Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 6 trường THCS

Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ngày nay, trong điều kiện Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường, giáo dục sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức to lớn để đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Do vậy, dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng môn học mà theo UNESCO đã chỉ ra bản chất của dạy học hiện đại: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người”. Theo quan điểm này chất lượng giáo dục không chỉ chú trọng đến thành tích học tập mà quan trọng là phải trang bị cho người học kỹ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Muốn vậy, quá trình giáo dục phải được diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và nhiều hoạt động. Chính thông qua hoạt động, nhân cách con người được hình thành và phát triển toàn diện. Trong nhà trường có hai hệ thống giáo dục cơ bản: một là các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học cơ bản, hai là hoạt động giáo dục ngoài hệ thống các môn học. Giáo dục của nhà trường chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp hài hoà cả hai hệ thống giáo dục trên. Đây cũng chính là lý do khiến giáo dục không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học mà còn mở rộng trong các không gian với các hoạt động tương ứng.

Ở các trường phổ thông, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một trong những hoạt động đặc trưng, nó là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp, là cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách và tự khẳng định vị trí của mình, là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể của học sinh và cũng là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia. Do vậy, việc tổ chức HĐGDNGLL một mặt nâng cao hiệu quả giáo dục mặt khác giúp học sinh dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo đáp ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với sự phát triển kinh tế của khu vực và quốc tế. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Ở lứa tuổi này, có sự phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu cân đối về các mặt sinh lý, trí tuệ, đạo đức. Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS rất phát triển, các em có nhu cầu cao về giao tiếp với bạn bè, có nguyện vọng được sống và hoạt động trong tập thể. Đặc biệt trong quan hệ giao tiếp với người lớn, các em mong muốn có được vị trí bình đẳng và được tôn trọng.

 

doc37 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 6 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phút)
 2. GVCN : ( 2phút)
- Giới thiệu tiết học và giới thiệu đại biểu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trong lớp.
- Giới thiệu và mời các học sinh dẫn chương trình điều khiển các hoạt động.
Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
1. Hoạt động 1:
Khởi động
- Học sinh hát tập thể bài hát: “Nối vòng tay lớn” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. 
Tạo khí thể sôi nổi, hứng khởi cho học sinh trước khi bước vào tiết học.
* Chia lớp thành 2 đội
2. Hoạt động 2: 
Ca hát mừng Đảng, mừng xuân.
- Thời gian: 10 phút
Kết thúc phần thi thư kí công bố kết quả. 
Học sinh thực hiện phần thi: Mở ô chữ với chủ đề: Lời ca dâng Đảng. 
Luật chơi: Trên màn hình có 5 ô chữ, 4 ô chữ màu xanh và 1 ô chữ màu đỏ , các đội chơi thay nhau chọn mở các ô chữ. Nếu mở được ô chữ màu xanh đội chơi sẽ phải hát một bài hát có chứa từ đó (chủ đề về mùa xuân và ca ngợi Đảng). Nếu mở được ô chữ màu đỏ, thì sẽ mất quyền tham gia hát, quyền lựa chọn ô chữ sẽ thuộc về đội còn lại. Mỗi ô các bạn hát đúng được 10 điểm. Nếu hát sai thì đội còn lại được hát tiếp. Đội nào đoán được tên bài hát gốc được 20 điểm, đội nào hát hay và to hơn được cộng thêm 10 điểm.
CÓ
ĐẢNG
CUỘC ĐỜI
NỞ
HOA
Tên bài hát gốc : ” Em là mầm non của Đảng” của nhạc sĩ Mộng Lân.
- Học sinh mở các ô chữ và hát được một số bài hát có từ chìa khóa trong ô chữ và tìm, hát được bài hát gốc có chứa từ trong các ô chữ.
- Thông qua các bài hát với chủ đề Lời ca dâng Đảng giáo dục học sinh lòng biết ơn Đảng và Bác Hồ. 
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu kiến thức.
- Thời gian:10 phút
Kết thúc phần thi thư kí công bố kết quả. 
Các đội thực hiện phần thi này thông qua trò chơi: Khám phá bí mật - Chủ đề: Sắc hoa xuân.
Luật chơi:
- Có 6 bông hoa trên màn hình. Mỗi bông hoa mang đến cho bạn một câu hỏi. Các đội lần lượt chọn một bông hoa và trả lời câu hỏi tương ứng. Nếu trả lời đúng mỗi đội sẽ nhận được 10điểm. Nếu quá 10 giây chưa đưa ra được đáp án hoặc trả lời sai, quyền trả lời sẽ thuộc đội còn lại.
* Câu hỏi:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào? Ở đâu? Do ai sáng lập?
2. Hiện nay ai là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam?
3. Câu “ Mùa xuân là tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là của ai? Viết khi nào?
4. Bạn hãy đọc một vài câu tục ngữ, ca dao nói về phong tục tết Nguyên đán. 
 Bạn hãy cho biết trên lá cờ Đảng có biểu tượng gì? ý nghĩa của biểu tượng đó?
(Sau mỗi phần trả lời của các đội, MC công bố đáp án và bổ sung thêm thông tin.)
Học sinh chọn các màu hoa và trả lời được các câu hỏi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam và phong tục , tập quán, những câu ca dao, tục ngữ về mùa xuân.
4. Hoạt động 4: Thi tài năng.
 - Thời gian:16 phút
Kết thúc phần thi thư kí công bố kết quả.
 Hai đội Thi tài năng với Chủ đề: Giai điệu mùa xuân.
(Các đội thể hiện những tiết mục văn nghệ, những bài thơ, những câu chuyện mà đội mình đã chuẩn bị.) 
1. Đội Mai vàng: 
 - Tốp ca bài: Xuân đã về
 - Kể chuyện về Tổng bí thư Trần Phú.
2. Đội Đào bíc: 
 - Tốp ca bài : Mùa xuân ơi
- Đọc thơ: bài Anh về cùng mùa hoa
(Mở rộng: Yêu cầu học sinh kể những việc làm tốt để bày tỏ lòng biết ơn đối với những vị anh hùng của dân tộc.) 
Học sinh thể hiện tài năng qua các tiết mục văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề về Đảng và mùa xuân. Trình bày những cảm nhận, những suy nghĩ của mình về Đảng CSVN và nêu phương hướng hành động của mình.
5. Chiếu Clip tư liệu về những thành tựu của Đảng cộng sản Việt Nam qua các chặng đường lịch sử.
Theo dõi Clip
Giúp học sinh hiểu thêm những thành tựu mà Đảng cộng sản Việt Nam đã đem lại cho nhân dân cho đất nước.
6. (Thư kí công bố điểm sau các phần thi của hai đội chơi)
7. Hát tập thể bài hát: “ Tiến lên Đoàn viên” sáng tác của nhạc sỹ Phạm Tuyên.
8 . Kết thúc tiết học:
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, trao thưởng.
- Hướng dẫn chuẩn bị tiết HĐGDNGLL tháng 3 chủ điểm : Tiến bước lên Đoàn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
MÔN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP- LỚP 6
CHỦ ĐIỂM: “TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN”
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu thêm về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS 
- Tìm hểu về tấm gương đoàn viên tiêu biểu.
- Biểu diễn được các bài hát với chủ điểm Tiến bước lên Đoàn.
 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh:
- Kĩ năng phân tích thông tin, tình huống, trả lời các câu hỏi để hình thành kiến thức.
- Phong cách biểu diễn văn nghệ, tác phong tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể, tham gia hoạt động nhóm 
 - Biết nhận xét, đánh giá, học hỏi bạn qua hoạt động tập thể.
 - Giúp học sinh tự tin lạc quan trong cuộc sống.
 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh:
- Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, cảm phục và noi gương những Đoàn viên tiêu biểu từ đó xây dựng ý thức phấn đấu học tập, rèn luyện để tiến bước lên Đoàn. 
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 1.Nội dung: 
- Lịch sử Đoàn, điều lệ Đoàn. Truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS, những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu
- Những bài hát, câu chuyện, các hoạt động của Đoàn TNCS, của tuổi trẻ
2. Hình thức hoạt động:
- Tổ chức thi tìm hiểu thông qua hình thức trò chơi giữa 2 đội, phỏng vấn cá nhân.
- Biểu diễn văn nghệ với các loại hình đa dạng.
 III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động: 
 - Máy chiếu Projecter.
 - Đàn Organ. 
 - Các tiết mục văn nghệ, sưu tầm câu chuyện, bài thơ, phim, hình ảnh tư liệu, hệ thống các câu hỏi và đáp án về chủ đề: Tiến bước lên Đoàn
 2. Tổ chức:
 - GVCN làm việc với tập thể lớp:
+ Nêu chủ đề hoạt động, nội dung, hình thức tiến hành.
+ Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu theo chủ đề.
+ Phân chia lớp thành 2 đội
 - Phân công chuẩn bị:
+ Cử người dẫn chương trình, cử ban giám khảo và thư ký.
+ Chuẩn bị nội dung, 2 đội chuẩn bị các tiết mục tham gia hoạt động.
+ Phân công trang trí.
 VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định tổ chức: (1 Phút)
 2. GVCN : (1phút)
- Giới thiệu tiết học và giới thiệu đại biểu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trong lớp.
- Giới thiệu và mời các học sinh dẫn chương trình điều khiển các hoạt động.
Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
1. Hoạt động 1:
Khởi động
- Thời gian: 2 phút
- Học sinh hát tập thể bài hát: “Tiến lên Đoàn viên” của nhạc sỹ Phạm Tuyên. 
Tạo khí thể sôi nổi, hứng khởi cho học sinh trước khi bước vào tiết học.
* Chia lớp thành 2 đội
2. Hoạt động 2: 
Tìm hiểu lịch sử Đoàn TNCS.
- Thời gian: 10 phút
Học sinh thực hiện phần thi: Tìm hiểu lịch sử Đoàn TNCS.
Trả lời câu hỏi bằng cách mở miếng ghép.
Luật chơi :
- Trên màn hình có 4 miếng ghép, tương ứng với 4 câu hỏi. 
- Trả lời đúng mỗi câu hỏi sẽ được 10 điểm, một miếng ghép được mở ra và sẽ có một thông tin về hình ảnh bí mật. Đoán đúng hình ảnh bí mật sẽ ghi được 20 điểm.
- Khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, các bạn sẽ có 10 giây suy nghĩ. Đội nào rung chuông trước sẽ giành được quyền trả lời câu hỏi, nếu không đưa ra được đáp án đúng sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội bạn.
* Câu hỏi:
1. Bạn hãy cho biết, Đoàn thanh niên cộng sản HCM thành lập vào ngày tháng, năm nào?
A. 26/03/1930
B. 26/03/1931
C. 26/03/1941
D. 26/03/1945 
2. Nội dung chương trình hành động của tuổi trẻ hiện nay là gì?
A. Thanh niên lập nghiệp và 5 xung kích
B. Thanh niên thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
C. Thanh niên quyết thắng và tuổi trẻ giữ nước
D. Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước
3. Bạn hãy cho biết điều kiện để được xét kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì? 
A. Từ 16 đến 30 tuổi
B. Tích cực lao động, học tập và bảo vệ tổ quốc
C. Tự nguyện sinh hoạt trong 1 tổ chức cơ sở của Đoàn
D. Cả 3 điều kiện trên
4. Bài ca chính thức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có tên là gì?
A. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ
B. Thanh niên làm theo lời Bác
C. Lên Đàng
D. Hành khúc thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Học sinh mở các miếng ghép để trả lời câu hỏi.
- Thông qua các câu hỏi, học sinh hiểu biết thêm về lịch sử của Đoàn TNCS, về điều lệ Đoàn, ý nghĩa của cờ Đoàn, huy hiệu Đoàn. 
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các tấm gương Đoàn viên anh hùng.
- Thời gian:12 phút
Kết thúc hai phần thi thư kí công bố kết quả. 
Các đội thực hiện phần thi này thông qua trò chơi: Tìm hiểu các tấm gương Đoàn viên anh hùng.
Luật chơi:
- Với mỗi tấm gương Đoàn viên tiêu biểu, chúng tôi sẽ đưa ra hai thông tin về họ. Bạn hãy cho biết đó là ai ?
 - Sau khi các thông tin được đưa ra hết, các bạn mới được rung chuông xin trả lời. 
Nếu trả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm, nếu trả lời sai hoặc quá 10 giây không đưa ra được đáp án, quyền trả lời sẽ thuộc về đội còn lại.
* Câu hỏi:
Câu hỏi số 1
- Đây là người Đoàn viên TNCS đầu tiên.
- Câu nói nổi tiếng của anh:“con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng mà không thể là con đường nào khác”
Câu hỏi số 2
- Khi 15 tuổi chị đã tham gia hoạt động cách mạng và hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. 
- Trong nhà tù Côn Đảo chị luôn cất cao tiếng hát thể hiện tinh thần hiên ngang, bất khuất.
Câu hỏi số 3
- Anh chiến đấu và hi sinh trong thời kì chống Mỹ.
- Lời hô của anh trước lúc hi sinh: 
”Nhằm thẳng quân thù, bắn” 
Câu hỏi số 4
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Ngã ba Đồng lộc - mảnh đất anh hùng, nơi từng được coi là “túi bom, chảo lửa”
- Nơi đây, còn gắn liền với tên tuổi của của các chị. Bạn hãy cho biết, họ là ai?
(Sau mỗi phần trả lời của các đội, MC công bố đáp án và bổ sung thêm thông tin)
*) Văn nghệ: nhảy Flasmob “ Tôi yêu Việt Nam” 
Học sinh trả lời được các câu hỏi tìm hiểu về các tấm gương Đoàn viên anh hùng.
- Thông qua các tấm gương Đoàn viên anh hùng, học sinh thấy được những cống hiến to lớn của thế hệ trẻ cho Tổ quốc, đó là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. 
4. Hoạt động 4: Tiếp bước cha anh.
 - Thời gian:16 phút
Hai đội trình bày kết quả sưu tầm tư liệu về Đoàn TNCS trong thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trao đổi tọa đàm về phương hướng phấn đấu trở thành Đoàn viên
 1. Đội Trần Văn Ơn: 
Trình bày clip về các phong trào tình nguyện của thanh niên HN, của phường KĐ, của trường, của lớp...
2. Đội Đặng Thùy Trâm: 
 Kể chuyện về tấm gương hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, biển đảo: anh hùng liệt sĩ Vũ Quang Chương
?: Noi gương các anh chị Đoàn viên, các bạn trong trường, trong lớp mình đã có những việc làm cụ thể nào có ích cho xã hội?
? : Các bạn hãy cho biết những việc làm chưa đúng của các bạn còn khiến thầy cô và cha mẹ buồn lòng ?
?: Bạn có suy nghĩ gì về những hành vi đó?
?: Đã khi nào bạn mắc những khuyết điểm tương tự như thế này chưa ? Nếu có bạn đã làm gì để sửa chữa những khuyết điểm đó ?
?: Nếu biết, bạn mình vi phạm một trong các khuyết điểm trên thì bạn sẽ làm gì ? 
?: Chắc rằng mỗi chúng ta đều ước nguyện trở thành Đoàn viên, vậy ngay từ bây giờ bạn sẽ làm gì để phấn đấu trở thành người Đoàn viên trong tương lai ?
- Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình về vai trò của Đoàn TNCS trong thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
- Trình bày những suy nghĩ, nhận thức của HS về một số biểu hiện lối sống của tuổi trẻ, đặc biệt là của học sinh hiện nay. Nhận thức được đâu là những việc làm đúng đắn, tích cực; đâu là những biểu hiện chưa đúng đắn, sai trái.Từ đó xác định trách nhiệm và định hướng phấn đấu của mình.
5. Kết thúc tiết học: (Thời gian: 5 phút)
- Hát tập thể bài hát: “ Khát vọng tuổi trẻ” sáng tác của nhạc sỹ Vũ Hoàng.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, trao thưởng.
- Hướng dẫn chuẩn bị tiết HĐGDNGLL tháng 4 chủ điểm : Hòa bình – Hữu nghị
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL là một quá trình. Quá trình này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: nhận thức của các lực lượng giáo dục, năng lực của giáo viên, tính tích cực và chủ động của học sinh, định hướng đổi mới giáo dục, hình thức tổ chức và nội dung hoạt động, sự đánh giá kết quả các HĐGDNGLL, các điều kiện để việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL có hiệu quả. Trong đó các yếu tố năng lực của giáo viên, tính tích cực và chủ động của học sinh, hình thức tổ chức và nội dung hoạt động là những yếu tố quyết định đến hiệu quả việc thực hiện chương trình. Do đó biện pháp nâng cao năng lực nhận thức cho các lực lượng giáo dục là biện pháp cơ sở. Các biện pháp: Thiết kế giáo án theo hướng tích hợp nội dung của các môn học khác; Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tổ chức HĐGDNGLL; Đa dạng hóa nội dung dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh; Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL là những biện pháp chủ đạo. Giữa các biện pháp nêu trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, không thể tách rời nhau đồng thời giữa các biện pháp còn có sự ràng buộc và hỗ trợ lẫn nhau cùng thực hiện mục tiêu và nội dung chương trình HĐGDNGLL.
3.4. Kết quả :
Việc áp dụng các biện pháp tổ chức các tiết HĐGDNGLL ở lớp 6A3 trong những năm qua đã thu được những kết quả đáng kích lệ: 
 Học sinh đã biết cách tổ chức và điều khiển một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi. Các em đã hiểu được phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện có hiệu quả các HĐGDNGLL, được tham gia các hoạt động tập thể và chủ động tích cực, hứng thú tham gia hoạt động, tích lũy được kinh nghiệm tổ chức HĐGDNGLL. Từ đó, học sinh hình thành được các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm hiểu các vấn đề, kỹ năng xây dựng, thiết kế chương trình hoạt động, kỹ năng trình bày ý kiến trước tập thể, kỹ năng tổ chức các hoạt động... Các HĐGDNGLL đã góp phần phát triển được ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân và sự cộng tác giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau trong tập thể học sinh (trong lớp, giữa các lớp, khối với nhau). Bởi vì, nội dung của HĐGDNGLL có liên quan đến nội dung của các môn học, các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ , giáo dục lao động, giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục dân số, giáo dục môi trưòng ... 
 Hơn nữa, tổ chức tốt HĐGDNGLL còn góp phần bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hưong đất nước; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên- xã hội. Từ đó vừa phát huy được năng lực vừa từng bước hình thành nhân cách cho HS vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các lớp và nhà trường.
3.5. Bài học kinh nghiệm:
 Bước đầu áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức các tiết HĐGDNGLL nhằm phát huy năng lực của học sinh” ở lớp 6ª3 của nhà trường , tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm. Muốn phát huy được năng lực của học sinh trong các HĐGDNGLL, người giáo viên cần chú ý những điểm sau:
 Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng từng tháng , từng hoạt động, phân công cụ thể phù hợp với khả năng, sở trường của học sinh, giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách thường xuyên và có điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
 Tổ chức HĐGDNGLL có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của giáo viên trong việc thực hiện hoạt động đó. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho GV là hết sức cần thiết.
 Để việc tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả, người giáo viên cần bồi dưỡng đội ngũ cốt cán về các kĩ năng xây dựng, tổ chức, điều hành hoạt động.
 Phải khai thác triệt để và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục vào việc triển khai tổ chức các HĐGDNGLL.
 Sau mỗi hoạt động, người giáo viên cần có sự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm động viên, uốn nắn kịp thời. Như vậy, mới có tác dụng khích lệ học sinh cũng như các lực lượng giáo dục nhiệt tình, tích cực, sáng tạo.
 Trên đây là một số bài học kinh nghiệm và tôi đã đúc rút ra được trong quá trình tổ chức các HĐGDNGLL ở lớp 6A3 của trường trong năm vừa qua và đã thu được những thành công nhất định khi áp dụng sáng kiến này. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động không thể thiếu được của quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Tham gia hoạt động tập thể là cách tốt nhất để các em rèn luyện các kĩ năng và phẩm chất đạo đức và năng lực của bản thân. Chính vì vậy, nhà trường cần nâng cao chất lượng HĐGDNGLL với những hình thức và nội dung phong phú, đa dạng. Việc lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp với lứa tuổi học sinh là đòi hỏi tất yếu đối với nhà truờng. Sức hấp dẫn của HĐGDNGLL góp phần lôi cuốn các em tham gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của các hình thức tổ chức hoạt động. Điều đó, đòi hỏi sự nỗ lực của các giáo viên, các nhà giáo dục trong việc sáng tạo, thiết kế nội dung và hình thức tổ chức hoạt động phù hợp lứa tuổi, khả năng của học sinh, điều kiện đặc thù và truyền thống địa phương. Muốn thực hiện được mục đích trên đây, người giáo viên cần không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm tìm ra những biện pháp tổ chức phù hợp góp phần nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ở các nhà trưòng trong những năm tới.
 * Khuyến nghị, đề xuất:
 Trong quá trình làm công tác quản lí, tôi thấy nếu có những điều kiện thuận lợi hơn nữa thì hiệu quả của HĐGDNGLL trong các nhà trường sẽ đạt kết quả tốt hơn. Xin có một vài kiến nghị như sau:
 Đối với các cấp quản lý:
 - Nên bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
 - Tăng cường các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về HĐGDNGLL cho GVCN.
 - Quan tâm thường xuyên bổ sung thêm các thiết bị phục vụ cho tổ chức HĐGDNGLL, cần tận dụng tất cả những cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường, đồng thời phải khai thác tiềm năng cơ sở vật chất của xã hội để tổ chức hoạt động cho học sinh.
 - Động viên khuyến khích kịp thời giáo viên chủ nhiệm làm tốt hoạt động giáo dục này.
 - Cán bộ quản lí cần có nhận thức đúng đắn, thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý HĐGDNGLL.Từ đó, nâng cao hiệu quả của việc quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường.
 Đối với giáo viên:
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cần:
 - Đầu tư thời gian phù hợp cho việc xây dựng giáo án và tổ chức HĐGDNGLL.
 - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bồi dưỡng kiến thức văn hóa, xã hội và ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong thiết kế giáo án điện tử, khai thác nguồn học liệu điện tử.
- Tăng cường công tác phối hợp các lực lượng giáo dục để tranh thủ sự giúp đỡ cho công tác tổ chức các HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm tổ chức tiết HĐGDNGLL nhằm phát huy năng lực học sinh mà tôi đã thực hiện có hiệu quả ở lớp 6A3 trong thời gian qua. 
Để HĐGDNGLL ở trường THCS thu được nhiều thành công hơn nữa, tôi rất mong nhận được sự tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, sự phối hợp của các cá nhân, đoàn thể, sự hợp tác chặt chẽ của phụ huynh học sinh nhà trường.
Đặc biệt, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp để có thể thực hiện tốt các giải pháp trên.
Xin cảm ơn./. 
 Tôi xin cam đoan sang kiến này là do tôi viết không sao chép của ai.
 Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2017
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Nội dung Từ viết tắt
1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: HĐGDNGLL
2. Trung học cơ sở: THCS
4. Công nghiệp hóa: CNH
5. Hiện đại hóa: HĐH
6. Giáo viên chủ nhiệm: GVCN
8. Giáo dục và đào tạo: GD & ĐT
9. Nhà xuất bản: NXB
MỤC LỤC
Trang
1
2
3
4
5
6
7
Phần I: Mở đầu
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu 
Khách thể và đối tượng nghiên cứu 
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu 
Phạm vi nghiên cứu 
1
1
2
2
2
3
3
3
Phần II: Những biện pháp đổi mới và giải quyết vấn đề
4
1
2
3
Chương 1: Cơ sở lí luận
Một số khái niệm cơ bản của đề tài
Một số vấn đề cơ bản về việc tổ chức các tiết HĐGDNGLL ở trường THCS
Mối quan hệ giữa HĐGDNGLL với các hoạt động khác
4
4
6
10
1
2
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện tiết HĐGDNGLL
Vài nét về nhà trường
Thực trạng việc thực hiện các tiết HĐGDNGLL ở nhà trường
11
11
13
1
2
3
Chương 3: Một số biện pháp thực hện HĐGDNGLL 
Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp
Một số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh THCS
Ví dụ minh họa
14
14
14
23
Phần III: Kết luận và khuyến nghị
35
Mục lục
37

File đính kèm:

  • dochdngll6ngathcs_khuong_dinh_16120189.doc