Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng BLOOM trong Chuyên đề Thực hiện pháp luật – Giáo dục công dân Lớp 12

Tầm quan trọng của BLOOM trong ứng dụng xây dựng bài học ôn thi THPT quốc gia.

Vấn đề đầu tiên chúng ta cần làm rõ thang tư duy BLOOM là gì?

BLOOM là tiên viết tắt của nhà tâm lý giáo dục Benjamin Bloom đã đưa ra vào năm (1956), phân loại mục tiêu giáo dục theo các phạm trù kiến thức (cognitive domain), kĩ năng (psychomotor) và thái độ (affective domain). Trong đó lối phân loại của Bloom về kiến thức hiện nay được phổ biến khắp thế giới, không ngừng được cải tiến và ứng dụng. Thang phân loại Bloom được dùng như là công cụ quan trọng trong xây dựng mục tiêu giáo dục, đo lường giáo dục, đặt câu hỏi trong giảng dạy và nghiên cứu, xây dựng và thiết kế bài giảng cũng như hướng dẫn giảng dạy để đạt mục tiêu đã đề ra.

Theo Bloom, lĩnh vực kiến thức được chia làm 6 cấp độ, sắp xếp theo mức độ tăng dần gồm Biết (Knowledge), Hiểu (Comprehension), Ứng dụng (Applicati), Phân tích (Analysis), Đánh giá (Evaluation) và Sáng tạo (Creation). Mức độ cao hơn bao hàm mức độ thấp hơn, ví dụ muốn áp dụng được kiến thức thì phải hiểu được kiến thức ấy.

Diễn giải cho từng cấp độ có thể được mô tả như sau:

Cấp độ 1: Nhớ (Knowledge): được định nghĩa là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin, kiến thức. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất trong lĩnh vực kiến thức.

Cấp độ 2: Thông hiểu (Comprehension): được định nghĩa là khả năng thấu hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán được kết quả). Hiểu không đơn thuần là bạn “nhắc lại cái gì đó” mà là khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của bạn.

Cấp độ 3: Vận dụng (Application): được định nghĩa là khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong hoàn cảnh mới. Vận dụng chính là bước khởi đầu của tư duy sáng tạo, tức là vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế đời sống.

Cấp độ 4: Phân tích (Analysic): được định nghĩa là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống. Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân nhỏ đối tượng thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng.

Cấp độ 5: Đánh giá (Evaluation): được định nghĩa là khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có.

Cấp độ 6: Sáng tạo (Creative): là cấp độ cao nhất của thang nhận thức, ở mức độ này, bạn phải có khả năng tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có.

 

docx47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng BLOOM trong Chuyên đề Thực hiện pháp luật – Giáo dục công dân Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h K.	B. Anh T và anh H.
C. Anh H và anh K.	D.Anh N, anh T và anh H,
Câu 11. Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trâm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Anh M, anh K và anh Q.	B. Anh M, ông H, anh Q và anh'K.
C. Ông H, anh M và anh K.	D. Chị B, ông H và anh Q.
Câu 12. M và H được tuyển dụng vào công	ty X với điểm tuyển ngang nhau.
Nhưng chị L là kế toán công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chửc năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Chị L và H. 	B. Giám đốc và chị L.
C. Chị L và M. 	D. Giám đốc và H.
Câu 13. Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức nãng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã “bồi dưỡng” cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên Ư cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Anh G, H và Ư.	B. Anh G và H.
C. Anh K, G, H và Ư.	D. Anh K và anh G
Câu 14. Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.	B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.	D. Áp đụng pháp luật.
Câu 15. Thanh niên A khi tham gia giao thông đã vượt đèn đỏ và khi bị CSGT yêu cầu dừng xe lập biên bản vi phạm A đã không chấp hành còn lao xe vào cảnh sát nhằm bỏ chạy dẫn tới một cảnh sát bị thương nặng. Vậy trong trường họp này thanh niên A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A.Hành chính và hỉnh sự.	B. Dân sự và hình sự.
C. Hình sự và kỳ luật.	D.Hành chính và dân sự.
Câu 16. Hai Công ty A và B cùng sàn xuất mặt hàng sắt, thép. Công ty A trước khi xả thải ra môi trường đều đã qua hệ thống xử lí đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngược lại Công ty B vì lợi nhuận đã xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường. Vậy hai Công ty đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Cả hai Công ty A và B đều thi hành pháp luật.
B. Công ty A thi hành pháp luật, Công ty B không thi hành pháp luật.
C. Công ty A thi hành pháp luật, Công ty B không tuân thủ pháp luật.
D. Công ty A không tuân thủ pháp luật, Công ty B thi hành pháp luật.
Câu 17. Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai anh mườỉ triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đỏ vợ anh M đã kịp thởi phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh K và anh M.
B. Ông H, ông B, arih K và anh M.
C. Ông H và ông B. 
D. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M. 
Câu 18. Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dướỉ đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? 
A. Ông A và ông T.	B. Ông A và ông B.
A. Ông B và bố con ông A.	D. Ông A, ông B và ông T.
Câu 19. Ông X cùng con trai 12 tuổi, mắc nguồn điện 220V vào hàng rào dây thép gai để bảo vệ đàn gà khỏi bị mất trộm. Bà c là hàng xóm biết chuyện này nhưng không nói gì. Tối hôm đó, anh B ăn trộm gà nhà ông X đã bị điện giật chết. Những ai dưới đây rách nhiệm pháp lý?
A. Ông X, bà C và anhB.	B. Ông X và con trai, anh B.
C. Ông X và con trai.	D. Ông X, bà c.
Câu 20. Do mâu thuẫn trên Facebook nên A và M hẹn gặp C và H để hòa giải. Biết chuyện này, anh trai của A đã rủ N chặn đường gây gổ với H và C. Do bị đuổi đánh nên C đã dùng dao đâm N bị thương nặng. Những" ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm
A. Anh trai A,N,M,C,H.	B. Anh trai A,C,H,N.
C. Anh trai A, M, N, H, A.	D. Anh trai A, C, M, A.
Câu 21. Hai quầy thuổc tân dược của chị T và chị D cùng bán một số biệt dược không có trong danh mục được cấp phép nhưng khi kiểm tra, cán bộ chức năng P chi xử phạt chị D, còn chị T được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen tên M là em gái giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm phảp luật?
A. Chị T, M và cán bộ P.	B. Chị T, D, M và cán bộ P.
C. Chị T, D và cán bộ P.	D. Chị T, D và M.
Câu 22. Anh M và anh K hướng dẫn cho anh N và anh V sử dụng thiết bị đọc trộm thông tin ở thẻ ATM và làm thẻ giả để lấy trộm tiền của nhiều người. Một hôm, khi anh N và anh V đang rút tiền thì bị công an bắt quả tang. Anh N chạy thoát còn anh V bị đưa về trụ sở công an. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh M, anh K, anh V.	B. Anh N, anh V.
A. Anh K, anh N.	D. Anh M, anh K, anh V, anh N.
Câu 23. Ông A cho ông B vay 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn sau 2 năm sẽ trẻ. Vì kinh loanh thua lỗ nên ông B chưa trả hết nợ. Ông A đã thuê anh C và anh D đến đập phá đồ đạc và lấy xe máy của ông B để trừ nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thị bị anh C đánh trọng thương vùng đầu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự. 
A. Ông A, anh C, anh D. 	B. Ông B, anh D, ông H. 
C. Ông A, ông B,. anh D. 	D. Ông A, ông B, anh C, anh D. 
Câu 24. Do nghi ngờ chị A bịa đặt nói xấu mình nên chị B cùng em gái là chị C đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị A lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hường nghiêm trọng. Chồng chị A tức giận đã xông vào nhà chị B gây gổ và bị em trai chị B là G đánh gãy chân. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Chị B, G, vợ chồng chị A.	B. Chị B, chị C, chồng chị A, G.
C. Chị C, chị A, G.	D, Chị B, chị C, vợ chồng chị A.
Câu 25. Anh T lái xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đã gây tai nạn làm chị M bị thương, tổn hại sức khỏe là 15% và xe mây bị hỏng nặng. Anh T phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Ki luật và dân sự.	B. Dân sự và hành chính.
C. Hình sự và dân sự.	D. Hĩnh sự và hành chính.
Câu 26. Chị B cho chị N mượn 200 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn 2 năm sau phải trả. Nợ đến hẹn phải trả nhưng chị N chựa trả nợ được do việc kinh doanh đổ bể. Chi B nhiều lần đến đòi nợ nhưng không lấy được bèn thuê C đến đe dọa giết con gái chị N, thuê D đập phá đò đạc và lẩy xe máy của chị N để xiết nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thì bị C lấy gậy đuổi đánh nhưng ông H tránh được. Hành vi của người nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Chị B, chị N, C, D.	B. Chị B, D.
C. Chi B,C, D.	D. Chị B, chị N.
Câu 27. Chỗ bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tiền mà không lấy lãi. Đến khi cần dùng đến anh H đòi thì anh K cứ lần lữa mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp anh H. Anh H đã nhờ B một tay anh chị chuyên đòi nợ đến nhà anh K dọa dẫm và đập phá một số đồ đạc nhà anh K. Bực mình vì bạn làm vậy anh K đã đến nhà anh H, hai bên to tiếng và xông và đánh nhau, anh K nhặt được nửa viên gạch ném anh H làm anh H bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhỉệm pháp lí?
A. Anh H, K và B.	B. Anh H,K.
C. Anh H và B.	D. Anh K và B.
Câu 28. K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máý điện đến trường. K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. K đã đâm vào anh B đi xe máy và em X (12 tuổi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát. Cảnh sát giao thông yêu cầu cả bốn ngựời dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường họp này, những chủ thể nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính?
A. Anh B, K và Q.	B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K.	D. K và Q.
Câu 29. Sau khi đến cơ quan làm việc, L rủ H (Cùng phòng) đi ăn sáng. Vừa ngồi xuống ghế ở quán của chị N, L đã cằn nhằn với H: Sáng ra đã bực mình, tôi vừa bị lão K (Trưởng phòng) quát bà ạ. H nói: Dọa kỷ luật về vụ đi ăn sáng thế này chứ gì. Rồi hai người nhỏ to nói xấu ông K. Bất bình với thái độ của chị L, K nhưng lại sợ mất khách nên chị N không nói gì mà tối về lại chia sẻ cấu chuyện đó lên FB và chê bai ý thức, thái độ của chị L, H. Vậy ai là người vi phạm pháp luật?
A. Chỉ ông K. 	B. Chị L, H. 
C. Chị H, L, N. 	D. Ông K, chị N. 
Câu 30. Trong kì nghỉ tết nguyên đán, Đ đã rủ S, P, Q cùng xóm tham gia chơi bài ăn tiền. Biết được tin này, em trai của Đ là T cũng gọi theo các bạn của mình đến cổ vũ. Bị thua khá nhiều, Q đã chơi gian lận nhưng bị T biết được nói cho Đ. Tức tối 2 anh em Đ và T lao vào đánh Q làm Q bị thương nặng, giám định thương tật là 12%. Những ai nhiệm hình sự ?
A. Anh Đ, S, P, Q.	B. Anh Đ, Q.
C. Anh em Đ và T.	D. Anh Q, Đ và T.
Câu 31. Năm nay A 18 tuổi, còn B chưa đầy 16 tuổi. Cả 2 đều là thanh niên lêu lổng. A và B đang đi xe máy trên đoạn đường vắng thì thấy chị H vừa đi vừa nghe điện thoại, trên tay đeo một cái lắc vàng. A nảy ra ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng bèn rủ B cùng tham gia. Cả hai cùng tăng tốc áp sát chị H để thực hiện hành vi. Phát hiện có điều lạ, chị H đã tăng tốc thật nhanh, không may đến đoạn dốc cua chị H không làm chủ được tay lái đã đâm xe vào anh X, làm cả 2 bất tỉnh và bị thương rất nặng. A và B thấy vậy liền phóng xe bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. A và B. 	B. A, B và chị H.
C. Chị H. 	D. Chị H và anh X.
Câu 32. Do nghi ngờ chị A bịa đặt nói xấu mình nên chị B cùng em gái là chị C đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị A lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị A tức giận đã xông vào nhà chị B gây gổ và bị em trai chị B là G đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Chị B, chị C, chồng chị A, G.	B. Chị B, G, vợ chồng chị A.
C. Chị C, chị A, G. 	D. Chị B, chị c, vợ chồng chị A.
Câu 33. Do không làm chủ tốc độ khi điều khiến xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến haỉ ông cháu bị ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào đánh anh K trọng thương, Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lý. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh X, chị H và chị P.	B. Ông L và anh X.
C. Anh K và anh X. 	D. Anh K và ông L.
Câu 34. Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã quyết định xử phạt việc chị K kinh doanh hàng mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng. Việc làm của Cục Cạnh trang và bảo vệ người tiêu dùng thể hiện đặc trưng nào dưởi đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức. 	B. Tính kỷ luật nghiêm minh. 
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.	D. Tính quy phạm phổ biến. 
Câu 35. Trên đường về quê thì xe máy SH của chị X bị chết máy. Thấy anh S đi qua chị đã nhờ anh sửa xe cho mình. Sau một hồi sửa chữa, S ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị X hô mọi người giữ lại nhưng không được, S đã gửi xe ở nhà anh N, kể lại câu chuyện và dặn N không tiết lộ nguồn gốc của xe. Sau đó, anh S làm giấy tờ xe giả để bán cho bà V được 40 triệu đồng và chia cho anh N 10 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh S, chị X và bà V.	B. Anh N và bà V.
C. Anh S và anh N.	 D. Anh N, anh S và chị X.
Câu 36. K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe mảy điện đến trường. K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. K đã đâm vào anh B đi xe máy và em X (13 tuổi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát, Cảnh sát giao thông yêu cầu K và anh B dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những chủ thể nào dưới đây bị xừ phạt vi phạm hành chính?
A. Anh B và Q.	B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K.	D.K và Q.
Câu 37. Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ sổ rồi hai vợ chồng về quê múa đất làm tráng trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lục mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vị phạm pháp luật hình sự?
A. Vợ chồng chị N, chị A và chị B.	B. Chị A và chị
C. Chị N, chị A và chị B.	D. Chị A, chi B và chồng chị N.
Câu 38. Năm nay A 15 tuổi lên lớp 10. Để động viên con, bố A đã rnủa xe máy cúp 50 cho A. Nhưng A đã nói với bố: Con cảm ơn bố, sang năm con sẽ đi học bằng xe này ạ. Bạn A đã thực hiện đúng hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật. 	B. Tuân hành pháp luật.
C. Thi hành pháp'luật.	D. Sử dụng pháp luật.
Câu 39. Bà V cho bà X vay 20 triệu đồng với lãi suất theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà X kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng, mặc dù bà V đòi nhiều lần nhưng bà X vẫn không trả tiền cho bà V. Hành vi không trả tiền của bà X, đổi với bà K là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào ?
A. Áp dụng pháp luật.	B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. 	D. Thi hành pháp luật. 
Câu 40. Chỗ bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tỉền mà không lấy lãi. Đến khi cần dùng đến anh H đòi thì anh K cứ lần lữa mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp anh H. Anh H đã nhờ B một tay anh chị chuyên đòi nợ đến nhà anh K dọa dẫm và phá một số đồ đạc nhà anh K. Bực mình vì bạn làm vậy anh K đã đến bên to tiếng và xông và đánh nhau, anh K nhặt được nửa viên gạch ném H bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh H, K và B. 	B. Anh H. 
C. Anh H và B. 	D. Anh K và B. 
7.4. Kết quả giảng dạy ở 3 lớp ôn thi THPTQG, chuyên đề Thực hiện pháp luật năm học 2018-2019.
Lớp
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Lớp Tốt nghiệp 1
10
45,45
11
50
1
4,55
0
0
Lớp Tốt nghiệp 2
12
50,0
9
37,5
3
12,5
0
0
Lớp Đại học 2
20
66,66
9
30,0
1
3,34
0
0
7.5. Kết luận và kiến nghị
7.5.1. Kết luận
	Ứng dụng thang tư duy BLOO trong xây dựng chuyên đề ôn thi THPTQG, kiểm tra đánh giá, ban đầu là một bài toán khó với giáo viên nhưng qua một thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi các tiết ôn thi chuyên đề mang lại cho cả thầy và trò không gian học sôi nổi, hiệu quả. Với việc phân cấp mức độ tư duy theo BLOOM, giáo viên cần đầu tư công phu cho tiết dạy của mình, đặc biệt là biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập. Việc biên soạn hệ thống bài tập theo các cấp độ tư duy của học sinh, đã giúp cho học sinh nhớ lại toàn bộ kiến thức cơ bản đã học trên lớp, từ đó làm cơ sở cho việc vận dụng kiến thức vào làm các bài tập vận dụng và vận dụng cao một cách hiệu quả. Thông qua bài học, học sinh lưu trữ được kiến thức bền lâu. Những câu hỏi vận dụng và vận dụng cao được xây dựng trên nền kiến thức cơ bản của bài học chính khóa sẽ là cách để học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài tập TNKQ. Là cơ sở để khi tiếp cận với đề thi THPTQG thì các em sẽ biết cách xử lí thông tin để chọn đáp án đúng một cách nhanh và chuẩn nhất .
7.5.2. Một số đề xuất, kiến nghị
	Qua quá trình thực hiện chuyên đề, đặc biệt là quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi có một số đề xuất, kiến nghị như sau: 
* Đối với nhà trường:
Chỉ đạo triển khai các tiết kiểm tra môn GDCD bằng hình thức trắc nghiệm khách quan để đảm bảo sự đồng bộ trong giảng dạy với kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.
Xây dựng ngân hàng đề thi/ kiểm tra của các bộ môn theo các cấp độ tư duy.
* Đối với Sở GD&ĐT:
- Thống nhất các bài kiểm tra của các môn thi THPTQG bằng hình thức trắc nghiệm khách quan thì khi kiểm tra 15p, 1 tiết và học kỳ cũng phải bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Điều đó sẽ tạo ra sự thống nhất trong phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như phương pháp học tập của học sinh, nhất là trong việc ôn thi THPTQG.
Các chuyên đề ôn thi THPT QG đều phải được xây dựng trên nền kiến thức cơ bản của SGK chương trình chính khóa, đảm bảo theo thang các cấp độ tư duy để học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
      Trên đây là kinh nghiêm của bản thân được đã áp dụng thang tư duy BLOOM trong quá trình biên soạn và ôn thi THPTQG nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập THPT Quốc gia môn GDCD. Tuy đã rất cố gắng chắt lọc song chắc chắn báo cáo không tránh khỏi có phần thiếu sót, phiến diện; bản thân rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô giáo để phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, hạn chế, phấn đấu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020.
8. Những thông tin cần bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Để sáng kiến được áp dụng rộng rãi, giáo viên cần hiểu rõ bản chất của thang tư duy BLOOM trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
-Người dạy cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc của thang tư duy BLOOM trong cả giảng dạy chính khóa đến chuyên đề ôn thi THPTQG và công tác biên soạn đề thi.
- Về phía học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình chính khóa.
10. Lợi ích thu được từ sáng kiến:
Sáng kiến hướng đến mục đích là trên cơ sở nghiên cứu thang cấp độ tư duy để xây dựng bài học và biên soạn các câu hỏi TNKQ một cách khoa học và đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng ma trận đề thi THPTQG của Bộ GD&ĐT: 
- Giúp giáo viên hiểu rõ hơn về các mục tiêu tự mình đặt ra hay của chương trình bài học trong SGK. Giúp cho họ sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách hiệu quả nhất, vững vàng làm chủ kiến thức khi tiếp cận với đề thi THPTQG.
- Giúp giáo viên quyết định tốt hơn về việc giảng dạy, ôn thi hiệu quả và đánh giá tốt hơn phù hợp với các mục tiêu bài học và chương trình ôn thi THPTQG.
- Giúp giáo viên GDCD nói riêng và giáo viên toàn trường nói chung có được cái nhìn rõ hơn về việc xây dựng bài học và các câu hỏi TNKQ từ nền kiến thức cơ bản trong SGK theo các cấp độ tư duy trong chuyên đề ôn thi THPT quốc gia.
10. 1. Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến:
- Bản thân tác giả nhận thấy rất rõ hiệu quả của sang kiến trong việc soạn giáo án chính khóa, soạn giáo án chuyên đề ôn thi THPTQG và công tác ra đề theo quy định của Bộ giáo dục.
- Về phía học sinh, qua áp dụng ở 3 lớp ôn thi THPTQG tháng 6 năm 2019, hiệu quả là rất cao, không có học sinh dưới điểm trung bình, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi chiếm đa số. Cụ thể:
Lớp
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Lớp Tốt nghiệp 1
10
45,45
11
50
1
4,55
0
0
Lớp Tốt nghiệp 2
12
50,0
9
37,5
3
12,5
0
0
Lớp Đại học 2
20
66,66
9
30,0
1
3,34
0
0
10. 2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của cá nhân, tổ chức:
	- Về phía nhà trường, BGH, Tổ chuyên môn đánh giá rất cao sang kiến trong việc giảng dạy chuyên đề ôn thi THPTQG ôn GDCD.
	- Về phía cá nhân, BLOOM thực sự là một phương pháp khoa học trong giảng dạy và đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến:
STT
Tên tổ chức/
cá nhân
Địa chỉ
Lĩnh vực áp dụng sang kiến
1
Lớp TN1
Trường THPT DTNT Tỉnh Vĩnh Phúc.
Chuyên đề ôn thi THPTQG môn GDCD.
2
Lớp TN2
Trường THPT DTNT Tỉnh Vĩnh Phúc.
Chuyên đề ôn thi THPTQG môn GDCD.
3
Lớp ĐH 2
Trường THPT DTNT Tỉnh Vĩnh Phúc.
Chuyên đề ôn thi THPTQG môn GDCD.
Vĩnh yên., ngày 25 tháng 2 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh yên., ngày 25 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trần Văn Thăng

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_bloom_trong_chuyen_de_thuc_hi.docx
Sáng Kiến Liên Quan