nhỏ để đảm bảo sự khách quan, công bằng). Việc đánh giá phải nhanh, gon, chính xác. 
Xác định rõ những tiêu chí trên, hội đồng viết sáng kiến đã xây dựng ý tưởng tổng quát về quy trình thực hiện sáng kiến như sau:
- Xây dựng hệ thống các tiêu trí đánh giá: Cơ bản, thực tiễn, dễ đánh giá, bộ phận đánh giá thực hiện xong từ 10- 15 phút (Nhanh và chính xác)
- Xây dựng chương trình phần mềm đánh giá dùng cho các tiểu ban đánh giá và chương trình tổng hợp phiếu (Nếu làm thủ công sẽ mất rất nhiều thời gian và không chính xác, vì vậy khó thực hiện). 
- Xây dựng kế hoạch đánh giá: Chọn lựa và tập huấn người đánh giá (mỗi tiểu ban một đồng chí). Mục đích biết sử dụng chương trình đánh giá, biết hướng dẫn người khác, biết làm công tác tư tưởng, giải thích các tiêu chí cho người được đáng giá. 
* Ưu điểm:
	- Việc đánh giá bằng sử dung phần mềm máy tính luôn đảm bảo tính công bằng, khách quan, dân chủ, thực hiện nhanh và chính xác, không mất thời gian tổng hợp phiếu, không mất tiền và thời gian in phiếu. Kết quả đánh giá được lưu trữ lâu dài trên máy tính. 
	- Giáo viên, nhân viên luôn phấn đấu để thực hiện tốt các chuẩn đánh giá theo các tiêu chí đã quy định. 
	- Lãnh đạo nhà trường luôn có những nguồn tin quan trọng, chính xác để xử lý chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của nhân viên. 
	* Nhược điểm: 
	- Phải thành lập nhiều tiểu ban. 
	- Người tham gia chấm phải biết sử dụng máy tính, phải được tập huấn về cách sử dụng phần mềm. 
	Chúng tôi đã đưa ra ý tưởng và trực tiếp viết các chương trình hỗ trợ quy trình đánh giá giáo viên, nhân viên. Phần mềm được đưa vào sử dụng bắt đầu từ năm học 2015 - 2016 năm học 2016 - 2017 phần mềm tiếp tục được bổ sung hoàn chỉnh hơn và đã thu được những kết quả nhất định. Đặc biệt là nhận được sự hưởng ứng của 100% đối tượng được đánh giá. 
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.1. Xây dựng bộ quy chế đánh giá, xếp loại thi đua thang điểm: 100
2.1.1. Tư tưởng chính trị, đạo đức: (10 điểm)
Tùy theo mức độ thực hiện của cán giáo viên, nhân viên mà đánh giá theo các mức độ A, B, C. 
TT
Nội dung
Điểm
1
- Thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương và của nhà trường; Chỉ thị 33/CT-CP, Nghị định 32/2007/NĐ-CP. Thực hiện Chỉ thị 06/CT-TW Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nghị quyết TW 4 của Đảng; thực hiện mỗi cán bộ viên chức là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
A=2,5đ
B=02đ
C=1,5đ
2
- Đoàn kết nội bộ, làm chủ nhà trường, bảo vệ uy tín nhà giáo, góp phần xây dựng trường lớp, duy trì nề nếp, tác phong, đạo đức lối sống nhà giáo; tích cực tham gia lao động công ích, các đợt ra quân, mít tinh, các cuộc vận động của địa phương, của nhà trường
A=2,5đ
B=02đ
C=1,5đ
3
- Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy. Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức về Tin học, ngoại ngữ. 
A=2,5đ
B=02đ
C=1,5đ
4
- Thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách ở nơi cư trú về các khoản đóng góp, hội họp. Thực hiện nếp sống văn hóa tại nơi cư trú. 
A=2,5đ
B=02đ
C=1,5đ
2.1.2. Thực hiện ngày giờ công: 10 điểm
- Được nghỉ phép tối đa 2 ngày/lượt/tháng và 6 ngày/năm. 
- Nghỉ chế độ thai sản, nghỉ tiêu chuẩn, nghỉ ốm (có giấy bệnh viện), học tập, tập huấn không trừ điểm. 
- Nghỉ việc Hiếu, Hỷ: tối đa 3 ngày/lượt. 
Nếu thực hiện tốt được đánh giá cho điểm tối đa, còn nếu không thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm để trừ điểm như sau:
TT
Nội dung
Điểm trừ/lần (ngày)
1
Nghỉ không phép (K). 
05
2
Nghỉ quá phép (P). 
02 
3
Đi làm muộn, vào lớp muộn ra lớp sớm từ 5 phút trở lên 02 lần đầu trong tháng. 
01
4
Đi làm muộn, vào lớp muộn ra lớp sớm từ 5 phút trở lên 03 lần trở đi trong tháng. 
02
2.1.3. Thực hiện chuyên môn: 50 điểm
2.1.3.1. Đối với giáo viên:
Nếu thực hiện tốt được đánh giá cho điểm tối đa, còn nếu thực hiện chưa tốt thì tùy thuộc vào mức độ để  trừ điểm như sau:
a. Hồ sơ: 20 điểm
TT
Nội dung
Điểm trừ/sổ (lỗi)
1
Số lượng
Tháng không xuất trình không xếp loại TĐ
20
Đủ số lượng theo quy định 
0
Thiếu đầu sổ theo quy định
05
Nộp chậm 
05
Chất lượng
Hồ sơ sạch, đẹp, rõ ràng, có chất lượng. 
0
Sổ sách không đúng mẫu quy định/ghi chép sơ sài
02
Sổ điểm
Sửa chữa quá 02 lỗi đúng quy chế và từ 01 lỗi sai quy chế/vùng ghi điểm (01 lỗi sai quy chế trừ điểm = 02 lỗi đúng quy chế)
02
b. Tay nghề: 10 điểm
- Giờ dạy xếp loại: Giỏi:10 điểm 
- Giờ dạy xếp loại: Khá: 07 điểm 
- Giờ dạy xếp loại: Trung bình: 05 điểm 
- Giờ dạy không đạt yêu cầu: 0 điểm, không xếp loại thi đua. 
c. Nề nếp chuyên môn: 20 điểm
- Tiến độ chương trình: đúng tiến độ: 5 điểm
+ Chậm chương trình so với kế hoạch trừ 05 điểm/lượt kiểm tra
- Đồ dùng dạy học: Sử dụng đúng, đủ theo kế hoạch bài soạn: 05 điểm
+ Có mà không sử dụng: trừ 03 điểm/lần KT
- Quản lý học sinh: Quản lý học sinh tốt: 05 điểm
+ Để học sinh mất trật tự ảnh hưởng tới lớp khác: trừ 02 điểm/lần
- Dự giờ: Đủ số tiết theo quy định: 05 điểm
+ Cuối học kì kiểm tra thiếu số tiết theo quy định: trừ 02 điểm/ tiết
2.1.3.2. Đối với nhân viên: 
Do lãnh đạo trường đánh giá sau khi lắng nghe ý kiến từ tập thể Hội đồng, họp và đối chiếu kết quả công tác, nhiệm vụ được giao và căn cứ vào bản tiêu chí tự đánh giá. Kết quả được phân thành 4 nội dung như sau:
a. Hồ sơ: 20 điểm. 
- Số lượng: Đầy đủ hồ sơ theo quy định: 10 điểm
+ Thiếu mỗi đầu sổ: trừ 05 điểm
+ Xuất trình chậm: trừ 05 điểm
- Chất lượng: 
Hồ sơ, sổ sách đúng quy định, đảm bảo chất lượng tốt: 10 điểm
+ Có sổ không đúng mẫu quy định hoặc ghi chép sơ sài: 
Trừ 03 điểm/sổ
b. Thực hiện nhiệm vụ: 20 điểm
Đánh giá theo mức độ hoàn thành công việc được giao:
Loại A: 20 điểm; Loại B: 15 điểm; Loại C: 10 điểm; Loại D: 05 điểm
c. Thông tin báo cáo: 10
Báo cáo chính xác, kịp thời: 10 điểm
+ Báo cáo mà thông tin không chính xác, báo cáo muộn: 
Trừ 03 điểm/lần
2.1.4. Công tác kiêm nhiệm: 20 điểm. 
- Mỗi giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm tối đa 02 chức danh:
+ Đối với trường hợp không kiêm nhiệm được cộng 20 điểm kiêm nhiệm (bù vào phần điểm thực hiện công tác chuyên môn).
+ Đối với trường hợp kiêm nhiệm 01 chức danh được tính tối đa 20 điểm/chức danh kiêm nhiệm.
+ Đối với trường hợp kiêm nhiệm 02 chức danh được tính tối đa 10 điểm/chức danh kiêm nhiệm.
2.1.4.1. Công tác chủ nhiệm: 10 điểm. 
- Vệ sinh lao động: Đánh giá theo mức độ A, B, C
+ Loại A: Không trừ điểm
+ Loại B: Trừ 01 điểm;
+ Loại C: Trừ 1,5 điểm. 
- Học sinh bị đứng cờ: quá 02 lượt/tháng: trừ 02 điểm/lượt quá. 
- Xếp loại thi đua của lớp chủ nhiệm các tuần trong tháng: 
+ Xếp thứ 1: được cộng 03 điểm;
+ Xếp thứ 2: được cộng 02 điểm;
+ Xếp thứ 3: được cộng 01 điểm;
+ Xếp thứ 9: bị trừ 01 điểm;
+ Xếp thứ 10: bị trừ 02 điểm;
+ Xếp thứ 11: bị trừ 03 điểm;
- Thu nộp quỹ: 
+ Tháng 12: phải đạt từ 50% trở lên, dưới 50% trừ 2 điểm/1%;
+ Tháng 5: phải đạt từ 95% trở lên, dưới 95% trừ 2 điểm/1%.
2.1.4.2. Công tác kiêm nhiệm khác: 
Gồm: Tổ trưởng, Đoàn, Đội, Thanh tra, Công đoàn, Phổ cập, KĐCL, Thủ quỹ, Văn thư, TVTB: 
Đánh giá theo các mức độ hoàn thành nhiệm vụ: A, B, C
- Loại A: Đạt điểm tối đa;
- Loại B: Bị trừ 20% số điểm;
- Loại C Bị trừ 50% số điểm.
2.1.5. Thưởng điểm cuối năm:
Giáo viên, nhân viên tham gia hay bồi dưỡng học sinh tham gia các cuộc thi do ngành tổ chức và đạt kết quả thì được cộng điểm vào Trung bình điểm tổng kết cả năm như sau:
a. Giáo viên, nhân viên, học sinh giỏi cấp huyện: 
- Được công nhận: 02 điểm;
- Giải khuyến khích: 04 điểm;
- Giải ba: 06 điểm;
- Giải nhì: 08 điểm;
- Giải nhất 10 điểm;
b. Giáo viên, nhân viên, học sinh giỏi cấp tỉnh:
- Được công nhận: 10 điểm;
- Giải khuyến khích: 12 điểm;
- Giải ba: 14 điểm;
- Giải nhì: 16 điểm;
- Giải nhất: 20 điểm;
Nếu giáo viên, nhân viên tham gia nhiều kì thi trong năm thì chỉ lấy kết quả cao nhất để thưởng điểm. Giáo viên, nhân viên bồi dưỡng học sinh dự thi, nếu có nhiều học sinh đạt giải thì chỉ lấy kết quả cao nhất để thưởng điểm.
XẾP LOẠI THI ĐUA:
- Xếp loại tốt: Từ 90 điểm trở lên (là cơ sở xét các danh hiệu thi đua theo đăng ký; theo quy định của ngành và là cơ sở công nhận viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ).
- Xếp loại khá: Từ 65 điểm đến 89 điểm (là cơ sở xét các danh hiệu thi đua theo đăng ký; theo quy định của ngành và là cơ sở công nhận viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ). 
- Xếp loại Trung bình: Từ 50 điểm đến 64 điểm (Cơ sở công nhận hoàn thành nhiệm vụ). 
- Không xếp loại: Dưới 50 điểm (Cơ sở xếp loại không hoàn thành nv)
2.2. Xây dựng công cụ hỗ trợ bằng phần mềm Microsoft office Excel.
(Có bản mềm kèm theo).
2.2.1. Quy trình lập bảng chấm điểm thi đua:
BẢNG CHẤM ĐIỂM TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
BẢNG CHẤM ĐIỂM THỰC HIỆN CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG VÀ PHONG TRÀO THI ĐUA
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÔNG TÁC KIÊM NHIỆM
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
BẢNG CHẤM ĐIỂM THỰC HIỆN NGÀY GIỜ CÔNG
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI THI ĐUA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
KẾT QUẢ THI ĐUA 
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NV
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN GV
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC BẢNG CHẤM ĐIỂM
B1: Mở file đánh giá.
B2: Chọn sheet tháng cần đánh giá (vd: TTCT T12).
B3: Di chuột vào các ô sẽ có hộp thông tin hướng dẫn cách ghi đánh giá
B4: Kích chuột trái vào ô cần ghi thông tin sẽ có mũi tên (hình tam giác ngược) phía bên phải ô, các đồng chí có thể kích chuột trái vào mũi tên đó để chọn mức đánh giá phù hợp cho mỗi tiêu chí.
B5: Trước khi kết thúc công việc, các đồng chí nhớ lưu file trước khi thoát để không bị mất dữ liệu.
* Lưu ý: 
- Không đổi tên các file và các sheet trong file.
- Chỉ thực hiện đánh giá gv, nv tháng hiện tại, không sửa chữa dữ liệu của các tháng đã gửi kết quả đánh giá trước đó.
2.3. Phân công các tiểu ban đánh giá các tiêu chí.
- Tiểu ban: Do Hội đồng thi đua khen thưởng lập ra, nhằm thực hiện nhiệm vụ đánh giá, xếp loại thi đua cho giáo viên, nhân viên (VD: Tổ chuyên môn), mỗi tiểu ban phải có ít nhất một thành viên là Ủy viên HĐTĐ (VD: Tổ trưởng tổ chuyên môn, )
- Mỗi tiểu ban đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá giáo viên, nhân viên một nội dung nhất định do HĐTĐ phân công (VD: Tổ chuyên môn đánh giá về thực hiện chuyên môn của giáo viên, ..)
- Sau khi thực hiện đánh giá trên file dữ liệu, các tiểu ban gửi file dữ liệu về HĐTĐ để tổng hợp.
(Có Quyết định thành lập các tiểu ban đánh giá xếp loại thi đua giáo viên, nhân viên kèm theo)
2.4. Các tiểu ban thực hiện đánh giá tiêu chí được phân công:
- Hàng tháng các tiểu ban thực hiện chấm điểm thi đua cho giáo viên, nhân viên theo tiêu chí đã được phân công. 
- Cuối tháng các tiểu ban gửi file đánh giá tiêu chí về HĐTĐ qua thư điện tử hoặc USB để tổng hợp kết quả.
SƠ ĐỒ PHỐI HỢP GIỮA CÁC TIỂU BAN ĐÁNH GIÁ 
VÀ HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
TIỂU BAN 1
TIỂU BAN 2
TIỂU BAN 3
TIỂU BAN 4
HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THI ĐUA CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
KẾT QUẢ THI ĐUA 
2.5. Tổng hợp điểm và công bố kết quả:
- Hàng tháng Hội đồng thi đua khen thưởng công bố kết quả thi đua của giáo viên, nhân viên qua cuộc họp cuối tháng hoặc ngay sau khi tổng hợp được điểm và xếp loại. 
+ Công bố trên bảng chiếu
+ Các tiểu ban chịu trách nhiệm giải thích kết quả chấm điểm tiêu chí (nếu cần)
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến
3.1. Thời gian áp dụng:
Nhà trường chúng tôi triển khai trong năm học 2015 - 2016 và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong năm học 2016-2017 vận dụng vào trong công tác thi đua đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hàng tháng, từng học kì và cả năm học. 
3.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có:
Triển khai vận dụng vào công tác thi đua nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên không ngừng phấn đấu, thi đua góp phần đem lại kết quả cao hơn trong công việc. 
3.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành:
Việc áp dụng ở đơn vị trường chúng tôi đã thực hiện khá tốt trong năm học này. Coi đây là một giải pháp phục vụ đắc lực cho công tác thi đua của nhà trường được đưa ra Ban thi đua và Hội đồng sư phạm nhà trường tham gia góp ý để hoàn thiện hơn trong thực tiễn cuộc sống. 
Bản thân chúng tôi thiết nghĩ mỗi đơn vị trường học có thể làm được việc này; không chỉ các sáng kiến kinh nghiệm của trường mình mà có thể các sáng kiến kinh nghiêm hay ở một số đơn vị bạn đã công khai. 
CHƯƠNG III: 
KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kế luận:
Để áp dụng sáng kiến này, nhà trường cần có đội ngũ giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn, năng lực về công nghệ thông tin vững vàng để xây dựng bộ quy chế đánh giá, xếp loại thi đua, xây dựng công cụ hỗ trợ bằng phần mềm Microsoft office Excel và hướng dẫn thực hiện. 
Triển khai ngay từ đầu năm học để áp dụng vào hàng tháng, hàng kỳ và cuối năm học để theo dõi đánh giá, xếp loại thi đua đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường. 
Việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm này trong năm học vừa qua vào trong công tác thi đua ở đơn vị bước đầu có hiệu quả. Với kết quả đạt được đó, Ban thi đua nhà trường chúng tôi tin chắc rằng triển vọng trong những năm học tiếp theo sẽ thực hiện tốt trên các phương diện sau:
- Tập trung nghiên cứu các nội còn vướng mắc để vận dụng vào trong công tác quản lý cũng như thi đua, giảng dạy và các hoạt động giáo dục của nhà trường ngày càng thiết thực, hiệu quả. 
- Khi đã có lý luận và được các cấp công nhận thì tiếp tục triển khai vận dụng vào thực tiễn nhà trường để không ngừng thúc đẩy mọi phong trào thi đua đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường ngày càng hăng hái, sôi nổi, tích cực và hiệu quả. 
- Chia sẻ kinh nghiệm với cá đơn vị trường bạn để vận dụng và nhân rộng những thành quả tốt hặc những sai lầm tương tự. 
2. Đề xuất:
Ban thi đua nhà trường có trách nhiệm phổ biến, ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mình và tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp hay, có tính thực tiễn để áp dụng thúc đẩy công tác thi đua trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn nữa. 
Phòng GD&ĐT huyện đưa những sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh trong những năm học qua lên Website của ngành để cán bộ, giáo viên có điều kiện tham khảo, học tập, ứng dụng vào công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục của đơn vị mình. 
Nhà trường rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo, bổ sung của cấp trên và các đơn vị trường bạn để sáng kiến của chúng tôi được hoàn thiện tốt hơn, đưa vào áp dụng đạt được kết quả cao hơn. 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Lập Chiệng, ngày 09 tháng 5 năm 2017
HIỆU TRƯỞNG 
 Nguyễn Thị Minh Duyệt 
 ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÁC CẤP
PHỤC LỤC
GIAO DIỆN CÁC BẢNG CHẤM ĐIỂM
(Gồm 08 bảng)

File đính kèm:

  • docSANG KIEN TAP THE (NAM 2016_2017).doc