Sáng kiến kinh nghiệm Tự tạo mô hình ADN áp dụng vào dạy Chương III: ADN và Gen - Sinh học 9

Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

II.1. Tính mới, tính sáng tạo:

- Tính mới: Giải pháp tự tạo ra mô hình ADN giúp có thể sáng tạo ra được nhiều mô hình cho học sinh thực hành, bổ sung thêm số lượng mô hình ADN cho kho thiết bị nhà trường.

- Tính sáng tạo: Từ những vật liệu xung quanh chúng ta: giấy nhựa xốp bitis, xốp trải nhà, tăm nhọn hai đầu, băng keo trắng và một số đồ dùng có sẵn trong gia đình như thước, kéo, bút có thể sáng tạo ra mô hình ADN. Theo sự tìm hiểu của tôi thì chưa có một tác giả nào đề cập tới giải pháp này.

II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:

Giải pháp tự tạo ra mô hình ADN đã được áp dụng tại trường THCS Đằng Hải. Với giải pháp này tôi có thể hướng dẫn cho những học sinh yêu thích môn Sinh học để các em về nhà cũng có thể tự làm được mô hình, tự thực hành lắp ráp mô hình ở nhà khi có điều kiện. Giải pháp này cũng có thể áp dụng được cho các trường THCS thay thế tạm thời những mô hình giòn gãy, hỏng.

II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

a. Hiệu quả kinh tế:

Chi phí để làm mô hình ADN không cao. Mô hình được thiết kế từ xốp trải nhà, tăm nhọn hai đầu, giấy nhựa xốp bitis, băng keo trắng. Tính cụ thể thì tờ giấy nhựa xốp bitis giá 3000đ có thể làm được 2 đoạn mạch ADN, còn các loại nucleotit thì tận dụng những đồ dùng sẵn có như xốp trải nhà, liên kết hiđro làm từ tăm nhọn hai đầu và nhóm photphat (P), đường đêôxiribôzơ (C5H10O4) (Đ) dùng băng keo trắng, cắt và vẽ. Thời gian làm được 1 mô hình ADN cũng rất ít chỉ mất khoảng 40- 45 phút là hoàn thành.

b. Hiệu quả về mặt xã hội: Với giải pháp tự tạo ra mô hình ADN đã đem lại lợi ích cho nhiều người.

 - Đối với học sinh, khi làm ra được nhiều mô hình thì nhiều em được tự tham gia vào thực hành hơn, không phải thay nhau làm theo nhóm. Cách làm mô hình rất đơn giản, học sinh cũng có thể tự làm được để thực hành ở nhà. Khi các em được thực hành nhiều thì thành thục kĩ năng thực hành và củng cố khắc sâu được các kiến thức mình đã học được trên lớp, càng thấy hứng thú và yêu thích môn học.

 - Đối với nhà trường, có thể tạm thời bổ sung thêm số lượng ADN trong kho thiết bị, giảm chi phí trong việc mua sắm thiết bị.

 - Đối với bản thân tôi, có thể chủ động sử dụng mô hình trong giảng dạy kiến thức ADN trên lớp.

c. Giá trị làm lợi khác

Từ những vật liệu đơn giản có sẵn trong đời sống đã sáng tạo ra mô hình ADN. Quá trình làm mô hình giúp các em rèn luyện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận, kĩ năng tự học, tự giải quyết các vấn đề.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tự tạo mô hình ADN áp dụng vào dạy Chương III: ADN và Gen - Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: 
Tự tạo mô hình ADN áp dụng vào dạy chương III: ADN và Gen - Sinh học 9
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sinh học 9.
3. Tác giả:
Họ và tên: NGUYỄN THỊ BAY
Ngày tháng năm sinh: 12-08-1986
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Đằng Hải.
Điện thoại: 01669846615 
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
Tên đơn vị: Trường THCS Đằng Hải - Quận Hải An - Thành phố Hải Phòng.
Địa chỉ: 52 chợ Lũng - Đằng Hải - Hải An - Hải Phòng.
Điện thoại: 0313.944688
I. Mô tả giải pháp đã biết:
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, lấy quan sát và thực hành làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu. Việc thực hành góp phần củng cố, phát triển các khái niệm kiến thức về sinh học, tạo điều kiện cho học sinh tập tự nghiên cứu và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống, bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện trí thông minh, sáng tạo, đồng thời để đi đến kết quả đúng đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn, tự lực, tính chính xác và đôi khi cả óc sáng tạo. ADN là một trong những kiến thức mới và trừu tượng với học sinh lớp 9
 - Ưu điểm: 
+ Trong chương III: ADN và gen, học sinh được tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của ADN, được thực hành lắp ráp mô hình cấu trúc không gian một chu kì xoắn ADN. Những kiến thức về ADN sách giáo khoa viết tương đối rõ ràng, đầy đủ.
+ Kho tư liệu nhà trường có trang bị tranh ảnh và mô hình ADN phục vụ cho việc dạy và học.
- Hạn chế của giải pháp đã và đang áp dụng: Trong kho tư liệu nhà trường có mô hình ADN (6 bộ) được làm từ nhựa, nhưng sau nhiều năm sử dụng không được bổ sung kịp thời, mô hình bị gãy, hỏng nhiều nên số lượng mô hình còn dùng được rất ít. Bên cạnh đó số lượng học sinh một lớp đông. Khi học và thực hành mỗi nhóm ( 7- 8 học sinh) chung nhau một mô hình ADN để thực hành nên trong một tiết học, lần lượt mỗi em không thể tự mình quan sát kĩ và tự tay mình lắp ráp hoàn chỉnh cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Giải pháp khắc phục: Chính điều này tôi đã nảy sinh ra ý tưởng tự tạo ra mô hình một chu kì xoắn phân tử ADN từ những vật liệu dễ tìm kiếm xung quanh để thay thế cho mô hình cũ, giòn gãy, số lượng ít không đủ cung cấp cho việc thực hành của học sinh.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
- Tính mới: Giải pháp tự tạo ra mô hình ADN giúp có thể sáng tạo ra được nhiều mô hình cho học sinh thực hành, bổ sung thêm số lượng mô hình ADN cho kho thiết bị nhà trường.
- Tính sáng tạo: Từ những vật liệu xung quanh chúng ta: giấy nhựa xốp bitis, xốp trải nhà, tăm nhọn hai đầu, băng keo trắng và một số đồ dùng có sẵn trong gia đình như thước, kéo, bút có thể sáng tạo ra mô hình ADN. Theo sự tìm hiểu của tôi thì chưa có một tác giả nào đề cập tới giải pháp này.
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Giải pháp tự tạo ra mô hình ADN đã được áp dụng tại trường THCS Đằng Hải. Với giải pháp này tôi có thể hướng dẫn cho những học sinh yêu thích môn Sinh học để các em về nhà cũng có thể tự làm được mô hình, tự thực hành lắp ráp mô hình ở nhà khi có điều kiện. Giải pháp này cũng có thể áp dụng được cho các trường THCS thay thế tạm thời những mô hình giòn gãy, hỏng.
II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
a. Hiệu quả kinh tế:
Chi phí để làm mô hình ADN không cao. Mô hình được thiết kế từ xốp trải nhà, tăm nhọn hai đầu, giấy nhựa xốp bitis, băng keo trắng. Tính cụ thể thì tờ giấy nhựa xốp bitis giá 3000đ có thể làm được 2 đoạn mạch ADN, còn các loại nucleotit thì tận dụng những đồ dùng sẵn có như xốp trải nhà, liên kết hiđro làm từ tăm nhọn hai đầu và nhóm photphat (P), đường đêôxiribôzơ (C5H10O4) (Đ) dùng băng keo trắng, cắt và vẽ. Thời gian làm được 1 mô hình ADN cũng rất ít chỉ mất khoảng 40- 45 phút là hoàn thành. 
b. Hiệu quả về mặt xã hội: Với giải pháp tự tạo ra mô hình ADN đã đem lại lợi ích cho nhiều người. 
 - Đối với học sinh, khi làm ra được nhiều mô hình thì nhiều em được tự tham gia vào thực hành hơn, không phải thay nhau làm theo nhóm. Cách làm mô hình rất đơn giản, học sinh cũng có thể tự làm được để thực hành ở nhà. Khi các em được thực hành nhiều thì thành thục kĩ năng thực hành và củng cố khắc sâu được các kiến thức mình đã học được trên lớp, càng thấy hứng thú và yêu thích môn học.
 - Đối với nhà trường, có thể tạm thời bổ sung thêm số lượng ADN trong kho thiết bị, giảm chi phí trong việc mua sắm thiết bị. 
 - Đối với bản thân tôi, có thể chủ động sử dụng mô hình trong giảng dạy kiến thức ADN trên lớp. 
c. Giá trị làm lợi khác
Từ những vật liệu đơn giản có sẵn trong đời sống đã sáng tạo ra mô hình ADN. Quá trình làm mô hình giúp các em rèn luyện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận, kĩ năng tự học, tự giải quyết các vấn đề.
 Hải Phòng, ngày 18 tháng1năm 2016
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
 Nguyễn Thị Bay
CÁC PHỤ LỤC
1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kĩ thuật của sáng kiến:
 - ADN là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên cơ thể sống, có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
- Năm 1953, J.Oatxơn và F. Crick đã tìm ra và công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN. Theo mô hình này, ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ. Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung: Ađênin (A) liên kêt với Timin (T) bằng hai liên kết hiđrô, Guanin (G) liên kết với Xitôzin (X) bằng 3 liên kết hiđrô. Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotit có chiều dài 34 ăngtron, đường kính vòng xoắn là 20 ăngtron.
 - Để làm được mô hình ADN cần chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ sẵn trong gia đình như: 1 tờ giấy nhựa xốp bitist, xốp trải nhà (4 miếng xốp trải nhà có 4 màu khác nhau: hồng, tím, xanh lục, xanh dương), tăm nhọn hai đầu, thước, kéo, bút, dây thép, keo 502, dao tem cắt xốp, bút dạ.
a. Cách tiến hành:
 - Bước 1: Tạo ra hai đoạn mạch từ 1 tờ giấy nhựa xốp bitist	
+ Dùng thước đo, vẽ và cắt 2 dải nhựa xốp. Mỗi dải xốp dài 36cm, rộng 5cm.
+ Gập đôi mỗi dải xốp, dùng keo 502 dính chặt mép cố định dải xốp. Ta được hai dải xốp, mỗi dải rộng 2,5cm, dài 36cm .
+ Trên 2 dải xốp bitis dùng làm hai mạch của phân tử ADN, chúng em cắt các ô nhỏ có kích thước 1 x 0,5cm, khoảng các giữa các ô là 3 cm.
Dùng hai đoạn dây thép, mỗi dây dài khoảng 34cm luồn vào mép dải nhựa xốp. Dùng keo 502 cố định hai đầu.
 - Bước 2: Tạo ra các nucleotit từ các mảnh xốp trải nhà.
+ Lấy 4 mảnh xốp với 4 màu: xanh lam, xanh dương, hồng, tím để làm 4 loại nucleotit: xốp màu hồng làm nucleotit loại T, xốp màu tím làm nucleotit loại G, xốp màu xanh lam làm nucleotit loại X, xốp màu xanh dương làm nucleotit loại A.
+ Mỗi mảnh xốp ta dùng thước đo, cắt tạo thành các dải xốp dài 9cm, rộng 1,5cm. 
+ Từ đầu mỗi mảnh xốp màu tím ta đo 6cm vạch 1 hình cung lồi . Dùng dao tem cắt theo đường vạch hình cung. Dùng bút dạ ghi kí hiệu G.
+ Từ đầu mỗi mảnh xốp màu xanh lam ta đo 3cm vạch 1 hình cung lõm, sao cho độ lõm của màu xanh lam phải khớp với độ lồi của màu tím. Dùng dao tem cắt theo đường vạch hình cung. Dùng bút dạ kí hiệu X.
+ Từ đầu mỗi mảnh xốp màu xanh dương ta đo 6cm vạch 1 hình tam giác nhọn. Dùng dao tem cắt theo đường vạch hình tam giác nhọn. Dùng bút dạ kí hiệu A.
+ Từ đầu mỗi mảnh xốp màu hồng ta đo 3cm vạch 1 hình tam giác nhọn lõm đầu nhọn về phía trong , sao cho độ lõm của tam giác màu hồng phải khớp với độ lồi của tam giác màu xanh dương. Dùng dao tem cắt theo đường vạch hình tam giác nhọn lõm đầu nhọn về phía trong. Dùng bút dạ kí hiệu T.
+ Dùng tăm nhọn hai đầu thể hiện liên kết hidro. Mỗi tăm nhọn biểu thị 1 liên kết hidro. Theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với T bằng hai liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
+ Nối dải xốp màu xanh lam với dải màu tím bằng 3 que tăm, chúng em làm được 1 cặp G-X.
 + Nối dải xốp màu xanh dương với dải màu hồng bằng hai que tăm, chúng em làm được 1 cặp A-T
 - Bước 3: Lắp hai đoạn mạch hoàn chỉnh:
+ Chúng em gắn từng cặp A-T, G-X lần lượt lên hai thành dải nhựa xốp. 
+ Dùng băng keo trắng, cắt và vẽ nhóm photphat (P), đường đêôxiribôzơ (C5H10O4) (Đ).
 - Bước 4: Tạo ra mô hình một chu kì soẵn phân tử ADN.
 + Lần lượt gắn Đ lên trên phần đầu lồi ra của mỗi nuclêôtit trên hai đoạn mạch.
 + Lần lượt gắn P lên phần giữa khoảng cách giữa hai cặp nuclêôtit trên đoạn 
mạch.
 + Xoắn hai đoạn mạch trên từ trái qua phải, cố định chiều xoắn nhờ sợi dây thép phía trong
 b. Kết quả:
2. Sản phẩm của sáng kiến được áp dụng vào bài dạy:
Tiết 16 - Bài 15: ADN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh phải:
- Phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN, chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp Nucleotit.
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, tự tin khi trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, khi quan sát mô hình không gian của phân tử ADN để nhận biết thành phần cấu tạo.
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
 II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên: (GAĐT)
 - Mô hình phân tử ADN.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, vấn đáp tìm tòi, thông báo, nêu vấn đề, quan sát, TLN
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu trúc NST
2. Bài mới
Hoạt động 1: Cấu tạo hoá học của phân tử ADN
Các năng lực, kĩ năng cần đạt: KN quan sát, KN tìm mối quan hệ, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ, 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
- GV chiếu hình ảnh về ADN, giới thiệu sơ lược mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN và yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi:
? Nêu cấu tạo hoá học của ADN?
? Vì sao nói ADN ctạo theo nguyên tắc đa phân?
? Đơn phân của ADN.
 ? Gồm các loại nucleotit nào, gọi tên từng 
loại và cho biết kí hiệu.
- GV: Cần nhấn mạnh:
 + Là hợp chất hữu cơ
 + ADN là đại phân tử
 + Cấu tạo theo ngyên tắc đa phân
 + Đơn phân của ADN là nuccleotit (A, T,G, X) liên kết với nhau
- Yêu cầu HS đọc lại thông tin, quan sát H15, thảo luận nhóm và trả lời:
? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
- GV nhấn mạnh: cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại nuclêôtit khác nhau là yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù.
- GV cho HS tự rrút ra kết luận
- HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu được câu trả lời, rút ra kết luận.
+ ADN là 1 loại axit nucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P
+ Vì ADN do nhiều đơn phân cấu tạo nên.
- HS: Nuclêôtit
 - HS: Gồm 4 loại . A , T, G, X
- Các nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời: 
+ Tính đặc thù do số lượng, trình tự, thành phần các loại nuclêôtit.
+ Các sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng.
" HS tự rút ra kết luận.
Tiểu kết: 
- ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
- ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X).
- Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nu tạo nên tính đa dạng của ADN.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù của svật.
Hoạt động 2: Cấu trúc không gian của phân tử ADN
Các năng lực, kĩ năng cần đạt: KN quan sát, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ, 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát mô hình phân tử ADN để:
? Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
- GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi:
? Các loại nuclêôtit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?
? Giả sử trình tự các đơn phân trên 1 đoạn mạch ADN như sau:
 – A – T – G – G – X – T– A – G – T – X
Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào ?
? Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung?
- GV: Cần nhấn mạnh: Do NTBS của từng cặp nucleotit đã đưa đến tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. Vì vậy, khi biết trình tự sắp xếp của nucleotit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp của các nucleotit trong mạch đơn kia.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận
- HS quan sát hình, đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức.
- ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên hidro tạo thành cặp.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Các nuclêôtit liên kết thành từng cặp: A-T; G-X (nguyên tắc bổ sung)
+ HS vận dụng nguyên tắc bổ sung để xác định mạch còn lại.
- HS trả lời dựa vào thông tin SGK.
- HS tự rút ra kết luận và ghi vào vở
Tiểu kết: 
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Mỗi vòng xoắn cao 34Ao gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 Ao.
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung.
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia.
+ Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN: A = T; G = X " A+ G = T + X
 (A+ G): (T + X) = 1.
3. Củng cố, kiểm tra đánh giá
- BTTN: Chọn phương án trả lời đúng
Câu 1: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định? 
A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào. 
B. Số lượng các nuclêôtit
C. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN 
D. Tỉ lệ (A + T)/ (G +X ) trong phân tử ADN
Câu 2: Tính đa dạng của ADN do yếu tố nào sau đây quy định? 
A. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN 
B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN 
C. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào. 
D. Số lượng các nuclêôtit
Câu 3: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả : 
A. A = X, G = T 	B. A + T = G + X 
C. A + G = T + X 	D. A + X + T = X + T + G 
Câu 4 : Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1.200.000, biết loại T = 200.000. Vậy số nuclêôtit loại X là bao nhiêu?
A. X = 1.000.000	B. X = 500.000
C. X = 400.000	D. X = 800.000
Câu 5: Cấu trúc không gian của phân tử ADN là :
A. 1 chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải
B. 1 chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải
C. 2 chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái
D. 2 chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái
Câu 6: Số nuclêôtit trong 1 chu kì xoắn của phân tử ADN là:
A. 10.	B. 20.	
C. 40	D. 80
4. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK
- Chuẩn bị bài 16
Tiết 21- Bài 20: 
THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: 
- Củng cố cho HS kiến thức về cấu trúc phân tử ADN.
2. Kỹ năng: 
- Rèn được kĩ năng quan sát ADN. 
- Rèn thao tác lắp rắp mô hình ADN
3. Thái độ: Tính cẩn thận, chính xác trong quá trình thực hành 
II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo dời.
- Màn hình và máy chiếu (nguồn sáng).
- Đĩa CD, băng hình về cấu trúc phân tử ADN.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức về ADN
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong phần thực hành của học sinh
2. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
Các NL, KN cần đạt: KN quan sát, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Quan sát mô hình
- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình phân tử ADN, thảo luận:
? Vị trí tương đối của 2 mạch nuclêôtit? Chiều xoắn của 2 mạch?
? Đường kính vòng xoắn? Chiều cao vòng xoắn? Số cặp nuclêôtit trong 1 chu kì xoắn?
? Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành cặp?
- GV gọi HS lên trình bày trên mô hình. 
2. Chiếu mô hình ADN
- GV chiếu mô hình ADN lên màn hình. Yêu cầu HS so sánh hình này với H15 SGK.
- HS quan sát kĩ mô hình, vận dụng kiến thức đã học và nêu được:
+ ADN gồm 2 mạch song song, xoắn phải.
+ Đường kính 20 ăngtoron, chiều cao 34 ăngtơron gồm 10 cặp nuclêôtit/ 1 chu kì xoắn.
+ Các nuclêôtit liên kết thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A – T; G – X.
- Đại diện các nhóm trình bày, vừa chỉ trên mô hình
 + Đếm số cặp
 + Chỉ rõ các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau
- HS quan sát trên màn hình.
- HS quan sát hình, đối chiếu với H 15 và rút ra nhận xét.
Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
* Các NL, KN cần đạt: KN quan sát, NL tự học, NL tự quản lý, NL hợp tác, KN thực hành....
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
- GV hướng dẫn cách lắp ráp mô hình:
+ Lắp mạch 1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống
Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí đảm bảo khoảng cách với trục giữa.
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với đoạn 1.
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch.
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện đánh giá chéo kết quả lắp ráp.
- HS ghi nhớ kiến thức, cách tiến hành.
- Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn. Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể.
+ Chiều xoắn 2 mạch.
+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn.
+ Sự liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
- Đại diện các nhóm nhận xét tổng thể, đánh giá kết quả.
 - Cho HS xem băng hình hoặc đĩa về các nội dung: cấu trúc ADN, ...
3. Kiểm tra - đánh giá
- GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành.
- Căn cứ vào phần trình bày của HS và kết quả lắp ráp mô hình để đánh giá điểm.
4. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà
- Vẽ hình 15 SGK vào vở.
- Ôn tập 3 chương 1, 2, 3 theo câu hỏi cuối bài chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1tiết.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tu_tao_mo_hinh_adn_ap_dung_vao_day_chu.doc
Sáng Kiến Liên Quan