Sáng kiến kinh nghiệm Tự động hóa mô hình các phân tử hợp chất hữu cơ

II.1.1. Xu hướng phát triển mô hình, đồ dùng dạy học hóa học.

Việc thiết kế mô hình, đồ dùng dạy học hiện nay rất được chú trọng, khuyến khích và đang phát triển theo xu hướng như sau:

- An toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.

- Chuyển từ mô hình, đồ dùng ở dạng tĩnh sang dạng động, từ mô phỏng đơn giản sang tinh vi, tự động hóa nhiều hơn, sát với thực tế đối tượng được mô phỏng. để tăng tính chính xác, khách quan của thông tin, kích thích sự khám phá do mô hình, đồ dùng dạy học mang lại.

- Dễ thiết kế, dễ sử dụng, giá thành thấp.

- Góp phần xây dựng và phát triển kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.

II.1.2. Sử dụng mô hình, đồ dùng trong dạy học hóa học.

Có thể sử dụng mô hình, đồ dùng trong dạy học hóa học theo nhiều cách : Đưa vào tiết dạy, bài kiểm tra, đánh giá, cho về nhà nghiên cứu, thiết kế, hoạt động ngoại khóa

Mô hình, đồ dùng trong dạy học hóa học giúp cho việc truyền tải kiến thức một cách chính xác, tự nhiên, khách quan, sinh động, tạo sự hứng thú cho cả người dạy và người học.

Ý nghĩa của mô hình, đồ dùng trong dạy học hóa học:

- Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ thực tế đến lí thuyết, từ cấu tạo đến tính chất, từ cụ thể, thực tiễn đến tư duy trừu tượng, tạo điều kiện cho việc học gắn liền với thực tế, tạo sự hứng thú trong học tập.

- Giúp học sinh mở rộng hiểu biết, có thói quen liên hệ giữa thực tiễn với lý thuyết, vận dụng chúng để nghiên cứu, phát triển lẫn nhau và kiểm chứng cho nhau.

- Xây dựng và phát triển kĩ năng quan sát, thu thập, hướng dẫn, xử lí thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động: Rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, sáng tạo, khoa học, tính kỉ luật, tổ chức

 

docx25 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tự động hóa mô hình các phân tử hợp chất hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyên tử cacbon (trục này gọi là trục C-O). Một trong hai quả bóng nhựa, gắn một lỗ cắm sao cho lỗ cắm tạo với trục C-O một góc khoảng 1070 ta được mô hình nguyên tử oxi thứ nhất, gọi là nguyên tử O1, mô hình nguyên tử oxi còn lại gọi là nguyên tử O2, cần sơn đỏ cho cả nguyên tử O1 và O2.
Dùng 6 quả bóng nhỏ làm mô hình nguyên tử hiđro. Xuyên tâm các quả bóng để sau lấy thanh nan hoa gắn vào nguyên tử C, nguyên tử O, sơn trắng ta được mô hình các nguyên tử H.
Dùng 6 quả bóng nhựa cỡ lớn làm mô hình nguyên tử C của vòng benzen. Mài vát các quả bóng, xuyên lỗ để gắn vào vòng thép. Bên trong, ở vị trí kề nhau giữa hai quả bóng được gắn 2 nam châm đối diện nhau, đỉnh ngoài mỗi quả bóng tạo một lỗ cắm để sau này gắn nguyên tử C, H, tạo ra bộ khung vòng benzen. Một trong 6 quả bóng này (nên chọn quả bóng nằm hai bên) được gắn thêm 2 nửa nam châm tạo thành vòng quanh lỗ cắm giúp định vị cân bằng OH của phenol, mô hình nguyên tử cacbon này gọi là nguyên tử Cb1, sơn đen mô hình này ta được mô hình các nguyên tử C của benzen.
Thiết kê vòng benzen
Dùng các thanh nan hoa cắt bớt sao cho chiều dài đủ làm các trục C-C, C-O, C=O, CH, O-H, trục đứng cho các phân tử chứa 2 cacbon (etin, eten, etan, etanol, etanal, axit axitetanoic), làm trục đứng và khung cho các phân tử chứa 6 cacbon (bezen, phenol).
Để làm cho các bộ phận cần thiết quay được khi biểu diễn ta dùng môtơ nhỏ chạy bằng nguồn 3 pin 1,5 v có gắn bảng mạch điều khiển từ xa (tận dụng từ xe điều khiển hỏng của trẻ em) gắn vào trục đứng của các phân tử chứa 2 cacbon, gắn vào trục nguyên tử O1.
II.2.4.2. Cách lắp ráp
II.2.4.2.1. Cách lắp ráp mô hình phân tử etan
Dùng thanh trục đứng lắp 2 nguyên tử C1, C2 sao cho nguyên tử C ở trên gắn tương đối chặt với trục ( khi môtơ làm tục quay nguyên tử C này quay theo), lắp vào mỗi nguyên tử C này 3 nguyên tử hiđro ở các lỗ cắm nhóm 1.
Ở mô hình này,các nguyên tử H có thể quay quanh trục liên kết C-H, các cụm nguyên tử CH3 có thể quay quanh trục liên kết C-C (khi có lực tác động từ bên ngoài), sau đó phân tử etan tự động về trạng thái bền (xen kẽ - nhìn theo trục liên kết C-C thấy ba nguyên tử hiđro ở cacbon số một và ba nguyên tử hiđro ở cacbon số hai lần lượt đan xen nhau).
Khi ta bật công tắc, bấm điều khiển từ xa, nhóm CH3 phía trên sẽ quay, nhóm CH3 phía dưới có thể quay theo nhưng chậm hơn. Khi ngừng điều khiển thì chuyển động quay ở trên sẽ chậm dần và tự động về trạng thái bền (xen kẽ).
II.2.4.2.2. Cách lắp ráp mô hình phân tử eten
Dùng thanh trục (ngắn) C-C lắp 2 nguyên tử C1, C2, xoay cốt C1, C2 sao cho 3 chốt ngập vào 3 rãnh cạn hơn ở trên các nguyên tử C1, C2 (làm giảm khoảng cách C1, C2 so với etan), lắp vào mỗi nguyên tử này 2 nguyên tử hiđro ở các lỗ cắm nhóm 2, kéo thanh hãm để hạn chế góc quay giữa hai nhóm CH2 còn khoảng 30-400.
Với mô hình trên,các nguyên tử H có thể quay quanh trục liên kết C-H, các cụm nguyên tử CH2 có thể dao động quay quanh trục liên kết C-C (khi có lực tác động từ bên ngoài) một góc nhất định, sau đó phân tử eten tự động về trạng thái bền ( tâm của 6 nguyên tử nằm trên một mặt phẳng).
Khi ta bật công tắc, bấm điều khiển từ xa, nhóm CH2 phía trên sẽ dao động (lúc lắc). Khi ngừng điều khiển thì chuyển động ở trên sẽ chậm dần và tự động về trạng thái bền (phẳng).
II.2.4.2.3. Cách lắp ráp mô hình phân tử etin
Dùng thanh trục (dài) C-C lần lượt lắp nguyên tử H, 2 nguyên tử C1, C2 rồi đến nguyên tử H, kéo thanh hãm để hạn chế góc quay giữa hai nhóm CH còn khoảng 15-200, xoay các cốt C1, C2 sao cho 3 chốt ngập vào 3 rãnh sâu hơn ở trên các nguyên tử C1, C2 (làm giảm khoảng cách C1, C2 so với eten).
Ở mô hình vừa láp ráp,các nguyên tử H có thể quay quanh trục liên kết C-H, các cụm nguyên tử CH có thể dao động quay (khó khăn hơn rất nhiều so với trường hợp eten) quanh trục liên kết C-C (khi có lực tác động từ bên ngoài) một góc nhất định.
Khi ta bật công tắc, bấm điều khiển từ xa, nhóm CH phía trên sẽ dao động quay (lúc lắc). Khi ngừng điều khiển thì dao động quay ở trên sẽ chậm dần.
II.2.4.2.4. Cách lắp ráp mô hình phân tử etanol
Để lắp ráp mô hình phân tử etanol ta tiến hành giống như lắp ráp mô hình etan, chỉ khác là H ở vị trí có 2 lỗ cắm liền kề nhau của C1 được thay bằng một nhóm OH được tạo từ 1 H, nguyên tử O1.
Ở mô hình vừa có, các nguyên tử H có thể quay quanh trục liên kết C-H, các nhóm nguyên tử CH3, CH2OH có thể quay quanh trục liên kết C-C, nhóm nguyên tử OH có thể quay quanh trục liên kết C-O (khi có lực tác động từ bên ngoài), sau đó phân tử etanol tự động về trạng thái bền nhất (xen kẽ - nhìn theo trục liên kết C-C thấy 2 H với O của C1 và ba H của C2 lần lượt đan xen nhau, H của OH hướng về phía xa C1 nhất).
Khi ta bật công tắc, bấm điều khiển từ xa, nhóm CH2OH và nhóm OH sẽ quay, nhóm CH3 phía dưới có thể quay theo nhưng chậm hơn. Khi ngừng điều khiển thì các chuyển động quay ở trên sẽ chậm dần và tự động về trạng thái bền. Tùy vào mục đích mà ta có thể ngắt công tắc để cho 1 trong hai nhóm trên quay khi biểu diễn.
II.2.4.2.5. Cách lắp ráp mô hình phân tử etanal
Để lắp ráp mô hình phân tử etanal ta tiến hành giống như lắp ráp mô hình etan, chỉ khác là. 3 H ở C1 được thay bằng 1 nguyên tử H lắp vào lỗ cắm nhóm 2 gần kề lỗ cắm nhóm 1 và O2 lắp vào lỗ cắm nhóm 2 còn lại.
Ở mô hình này, các nguyên tử H có thể quay quanh trục liên kết C-H, các nhóm nguyên tử CH3, CHO có thể quay quanh trục liên kết C-C (khi có lực tác động từ bên ngoài), sau đó phân tử etanal tự động về trạng thái bền nhất ( nhìn theo trục liên kết C-C thấy H của C1 xen kẽ, còn O của C1 che khuất H của C2).
Khi ta bật công tắc, bấm điều khiển từ xa, nhóm CHO phía trên sẽ quay, nhóm CH3 phía dưới có thể quay theo nhưng chậm hơn. Khi ngừng điều khiển thì chuyển động quay ở trên sẽ chậm dần và tự động về trạng thái bền.
II.2.4.2.6. Cách lắp ráp mô hình phân tử axit etanoic
Để lắp ráp mô hình phân tử axit etanoic ta tiến hành giống như lắp ráp mô hình etanal, chỉ khác là H ở của C1 thay bằng một nhóm OH được tạo từ 1 H và nguyên tử O1.
Ở mô hình axit etanoic, các nguyên tử H có thể quay quanh trục liên kết C-H, O-H, các nhóm nguyên tử CH3, COOH có thể quay quanh trục liên kết C-C, nhóm OH có thể quay quanh trục liên kết O-C (khi có lực tác động từ bên ngoài), sau đó phân tử tự động về trạng thái bền nhất (nhìn theo trục liên kết C-C thấy O2 của C1 che khuất còn OH của C1 xen kẽ với H của C2, H của OH hướng ra xa C2, nghĩa là C1, C2, O1, H của O1 tạo thành hình giống chữ Z) hoặc trạng thái kém bền hơn (gần giống ở trên, nhưng H của OH hướng lại gần C2 , nghĩa là C1, C2, O1, H của O1 tạo thành hình giống chữ C).
Khi ta bật công tắc, bấm điều khiển từ xa, nhóm COOH, OH sẽ quay, nhóm CH3 phía dưới có thể quay theo nhưng chậm hơn. Khi ngừng điều khiển thì chuyển động quay ở trên sẽ chậm dần và tự động về trạng thái bền. Tùy vào mục đích mà ta có thể ngắt công tắc để cho 1 trong hai nhóm trên quay khi biểu diễn.
II.2.4.2.7. Cách lắp ráp mô hình phân tử benzen.
Từ bộ khung vòng benzen, chỉ cần lắp lần lượt 6 H vào 6 lỗ cắmcủa 6 C ta được mô hình phân tử benzen.
Ở mô hình phân tử benzen, các nguyên tử H có thể quay quanh trục liên kết C-H, các nhóm nguyên tử C-H có thể quay quanh trục liên kết C-C, một góc nhất định (khi có lực tác động từ bên ngoài), sau đó phân tử tự động về trạng thái bền là trạng thái phẳng.
II.2.4.2.8. Cách lắp ráp mô hình phân tử phenol.
Cách lắp ráp mô hình phân tử phenol giống như lắp ráp mô hình phân tử benzen, chỉ khác là thay H ở Cb1 bằng nhóm OH của etanol.
Ở mô hình phân tử phenol, các nguyên tử H có thể quay quanh trục liên kết C-H, O-H các nhóm nguyên tử CH, COH có thể quay quanh trục liên kết C-C, một góc nhất định (khi có lực tác động từ bên ngoài), sau đó chúng tự động về trạng thái bền là trạng thái phẳng. Riêng nhóm OH có khả năng quay quanh trục liên kết C-O sau đó, tự động về trạng thái bền là trạng thái cân bằng mà O-H ở vị trí vuông góc với mặt phẳng “vòng benzen”.
Khi ta bật công tắc, bấm điều khiển từ xa, nhóm OH sẽ quay. Khi ngừng điều khiển thì chuyển động quay ở trên sẽ chậm dần và tự động về trạng thái bền. Trong quá trình chuyển động của các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong các mô hình trên, khoảng cách giữa các nguyên tử, nhóm nguyên tử có thể thay đổi vì khi đó lò xo co giãn theo chuyển động dọc trục của các nguyên tử, nhóm nguyên tử.
Lưu ý: Một số lưu ý khi tiến hành lắp ráp mô hình các phân tử trên.
- Giữa các nguyên tử C-C, C-H O-H được lắp thêm lò xo và vòng đệm mỏng.
- Điều chỉnh khoảng cách giữa các nguyên tử cho phù hợp bằng cách xê dịch cốt C, cốt O.
Từ đầu tháng 11 năm 2020, tôi bắt đầu nghiên cứu về đề tài theo các hướng sau:
Thứ nhất, về việc cải tiến thiết bị, vật liệu: Qua tham khảo các mô hình đã có cho thấy việc thiết kế đã phải dùng khá nhiều nguyên vật liệu như các quả cầu nhựa, thanh kim loại, đinh vít..., mất rất nhiều thời gian cho thiết kế, chế tạo, lắp đặt và tháo dỡ, nếu cần dùng nhiều mô hình thì khó khăn trong việc vận chuyển, di dời vì khá cồng kềnh...Từ đó cho thấy cần cải tiến trong thiết kế sao cho từ một lượng ít nhất các vật liệu đã được chế tạo sẵn ban đầu có thể lắp ráp thành mô hình của nhiều phân tử khác nhau để tiết kiệm nguyên vật liệu, công sức, thời gian trong thiết kế cũng như sử dụng.
Thứ hai, tạo thêm nhiều tính năng của các mô hình mô hình để giống phân tử thực: Thực tế trong các phân tử, khoảng cách, góc gữa các nguyên tử, nhóm nguyên tử không cố định mà dao động quanh một giá trị cân bằng, các nguyên tử, nhóm nguyên tử có thể quay rồi tự trở về trạng thái cân bằng... khi có lực tác động.
Thứ ba, lắp đặt các thiết bị điều khiển tự động để khi biểu diễn, thí nghiệm cho phép chúng ta đặt các mô hình ở những vị trí thuận lợi cho người xem rồi người biểu diễn điều khiển từ xa mà không cần lại gần các mô hình làm giảm tính khách quan, chân thực trong quá trình biểu diễn.
Thứ tư, cách thiết kế phải đơn giản, vật liệu sử dụng dễ kiếm, rẻ tiền, an toàn với con người và môi trường... để mọi học sinh và giáo viên đều có thể thiết kế và sử dụng.
Việc thiết kế đã hoàn thành vào cuối tháng 01 năm 2021 và đã đưa vào thực nghiệm làm đồ dùng phục vụ cho học tập của học sinh và đồ dùng hỗ trợ dạy học Hóa Học ở các lớp gồm 11A, 11H của Trường THPT Thanh Chương 1.
II.3. Thực nghiệm sư phạm.
II.3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm.
Ở lớp thực nghiệm chúng tôi sử dụng mô hình phục vụ cho giảng dạy. Ở lớp đối chứng giảng dạy theo giáo án tương tự nhưng không sử dụng mô hình. Trước và sau quá trình giảng dạy đó, có điều tra, đánh giá kết quả.
II.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
II.3.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm. 
Chúng tôi chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng đều thuộc Trường THPT Thanh Chương 1, tương đương nhau về các mặt: Chất lượng học tập bộ môn, số lượng, cùng giáo viên dạy.
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp
Sĩ số
Lớp
Sĩ số
11A (TN1)
41
11B (ĐC1)
39
11H (TH2)
38
11I (ĐC 2)
40
II.3.2.2. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm.
Giáo viên dạy là thầy Nguyễn Khâm Anh và cô Nguyễn Thị Thu Thủy, giáo viên dạy tại trường THPT Thanh Chương 1, Thanh Chương – Nghệ An. 
II.3.2.3. Phiếu điều tra.
Trước và sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi phát phiếu điều tra giống nhau ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
Phiếu điều tra:
Đánh dấu X vào ô tương ứng với cảm nhận của em về môn hóa học 
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
II.3.3. Tổ chức thực nghiệm.
II.3.3.1. Tiến hành thực nghiệm.
 Từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 3 năm 2021, chúng tôi đã dạy theo các giáo án thực nghiệm ở các lớp thực nghiệm (có sử dụng mô hình một số phân tử hợp chất hữu cơ), các lớp đối chứng dạy theo giáo án thông thường. Sau khi dạy xong chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 lần.
Trước và sau thực nghiệm, chúng tôi phát phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh ở các lớp tiến hành thực nghiệm với nội dung các phiếu là giống nhau.
II.3.3. 2. Kết quả thực nghiệm.
* Kết quả bài kiểm tra lần 1:
Bảng phân phối điểm kiểm tra lần 1
Lớp
Số HS
Số HS đạt điểm Xi
Điểm TB 
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN1
41
0
0
0
2
1
3
7
9
9
6
4
7.22
ĐC1
39
0
0
0
1
3
6
10
6
6
4
3
6.69
TN2
38
0
0
0
0
1
3
7
8
9
7
3
7.42
ĐC2
40
0
0
0
1
2
9
8
7
6
5
2
6.65
∑TN
79
0
0
0
2
2
6
14
17
18
13
7
7.32
∑ĐC
79
0
0
0
2
5
15
18
13
12
9
5
6.67
Bảng tổng hợp điểm số bài kiểm tra lần 1
Đối tượng
% Yếu, kém
% TB 
% Khá
% Giỏi
TN
5.06
25.32
44.30
25.32
ĐC
8.86
41.77
31.65
17.72
% Điểm yếu kém
% Điểm TB
% Điểm Khá
% Điểm Giỏi
* Kết quả bài kiểm tra lần 2:
 Bảng phân phối điểm kiểm tra lần 2
Lớp
Số
HS
Số HS đạt điểm Xi
Điểm 
TB
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN1
41
0
0
0
0
2
3
7
7
9
10
3
7.46
ĐC1
39
0
0
0
2
3
7
9
10
4
3
1
6.31
TN2
38
0
0
0
0
1
3
6
9
8
8
3
7.47
ĐC2
40
0
0
0
1
2
9
9
6
7
5
1
6.58
∑TN
79
0
0
0
0
3
6
13
16
17
18
6
7.47
∑ĐC
79
0
0
0
3
5
16
18
16
11
8
2
6.44
Bảng tổng hợp điểm số bài kiểm tra lần 2.
Đối tượng
% Yếu, kém
% TB 
% Khá
% Giỏi
TN
3.80
24.05
41.77
30.38
ĐC
10.13
43.04
34.18
12.66
% Điểm yếu kém
% Điểm TB
% Điểm Khá
% Điểm Giỏi
* Kết quả điều tra hứng thú học tập của học sinh.
Trước và sau khi các lớp được tiếp cận, sử dụng mô hình đã thiết kế, tôi tiến hành điều tra về tình cảm, thái độ học tập môn Hóa Học của học sinh. Vào giữa tháng 01 năm 2021, và đầu tháng 3 năm 2021, tôi đã tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu thăm dò tình cảm, thái độ học tập môn Hóa Học của học sinh bốn lớp gồm 11A, 11H (lớp thực nghiệm), 11B, 11I (lớp đối chứng), trong đó năng lực học tập môn Hóa Học của lớp 11A tương đương 11B, 11H tương đương 11I. Cụ thể mỗi học sinh các lớp điều tra được phát mỗi lần một phiếu thăm dò tình cảm, thái độ học tập môn Hóa Học theo các cấp độ: Rất thích, thích, bình thường, không thích, nhàm chán.
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
Kết quả thu được khi phát phiếu thăm dò lần 1 ở các lớp 11A, 11H vào thời điểm các lớp chưa tiếp cận, sử dụng mô hình đã thiết kế:
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
13
17
21
18
10
16,46%
21,52%
26,58%
22,79%
12,65%
Kết quả thu được khi phát phiếu thăm dò lần 2 ở các lớp 11A, 11H sau khi các lớp đã được tiếp cận, sử dụng mô hình đã thiết kế:
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
7
11
20
23
18
8,86%
13,92%
25,32%
29,11%
22,79%
Kết quả thu được khi phát phiếu thăm dò lần 1 ở các lớp 11B, 11I vào thời điểm các lớp (11A, 11H) chưa tiếp cận, sử dụng mô hình đã thiết kế:
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
15
17
20
16
11
18,99%
21,52%
25,32%
20,25%
13,92%
Kết quả thu được khi phát phiếu thăm dò lần 2 ở các lớp 11B, 11I sau khi các lớp (11A, 11H) đã được tiếp cận, sử dụng mô hình đã thiết kế:
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
17
18
22
13
9
21,52%
22,79%
27,85%
16,46%
11,38%
II.3.3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
* Về kết quả bài kiểm tra.
Các kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. Điều đó thể hiện ở các điểm sau:
- Tỷ lệ % học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm trong hai trường hợp thấp hơn so với lớp đối chứng. Đồng thời tổng % học sinh đạt trung bình khá, giỏi các lớp thực nghiệm lại tăng hơn so với lớp đối chứng.
- Chất lượng học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.
* Về kết quả điều tra hứng thú học tập ở học sinh
Kết quả thực nghiệm ở 11A, 11H cho thấy sau khi áp dụng các mô hình vào học tập thì các bạn hăng say hơn, thích thú hơn trong giờ học Hóa học. Cụ thể, so với trước, sau khi sử dụng các mô hình trong học tập, số bạn không thích, nhàm chán khi học môn Hóa Học giảm xuống khá nhiều, số bạn thích, rất thích học môn này tăng lên đáng kể. 
Ở các lớp đối chứng, kết quả cho thấy, số bạn không thích, nhàm chán khi học môn Hóa học có xu hướng tăng lên, còn số bạn thích, rất thích học môn này lại giảm. Một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đó là các học sinh này và học sinh khối 11 nói chung vừa học xong một phần rất khó trong chương trình hóa học trung học phổ thông – hóa học hữu cơ lớp 11.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
	III.1. Kết luận chung.
III.1.1. Quy trình thiết kế và vận dụng mô hình minh họa vào việc dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng, phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay cùng với xu hướng cải tiến đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt phát huy được tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
III.1.2. Việc vận dụng mô hình minh họa vào trong dạy học hóa học thực sự góp phần làm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu của cải cách giáo dục hiện nay, gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tìm kiếm kiến thức và giáo viên trong quá trình dạy học.
III.1.3. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn của đề tài, tính khả thi và hiệu quả cao của việc đề xuất quy trình thiết kế và vận dụng mô hình minh họa vào dạy học.
III.2. Một số đề xuất
Phát huy tối đa vai trò của mô hình minh họa hóa học nói riêng, mô hình minh họa nói chung trong dạy học ở trường phổ thông là yêu cầu tất yếu và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để phát huy được tối đa hiệu quả của mô hình minh họa trong dạy học chúng tôi thấy:
- Việc thiết kế và vận dụng mô hình minh họa: Đòi hỏi nhiều công phu, từ việc thiết kế mô hình minh họa đến việc vận dụng nó trong dạy học một cách hợp lí.
- Các nhà trường cần chuẩn bị phương tiện, thiết bị để hỗ trợ tốt cho mục tiêu đề ra như: máy chiếu, mô hình, tranh vẽ, trang bị dụng cụ và hóa chất, dạy học có sử dụng mô hình minh họa. 
- Cần đưa vào áp dụng đại trà việc thiết kế, vận dụng mô hình minh họa trong dạy học hóa học nói riêng, trong dạy học nói chung để kích thích và nâng cao khả năng tư duy, hứng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 
Bên cạnh đó, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau. Kết hợp hài hòa, hiệu quả phương pháp dạy học hiện đại như dạy học nêu vấn đề, sử dụng hoạt động nhóm với các phương pháp dạy học cổ điển.
Vì năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, thời gian không được nhiều nên đề tài trên không tránh khỏi những thiếu sót, cần được nghiên cứu và bổ sung thêm. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu thu được, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn việc thiết kế và vận dụng mô hình minh họa ở trường THPT, qua đó nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả dạy học, góp phần đáp đào tạo, bồi dưỡng nên những con người mới đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
 Thanh Chương ngày 12 tháng 03 năm 2021.
 Người viết:
 Nguyễn Khâm Anh.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN 1: ĐẠT VẤN ĐỀ
1
I. Lý do chọn đề tài.
1
II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
1
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2
I. Xu hướng phát triển mô hình, đồ dùng dạy học hóa học.
2
II. Sử dụng mô hình đồ dùng trong dạy học hóa học.
2
III. Thực trạng về việc thiết kế và sử dụng mô hình, đồ dùng dạy học hóa học hiện nay ở trường THPT thuộc tỉnh Nghệ An.
2
PHẦN 3: THIẾT KẾ MÔ HÌNH MỘT SỐ PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ PHỤC VỤ CHO DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỌC
3
I. Cấu trúc các phân tử được thiết kế mô hình
3
1. Cấu trúc phân tử etin
3
2. Cấu trúc phân tử eten
4
3. Cấu trúc phân tử etan
5
4. Cấu trúc phân tử benzen
6
5. Cấu trúc phân tử metanol
7
6. Cấu trúc phân tử metanal
8
II. Chuẩn bị vật liệu
9
III. Tiến hành thiết kế
9
1. Các thông số về kích thước, khoảng cách
9
2. Thiết kế mô hình một số phân tử hợp chất hữu cơ
9
PHẦN 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
13
I. Nội dung thực nghiệm sư phạm
13
II. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
13
1. Chọn mẫu thực nghiệm.
13
2. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm.
13
3. Giáo án thực nghiệm.
14
4. Bài kiểm tra thực nghiệm.
27
5. Phiếu điều tra.
30
III. Tổ chức thực nghiệm.
30
1. Tiến hành thực nghiệm.
30
2. Kết quả thực nghiệm.
31
IV. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
33
PHẦN 5: KẾT LUẬN
33
I. Kết luận chung.
33
II. Một số đề xuất.
34
MỤC LỤC
35

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tu_dong_hoa_mo_hinh_cac_phan_tu_hop_ch.docx
Sáng Kiến Liên Quan