Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm sáng tạo vật liệu Polime bằng phương pháp giáo dục Stem

Thực trạng dạy học môn hóa trong trường phổ thông Qùy Châu hiện nay:

- Môn hóa học là một trong những bộ môn khoa học cơ bản lí do học sinh

được lựa chọn môn hóa của học sinh là chủ yếu thi được rất nhiều trường đại học8

top một như ngành y, nghành kinh tế, nghành công nghệ nói chung là những

trường có điểm đầu vào khá cao.

- Do chương trình thi cử nặng nề về lí thuyết và nhiều bài tập tính toán nên đa

số các em học theo kiểu nhồi nhét kiến thức để đáp ứng cho các kì thi, chính vì vậy

mà các em chưa nhìn thấy vai trò ứng dụng của môn hóa vào đời sống và ứng dụng

trong thực tiễn.

- Học sinh không được trải nghiệm thực tế, nên việc đưa kiến thức khoa học

trở nên nặng nề.

- Việc tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM ở trường THPT nói chung

còn hạn chế, các trường chủ yếu còn giao nhiệm vụ cho tổ nhóm tạo ra một sản

phẩm STEM chứ chưa mang tự giác. Đó là lí do các em học sinh chủ yếu là để đối

phó với các kì thi còn yếu tố đam mê thích rất ít, đặc biệt các học sinh miền núi tư

duy còn yếu.

- Chính vì vậy đầu năm học 2020-2021 bản thân tôi đã tiến hành khảo sát 136

học sinh khối 12 (gồm 4 lớp 12A1, 12A2, 12C6, 12D) về sự hứng thú, cách thức

học và nội dung phương pháp học môn hóa.

pdf46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm sáng tạo vật liệu Polime bằng phương pháp giáo dục Stem", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, 
làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng 
đến sinh trưởng của cây trồng. 
 Khi túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông, ngòi. Chúng sẽ làm tắc nghẽn cống, 
rãnh và gây nên ứ đọng nước thải, dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. 
*Tác hại của túi nilon đối với sức khỏe con người: 
 Vì túi nilon được làm từ dầu mỏ nên khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất 
độc đioxin và furan gây ngộ độc và ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, gây ung thư và 
giảm khả năng miễn dịch.... 
 Hiện nay, nhiều người có thói quen sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm tươi 
sống và cả thực phẩm còn nóng mà không hề biết rằng túi nilon khi gặp nhiệt độ 
nóng sẽ bị nhiễm các kim loại nặng như cadimi, chì gây ung thư não và phổi. 
Chính vì vậy nếu chúng ta sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn nóng thì sẽ gây ảnh 
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Theo thống kê, trung bình một hộ gia đình Việt 
Nam sử dụng 5-7 túi nilon/ngày. Như vậy, mỗi ngày sẽ có hàng triệu túi nilon 
được sử dụng và thải ra môi trường. Chỉ tính riêng khi khảo sát một số trường học 
ở địa phương như là trường tiểu học thị trấn tân lạc huyện Quỳ Châu theo tổng hợp 
tại thời điểm chúng tôi khảo sát thì tổng số học sinh của trường là 613 học sinh qua 
khảo sát trung bình mỗi ngày các em thường dùng túi nilon, hộp đựng xôi thì có 
khoảng 60% các em đã sử dụng và sẽ thải ra rất nhiều khối lượng nhựa và túi núi 
nilon và chai/lon nhựa đựng nước ngọt và sẽ thải ra rất nhiều khối lượng nhựa, 
cùng với đó qua khảo sát trường THPT Quỳ Châu tại nơi tôi đang giảng dạy có 
tổng số học sinh toàn trường là 1554 em qua khảo sát cũng rất nhiều học sinh sử 
dụng túi đựng nilon, hộp đựng xôi, chai nước ngọt, lon nước ngọt qua khảo sát 
cũng đã thu được kêt quả hơn 50% các em trả lời cũng sử dụng túi nilon, hộp xôi, 
chai nước ngọt..Với riêng tính đến cả huyện, cả tỉnh, trung bình mỗi ngày sẽ thả ra 
500-2000 tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm đến 7-8%. Nguy hại hơn là lượng 
túi nilon này đang tăng dần theo năm . 
5) Nhận xét, đánh giá: 
 Trên cơ sở các sản phẩm của cá nhân và nhóm học sinh, giáo viên đánh giá, 
nhận xét, giúp học sinh nêu được vấn đề cần nghiên cứu, giải pháp cho vấn đề 
nghiên cứu, từ đó định hướng cho hoạt động tiếp theo của học sinh. 
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền( hoạt động ngoài lớp học). 
1) GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhóm I: Trải nghiệm hoạt đông về chất dẻo. 
Nhóm II: Trải nghiệm hoạt động về cao su. 
34 
Nhóm III:Trải nghiệm về tơ. 
Sản phẩm được sử dụng như thế nào, ý nghĩa, làm như thế nào làm giảm thiểu rác thải để 
bảo vệ sức khỏe cho con người?Cách bảo quản sản phẩm? 
2) HS nhận nhiệm vụ và thực hiện: 
 Thực hiện dự án: HS lên kế hoạch làm việc nhóm, cùng tìm hiểu quy trình 
tái chế vật liệu polime biến những vật liệu polime từ chất rác thải thành sản phẩm 
hữu ích trong sinh hoạt gia đình, dụng cụ của lớp, trường, cá nhân mình, nhằm 
giảm thải ô nhiễm môi trường. 
-Nghiên cứu và cùng thử nghiệm trên lớp học. 
-Trao đổi với GV về những khó khăn trong quá trình thực hiện qua điện thoại, 
email. 
-Sửa chữa, hoàn chỉnh sản phẩm. 
-Hướng dẫn sử dụng và bảo vệ sức khỏe. 
3) Báo cáo và thảo luận: HS gửi báo cáo sản phẩm bằng văn bản qua mail. 
4) Dự kiến sản phẩm: 
HS có nhật kí nghiên cứu tài liệu 
Quy trình tái chế sản phẩm: 
Nhựa phế thải 
Phân loại 
Làm sạch 
Ý tưởng tái chế 
Sản phẩm tái 
chế 
Vấn đề bảo 
về môi 
trường 
Đồ dùng 
trang trí, văn 
phòng, cá 
nhân,.. Tiện lợi dễ 
chế tạo 
35 
Hoạt động 3: Tổ chức báo cáo sản phẩm trước lớp : 45 phút 
1) GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Các nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm của mình trước lớp. 
Các nhóm còn lại trao đổi ý kiến, chất vấn những vấn đề đang còn thắc mắc. 
Các nhóm đánh giá việc thực hiện dự án của nhóm kia và tự đánh giá mình, nhóm 
mình. 
2) HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm của mình. 
Những HS còn lại lắng nghe, ghi chép các góp ý của các thành viên nhóm khác và 
của GV. 
Dựa trên các góp ý của nhóm khác và GV để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm. 
3) Dự kiến sản phẩm 
Các bản ghi chép góp ý của HS. 
Bảng đánh giá sản phẩm. 
Sản phẩm của HS: 
Tóm tắt báo cáo: 
+ Lí do tham gia dự án: Qua hai tiết học về vật liệu polime và dưới sự dẫn dắt 
của giáo viên làm cho chúng em hiểu thêm được những tác hại trầm trọng của việc 
sử dụng vật liệu polime và việc lạm dụng vật liệu polime làm ảnh hưởng đến sức 
khỏe con người cũng như môi trường sống xung quanh. Đặc biệt hơn nữa khi giáo 
viên cho chúng em biết chúng em là những người có thể thay đổi được điều đó 
ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe chính gia đình mình, và trong tương lai không chỉ 
có thể góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cả cộng đồng và môi trường sống xung quanh 
mà còn có thể phát triển kinh tế trên lĩnh vực sử dụng và tái chế vật liệu polime. 
+ Tên dự án nhóm I: Trải nghiệm tái chế từ chất dẻo. 
+ Tên dự án nhóm II: Trải nghiệm tái chế cao su. 
+Tên dự án nhóm III: Trải nghiệm tái chế tơ. 
 *Thiết kế mô hình sản phẩm: 
-Xác định loại đồ nhựa có thể tái sử dụng: chai, cốc, ống hút. 
-Tính toán tỉ lệ giữa các phần và các chi tiết phải đảm bảo các quy luật vật lí. 
-Chiều rộng và chiều dài của sản phẩm phải cân đối (đảm bảo tính bền vững). 
36 
-Thiết kế bản vẽ cho sản phẩm. Mô hình hoàn thiện có thể sử dụng trong đời sống. 
*Chế tạo sản phẩm: 
- Nguyên liệu-vật liệu: 
+ Đồ dùng nhựa đã qua sử dụng (chai, cốc ,ống hút,.) 
+ Vật liệu trang trí (bìa cứng, giấy màu, giấy nhún, mút xốp,.) 
+ Dao dọc giấy, kéo. 
+ Súng bắn keo nến, keo 502, hồ nước. 
- Lắp sản phẩm: 
Tận dụng những vật liệu bằng nhựa để tạo ra những mô hình, đồ vật để trang trí 
theo sở thích của bản thân. 
 *Hoàn thành báo cáo để chuẩn bị trình bày sản phẩm: 
-HS hoàn thiện sản phẩm. 
-Viết báo cáo trình bày về sản phẩm: vật liệu, cách làm, cách vận hành sản 
phẩm, tính ứng dụng của sản phẩm. 
 GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình hoàn thiện sản phẩm và chuẩn bị báo 
cáo. 
+ Hiệu quả: Chúng em thử nghiệm sản phẩm rất đẹp mắt, rất tiện lợi trong việc 
trang trí theo sở thích và bảo vệ được môi trường trong sạch bảo vệ sức khỏe cho 
con người. 
*Một số hình ảnh trải nghiệm của học sinh: 
Ảnh 1: trải nghiệm chất dẻo Ảnh 2:trải nghiệm tơ Ảnh 3:trải nghiệm cao su 
37 
4) Phiếu đánh giá 
Phiếu 1: Đánh giá các thành viên hoạt động trong nhóm. 
Họ và tên 
Họ và tên người đánh giá: 
Lớp trưởng:Trần Hà Mi 
Nhóm được đánh giá : Nhóm I 
Tổ 
chức 
và QL 
nhóm 
Đóng 
góp ý 
kiến 
Hỗ trợ 
đồng 
đội 
Nhiệt 
tình 
nghiêm 
túc 
Làm 
việc 
hợp 
tác 
Đánh 
giá 
chung 
1.Lê xuân Tùng 4 4 4 4 4 Rất tốt 
2.Nguyễn Sĩ Đạt 4 4 4 4 Rất tốt 
3. Hồ Thành Đạt 4 4 4 4 4 Rất tốt 
4. Lê Đình Phùng 3 3 3 3 Tốt 
5. Hoàng vũ lâm Nhi 4 4 4 4 Rất tốt 
6. Hoàng Trúc Anh 4 4 4 4 Rất tốt 
7. Nguyễn Duy Anh 3 3 3 3 Tốt 
8. Nguyễn Sĩ Hiệp 2 3 3 3 Tốt 
Chú ý: Rất tốt (4); Tốt (3); Bình thường (2; Chưa đạt (1) 
Phiếu 2: Tự đánh giá bản thân. 
 Họ và tên HS: Hoàng Thiên Nhật Lớp 12A1 
TT Tiêu chí đánh giá 
Thường 
xuyên (4) 
Tương 
đối 
thường 
xuyên (3) 
Thỉnh 
thoảng 
(2) 
Hiếm 
khi 
(1) 
1 
Tôi hoàn thành các công việc cá 
nhân trong nhóm 
X 
2 
Tôi theo sự điều hành của trưởng 
nhóm 
X 
3 Tôi chủ động tham gia thảo luận X 
38 
4 
Tôi chăm chú lắng nghe các bạn 
khác nói và không làm gián đoạn 
khi họ đang phát biểu 
X 
5 Tôi bày tỏ sự tôn trọng các bạn X 
6 
Tôi luôn đưa ra những lý do 
chính đáng cho những ý kiến của 
mình 
X 
7 
Tôi hiểu nhiệm vụ của mình 
trong nhóm 
X 
8 Xếp loại chung Rất tốt 
 Phiếu 3: Đánh giá hoạt động của nhóm I 
STT Tiêu chí đánh giá 
Thường 
xuyên (4) 
Tương đối 
thường xuyên 
(3) 
Thỉnh 
thoảng 
(2) 
Hiếm 
khi (1) 
1 Nhóm hoạt động vui vẻ X 
2 
Các thành viên cùng 
tham gia tích cực 
 X 
3 
Nhóm đi đúng trọng 
tâm nhiệm vụ 
X 
4 
Nhóm có chia sẽ với 
nhóm khác 
 X 
5 Nhóm trình bày tốt X 
6 Xếp loại chung Tốt 
 Phiếu 4: Đánh giá hoạt động của nhóm II 
STT Tiêu chí đánh giá 
Thường 
xuyên (4) 
Tương đối 
thường 
xuyên (3) 
Thỉnh 
thoảng (2) 
Hiếm 
khi (1) 
 1 Nhóm hoạt động vui vẻ X 
 2 Các thành viên cùng 
tham gia tích cực 
 X 
 3 Nhóm đi đúng trọng tâm 
nhiệm vụ 
X 
39 
 4 Nhóm có chia sẽ với 
nhóm khác 
X 
 5 Nhóm trình bày tốt X 
 6 Xếp loại chung Tốt 
5) Nhận xét, đánh giá: 
Căn cứ vào kết quả báo cáo và thảo luận của các nhóm giáo viên nhận xét, đánh 
giá, hệ thống kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận và sử dụng, làm rõ hơn vấn 
đề cần giải quyết, rút kinh nghiệm cho những buổi học STEM tiếp theo. 
6)Kết quả triển khai ở trường THPT: 
Sau khi xây dựng chủ đề STEM tôi đã tiến hành dạy học ở các lớp khối 12 gồm 4 
lớp tại trường THPT Quỳ Châu bước đầu mang lại hiệu quả như sau. 
Về mặt định tính: 
 Trước khi thực hiện dự án tôi khá là băn khoăn vì tên gọi STEM thực sự 
như mới, liệu triển khai có được như ý hay không, sau một thời gian thực hiện bản 
thân tôi đã nhận ra được nhiều điều mà trước đó kể cả bản thân mình cũng chưa 
hiểu được đúng đắn. Nhận thức thay đổi đối với giáo viên đã là một sự thành công, 
chưa kể với các em học trò, sau một thời gian học các kỹ năng mềm của các em 
cũng đã tiến bộ rõ rệt, có những em đứng trước đám đông trình bày rất tốt. Nhất là 
những em hay tò mò khám phá, những giờ học STEM không còn là giờ học mà 
chính là những giờ các em được thỏa sức sáng tạo làm điều mình thích ngoài ra 
còn tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm như những người mẫu. 
 Sau một thời gian các em đã biết sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho 
việc học tập thay vì lướt net chơi game. Cũng nhờ công nghệ mà các em đã kết nối 
được với nhau, rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm. Các em cũng khéo léo để 
rạo ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống mà tiền đề là những tri thức được học 
tập trên lớp. Nâng cao khả năng tính toán thiết kế được nâng cao. 
 Mặc dù một số sản phẩm của nhóm chưa được đồng đều, chất lượng sản 
phẩm chưa được đẹp mắt nhưng điều đó không quan trọng bằng việc quá trình các 
em làm ra sản phẩm cũng là một sự cố gắng. Bản thân tôi luôn tôn trọng những nỗ 
lực mà các em đã làm được, cũng như những bài học mà các em rút ra sau khi thực 
tế tiến hành làm. Các em cũng hiểu sâu sắc nhiều vật liệu xung quanh, thậm chí là 
những túi nilon, chai lọ,....Lại tạo ra được một cách đơn giản dễ thực hiện. Nếu 
như không được thực hành, được tự làm các em chưa chắc đã nắm được cách làm 
và kiến thức như vậy không đi vào thực tiễn cuộc sống. 
 Khả năng thực hành của những học sinh ở những lớp được học STEM tốt 
hơn hẳn những lớp học theo hình thức truyền thống. Ở những lớp này học sinh 
40 
cũng chủ động hơn trong mọi việc, khả năng tự làm việc tốt hơn cũng như khả 
năng thích ứng trong môi trường mới nhanh hơn các lớp khác. 
Về mặt định lượng: 
 Để định lượng được kết quả học tập của các em trong suốt quá trình học tôi 
luôn theo sát sự tiến bộ của từng em, cũng như chú trọng đánh giá kết quả mỗi bài 
kiểm tra để đánh giá một cách đúng nhất. 
 Năm học 2020 - 2021 sau khi thực nghiệm thí điểm phương pháp STEM tôi đã 
khảo sát lại 136học sinh lúc đầu và kết quả như sau: 
Câu Nội dung 
Trước thực 
nghiệm 
Sau thực 
nghiệm 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
1 
Sự hứng thú học môn Hóa ở các em thuộc 
mức nào ? 
Rất thích 20 14,7 33 24,3 
Thích 55 40,4 71 52,2 
Bình thường 56 41,2 30 22 
Không thích 5 3,7 2 1,5 
2 Em thích học môn Hóa vì: 
Môn hóa là một trong những môn thi vào 
các trường ĐH, CĐ 
39 28,7 43 31,6 
Bài học sinh động , thầy cô dạy vui vẻ, dễ 
hiểu. 
44 32,3 35 25,7 
Kiến thức dễ nắm bắt. 13 9,6 7 5,1 
Kiến thức gắn với thực tế nhiều. 40 29,4 51 37,6 
3 
Trong giờ học môn Hóa em thích được 
học như thế nào 
 Tập trung nghe giảng , phát biểu ý kiến,thảo 
luận và làm việc 
43 31,6 49 36 
Nghe giảng và ghi chép một cách thụ động 15 11 8 5,9 
Được làm các thực hành để hiểu sâu sắc vấn 
đề về hóa học 
59 43,4 68 50 
41 
0
10
20
30
40
50
60
Rất thích Thích Bình thường Không thích
trước thực nghiệm
sau thực nghiệm
Làm các bài tập nhiều để ôn thi đại học 19 14 11 8,1 
4 Nội dung dạy học 
Không cần thí nghiệm,thực hành nhiều 2 1,5 1 0,8 
Tăng cường học lý thuyết và giải bài tập tính 
toán gắn với kì thi đại học cao đẳng 
57 42 41 30,1 
Giảm tải lí thuyết,vận dụng kiến thức đã học 
để đưa kiến thức vào thực tiễn ,tăng cường 
phần thực hành 
77 56,5 94 69,1 
 Phân tích kết quả khảo sát 
1.Sự hứng thú học môn Hóa ở các 
em thuộc mức nào ? 
Trước thực 
nghiệm 
Sau thực nghiệm 
Tỉ lệ % Tỉ lệ % 
Rất thích 14.7 24.3 
Thích 40.4 52.2 
Bình thường 41.2 22.0 
Không thích 3.7 1.5 
 Biểu đồ : Sự hứng thú học môn Hóa ở các em thuộc mức nào ? 
Qua khảo sát thấy số lượng học sinh thích học môn Hóa tăng lên, từ 40,4% 
trước thực nghiệm lên 52,2% sau thực nghiệm,còn học sinh không thích và bình 
thường giảm từ 41,2% xuống 22%. 
42 
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Môn hóa là 
một trong 
những môn 
thi vào các 
trường ĐH, 
CĐ
Bài học sinh 
động, thầy cô 
dạy vui vẻ 
,dễ hiểu
Kiến thức dễ 
nắm bắt
Kiến thức 
gắn với thực 
tế nhiều
trước thực nghiệm
sau thực nghiệm
2. Em thích học môn Hóa vì: 
Trước thực 
nghiệm 
Sau thực 
nghiệm 
Tỉ lệ % Tỉ lệ % 
Môn hóa là một trong những môn thi 
vào các trường ĐH,CĐ 
28,7 31,6 
Bài học sinh động,thầy cô dạy vui vẻ 
,dễ hiểu 
32,3 25,7 
Kiến thức dễ nắm bắt 9,6 5,1 
Kiến thức gắn với thực tế nhiều 29,4 37,6 
Biểu đồ: Em thích học môn Hóa vì: 
 Qua thực nghiệm cho thấy kiến thức khi dạy theo phương pháp STEM,các em 
thấy được vai trò của môn hóa học nhiều hơn từ 29,4% lên 37,6%,cùng với vai trò 
của giáo viên giúp bài giảng dễ hiểu và hấp dẫn hơn. 
3.Trong giờ học môn Hóa em thích 
được học như thế nào? 
Trước thực 
nghiệm 
Sau thực 
nghiệm 
Tỉ lệ % Tỉ lệ % 
Tập trung nghe giảng,phát biểu ý kiến 
,thảo luận và làm việc 
31,6 36 
Nghe giảng và ghi chép một cách thụ 
động 
11 5,9 
Được làm các thực hành để hiểu sâu 
sắc vấn đề về hóa học 
43,4 50 
Làm các bài tập nhiều để ôn thi đại học 14 8,1 
43 
0
10
20
30
40
50
60
Tập trung
nghe giảng,
phát biểu ý
kiến ,thảo
luận và làm
việc
Nghe giảng
và ghi chép
một cách thụ
động
Được làm các
thực hành để
hiểu sâu sắc
vấn đề về
hóa học
Làm các bài
tập nhiều để
ôn thi đại học
trước thực nghiệm
sau thực nghiệm
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Không cần thí
nghiệm, thực hành
nhiều.
Tăng cường học lý
thuyết và giải bài
tập tính toán gắn
với kì thi đại học
cao đẳng.
Giảm tải lí thuyết,
vận dụng kiến thức
đã học để đưa kiến
thức vào thực tiễn,
tăng cường phần
thực hành.
trước thực nghiệm
sau thực nghiệm
 Biểu đồ: Trong giờ học môn Hóa em thích được học như thế nào? 
Từ số liệu thống kê cho thấy nguyện vọng các em rất mong muốn được thí 
nghiệm thực hành trải nghiệm nhiều hơn (từ 43,4% lên 50%) là nghe giảng truyền 
thống và các bài tập ôn thi đại học cũng giảm từ 14% xuống 8,1%. 
4.Nội dung dạy học 
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 
Tỉ lệ % Tỉ lệ % 
Không cần thí nghiệm, thực hành 
nhiều. 
1,5 0,8 
Tăng cường học lý thuyết và giải 
bài tập tính toán gắn với kì thi đại 
học cao đẳng. 
42 30,1 
Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến 
thức đã học để đưa kiến thức vào 
thực tiễn, tăng cường phần thực 
hành. 
56,5 69,1 
Biểu đồ:Nội dung dạy học 
Từ số liệu thống kê ta cũng nhận ra rằng tỉ lệ các em thấy được ý nghĩa của 
vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn tăng lên từ 56,5% lên 69,1%. 
Kết quả này cho thấy sự lựa chọn các biện pháp dạy học STEM đã áp dụng 
và mang lại kết quả khả quan. Đa số các em thấy yêu thích môn hóa học hơn, tiết 
44 
hóa học trở nên hấp dẫn và bổ ích với các em, kể cả những em học yếu do chán 
ghét khi phải giải những bài toán khó vì các em thấy được sự liê quan giữa lý 
thuyết và thực tiễn kĩ năng thí nghiệm thực hành được tăng lên rõ rệt, nên các em 
rất hứng thú triển khai công việc được giao, nhiều em còn chia sẻ sẽ chọn hóa học 
là con đường lập nghiệp tương lai. Sau khi thực hiện áp dụng đề tài ở trường THPT 
Quỳ Châu và cũng đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1. Kết luận: 
 Giáo dục STEM là một định hướng giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong 
việc tạo hứng thú, động cơ học tập cho HS cũng như có giá trị quan trọng trong 
hình thành và phát triển năng lực cho người học. 
 Trong chủ đề “Trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thông qua giáo dục 
STEM với vật liệu polime” HS được đặt trước một vấn đề thực tiễn có liên quan 
đến các kiến thức khoa học của phần polime và vật liệu polime để giải quyết vấn 
đề, HS được trải nghiệm thực tiễn, HS được tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức 
thuộc các môn học có liên quan, HS được tham gia vào quy trình công nghệ dưới 
sự cố vấn, định hướng của GV để giải quyết vấn đề và có thể vận dụng các giải 
pháp vào cải tiến thực tiễn.Với phong cách học tập mới này, HS ở trường, đặc biệt 
là học sinh vùng cao mà môn học các em sợ nhất, rất hứng thú, từ đó các em có 
thêm động cơ trong học tập cũng như phát triển được năng lực của bản thân. Tuy 
nhiên việc dạy học môn học theo định hướng giáo dục STEM nói chung và sự đầu 
tư cả trí lực trong việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề theo định hướng giáo 
dục STEM góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và nâng cao chất lượng, hiệu quả 
dạy học. 
2. Kiến nghị: 
 Việc áp dụng phương pháp dạy học này còn gặp một số khó khăn như kinh 
phí để thực nghiệm, nhận thức đổi mới về phương pháp của giáo viên còn hạn chế. 
Để tổ chức được các hoạt động dạy học STEM một cách hiệu quả cần có sự ủng hộ 
của ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp và học sinh.Vì vậy tôi mong muốn 
có sự hợp tác giúp đỡ tạo điều kiện cho giáo viên khi thực hiện. Ngoài ra cũng cần 
có sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, để tạo điều kiện cho các em tham gia hiệu 
quả các hoạt động bên ngoài nhà trường. 
 Tôi mong rằng chương trình thi cử hiện nay sẽ giảm tải những bài tập hóa học 
nặng nề về tính toán mà tăng hàm lượng những kiến thức thực tiễn nhiều hơn để 
các em có thời gian cho các hoạt động trải nghiệm. 
 Giáo viên áp dụng tùy điều kiện thực tế để đạt hiệu quả cao hơn, không ngừng 
cải tiến, sáng tạo để hoàn thiện hơn nữa khi thực hiện phương pháp dạy học này. 
 Trong đề tài chỉ mới xây dựng một chủ đề cụ thể, còn rất nhiều chủ đề khác, 
tôi hy vọng chúng ta sẽ làm được cuộc cách mạng đổi mới sắp tới này. 
45 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU POLIME 
BIỂU DIỄN THỜI TRANG VỀ TÁI CHẾ VẬT LIỆU POLIME 
46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014),Lí luận dạy học hiện đại. Nhà xuất bản 
Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2019), Hóa học 12. Nhà xuất bản Giáo dục. 
Nguyễn Thị Thu Ba-Hồ Sỹ Anh (2017),”Giải pháp triển khai giáo dục STEM tại 
các trường phổ thông vùng nông thôn Việt Nam “,Hội thảo khoa học “Giáo dục 
STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới”,NXB trường ĐHSP TP Hồ Chí 
Minh.tr.35-43.[2]. 
3. Nguyễn Văn Biên ,Tưởng Duy Hải (đồng chủ biên),Trần Minh Đức,Nguyễn 
Văn Hạnh,Chu Cẩm Thơ,Nguyễn Anh Thuấn,Đoàn Văn Thược,Trần Bá 
Trình,Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông.[4] 
 4. Tăng Minh Dũng-Nguyễn Thị Nga-Lê Thái Bảo Thiên Trung(2017) “Thiết kế 
hoạt động STEM sự cần thiết và hợp rác giữa giáo viên các bộ môn”,Hội thảo khoa 
học “Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới”,NXB trường 
ĐHSP TP Hồ Chí Minh,tr.44-53.[3] 
5. Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ 4,Thủ tướng chính phủ ngày 04/05/2017.[5] 
6.Tài liệu giáo dục STEM:Tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên xây dựng chủ đề 
STEM trong giáo dục trung học năm 2019. 
7.Các văn bản liên quan (đã nêu trong cơ sở lí luận). 
8.Tìm kiếm thông tin trang GOOGLE. 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
GV Giáo viên 
HS Học sinh 
THPT Trung học phổ thông 
GDCD Giáo dục công dân 
SĐTD Sơ đồ tư duy 
NC Nâng cao 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_trai_nghiem_sang_tao_vat_lieu_polime_b.pdf
Sáng Kiến Liên Quan