Sáng kiến kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trong công tác giáo dục, quá trình giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất. Quá trình đó không những được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn thực hiện qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( NGLL)

 Như vậy hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận của công tác giáo dục toàn diện học sinh, nó gắn bó hữu cơ với việc dạy và học trên lớp, nó là một bộ phận trong kế hoạch giáo dục của nhà trường và người Hiệu trưởng phải có trách nhiệm quản lí tất cả các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động NGLL

 Điều lệ trường Tiểu học ban hành theo Quyết định số 3257/GD - ĐT ngày 08/01/1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo đã quy định rõ:" hoạt động NGLL do nhà trường phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường quản lí và tổ chức cho tất cả các học sinh bao gồm các hình thức: Sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch; Các hình thức lao động sản xuất, sinh hoạt chính trị xã hội, các hoạt động từ thiện, sinh hoạt hội chữ thập đỏ phù hợp với đặc điểm, trình độ học sinh Tiểu học"(Điều 27, chương 3, trang 20)

 Nội dung giáo dục Tiểu học bao gồm: Nội dung dạy các môn học và nội dung hoạt động NGLL.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động NGLL, hạn chế hứng thú hoạt động của học sinh.
* Về các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
- Chi bộ nhà trường: gồm 15 đồng chí đều là những Đảng viên gương mẫu, nhiệt tình luôn đi đầu trong các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, các hoạt động của nhà trường.
	- Công đoàn nhà trường: Nhiều năm liền được công nhận là Công đoàn cơ sở vững mạnh. Tập thể sư phạm nhà trường thực sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc, là tổ ấm thứ hai cho mọi thành viên.
	- Chi đoàn thanh niên: có 14 đồng chí đều trẻ khoẻ, năng động, hăng say hoạt động, luôn tiên phong đi đầu trong các hoạt động của nhà trường.
Là Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách hoạt động ngoài giờ, đứng trước tình hình đó của nhà trường và thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục NGLL, tôi thấy cần có một định hướng đúng đắn, một kế hoạch khả thi để chỉ đạo giáo viên và học sinh trường mình về hoạt động giáo dục NGLL. Và tôI đã chủ động đưa vấn đề này ra bàn bạc với Ban giám hiệu nhà trường, với Hội đồng sư phạm nhà trường để quyết tâm triển khai hoạt động này và tìm các biện pháp, cách thức, con đường nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục NGLL.
	Qua mấy năm tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục NGLL trong trường trường tiểu học B Xuân Ninh – huyện Xuân Trường, công tác giáo dục NGLL của trường tôi đã thu được một số thành công và tôi cũng đã tích luỹ được một số kinh nghiệm về chỉ đạo hoạt động NGLL và viết thành sáng kiến kinh nghiệm : “ Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học B Xuân Ninh – Xuân Trường của người Phó hiệu trưởng”
Phần 2: GiảI pháp thực hiện
1. Những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về hoạt động NGLL 
	Là người Phó hiệu trưởng trong nhà trường tôi luôn trăn trở: mình phải làm gì , làm như thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL nói chung và hoạt động giữa giờ, hoạt động thể thao nói riêng?
	Muốn nâng cao chất lượng hoạt động NGLL thì trước hết phải có những tác động làm cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ vai trò vị trí của hoạt động NGLL để từ đó tích cực tham gia vào hoạt động này. Xác định như vậy nên ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học mới, tôi đã cùng với các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường suy nghĩ, tìm mọi biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục NGLL.Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất đề ra những yêu cầu trong công tác chỉ đạo. Đó là:
	- Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của nhà trường, hiệu trưởng lên kế hoạch và lịch hoạt động trong toàn trường. Trong kế hoạch phải xác định rõ được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể chỉ tiêu phấn đấu và định hướng hoạt động. Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền để mọi người hiểu rõ: Chất lượng dạy học là một quá trình toàn diện, nó không chỉ đánh giá xếp loại về mặt trí dục mà còn được đánh giá xếp loại căn cứ vào hoạt động giáo dục NGLL
	- Các chỉ tiêu, biện pháp và yêu cầu của hoạt động giáo dục NGLL được thông qua toàn thể cán bộ, giáo viên để tập thể bàn bạc, thống nhất; qua đó giúp cho cán bộ, giáo viên thấy được trách nhiệm, vai trò của từng tổ khối, từng thành viên trong nhà trường với việc rèn luyện và tổ chức vui chơi lành mạnh cho học sinh 
	- Yêu cầu giáo viên phải thực hiện nghiêm túc giờ thể dục chính khoá và việc tập luyện thể dục thể thao ở buổi 2. Qua việc học tập rèn luyện đó, giáo viên và học sinh thấy được việc học tập rèn luyện đã có tác dụng xúc tiến quá trình phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể; nâng cao năng lực hoạt động: nhanh nhẹn, khéo léo, nâng dần khả năng thích ứng của cơ thể góp phần tăng cường sức khoẻ, chống đỡ bệnh tật. Trong các đợt hội giảng, môn Thể dục cũng được đưa vào trong các môn dạy hội giảng của tất cả các khối lớp và cũng được viết thành sáng kiến kinh nghiệm dạy môn Thể dục.
	Trong khi tổ chức triển khai mỗi hoạt động, tôi đều mở rộng, phát huy tính dân chủ để khuyến khích giáo viên, học sinh cùng sáng tạo, tìm ra những cách làm sinh động mang tính khả thi đồng thời dựa vào thực tế hoạt động cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của toàn trường, của từng lớp: Chẳng hạn khi triển khai hoạt động múa hát giữa giờ thì việc đó được giao cho giáo viên Tổng phụ trách hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm và triển khai hoạt động tới học sinh song khi thực hiện thì với học sinh lớp 3,4,5 không có vấn đề gì; còn với lớp 1,2 thì khó nên theo tình hình thực tế và ý kiến dân chủ, tôi đã cho thực hiện theo phương châm " người biết thì dạy người chưa biết" tức là cho học sinh lớp 4,5 kèm, hướng dẫn lại cho học sinh lớp 1,2.
	- Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các cuộc họp Hội đồng giáo dục có sự góp mặt của chính quyền địa phương, tôi đã chủ động nêu tác dụng, tuyên truyền về các hoạt động giáo dục NGLL và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm kêu gọi, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường đối với công tác này.
	Như vậy với biện pháp " dân chủ hoá" lãnh đạo nhà trường, tôi đã làm cho mọi người nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục NGLL tù đó dẫn đến sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục này đặc biệt là hoạt động giữa giờ và hoạt động thể dục thể thao
2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học B Xuân Ninh 
	Nhìn lại kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL của những năm trước đây, tôi thấy kế hoạch còn nặng về hình thức: chưa cụ thể, chưa chi tiết, thiếu tính khả thi, việc phân công phân nhiệm chưa phù hợp với thực tế của từng giai đoạn. Các hoạt động vui chơi giữa buổi học và việc chăm lo tập luyện cho các đội tuyển còn mang tính chất giao khoán cho một số các nhân
	Trước những vướng mắc và hạn chế nói trên, để kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL được sát thực và có tính khả thi, tôi đã dựa vào chỉ thị nhiệm vụ năm học đồng thời tiến hành điều tra cơ bản tình hình cụ thể của địa phương, của nhà trường, học sinh từ đó mà xác định yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, đề ra chỉ tiêu phấn đấu và dựa vào chương trình hướng dẫn mà chọn những hoạt động cho thích hợp.
	Việc lập kế hoạch tôi thực hiện qua 3 bước:
2.1.Xây dựng kế hoạch tổng thể: được thông qua Chi bộ, Đại hội công nhân viên chức làm cho mọi người có định hướng về công việc theo thời gian.
2.2. Xây dựng kế hoạch hàng tháng: thông qua tập thể giáo viên: xác định rõ các công việc, có thời gian biểu đến từng tuần; ưu tiên hoạt động chủ đề theo từng tháng 
2.3. Xây dựng kế hoạch tuần: được thể hiện chi tiết hơn về ngày, tháng, công việc. 	Kế hoạch này có thể thông báo cho giáo viên và học sinh biết trước trên bảng tin trong buổi sinh hoạt cuối tuần hoặc tiết chào cờ đầu tuần.
	Trong suốt năm học, kế hoạch và lịch hoạt động được sắp xếp theo nền nếp cụ thể hàng ngày trong tuần;
Kế hoạch hoạt động giữa giờ
Buổi
Thứ
2
3
4
5
6
Buổi 1
Thể dục giữa giờ
Múa hát tập thể
Thể dục + vui chơi
Múa hát tập thể
Thể dục + vui chơi
Buổi 2
Múa hát tập thể
Thể dục + vui chơi
Múa hát tập thể
Thể dục + vui chơi
Múa hát tập thể
	Theo kế hoạch, đảm bảo 100% học sinh nắm vững bài thể dục giữa giờ và 2 bài múa tập thể.
	Trong giờ ra chơi giữa buổi, cùng với việc tổ chức cho học sinh tham gia tập thể dục giữa giờ hoặc múa hát tập thể còn xen kẽ tổ chức cho các em chơi các trò chơi quy định hoặc tham gia lao động vệ sinh với phong trào " Tiếng trống sạch trường"
Căn cứ vào kế hoạch tổng thể của nhà trường, các đội tuyển thể dục thể thao cũng lên kế hoạch tập luyện cụ thể, rõ ràng
Buổi chiều
Khối lớp
Môn
Người phụ trách
2
1
Cờ vua
Nguyễn Trường Tam
3
4
Cờ vua, bóng bàn, điền kinh
Phạm Ngọc Thịnh
4
3
Cờ vua,bóng bàn
Nguyễn Thị Hạnh
5
2
Cờ vua
Nguyễn Trường Tam
6
5
Cờ vua, bóng bàn, điền kinh
Vũ Đức Trọng
7
Đội tuyển 4,5
- Bóng đá mi ni
- Cờ vua
- Bóng bàn
- Aerobic
Phạm NgọcThịnh
Nguyễn Trường Tam
Phạm Thị Hạnh
Hoàng Thị Oanh
	Khi lập được kế hoạch, tôi thông qua Hội đồng sư phạm đồng thời chỉ đạo các bộ phận giúp việc lập kế hoạch riêng và tôi trực tiếp duyệt các kế hoạch này. Mọi thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường đều thấy rằng: so với kế hoạch cũ thì kế hoạch mới phù hợp hơn, thiết thực hơn, cụ thể hơn và có tính khả thi hơn nên tất cả đều nhiệt tình ủng hộ. 
3. Kinh nghiệm về việc tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học B Xuân Ninh 
3.1. Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL 
	Việc lập kế hoạch tuy là nhiệm vụ quan trọng nhưng mới chỉ là giai đoạn đầu của kế hoạch hoá. Để kế hoạch trở thành hiện thực thì việc tổ chức thực hiện kế hoạch là yếu tố quyết định. Quán triệt tinh thần đó, tôi đã thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL do tôi làm trưởng ban và các thành viên gồm: 
	- Đại diện chi uỷ: Đồng chí Nguyễn Thế Hệ
	- Đại diện Công đoàn: Đồng chí Phạm Thị Ngọc Lan
	- Tổng phụ trách Đội: Đồng chí Hoàng Thị Oanh
	- Bí thư chi đoàn: Đồng chí Lê Thị Dự
	- Đại diện hội cha mẹ học sinh : Ông Ngô Quang Đường
	- Các đồng chí giáo viên chủ nhiệm
	Ban chỉ đạo đã tổ chức họp, phân công nhiệm vụ, thông qua kế hoạch hoạt động. 
3.2. Tổ chức chỉ đạo hoạt động giờ ra chơi
	- Hoạt động giờ ra chơi dựa trên quy định của Phòng giáo dục - đào tạo với các hình thức:
	+ Múa hát tập thể theo qui định
	+ Tập bài thể dục giữa giờ chống mệt mỏi
	+ Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi lành mạnh
	Các hoạt động này được tổ chức ngay trên sân trường, cách thức theo đơn vị lớp hoặc toàn trường.
	- Trong các buổi hoạt động giữa giờ, cùng với bài thể dục tay không còn tổ chức các bài thể dục với các dụng cụ như: vòng, gậy được tập luyện để đồng diễn phục vụ các ngày lễ lớn.
	Tổng phụ trách Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm hướng dẫn, uốn nắn, sửa chữa những sai sót cho học sinh tập đúng, tập đẹp. Trong tập luyện có những nòng cốt là cán sự bộ môn, những học sinh có năng lực sở trường làm phụ trợ. ở những tuần đầu, tôi còn chỉ đạo cho Tổng phụ trách xếp đội hình các em lớp 4, 5 xen kẽ lớp 1, 2 để các em lớp lớn hướng dẫn thêm cho các em lớp nhỏ.
	- Các buổi sinh hoạt văn nghệ múa hát tập thể được sự khổ công và tận lực của tất cả mọi người. Các bài múa tập thể quy định trong năm học đều được đồng chí tổng phụ trách đội trực tiếp đi tiếp thu về triển khai, hướng dẫn tới giáo viên và chọn dạy một đội học sinh làm mẫu sau đó mới triển khai tới học sinh toàn trường. Sau khi các em đã nắm chắc và thành thạo các động tác mới cho các em thực hành trên nền nhạc. Làm như vậy, khi luyện tập, các em vừa được quan sát mẫu trực tiếp vừa được hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội vừa được giáo viên chỉ bảo nên tiếp thu nhanh và đạt hiệu quả cao.
	Các hoạt động vui chơi: Trò chơi thể thao, trò chơi trí tuệ được tổ chức đều đặn như: đá cầu, nhảy dây, kéo coCác trò chơi này mang tính tập thể cao, luôn được thay đổi dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú được triển khai theo từng nhóm, lớp
	- Các hoạt động giữa giờ ra chơi thường xuyên có sự giám sát của Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, Đội sao đỏ. Sau mỗi buổi tập, lớp trực tuần và Tổng phụ trách đều nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời. 
	Mỗi lần tổ chức triển khai các hoạt động, Ban chỉ đạo hoạt động đều họp rút kinh nghiệm để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Sau mỗi buổi hoạt động có đánh giá hoạt động của từng lớp công khai trên bảng tin của nhà trường và cuối tuần, cuối tháng đều xếp loại thi đua về hoạt động giữa giờ ra chơi giữa các lớp 
	- Hoạt động ra chơi giữa giờ đã thực sự lôi cuốn, thu hút 100% học sinh trường tôi tham gia một cách tự nguyện, tự giác. Những nội dung hoạt động được tổ chức đa dạng phong phú hấp dẫn, sát thực với học sinh, phát huy khả năng tìm tòi học hỏi của học sinh, giúp học sinh tự trau dồi chủ động sáng tạo sau khi tham gia các hoạt động 
	Thông qua các hoạt động tập thể trong giờ ra chơi đã làm cho các em biết yêu thương, đoàn kết thân ái nhau hơn; không có sự tách biệt giữa nam và nữ, giữa các nhóm, tổ, lớp với nhau. Sau những phút sinh hoạt, hoạt động ở giờ ra chơi, học sinh thoải mái hơn, tiếp thu bài tốt hơn
3.3. Tổ chức chỉ đạo hoạt động thể dục thể thao và các đội tuyển
	Trong tổ chức chỉ đạo hoạt động NGLL, tôi và Ban giám hiệu trường tiểu học B Xuân Ninh không chỉ thành công trong tổ chức chỉ đạo hoạt động trong giờ ra chơi mà còn rất thành công trong chỉ đạo hoạt động thể dục thể thao, xây dựng các đội tuyển của nhà trường. 
	Kế hoạch hoạt động thể dục thể thao đã được đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường. Ngay từ đầu năm học, tất cả các lớp đều phải đăng kí danh sách học sinh tham gia từng môn thể thao theo quy định theo kế hoạch của nhà trường. 
Quy định đăng kí luyện tập thể dục thể thao
Khối
 Môn
Cờ vua
Bóng bàn
Bóng đá
Aerobic
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Khối 1
Bắt buộc
Bắt buộc
Phát hiện
Phát hiện
Không
Không
Không
Không
Khối 2
Bắt buộc
Bắt buộc
Khuyến khích
Khuyến khích
Không
Không
Không
Không
Khối 3
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Khuyến khích
Không
Không
Khuyến khích
Khối 4
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Không
Không
Bắt buộc
Khối 5
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Không
Không
Bắt buộc
	Việc tập luyện tham gia các hoạt động thể thao của các lớp được thực hiện vào buổi 2 của tiết hoạt động ngoại khoá theo từng khối lớp, từng khu theo lịch đã sắp xếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên chuyên trách hoạch giáo viên có năng lực đã được Ban giám hiệu chỉ đạo lựa chọn
	Sau 8 tuần đầu các giáo viên hướng dẫn lựa chọn học sinh có năng khiếu từng môn vào đội tuyển trong đó có đội tuyển chính thức và đội tuyển dự bị 
	Học sinh trong các đội tuyển được tập luyện thường xuyên trong các giờ hoạt động ngoại khoá và tăng cường thêm một buổi ngày thứ bảy. Nội dung và thời gian tập luyện được sắp xếp cân đối, phù hợp, đảm bảo tính vừa sức, an toàn cho các em.
	Để khai thác và phát huy tiềm năng sức mạnh của cộng đồng, tôi đã cùng Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ vận động Hội cha mẹ học sinh , Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binhgiúp đỡ tổ chức luyện tập cho các em. Nhờ các lực lượng này, chúng tôi không những mua sắm được trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động mà còn huy động được nguồn lực giúp các em luyện tập, chỉ dẫn những thao tác kỹ thuật cho các em. Cụ thể: Ông Mai Đức Thiện- Phó Bí thư Đoàn xã giúp đỡ đội tuyển bóng đá; ông Trần Trung Kiên giúp đỡ đội bóng bàn; ông Mai Văn Hải giúp đỡ đội cờ vua.
	Trường còn tổ chức cho các em trong đội tuyển đi thi đấu giao hữu cọ sát với các đội bạn như trường Tiểu học A Xuân Ninh, Xuân Kiên, Xuân Hoà. Nhờ đó mà đội tuyển của trường có thêm kinh nghiệm, tinh thần trong thi đấu và mở rộng khả năng giao lưu với bên ngoài cho các em.
	Mỗi năm hai lần nhà trường tổ chức thi đấu đồng diễn thể dục và các hoạt động thể thao đánh giá xếp loại hoạt động ngoài giờ cho các lớp và kịp thời khen thưởng động viên các tập thể và cá nhân có thành tích nhằm đẩy mạnh hoạt động trong nhà trường. Cuối mỗi năm học trường còn ra quyết định khen thưởng cho các em đạt thành tích thể dục thể thao bằng giấy khen và phần thưởng.
	Trong luyện tập tổ chức các hoạt động, nhà trường cũng rất chú ý tới việc đảm bảo an toàn cho các em, tạo kinh phí hoạt động cho phù hợp. Ngoài kinh phí ít ỏi của nhà trường, chúng tôi đã khéo léo vận động sự ủng hộ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn như: Công ty cổ phần tàu thuỷ Hoàng Phong, công ty đóng tàu Sông Ninh để hỗ trợ cho các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường
*Kết quả đạt được:
	Trong năm học vừa qua, phong trào thể dục thể thao, nền nếp hoạt động giữa giờ của trường tiểu học B Xuân Ninh phát triển mạnh và có hiệu quả tốt. Qua đợt kiểm tra hoạt động NGLL của Hội đồng đội huyện Xuân Trường, nền nếp hoạt động giữa giờ của nhà trường đạt loại tốt; các đợt thi thể dục thể thao đều có kết quả tốt.
	Đối chiếu, so sánh với việc chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp của các trường bạn tôi thấy cách chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL của mình ở Trường tiểu học B Xuân Ninh là có hiệu quả cao, mang lại thành công cho cá nhân tôi 
cũng như trường tiểu học B Xuân Ninh. Thành tích đó đã được Đảng uỷ, chính quyền địa phương và nhân dân hết lời ca ngợi. Song tôi vẫn thấy bản thân mình cùng tập thể nhà trường còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, học hỏi thêm công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL nói riêng; các hoạt động của nhà trường nói chung để nội dung hoạt động sáng tạo, phong phú hơn nữa; điều kiện phục vụ cho hoạt động đầy đủ, hiện đại hơn nữa để luôn hấp dẫn đối với học sinh và có hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục hoạt động NGLL nói riêng, giáo dục toàn diện nói chung của nhà trường.
Phần 3: kết luận và khuyến nghị
1.Kết luận chung
	Hoạt động giáo dục NGLL mà cụ thể là hoạt động giờ ra chơi và hoạt động thể dục thể thao của trường tiểu học B Xuân Ninh - Xuân Trường trong năm học vừa qua đã có sự chuyển biến lớn cả về nhận thức và chất lượng hoạt động nhờ sự đổi mới suy nghĩ và mạnh dạn trong việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL của bản thân tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường. Qua nghiên cứu và việc làm thực tiễn của mình cùng tập thể trường tiểu học B Xuân Ninh tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
1.1. Cần tạo ra sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức trong các lực lượng giáo dục.Từ cán bộ quản lí, đội ngũ giáo viên tới các lực lượng trong và ngoài nhà trường đều phải có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục NGLL 
	Lãnh đạo nhà trường, đội ngũ giáo viên- là nòng cốt trong công việc- phải nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong quá trình chỉ đạo hoạt động NGLL. Nhà trường phải xây dựng được một lực lượng vững vàng từ Chi bộ, Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn đến các giáo viên chủ nhiệm để thống nhất quan điểm xây dựng các hoạt động. Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường phải nhiệt tình ủng hộ, phối hợp tham gia xây dựng phong trào giáo dục của nhà trường 
1.2. Xây dựng kế hoạch 
	Kế hoạch phải xây dựng cụ thể, chi tiết phù hợp với thực tiễn; có tính khả thi; không dập khuôn máy móc mà cần có sự điều chỉnh kế hoạch kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương đúng với sự chỉ đạo của cấp quản lí cao hơn. Đặc biệt là kế hoạch xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, lịch hoạt động phải có tính khả thi cao.
1.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch
	Cán bộ quản lí phải tuân theo các quy trình quản lí tổ chức khoa học. Ban chỉ đạo phải nắm chắc kế hoạch cụ thể từng ngày, từng tuần, từng tháng. Chú trọng lựa chọn, sắp xếp, phân công đúng người, đúng việc vào các tiểu ban hoạt động; các tiểu ban này phải triển khai đồng bộ các hoạt động theo đúng kế hoạch, đúng chủ đề năm học, chủ đề tháng.
1.4. Giám sát quá trình thực hiện kế hoạch
	Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo tiêu chí đã đề ra; động viên, khen thưởng kịp thời. Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện ra những sai sót, lệch lạc cần điều chỉnh, uốn nắn kịp thời để hoạt động mang lại hiệu qủa cao hơn
2. Những khuyến nghị và đề xuất
2.1. Đối với Phòng giáo dục - đào tạo
	- Đề nghị Phòng giáo dục - đào tạo hàng năm tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL cho cấp quản lí nhà trường. Tổ chức lớp bồi dưỡng huấn luyện về các môn thể dục thể thao; tổ chức thi nghiệp vụ Tổng phụ trách đội.
	- Có đủ giáo viên bộ môn: Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc cho các nhà trường
	- Hỗ trợ thêm các thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục NGLL 
2.2. Đối với địa phương
	- Tăng cường hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất cho nhà trường như phòng Mỹ thuật, Âm nhạc
	- Phối hợp vận động các lực lượng cộng đồng cùng tham gia hỗ trợ thêm cho nhà trường có đầy đủ các điều kiện tổ chức các hoạt động
2.3. Đối với nhà trường
	- Luôn coi trọng và chỉ đạo tốt hơn nữa hoạt động giáo dục NGLL. Có chế độ bồi dưỡng cho giáo viên tham gia tập luyện cho đội tuyển
	- Mua sắm thêm trang thiết bị có chất lượng phục vụ cho hoạt động NGLL.
	- Tạo điều kiện cho Tổng phụ trách Đội, giáo viên Thể dục đi học tập kinh nghiệm ở các trường trọng điểm trong và ngoài tỉnh.
 Xuân Ninh, ngày 25 tháng 5 năm 2008
Đánh giá xếp loại của cơ quan, đơn vị Người làm sáng kiến 	
 Phạm Thị Thu Ngân

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_HDNGLL.doc
Sáng Kiến Liên Quan