Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM
Mục đích của mỗi học sinh đi học là thi đậu tốt nghiệp; thi vào trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề . Tất cả cuối cùng để sau này kiếm được việc làm, có nghề nghiệp. Các em sẽ làm được gì sau khi học xong tiết học môn sinh học trong trường phổ thông? Làm thế nào để lồng ghép những kiến thức sách giáo khoa nặng nề khô khan trừu tượng vào bối cảnh thực cuộc sống và liên quan đến một số nghành nghề ngoài xã hội? Có thể chấm dứt tình trạng học sinh chọn nghề không phù hợp với bản thân do không hiểu về nghề và năng lực vốn có của mình? Làm thế nào để đảm bảo đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy năng lực - phẩm chất học sinh và lồng ghép giáo dục hướng nghiệp vào bài học mà không cắt xén chương trình học? Giáo viên cần tổ chức dạy học như thế nào để khơi gợi học sinh sự đam mê, hứng thú học môn sinh?
Đó là những băn khoăn, trăn trở mà nhiều giáo viên chưa tháo gỡ được. Cần có giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề trên. Xuất phát từ nhu cầu tuyển dụng nhân lực hiện tại và tương lai; Thực tế cho thấy nghề kĩ sư trồng trọt (KSTT) đầu vào “ế ẩm” còn đầu ra “cháy hàng” nhiều công ti thuộc lĩnh vực nông nghiệp đến các trường Đại học Nông Lâm để đặt hàng sinh viên sau khi ra trường với mức lương cao. Nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm (CNTP) là một trong năm nghành thuộc khối Công nghệ đang được tuyển dụng nhiều nhất từ phía đối tác Nhật bản [2]. Tôi đã tổ chức dạy học theo định hướng STEM tạo bầu không khí vui vẻ hứng thú học, tổ chức hoạt động trải nghiệm nghề, qua đó giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, tự hào và có trách nhiệm trong bảo tồn phát huy sự đa dạng phong phú giới thực vật. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, thái độ lao động đúng đắn; Rút ngắn khoảng cách giữ lí thuyết và thực tế, các em sẽ thấy việc học môn sinh gắn liền với sự lựa chọn nghề nghiệp sau này từ đó đam mê học. Các em sẽ học tốt hơn và nâng cao chất lượng dạy học nhờ sự đam mê đó.
g bị kĩ năng cứng và kĩ năng mềm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng việc làm, chọn nghề trong tương lai. + Đối với địa phương: Các sản phẩm STEM xuất phát từ các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của cộng đồng dân cư nơi các em sinh sống có sức thu hút mạnh mẽ đối với cộng đồng. Ví dụ toàn bộ giáo viên và phụ huynh đã đặt hàng mua cây cảnh phong thủy, rau thủy canh, dưa cà muối, bánh trung thu thạch pha chế màu tự nhiên... trên facebook của phòng học bộ môn Sinh –CN và HS là người sản xuất các SP của đơn hàng. 3. Đề xuất: - Đề xuất phạm vi nội dung ứng dụng, những nội dung cần điều chỉnh: Do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài SKKN mới áp dụng ở một số lớp thuộc khối 10, 11. Cần triển khai chủ đề STEM ở khối lớp 12. Khi dạy học chủ đề sẽ kéo dài thời gian hơn 45 phút của 1 tiết , nên khi dạy học chủ đề GV linh động xin phép ban giám hiệu chuyển sang học buổi chiều để các hoạt động dạy học đạt kết quả cao hơn. + Cần mở rộng giáo dục STEM tích hợp, câu lạc bộ STEM, hoạt động ngoại khóa STEM + Cần tổ chức hội thị thiết kế mô hình sáng tạo STEM trong tất cả các trường + Cần mở rộng dạy học dự án chủ đề STEM + Cần có tài liệu hướng dẫn học sinh khi dạy học chủ đề. - Đề xuất nội dung cần tiếp tục nghiên cứu: Nội dung chương trình môn sinh và công nghệ 10 nhiều bài trùng lặp nội dung, cần thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn Sinh - công nghệ với sự phối hợp soạn giáo án của GV bộ môn sinh kết hợp GV bộ môn liên quan. 4. Kiến nghị - Đối với trường THPT: + Để tổ chức tốt dạy học chủ đề STEM, các trường cần xây dựng phòng Lab STEM. Xây dựng không gian sáng chế. + Trường học cần mua sắm thiết bị cơ bản của phòng học STEM và có cán bộ quản lí, vật liệu trong phòng học STEM: Cần có thiết bị gia công, đo lường, nguyên vật liệu + Các trường trên địa bàn nên tổ chức các cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” - Đối với cơ quan quản lí giáo dục: Thường xuyên tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng STEM trên phần mềm máy tính , dạy học trực tuyến, để các giáo viên có thêm động lực soạn bài giảng. - Đối với gia đình cần tạo điều kiện, phối hợp với giáo viên để các em có cơ hội trải nghiệm hướng nghiệp - Đối với giáo viên : luôn cập nhập những thay đổi mới về xu hướng nghề nghiệp để thiết kế các đề tài STEM gắn với thực tiễn . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Định hướng Giáo dục STEM ở trường phổ thông, Tài liệu tập huấn. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Vũ Đình Chuẩn, Lê Trần Tuấn, Trần Thị Thu, Nguyễn Thị Châu, Hồ Phụng Hoàng, Tài liệu tập huấn đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, Hà Nội 3. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học sinh học (Tài liệu BDTX chu kỳ 1993 - 1996 cho giáo viên THPT), NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Liên (2004), Khai thác, sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong dạy học phần quang học lớp 7 THCS, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Huế. 7. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên) (2017), Thiết kế và tổ chức chủ đề STEM cho học sinh THCS và THPT, NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 8. Lưu Đức Nhân (2001 ), VSV học và an toàn vệ sinh thực phẩm , NXB Nông nghiệp –Hà Nội 9. PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ Phiếu 1: Phiếu đánh giá thiết kế bản vẽ thi công sản phẩm Tiêu chí Mức độ 4 (Rất rõ ràng) 3 (Rõ ràng) 2 (Không rõ ràng) 1 (Chưa làm xong) - Đầy đủ thông số kỹ thuật, sử dụng thuật ngữ chuyên nghành - Lập được kế hoạch giải quyết vấn đề: xác định nguyên vật liệu, dụng cụ, qui trình chế tạo - Đường nét thiết kế đẹp, sáng tạo - Có tính khả thi, dễ chế tạo - Bố trí hợp lí trong thiết kế Tổng Phiếu 2: Phiếu đánh giá sản phẩm Tiêu chí Mức độ Tốt 4 Khá 3 Trung bình 3 Yếu 1 Phát hiện được vấn đề Phát hiện và ghi lại được các vấn đề trong quá trình chế tạo sản phẩm, phân tích vấn đề thành câu hỏi nhỏ hợp lí Phát hiện và ghi lại được các vấn đề trong quá trình chế tạo sản phẩm, Phát hiện và ghi lại được các vấn đề với sự gợi ý của giáo viên Nghe và ghi lại các vấn đề do giáo viên nêu ra Thực hiện được giải pháp Chế tạo được sản phẩm qua đó làm rõ cấu tạo, đặc điểm, bản chất hoạt động của sản phầm và kiến thức vận dụng liên quan. Tối ưu hóa SP Chế tạo được sản phẩm qua đó làm rõ cấu tạo, đặc điểm SP Chế tạo được sản phẩm qua đó làm rõ cấu tạo, đặc điểm SP dưới sự hướng dẫn GV Chưa chế tạo xong sản phẩm Đánh giá được giải pháp Đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của phương án tiến hành chế tạo SP, điều chỉnh phương án trong quá trình thực hiện. Trình bày được sự so sánh giữa các phương án đã đưa ra Đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của phương án tiến hành chế tạo SP Đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của phương án tiến hành chế tạo SP với sự hỗ trợ của GV Trình bày được các nội dung đánh giá quá trình của nhóm Phiếu 3: Đánh giá bài trình bày nhóm Tiêu chí Tốt 4 Khá 3 Trung bình 2 Cần điều chỉnh 1 Điểm Nội dung Trình bày đầy đủ yêu cầu của bài báo cáo, ngắn gọn, tự phân tích được ưu nhược điểm Trình bày đầy đủ yêu cầu của bài báo cáo, ngắn gọn, Trình bày đầy đủ yêu cầu của bài báo cáo Trình bày đầy đủ yêu cầu của bài báo cáo, nhưng sơ sài Ngôn ngữ Diễn đạt lưu loát, giọng điệu lôi cuốn người nghe Diễn đạt trôi chảy, giọng điệu thu hút được sự chú ý người nghe Diễn đạt chưa trôi chảy, chưa thu hút được sự chú ý người nghe Diễn đạt không mạch lạc Phong cách trình bày Bao quát khán giả, phối hợp nhịp nhàng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể Bao quát khán giả, có sử dụng ngôn ngữ cơ thể Bao quát khán giả, nhưng chưa phối hợp ngôn ngữ cơ thể Chưa bao quát khán giả, ngôn ngữ cơ thể chưa phối hợp Tranh luận sôi nổi Chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến phản biện, góp ý và đưa ra ý kiến của nhóm Lắng nghe các ý kiến phản biện, góp ý Đôi khi không lắng nghe các ý kiến phản biện, góp ý Gần như không lắng nghe các ý kiến phản biện, góp ý Tổng điểm PHỤ LỤC 2. TÀI LIỆU KÈM THEO CHỦ ĐỀ ĐIỀU HÒA TỪ THỰC VẬT PHIẾU HỌC TẬP 1 (KT nền: Tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá và vai trò phân bón) Câu 1: Cấp độ nhớ 1.1.Vai trò và tác hại của thoát hơi nước đối với thực vật? 1.2. Vai trò của nguyên tố khoáng N-P-K đối với thực vật? Câu 2: Cấp độ hiểu Tên cây Mặt lá Số lượng khí khổng/ mm2 Tốc độ thoát hơi nước (mg/24h) Cây A Mặt trên 20 ? Mặt dưới 40 ? Hãy cho biết tốc độ thoát hơi nước mặt nào lớn hơn? Giải thích? Câu 3: (Cấp độ phân tích ) Quan sát tranh, phân tích vai trò của NPK và giải thích con số 19-11-7+6S+TE có ý nghĩa gì ? Câu 4: (Cấp độ vận dụng) Dự đoán hiện tượng sau: Dùng kéo cắt 2 cành trầu bà từ 1 cây mẹ, hai cành đã có rễ phụ, có kích thước lá như nhau đặt trong cùng một chế độ chiếu sáng. + Cây 1: thủy canh trong 10 ml dung dịch thủy canh và 1 lít nước + Cây 2: 20 ml dung dịch thủy canh và 1 lít nước Sau một thời gian, quan sát kích thước lá cành nào sẽ lớn hơn? Giải thích? Câu 5: (Cấp độ đánh giá )Bạn A trồng cây trong dung dịch, muốn tăng nguyên tố khoáng cho cây, bạn đã pha 2g phân hóa học NPK với 1 lít nước sạch. Theo em cách pha chế phân bón của A đúng hay sai? Dự đoán tình trạng cây sau khi ngấm loại phân bón này? Câu 6: (Cấp độ sáng tạo) Để đảm bảo đủ nguyên tố khoáng thiết yếu cho cây trồng nhưng không sử dụng phân bón hóa học. E hãy tìm phương án tự chế tạo giá thể trồng cây không sử dụng đất và có đủ các nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây? PHIẾU HỌC TẬP 2 (Kiến thức nền: Nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến QH, Thực vật C3-C4-CAM) Câu 1: Cấp độ nhớ 1.1. Hoàn thành nội dung trong bảng sau Nhân tố ngoại cảnh Điểm bù ánh sáng Điểm bão hòa ánh sáng Điểm bão hòa CO2 Điểm bù CO2 Khái niệm 1.2. Trình bày vai trò quang phổ ánh sáng: vai trò tia xanh tím và tia đỏ? Câu 2: (Cấp độ hiểu) Tại sao nói nghề trồng trọt là nghề kinh doanh năng nượng ánh sáng mặt trời? Câu 3: Cấp độ phân tích 3.1. Quan sát tranh, điền vào chú thích 1, 2, 3, 4, 5 các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến QH? Hình 2.1. Nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến Quang hợp 3.2. Dựa vào các đồ thị, phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố ngoại cảnh đến cường độ quang hợp và hoàn thành bảng sau: Đồ thị Mối quan hệ nhân tố ngoại cảnh với cường độ quang hợp Câu 4: (Cấp độ vận dụng) Dựa vào đặc điểm thực vật C3, C4, Cam, em hãy tư vấn khách hàng khi mua tiểu cảnh trang trí đặt phòng ngủ nên mua loại cây nào thái khí 0xi ban đêm Câu 5: (Cấp độ đánh giá) Bạn B mua bể trồng cây thủy sinh và phụ kiện: bình sục khí co2+ bình sục khí O2 + Đèn led. Để đảm bảo cây quang hợp và sống tốt, B hàng ngày tiến hành như sau: Ban ngày bật đèn led và bật máy sủi O2. Ban đêm tắt đèn led và bật máy sủi CO2. Bạn D phản đối cách làm của B và cho rằng phải bật đèn và bật máy sủi CO2 + máy sủi O2 cùng lúc. Bật cả ngày 24/24 tiếng. Cách làm của B ,D như vậy đúng hay sai? Giải thích? Hình 2.3. Bể thủy sinh Cấp độ 6: (Cấp độ sáng tạo) Đề xuất các giải pháp trồng cây lọc khí độc , phong thủy trí xung quanh lớp học phù hợp với nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loại cây ưa bóng, ưa sáng, trung tính ? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Kiến thức nền: Quang phổ ánh sáng và hệ sắc tố quang hợp) Câu 1: (Cấp độ nhớ ) Quan sát tranh Hình 4.1 và SGK , trả lời câu hỏi sau: Hình.3.1. Sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng 1.1. Quang hợp TV xảy ra chủ yếu ở miền ánh sáng nào? a. Xanh tím và đỏ b. Xanh lục và đỏ c. Đỏ và cam d. Cam và xanh dương 1.2. Quang hợp ở TV mạnh nhất dưới tác dụng bức xạ của vùng quang phổ? a. Xanh tím b. Xanh lục c. Đỏ d.Cam 1.3. Quang hợp xảy ra mạnh nhất vào thời gian nào trong ngày? a. Buổi tối b. Buổi chiều c. Buổi trưa d. Buồi sáng sớm và chiều Câu 2: (Cấp độ hiểu) Khi chiếu sáng với cường độ thấp như nhau vào 3 loài cây A, B và C trồng trong nhà kính, người ta nhận thấy ở cây A lượng CO2 hấp thụ tương đương với lượng CO2 thải ra, ở cây B lượng CO2 hấp thụ nhiều hơn lượng CO2 thải ra, còn ở cây C lượng CO2 hấp thụ ít hơn lượng CO2 thải ra. Chỉ tiêu sinh lý nào về ánh sáng được dùng để xếp loại các nhóm cây này? Giải thích. Câu 3: ( Cấp độ vận dụng ) Bác A vừa mới mua một số loại cây sau: Cây phát tài, kim tiền lưỡi hổ, cây mai, cay hoa hồng, cây hoa mười giờ, cây hoa giấy Bác quên hỏi nhà vườn cây nào là ưa bóng và cây nào là ưa sáng để chọn vị trí đặt cây phù hợp giúp cây tăng cường độ quang hợp, phát triển xanh tốt. Kết quả như sau: Bác đặt cây Kim ngân ngoài vườn nơi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, ngày hè mặc dù tưới nước và chăm sóc đầy đủ nhưng cây vẫn không phát triển mà còn bị cháy/ xoăn lá còi cọc dần. Bác đặt cây hoa mười giờ trong phòng khách. Chăm bón mãi không thấy hoa nở, trong lúc hoa mười giờ ở đường làng nở rực (không được chăm kĩ như bác). Sắp xếp các cây bác A mua điền đủ nội dung trong bảng sau? Phân loại Loại ưa bóng Loại ưa sáng Trung tính Tên cây Vị trí trồng Câu 4: (Phân tích) Cho biết cây A thuộc thực vật C3 hay C4? Giải thích? 4.1. Người ta làm thí nghiệm như sau: Đặt 1 cây C3 và 1 cây C4 ( kí hiệu cây A-B) vào 1 nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp , cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 TỪ 0% đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau: Hàm lượng O2 (%) Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2.giờ) Cây A Cây B 21% 25 40 0% 40 40 4.2. Phân tích mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối quang hợp? Câu 5: ( Đánh giá) Nhận định sau đây đúng hay sai ? giải thích? Nhận định Đ/S Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng QH có giải phóng nước, nước giải phóng trong pha tối của QH Pha tối không sử dụng ánh sáng, nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra Xương rồng sống ở sa mạc ban ngày khí khổng mở, ban đêm khí khổng đóng Câu 6: (Sáng tạo): Thiết kế giỏ trồng cây tiểu cảnh có sử dụng ánh sáng nhân tạo phía trên .Mục đích kinh doanh bán sản phẩm đó, em hãy thuyết trình sản phẩm hấp dẫn để thu hút nhiều khách hàng mua? PHỤ LỤC 3. PHIẾU HỌC TẬP TRONG CHỦ ĐỀ MÀU TỰ NHIÊN PHIẾU HỌC TẬP 1. Tên chủ đề: Pha chế màu tự nhiên 2. Kiến thức nền: Bài 8: Quang hợp Bài 13: Thực hành phát hiện diệp lục, carotenoit 3. Câu hỏi ứng dụng 6 cấp độ tư duy BLOM Câu 1: Cấp độ nhớ Chọn 1 đáp án đúng nhất Thực vật bậc cao gồm những nhóm sắc tố nào? I. Diệp lục II. Carotenoit III. Antoxian IV. Betalain a. I –II – III – IV c. III –IV b. I-II d. I -IV 1.1.2. Sắc tố quang hợp ở thực vật bậc cao là: a. Diệp lục - Carotenoit b. Antoxian – Carotenoit d. Diệp lục - Betalain d. Diệp lục- Antoxiann 1.1.3. Sắc tố nào sau đây là nhóm sắc tố chính? a. Clorophyl a– Caroten b. Antoxian – Carotenoit c. Clorophyla- Antoxian d. Clorophyl b– Caroten 1.1.4. Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng? a. Clorophyl a b. Clorophyl b c. Caroten d. Antoxian 1.2. Khái niệm quang hợp ? Vai trò của rau – củ - quả đối với con người? Câu 2: Cấp độ hiểu 2.1. Quan sát cây ngô, cây bàng và cây mùng và tìm điểm tương đồng của cơ quan quang hợp ở 3 loại cây ? 2.2. Em trai bạn A hỏi : “Vì sao rau dền cây có lá màu xanh lục , cây thì có lá màu tím?”. Dựa vào kiến thức nền bài 8 trong SGK hãy giải thích cho em trai hiểu? Câu 3: Cấp độ vận dụng Tiến hành 2 thí nghiệm quan sát sự đổi màu của lá bắp cải tím, để ứng dụng thay thế giấy quì tím đo độ PH trong thực phẩm Thí nghiệm 1: Luộc bắp cải tím Màu sắc nước luộc bắp cải tím Trước khi luộc Sau khi luộc lần 1 (*) Sau khi luộc lần 2 Nhỏ 1/2/ nước chanh vào (*) quan sát màu Thí nghiệm 2: Luộc lá cẩm Cơ quan TV Màu sắc nước Trước khi luộc Sau khi luộc lần Luộc kĩ lá cẩm màu xanh lục Câu 4: Cấp độ phân tích kết quả thí nghiệm Tiếp tục dữ kiện câu 3, trả lời các câu hỏi sau 4.1. Từ kết quả phân tích màu sắc thực vật hãy giải thích : - Vì sao lá cây có màu xanh? Tại sao có sự thay đổi màu sắc lá sau khi luộc? - Vì sao lá cây màu đỏ, tím mà vẫn quang hợp được? - Trong các sác tố thực vật, loại nào bền màu khi ở nhiệt độ cao? 4.2. Trong thí nghiệp với bắp cải tím: - Nhận xét khi thay đổi độ PH thì dịch chiết tím sẽ như thế nào? - Sắc tố màu tím trong bắp cải tím đó có tên gọi là gì ? Vai trò ? Sắc tố này có tham gia vào quá trình quang hợp không? Câu 5: (Cấp độ đánh giá) Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích ? Nhận định Đ /S Lá cây có màu tím ( vàng ,đỏ) thì không có diệp lục Lá cây có màu xanh thì không có carotenoit Các sắc tố hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ (cồn) và hòa tan kém hơn trong nước 1 lá cây có cùng lúc nhiều loại sắc tố (Chlorophyll –carôtenoit – antoxian...), sắc tố nào chiếm ưu thế hơn thì lá có màu đó Antoxian hòa tan dược trong nước, Chlorophyll không bền màu khi ở nhiệt độ quá cao” Câu 6: (Cấp độ sáng tạo) Thiết kế các thí nghiệm sau: 6.1. Thí nghiệm phát hiện sắc tố thực vật hòa tan tốt hơn trong dung môi hữu cơ 6.4. Thí nghiệm phát hiện sự thay đổi màu của các sắc tố trong bắp cải tím PHỤ LỤC 4. PHIẾU HỌC TẬP TRONG CHỦ ĐỀ CHẤT BẢO QUẢN SINH HỌC 1. Kiến thức nền - Môn sinh 10: Bài 24,25,27,28 . Môn công nghệ 10: Bài 40 2. Nội dung câu hỏi cấp độ tư duy BLOM: Câu 1 ( nhớ) Khái niệm sinh trưởng vi sinh vật và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng VSV? Câu 2 (hiểu): Giải thích các hiện tượng sau: Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không, vì sao? Câu 3 (Vận dụng) 3.1. Khi nuôi cấy vi khuẩn lactic người ta tạo môi trường có: đường, muối, nước, rau cải sau đó đậy kín, khoảng 5 ngày sau tạo sản phẩm dưa muối chua. Đây là kiểu nuôi cấy VSV liên tục hay nuôi cấy không liên tục? Môi trường nuôi cấy là tổng hợp hay bán tổng hợp? 3.2. Vi khuẩn lactic thuộc kiểu dinh dưỡng: hóa tự dưỡng hay hóa dị dưỡng dựa vào nhu cầu nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu? Câu 4,5 (Phân tích, đánh giá): Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? - Trong nuôi cấy liên tục, môi trường ổn định, VSV liên tục sinh trưởng, enzim cảm ứng liên tục tạo thành, do đó không có pha tiềm phát - Trong nuôi cấy không liên tục phải trải qua pha tiềm phát -Thời điểm thusản phẩm đường, axitamin, enzim nhiều nhất tại pha cân bằng Câu 6 (sáng tạo) Dựa vào đường cong sinh trưởng VSV - Đề xuất các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm ( Rau, củ, quả, thịt, cá... ) , ức chế sinh trưởng của nhóm VSV gây hại làm hỏng bằng cách nào ? Nên tiêu diệt VSV gây hại trong pha nào là tốt nhất? PHỤ LỤC 5. BÀI BÁO CÁO KẾT QUẢ THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN ƯU ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM STEM ĐỂ ĐẦU TƯ KINH DOANH Sản phẩm 1: Báo cáo thiết kế thí nghiệm phát hiện ưu điển bonsai thủy canh Bonsai từ củ Củ đối chứng Củ thực nghiêm Giống, cùng kiểu gen 1. Xử lí củ nảy mầm - Sử dụng hooc môn kích thích tạo chồi, mọc rễ - Tạo môi trường ẩm ướt, thoáng khí, kích thích củ hô hấp 2. Nảy mầm, ra rễ - Rễ mọc nhanh hơn, dài hơn, số lượng ít hơn - Rễ mọc nhanh hơn, dài hơn, số lượng nhiều hơn 3. Sinh trưởng, phát triển ra hoa Nhân tố ngoại cảnh (Môi trường, trồng trong lớp học) 1. Ánh sáng - Ánh sáng tự nhiên. ( Buổi chiều có nắng chiếu qua cựa sổ) - Ánh sáng nhân tạo (Buổi sáng bật đèn led , khi không có nắng chiếu vào) 2. Nhiệt độ - Trồng cựa sổ lớp , bổ sung đèn led chiếu sáng. 3. Phân bón - Bón lót phân hữu cơ vi sinh. - Bón lót trước khi trồng củ - Dung dịch phân thủy canh Bón thúc sau khi củ mọc rễ. 4.Nước - Mất công tưới nước - Không mất công và thời gian tưới nước. Bonsai (Tính trạng) Khả năng kinh doanh Kết luận Nên triển khai chiến lược kinh doanh sản phẩm bonsai thủy canh Sản phẩm trồng cây thủy sinh sạch đẹp từ quá trình sinh sản vô tính thực vật, có ứng dụng rộng rãi để trang trí: bàn ăn, bàn làm việc, bàn học Sản phẩm 2: Báo cáo thiết kế thí nghiệm phát hiện ưu điểm sử dụng chai nhựa trồng thủy canh so với thùng nhựa thủy canh mua sẵn. Kỹ thuật trồng Chai nhựa Thùng thủy canh chuyên dụng 1. Gía thành Tự chế tạo, giá 0 đồng Mua sẵn ( 150k/ 1 thùng) 2. Số cây - 1 cây/ 1 chai - 6 cây/ 1 thùng 3. Trọng lượng - Nhẹ , dễ dàng di chuyển - Nặng, khó di chuyển 4. Không gian đón nhận ánh sáng - 6 cây/ 6 bình có thể đặt xa nhau để tạo khoảng trống đón nhận đủ ánh sáng - Tất cả các lá/ 1 cây đón nhận đủ ánh sáng - 6 cây/ 1 thùng. Khi cây trưởng thành lá to, thùng trở nên chật hẹp - Không gian đón ánh sáng không cân đối giữa các cây 5. Kết luận - Chọn phương án kinh doanh thủy canh trong chai nhựa khả thi hơn - Sản phẩm 3: Báo cáo thiết kế thí nghiệm phát hiện ưu điểm đèn led đã tách quang phổ đỏ và xanh tím đối năng suất cây trồng Tiến hành thí nghiệm: Sử dụng cùng bao hạt giống, trồng trong cùng điều kiện ngoại cảnh giống nhau, khác nhau về loại đèn chiếu sáng. Theo dõi quá trình sinh trưởng của 2 lô thí nghiệm trên, chụp ảnh minh chứng theo bảng, giải thích. TN1: Trồng dưới ánh sáng đèn loại A. TN2: Trồng dưới ánh sáng đèn loại B Đèn điện Loại A Loại B Cây trưởng thành Kết luận - Nên chọn đèn A để tăng cường độ quang hợp , rút ngắn thời gian thu hoạch rau, kích thích rau tăng trưởng nhanh nhất. Chỉ chiếu sáng cho cây, không dùng chiếu sáng nhà để sinh hoạt được - Đối với cây Bonsai, tiểu cảnh không cần kích thích tăng trưởng quá nhanh thì sử dụng loại đèn B kết hợp chiếu sáng nhà ở và cây cùng lúc. PHỤ LỤC 6. QUAN SÁT SỦI BỌT KHÍ CO2 Ở BÌNH LÊN MEN RƯỢU *Tiến hành lên men rượu nho và rượu nếp cẩm Quan sát nấm men PHỤ LỤC 7 MỘT SỐ HÌNH ẢNH SẢN PHẨM STEM ĐÃ ĐƯỢC HS KINH DOANH BÁN HÀNG ONLINE VÀ THU LỢI NHUẬN Cây treo ngược tiết kiệm diện tích, tránh ngập úng khi mưa lụt Nhân giống vô tính cây phong thủy, lọc khí (benzene, formandeghit, co2) Rau, quả , rượu sạch an toàn Hoạt động báo cáo, thảo luận, đánh giá
File đính kèm:
- 73_MaiHacDe_68041f378f.doc