Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dự án phần động cơ đốt trong
Trong giáo dục, từ rất lâu chúng ta đã quen với các phương pháp dạy học truyền thống(phương pháp dạy học cũ). PPDH truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. PPDH truyền thống là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là khách thể, là quỹ đạo, là người nghe, ghi chép và ghi nhớ. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic và tính chính xác cao. Xong do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế như:
- Học sinh ít được thực hành, thí nghiệm trực quan nên xa rời kiến thức thực tế, nhớ kiến thức một cách thụ động nên dễ bị lãng quên.
- Phương pháp dạy học truyền thống làm cho học sinh quen với việc để giáo viên chủ động thông báo kiến thức, phân loại các dạng bài rồi từ đó theo mẫu để làm vì vậy hạn chế tính sáng tạo và chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức và sinh ra tính “ngại” suy nghĩ, “ngại” tìm tòi phát hiện cái mới, trông chờ, ỷ lại vào sự gợi ý của giáo viên.
- Khó kiểm soát quá trình học tập của học sinh (có nhiều tình huống bất ngờ trong câu trả lời, thậm chí câu hỏi từ phía người học, vì vậy giờ học dễ lệch hướng do câu hỏi vụn vặt, không nhất quán). Khó soạn và xây dựng đáp án cho các câu hỏi mở (vì phương án trả lời của học sinh sẽ không giống nhau).
với động cơ làm mát bằng nước, trên thân máy và nắp máy có: A. Cánh tản nhiệt và áo nước. B. Áo nước. C. Cánh tản nhiệt. C. Quạt gió và cánh tản nhiệt. Câu VII.1.4: Trong thân máy, phần để lắp xilanh gọi là: A. Thân máy. B. Nắp máy. C. Thân xilanh. D. Cacte. Câu VII.2.2: Phần cacte động cơ không cần có cánh tản nhiệt hay áo nước vì. A. Làm tăng trọng lượng động cơ. B. Gặp khó khăn trong chế tạo. C. Làm giảm tính thẩm mỹ của động cơ. D. Cacte là nơi ít sinh nhiệt. Câu VII.3.1: Hình sau là cấu tạo của: A. Thân máy. B. Nắp máy. C. Thanh truyền. D. Trục khuỷu. Câu VII.3.2: Thân máy hình vẽ trên có: A. Một xilanh. B. Hai xilanh. C. Bốn xilanh. D. Sáu xilanh Câu VII.4.1: Nguyên nhân gây hiện tượng khí xả có màu sẫm đen là gì? Câu VIII.1.1: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm có các chi tiết chính nào: A. Trục khuỷu, pit-tông, thanh truyền. B. Pit-tông, thanh truyền, chốt khuỷu. C. Thanh truyền, trục khuỷu, chốt pit-tông. D. Thân pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu. Câu VIII.2.1: Khi động cơ làm việc thì. A. Xilanh chuyển động tịnh tiến trong pit-tông. B. Pit-tông chuyển động tịnh tiến trong xilanh. C. Pit-tông chuyển động lắc trong xilanh. D. Xilanh chuyển động lắc trong pit-tông. Câu IX.1.1: Thanh truyền được chia thành 3 phần nào sau đây: A. Đầu nhỏ, đầu to, ổ bi. B. Thân, đầu nhỏ, nửa đầu to. C. Thân, đầu nhỏ, đầu to. D. Đầu to, đầu nhỏ, bạc. Câu IX.1.2: Phần dẫn hướng cho pit-tông là phần : A. Thân pit-tông. B. Chốt pit-tông. C. Đầu pit-tông. D. Đỉnh pi-tông. Câu IX.2.1: Ở đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền lắp bạc lót và ổ bi để : A. Tăng ma sát và độ mài mòn các bề mặt ma sát. C. Tăng độ khít cho chốt pit-tông và chốt khuỷu. B. Để cân bằng trọng lực cho thanh truyền. D. Giảm ma sát và độ mài mòn các bề mặt ma sát. Câu IX.2.2: Trên má khuỷu lắp thêm đối trọng dùng để : A. Cân bằng chuyển động cho trục khuỷu B. Tăng khối lượng cho trục khuỷu C. Tăng độ bền cho trục khuỷu D. Tạo mômen lớn Câu IX.2.3: Chi tiết nào sau đây cùng với nắp máy và xilanh tạo thành buồng cháy của động cơ ? A. Pit-tông. B. Thân Pit-tông. C. Đỉnh pit-tông. D. Đầu Pit-tông. Câu IX.3.1: Đỉnh pit-tông có dạng lõm thường được sử dụng ở loại động cơ nào? A. 4 kì. C. Xăng. B. 2 kì. D. Điêzen Câu IX.3.2: Đỉnh pit tông có dạng lồi thường được sử dụng ở loại động cơ nào? A. 4 kì. C. Xăng. B. 2 kì. D. Điêzen Câu IX.3.3: Với động cơ nhiều xilanh, đầu to của chốt khuỷu được chia làm hai nửa để: A. Cân bằng cho trục khuỷu khi quay. B. Lắp được với cổ khuỷu. C. Để lắp được bạc lót đầu to. D. Dễ tháo lắp. Câu IX.3.4: Thân thanh truyền có tiết diện hình chữ I để: A. Để giảm lực quán tính khi chuyển động. B. Để tăng độ cứng vững. C. Để giảm khối lượng thanh truyền. D. Tất cả các tác dụng trên. Câu IX.3.5: Vị trí lắp xéc măng trên pit-tông như thế nào? A. Xecmăng dầu phải lắp trên xecmăng khí. B. Xecmăng khí phải lắp trên xecmăng dầu. C. Lắp bên trên hoặc bên dưới đều được D. Tuỳ thuộc vào loại động cơ. Câu IX.3.6: Pit-tông được làm bằng hợp kim nhôm vì: A. Làm giảm lực quán tính. B. Giảm giá thành động cơ. C. Dễ lắp ráp và kiểm tra. D. Tăng độ bền động cơ. Câu IX.3.7: Số rãnh lắp xecmăng trên đầu pit-tông nhiều hay ít phụ thuộc vào: A. Cấu tạo động cơ. B. Tỉ số nén của động cơ. C. Nhà sản xuất. D. Người sử dụng động cơ. Câu IX.4.1: Sau một thời gian sử dụng động cơ cần thiết phải siết lại các bulông, gugiông thân máy, nắp máy làm gì? Câu IX.4.2: Tại sao động cơ Điêzen thường sử dụng pit-tông đỉnh lõm? Câu IX.4.3: Khi nào thì cần thay pit-tông? Câu IX.4.4: Vì sao khi chế tạo không làm pit-tông vừa khít với xilanh? Câu X.1.1: Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ : A. Cung cấp nhiên liệu và không khí cho xilanh. C. Cung cấp dầu bôi trơn cho động cơ. B. Cung cấp chất làm mát cho động cơ. D. Đóng mở các cửa nạp và cửa thải đúng lúc. Câu X.1.2: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap gồm có các loại: A. Xupap, xupap treo. B. Xuapap đặt, van trượt. C. Xupap đặt, xupap treo. D. Xupap treo, van trượt Câu X.2.1: Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ gì: A. Cung cấp dầu bôi trơn để giảm ma sát cho các bề mặt chuyển động của chi tiết B. Đóng, mở các cửa nạp và thải đúng lúc để động cơ làm việc bình thường C. Cung cấp nhiên liệu và không khí vào xi lanh của động cơ D. Cung cấp nước làm mát với động cơ làm mát bằng nước hợp lý. Câu XI.1.2: Trong động cơ 4 kì ở cơ cấu phân phối khí dung xupap treo thì số vòng quay của trục cam bằng : A. ½ số vòng quay của trục khuỷu. B. Bằng ¼ số vòng quay của trục khuỷu C. Bằng số vòng quay của trục khuỷu. D. Bằng 2 lần số vòng quay của trục khuỷu Câu XI.2.1: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo có. A. Buồng cháy gọn, đảm bảo nạp đầy và thải sạch hơn. B. Buồng cháy lớn không đảm bảo nạp đầy, thải sạch. C. Buồng cháy phức tạp khó nạp đầy khí và thải sạch hơn. D. Buồng cháy lớn hay nhỏ phụ thuộc vào hãng sản xuất. Câu XI.2.2: Trong chu trình làm việc của động cơ 4 kì, kì cháy-dãn nở? A. Xupap nạp mở, xupap thải đóng B. Cả 2 xupap đều đóng C. Xupap nạp đóng, xupap thải mở D. Cả 2 xupap đều mở Câu XI.2.3: Các xupáp của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo đóng mở được nhờ tác động theo trình tự: A. Trục khuỷu – trục cam – con đội – đũa đẩy – cò mổ - lò xo xupap - đuôi xupap. B. Trục cam – trục khuỷu – con đội – đũa đẩy – cò mổ - lò xo xupap - đuôi xupap. C. Đũa đẩy – trục cam – trục khuỷu –con đội – cò mổ - lò xo xupap - đuôi xupap. D. Trục cam – trục khuỷu – con đội - cò mổ – đũa đẩy – lò xo xupap - đuôi xupap. Câu XI.3.1: Để các cửa nạp đóng muộn hơn người ta A. Sản xuất vấu cam nhọn hơn. B. Sản xuất vấu cam tù hơn. C. Sản xuất vấu cam vuông hơn. D. Sản xuất vấu cam tròn hơn. Câu XI.3.2: Ép biên là danh từ chỉ sự tác động khi A. Sửa chữa pit-tông. B. Sửa chữa thanh truyền. C. Sửa chữa trục khuỷu. D. Sửa chữa thân xilanh. Câu XII.1.1: Trình bày nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn. Câu XII.1.2: Hãy điền các từ ở trong ngoặc đơn vào chỗ trống cho thích hợp (chi tiết, dầu bôi trơn, tuổi thọ, bình thường, ma sát), (mỗi số ứng với 1 cụm từ) Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa (1).............. đến các bề mặt (2).............. của các (3).............. để đảm bảo điều kiện làm việc (4)............... của động cơ và tăng (5)............... các chi tiết. Câu XII.1.3: Ngoài nhiệm vụ bôi trơn, dầu bôi trơn còn có các nhiệm vụ: A. Bao kín. B. Tẩy rửa và làm mát. C. Chống gỉ cho các chi tiết. D. Cả ba câu trên. Câu XII.2.1: Thân máy động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt nhằm: A. Tăng tính thẩm mĩ cho động cơ. B. Dễ dàng trong chế tạo. C. Làm giảm trọng lượng động cơ và giá thành động cơ. D. Tăng diện tích tiếp xúc của thân máy với không khí. Câu XIII.1.1: Trình bày về phân loại hệ thống bôi trơn. Câu XIV.1.1: Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức bao gồm các bộ phận chính là: A. Cacte, phao hút, bơm dầu, két làm mát dầu, đường dẫn dầu chính, các đường dẫn dầu tới trục khuỷu, trục cam, van an toàn bơm dầu, van hằng nhiệt. B. Cacte, phao hút, bơm dầu, két làm mát dầu, đường dẫn dầu chính, các đường dẫn dầu tới bề mặt ma sát, van an toàn bơm dầu, van khống chế lượng dầu qua két. C. Cacte, phao hút, bơm dầu, két làm mát dầu, đường dẫn dầu tới các ổ trục, van an toàn bơm dầu, van khống chế lượng dầu qua két. D. Cacte, bơm dầu, két làm mát dầu, đường dẫn dầu chính, các đường dẫn dầu tới nơi cần bôi trơn, van an toàn bơm dầu, van hằng nhiệt. Câu XIV.2.1: Mô tả cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Câu XV.2.2: Vẽ sơ đồ khối cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Câu XV.1.1: Hãy điền các từ cho ở trong ngoặc đơn vào chỗ trống cho thích hợp (cacte, ma sát, quay, mô men quay, hút, tự chảy, mạch dầu chính, li tâm, bầu lọc, dầu bôi trơn, hệ thống), (mỗi số ứng với 1 từ hoặc cụm từ). Trong trường hợp bình thường, khi động cơ làm việc, (1)............ được bơm dầu (2)............. từ (3)............ đưa qua (4)............ để được lọc sạch rồi lên (5).......... để đến các bề mặt (6)........... Bôi trơn xong, dầu lại trở về cacte. Bầu lọc dầu trong (7)........... là loại bầu lọc (8)........... nên có một phần dầu trong bầu lọc được dùng để tạo (9)........... cho bầu lọc, sau đó phần dầu này (10).......về cacte. Câu XV.1.2: Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, van khống chế lượng dầu qua két làm mát dầu đóng khi nào ? A. Áp suất dầu vượt quá giới hạn cho phép. B. Nhiệt độ dầu thấp hơn giới hạn định mức. C. Lượng dầu chảy vào đường dầu chính quá nhiều. D. Nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn định mức. Câu XV.1.3: Nguyên nhân chủ yếu khiến dầu bôi trơn trong động cơ bị nóng là do: A. Nhiệt độ khí thải cao. B. Nhiệt độ động cơ cao. C. Nhiệt độ nước làm mát cao. D. Do nhiệt độ dầu bôi trơn cao. Câu XV.2.1: Trong hệ thống bôi trơn, bơm dầu có nhiệm vụ chính là: A. Làm mát cho động cơ. B. Tẩy rửa. C. Đưa dầu tới các bề mặt ma sát để bôi trơn. D. Chống gỉ. Câu XV.2.2: Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, nếu bầu lọc tinh bị tắc thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? A. Dầu bôi trơn lên đường dầu chính không được lọc, các chi tiết được bôi trơn bằng dầu bẩn B. Không có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, động cơ dễ bị hỏng C. Vẫn có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, không có sự cố gì xảy ra D. Động cơ có thể ngừng hoạt động Câu XV.2.3: Trong hệ thống bôi trơn, bầu lọc dầu có nhiệm vụ: A. Lọc sạch các cặn bẩn lẫn trong dầu. B. Tạo ra sự lưu động của dầu trong hệ thống. C. Lọc sạch nước bị lẫn trong dầu. D. Cả ba câu trên. Câu XV.2.4: Trong hệ thống bôi trơn, két làm mát dầu có nhiệm vụ: A. Làm mát dầu khi động cơ ngừng làm việc. B. Làm mát dầu khi nhiệt độ dầu quá cao. C. Làm mát dầu khi nhiệt độ nước làm mát quá cao. D. Làm mát dầu khi nhiệt độ môi trường quá cao. Câu XV.2.5: Trong hệ thống bôi trơn, van “khống chế lượng dầu qua két làm mát dầu” có nhiệm vụ: A. Bảo vệ an toàn cho két làm mát dầu. B. Bảo vệ an toàn cho mạch dầu chính. C. Bảo đảm lượng dầu trên mạch dầu chính ổn định. D. Đảm bảo nhiệt độ dầu trên mạch dầu chính ổn định. Câu XV.3.1: Tại sao phải thay dầu bôi trơn định kì cho động cơ ? Câu XV.3.2: Bôi trơn bằng vung té là lợi dụng chuyển động quay của các chi tiết như má khuỷu, đầu to thanh truyền, bánh răng . để múc dầu trong cacte hất lên các chi tiết. Dầu đọng bám vào bề mặt của các chi tiết hoặc lỗ hứng dầu rồi chảy vào các bề mặt ma sát để bôi trơn. Bôi trơn bằng vung té có đặc điểm: A. Cung cấp đầy đủ dầu đến các bề mặt ma sát. B. Khó cung cấp đủ dầu đến các bề mặt ma sát. C. Cấu tạo phức tạp mà hiệu quả thấp. D. Cấu tạo đơn giản nhưng tốn dầu. Câu XV.3.3: Sau một thời gian sử dụng nhất định, phải thay dầu bôi trơn động cơ bởi vì: A. Dầu bôi trơn bị đông đặc lại. B. Dầu bôi trơn bị loãng. C. Dầu bôi trơn bị bẩn và độ nhớt giảm. D. Dầu bôi trơn bị cạn. Câu XV.3.4: Hôm nay, Bình được mẹ ủy nhiệm cho một trọng trách là đi thay dầu cho xe máy. Xe máy của mẹ Bình là dòng xe ga 125 cc. Bình đưa xe đến một cửa hàng bảo dưỡng xe máy khá uy tín ở ngay đầu phố. Hôm nay cửa hàng vắng khách nên thấy Bình, bác Tư vui vẻ đứng dậy trực tiếp thay dầu cho xe. Bác làm các động tác tháo các con ốc ở đáy phần máy mới thành thạo làm sao. Dầu từ trong máy chảy ra gần kín hộp sắt để phía dưới. Bác Tư nói với Bình: “Dầu ở xe máy của mẹ cháu bẩn lắm rồi. Nếu để bẩn như thế này là không tốt cho xe đâu”. Rồi bác Tư hỏi Bình: Cháu có biết tại sao động cơ xe máy lại phải có dầu bôi trơn không ? Em hãy giúp Bình trả lời câu hỏi của bác Tư. Câu XV.4.1: Khi thay dầu bôi trơn, nên thay khi động cơ vừa làm việc xong, máy còn nóng là để: A. Dầu còn nóng, loãng nên chảy ra kiệt hơn. B. Các cặn bẩn còn đang lẫn trong dầu, chưa kịp lắng. C. Khi máy nóng, vặn ốc xả dầu được dễ dàng hơn. D. Cả A và B. Câu XVI.1.1: Trình bày nhiệm vụ của hệ thống làm mát. Câu XVII.1.1: Khi động cơ làm việc, nhiệt từ khí cháy truyền ra các chi tiết bao quanh buồng cháy. Nhiệt từ các chi tiết động cơ sẽ được truyền qua nước làm mát rồi ra không khí hoặc truyền trực tiếp ra không khí. Vậy thì phân loại hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí khác nhau ở chỗ nào ? Câu XVIII.1.1: Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức bao gồm các bộ phận chính là: A. Áo nước, bơm nước, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, đường ống nước, két làm mát dầu, puli và đai truyền dẫn động. B. Áo nước, bơm nước, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, đường ống nước, két làm mát dầu. C. Áo nước, bơm nước,két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, đường ống nước. D. Áo nước, bơm nước, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt. Câu XVIII.2.1: Trình bày sự khác nhau giữa thân máy làm mát bằng nước và thân máy làm mát bằng không khí. Câu XIX.1.1: Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức. Câu XIX.1.2: Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, nước được lưu chuyển trong toàn bộ hệ thống khi: A. Khi động cơ bắt đầu làm việc, nhiệt độ động cơ chưa cao. B. Nhiệt độ nước trong áo nước cao hơn khoảng nhiệt độ định trước. C. Nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ khoảng nhiệt độ định trước. D. Nhiệt độ nước trong áo nước thấp hơn khoảng nhiệt độ định trước. Câu XIX.2.1: Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào dưới đây đảm bảo sự lưu động của nước trong hệ thống: A. Bơm nước B. Quạt gió C. Két làm mát nước. D. Két làm mát dầu. Câu XIX.2.2: Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào dưới đây làm tăng tốc độ làm mát nước khi qua két làm mát: A. puli và đai truyền B. Quạt gió C. Van hằng nhiệt D. Két làm mát dầu. Câu XIX.2.3: . Bộ phận dùng để đo nhiệt độ của nước làm mát từ các áo nước động cơ đi ra trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức? A. Bơm nước. B. Két nước. C. Van hằng nhiệt. D. Quạt gió. Câu XIX.2.4: Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào dưới đây đảm bảo nhiệt độ nước làm mát các xilanh đồng đều nhau: A. Bơm nước B. Quạt gió C. Van hằng nhiệt D. Ống phân phối nước lạnh. Câu XX.1.1: Bộ phận không thể thiếu được trong động cơ làm mát bằng không khí là: A. Cánh tản nhiệt, quạt gió, vỏ bọc, tấm hướng gió. B. Cánh tản nhiệt, quạt gió, vỏ bọc. C. Cánh tản nhiệt, quạt gió. D. Cánh tản nhiệt. Câu XX.2.1: Cánh tản nhiệt chỉ được đúc bao quanh thân xilanh và nắp máy là vì: A. Đó là khu vực có nhiệt độ cao nhất. B. Đó là nơi dễ đúc cánh tản nhiệt nhất. C. Đó là nơi không bố trí nhiều chi tiết khác. D. Cả ba câu trên. Câu XXI.1.1: Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí của động cơ tĩnh tại 2 xilanh. Câu XXI.2.1: Giải thích được vì sao trong hệ thống làm mát bằng không khí cho động cơ tĩnh tại phải có quạt gió, vỏ bọc và bản hướng gió. Câu XXI.2.2: Cấu tạo của cacte động cơ không có áo nước hoặc cánh tản nhiệt là vì: A. Để cấu tạo của cacte đơn giản, dễ chế tạo B. Do ở xa buồng cháy nên nhiệt độ cacte không bị quá cao. C. Do ở thân máy và nắp máy đã có áo nước hoặc cánh tản nhiệt rồi. D. Cả ba câu trên. Câu XXI.3.1: Giải thích lí do tại sao không nên nổ máy xe máy dừng quá lâu; cần giữ gìn sạch sẽ các cánh tản nhiệt, Câu XXI.4.1: Giải thích lí do tại sao có động cơ chỉ dùng phương án làm mát bằng nước hoặc chỉ làm mát bằng không khí. Câu XXI.4.2: Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng không ? Tại sao ? Câu XXI.4.3: Anh trai của Nam vừa về quê lên bằng xe máy. Qua quãng đường hơn 100 km, lại có nhiều đoạn đường đèo dốc và đường xấu nên khá mệt. Nhưng về đến gần nhà, anh nghĩ nên tạt vào quán rửa xe để rửa sạch xe trước khi về nhà. Vào quán, anh giục người rửa xe rửa ngay cho mình. Ngó vào xe, người thợ rửa xe nói anh cứ ngồi đợi chút nữa rồi sẽ rửa. Anh của Nam nghĩ người thợ chắc vì bận việc khác nên chưa muốn rửa xe ngay cho mình, định dắt xe đi. Người thợ rửa xe bèn giải thích cho anh lí do tại sao chưa rửa ngay. Theo em, lời giải thích nào của người thợ rửa xe là có cơ sở khoa học: A. Xe của anh vừa mới đi xa về, máy còn nóng, nếu rửa ngay thì rất khó rửa sạch. B. Xe của anh vừa mới đi xa về, máy còn nóng, khi rửa chẳng may chạm vào máy thì dễ bị bỏng. C. Xe của anh vừa mới đi xa về, máy còn nóng, nếu phun ngay nước lạnh vào thì dễ làm các tiết máy bị biến dạng, rạn nứt. D. Xe của anh vừa mới đi xa về, nếu rửa ngay sẽ dễ làm bạc màu sơn của xe. 2.4. Đáp án câu trắc nghiệm và gợi ý trả lời câu tự luận Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án I.1.1 B I.2.1 D II.3.1 A III.4.1 D I.1.2 C IV.2.1 B II.3.2 B XV.4.1 D II.1.1 A IV.2.2 C III.3.1 A XXI.4.3 C III.1.1 C V.2.1 A IV.3.1 (*) VII.4.1 (4*) III.1.2 B V.2.2 A VII.3.2 D IX.4.1 (5*) III.1.3 C VII.2.1 D IX.3.1 D IX.4.2 (6*) III.1.4 B VII.2.2 D IX.3.2 B IX.4.3 (7*) IV.1.1 D VIII.2.1 B IX.3.3 B IX.4.4 (8*) V.1.1 C IX.2.1 D IX.3.4 D XXI.4.1 (15*) VI.1.1 (2*) IX.2.2 A IX.3.5 B XXI.4.2 (16*) VI.1.2 (3*) IX.2.3 C IX.3.6 A VII.1.1 D X.2.1 B IX.3.7 B VII.1.2 C XI.2.1 A XI.3.1 B VII.1.3 B XI.2.2 B XI.3.2 B VIII.1.1 A XI.2.3 A XV.3.2 B IX.1.1 C XV.2.1 C XV.3.3 C IX.1.2 A XV.2.2 B XV.3.4 (11*) X.1.1 C XV.2.3 A XXI.3.1 (14*) X.1.2 C XV.2.4 B XI. 1.1 A XV.2.5 D XII.1.3 D XIX.2.1 A XIV.1.1 B XIX.2.2 B XV.1.2 D XIX.2.3 C XV.1.3 B XIX.2.4 D XII.1.2 (9*) XX.2.1 A XV.1.1 (10*) XXI.2.1 (13*) XVII.1.1 (12*) XXI.2.2 B XVIII.1.1 B XIX.1.2 C XX.1.1 D (*) Câu IV.3.1: A - Đúng ; B - Sai ; C - Đúng ; D - Sai. (2*) Câu VI.1.1: Công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải... (3*) Câu VI.1.2: Tùy thuộc câu trả lời của HS (xe máy, ôtô, máy bay, máy phát điện, máy xúc máy kéo, xe lu, công nông, tàu thủy,..) (4*)Câu VII.4.1: pit-tông – xecmăng – xilanh mòn nhiều, dầu nhờn xục lên buồng cháy hoặc hệ thống cung cấp nhiên liệu làm việc không tốt. (5*)Câu IX.4.1: Làm chặt các gugiông, bulông. Làm kín buồng cháy. Hạn chế bị cháy gioăng do bị hở. (6*)Câu IX.4.2: Tạo không gian cho dòng lốc xoáy không khí trong quá trình nén và không gian tạo hòa khí. (7*)Câu IX.4.3: Khi lỗ pit-tông, rãnh xéc măng trên đầu pit-tông quá mòn. Đỉnh pit-tông bị rỗ quá nhiều. (8*)Câu IX.4.4: Để hạn chế sự giãn nở vì nhiệt giữa các kim loại khác nhau gây bó kẹt pit-tông khi làm việc. (9*)Câu XII.1.2: (1): dầu bôi trơn; (2): ma sát; (3): chi tiết; (4): bình thường; (5): tuổi thọ. (10*)Câu XV.1.1: (1): dầu bôi trơn; (2): hút; (3): cacte; (4): bầu lọc; (5): mạch dầu chính; (6): ma sát; (7): hệ thống; (8): li tâm; (9): mô men quay; (10): tự chảy. (11*)Câu XV.3.4: Bôi trơn các bề mặt ma sát của chi tiết để lầm giảm sự mài mòn. Ngoài ra, dầu bôi trơn còn có tác dụng làm mát, tẩy rửa, bao kín, chống gỉ. (12*)Câu XVII.1.1: Khác về chất trực tiếp làm mát các chi tiết của động cơ. (13*)Câu XXI.2.1: Động cơ tĩnh tại khả năng lưu thông không khí kém nên động cơ được làm mát kém, không đồng đều. (14*)Câu XXI.3.1: Không nên nổ máy xe máy dừng quá lâu vì làm như vậy khả năng lưu thông không khí kém nên động cơ được làm mát kém, không đồng đều. Cần giữ sạch sẽ các cánh tản nhiệt không khí lưu thông tốt, làm mát động cơ tốt hơn. (15*)Câu XXI.4.1: Phụ thuộc vào kích thước, công suất và vị trí đặt động cơ. (16*)Câu XXI.4.2: Vì ngoài tác dụng thẩm mĩ và bảo vệ thì yếm xe máy có tác dụng như một tấm hướng gió làm mát động tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Khôi. Sách giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ công nghiệp. NXBGD 2007 2. Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi . Phương pháp dạy học KTCN tập I, tập II - NXB giáo dục . 3. Trần Sinh Thành (chủ biên). Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp. NXBGD 2001. 4. Lê Huy Hoàng . Phương tiện dạy học KTCN - NXB ĐHSP Hà Nội – 2005 5. Phạm Minh Tuấn. Động cơ đốt trong. NXBKHKT 2001. 6. Hoàng Minh Tác. Động cơ đốt trong. NXBĐHSPI 2002. 7. Nguyễn Tất Tiến. Nguyên lý động cơ đốt trong. NXBGD 2000. 8. Nguyễn Thị Trà (Chủ biên). Ảnh hưởng của ô tô, xe máy tới môi trường. NXBGTVT 1995. 9. Các báo điện tử. 10. Thông tin trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo 11. Thông tin trên website tailieu.vn 12. Thông tin trên website baigiang.violet.vn
File đính kèm:
- SKKN 2018.doc
- SKKN 2018 - Bia 1.doc
- SKKN 2018 - Bia 2.doc