Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thông qua việc thiết kế, chế tạo các sản phẩm Vật lí phần cơ học lớp 10 THPT
Theo quan sát và điều tra tôi thấy: Hiện nay, ở hầu hết các trường THPT trong và ngoài tỉnh, việc dạy, học Vật lí trong chương trình chính khóa chủ yếu đang diễn ra như sau:
* Về phía Giáo viên (GV)
- Hầu hết các giáo viên vẫn mang nặng phương pháp truyền thụ, thuyết trình, thông báo. Một giờ dạy được tiến hành lần lượt từng nội dung theo trình tự trong sách giáo khoa. Hoạt động của giáo viên khi lên lớp cơ bản là mô tả, giải thích, giảng giải rồi đi đến kết luận về kiến thức mới, nhắc lại kiến thức liên quan của chủ đề này với các chủ đề trước đã học khi cần thiết. Cuối mỗi giờ dạy GV củng cố kiến thức, cho bài tập ví dụ để học sinh biết giải bài tập, giao bài tập về nhà cho học sinh làm. Kết quả là sau mỗi buổi học sinh lại có một chuỗi kiến thức cần học thuộc, một hệ thống bài tập phải làm ở nhà mà đa số là bài tập định lượng.
- Giáo viên rất ít thực hiện các thí nghiệm, ít liên hệ thực tế hoặc mở rộng kiến thức, rất ít tổ chức đươc các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo về vật lí cho học sinh. Trong các giờ dạy chưa tạo cho học sinh được những sân chơi bổ ích, lí thú để tăng hứng thú học tập và rèn luyện các năng lực cần thiết cho HS. Học sinh học như một cái máy: học thuộc lí thuyết, công thức, biết làm bài tập nhưng các em không có thời gian liên tưởng với thực tế trong cuộc sống, không biết kiến thức mình học để làm gì.
- Gần đây, dưới sự chỉ đạo của cấp trên, trong giờ dạy, cũng có một số giáo viên đã tìm cách tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh với những câu hỏi phỏng vấn yêu cầu học sinh suy nghĩ giải quyết nhưng phần lớn những câu hỏi đó ít đòi hỏi ở học sinh sự suy luận, phân tích, tìm tòi mà chỉ chủ yếu yêu cầu ở học sinh sự tái hiện thông thường.
- Trong các giờ ôn tập, GV thường đi theo hướng: tóm tắt lí thuyết, công thức, nêu các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập thường gặp. Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào bài tập cụ thể. Sau đó Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà của học sinh chủ yếu là làm bài tập, học thuộc công thức, khái niệm, định nghĩa, định luật. Rất ít khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên, chưa giao nhiệm vụ cho học sinh tự làm thí nghiệm hay các sản phẩm ứng dụng lí thuyết vật lí ở nhà. Chưa chú trọng đến việc phát huy các năng lực cho HS đặc biệt là năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Về hình thức kiểm tra đánh giá đang nặng về kiểm tra trí nhớ chưa đề cao việc kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, việc kiểm tra hầu hết đơn phương do giáo viên tự ra đề, chấm và đánh giá. Đối với môn Vật lí; một vấn đề đang được quan tâm hiện nay là kiểm tra đánh giá thông qua thí nghiệm thực hành, kĩ năng thực hành nhưng vấn đề này cũng mới chỉ dành cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
* Về phía học sinh
- Đa số các em cho rằng Vật lí là môn học khó, khô khan, học mà không biết ứng dụng. Các em chưa biết sắp xếp, bố trí thời gian học tập hợp lí.
- Việc học mang lại nhiều áp lực, nhiều HS lười còn không học thuộc công thức hay cũng không làm bài tập về nhà.
- Rất ít được làm việc theo nhóm và thảo luận với nhau về các kiến thức nên các em không mạnh dạn và tự tin khi trình bày hoặc bảo vệ ý kiến của mình.
* Ưu điểm
- Học sinh nhớ lại kiến thức đã học, xâu chuỗi mối quan hệ của các kiến thức đã học.
- Giải được các dạng bài tập liên quan đến kiến thức đã học và hình thành được kĩ năng giải bài tập tốt.
- Đáp ứng được yêu cầu của các đề thi và kiểm tra hiện nay.
- Học sinh học thuộc các công thức vật lí.
- Biết đến một số ứng dụng của vật lí trong khoa học và đời sống.
- Một số rất ít HS biết được và đã làm được một số ứng dụng kĩ thuật của chương trình.
* Nhược điểm
- HS không có cơ hội hình thành và phát triển năng lực của bản thân như: năng lực thực hành, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Do giờ học trên lớp còn nặng nề, không gây được hứng thú học tập cho học sinh cho nên có nhiều học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức: Lười suy nghĩ, lười hoạt động, chỉ ngồi nghe thầy giảng rồi ghi chép lại, ít hứng thú; rất ít học sinh mạnh dạn đặt câu hỏi cho giáo viên về vấn đề đã được học, thậm chí cả vấn đề mà các em chưa hiểu.
- Sau khi học xong phần Cơ học lớp 10 nhiều học sinh chưa hiểu các khái niệm như: cân bằng bền, không bền, phiếm định, không hiểu được vai trò của các lực cơ học, không hiểu đầy đủ bản chất của các định luật Niu tơn, định luật bản toàn động lượng , chưa hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng của một vật rắn, các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển động của một vật đặc biệt là chưa giải thích đầy đủ chính xác cơ chế của chuyển động bằng phản lực
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vật lí đã học vào giải thích các hiện tượng vật lí trong đời sống và ứng dụng kĩ thuật còn kém. Hoạt động chủ yếu của học sinh là học thuộc lí thuyết, viết đúng công thức và luyện giải bài tập. Học sinh không được quan sát thí nghiệm cũng như trực tiếp làm thí nghiệm. Do đó, cơ hội để các em hiểu sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng cũng như phát triển năng lực sáng tạo là không nhiều.
à toàn ngành giáo dục cũng như cả nước đang hướng tới. 2. Giải pháp mới cải tiến. Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường THPT là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo PPDH tích cực nhằm: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân...” (Khoản 2, Điều 28, Luật Giáo dục 2005). Một trong những hình thức tổ chức dạy học tích cực mang lại sự sáng tạo, hứng thú học tập, tích cực học tập, phát triển năng lực của học sinh, tôi thấy đó chính là hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST). Đây là một hình thức dạy học tâp trung hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh: Năng lưc tô ̉chức hoat động, năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức và quản lí cuộc sống, năng lực tự nhận thức và tích cực hoá bản thân, năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiêp... Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy chương trình Vật lí 10, tôi thấy mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực cần hình thành thức phần “Cơ học” học sinh cần đạt được tương nhiều, kiến thức dài, trừu tượng khó nhớ nhưng lại có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật, có thể hình thành và phát triển được rất nhiều năng lực thông qua việc học tập nội dung này . ( Phụ lục 1 đính kèm) Để HS hệ thống kiến thức đầy đủ, phát huy tính tự học, tự tìm tòi khám phá khoa học thông qua hoạt động học, tránh nhàm chán và thụ động trong việc tiếp thu kiến thức và đặc biệt là đảm bảo học phải đi đôi với hành, Giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm học sinh nghiên cứu cấu tạo, công dụng, nguyên tắc hoạt động, tự thiết kế và chế tạo một số sản phẩm ứng dụng phần cơ học (vật lí 10) ở nhà, tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng, thao tác thí nghiệm, kĩ năng tổ chức và lập kế hoạch làm việc nhóm, biết ứng dụng kiến thức vào trong đời sống và kĩ thuật, điều này làm cho việc hiểu kiến thức của học sinh trở nên sâu sắc và bền vững. Trong sáng kiến này tôi tổ chức HĐTNST cho HS thiết kế chế tạo 5 sản phẩm, với mỗi sản phẩm có mục tiêu khác nhau liên quan đến nội dung phần cơ học vật lí 10 gồm: 1. Tên lửa nước đơn giản 2. Ô tô tự hành 3. Đồ chơi cân bằng; 4. Con quay và spiner; 5. Mô hình thả trứng, ( Phụ lục 2 đính kèm) Thông qua việc tham gia vào các HĐTNST, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ việc tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, thiết kế, chế tạo, vận hành, thuyết trình trong hội thi đến việc theo dõi đánh giá kết quả hoạt động đều rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của HS. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Mỗi sản phẩm được thiết kế, chế tạo đều được thực hiện qua các giai đoạn: + Giai đoạn tìm kiếm thông tin Trong giai đoạn này HS thảo luận thống nhất những từ khoá cần thiết cho việc tìm kiếm thông tin, dựa trên các từ khoá liên quan đến thông tin HS tìm kiến những thông tin cần thiết cho việc thiết kế, chế tạo mỗi sản phẩm. (Phụ lục 3 đính kèm) + Giai đoạn xử lí thông tin HS họp nhóm thống nhất thông tin mà mỗi cá nhân đã tìm kiếm để đi đến thống nhất chung về nội dung kiến thức cần thiết. Tổng hợp kết qủa dưới hình thức sơ đồ tư duy trên khổ giấy A3. Trong sơ đồ tư duy phải thể hiện được các bộ phận chính của mỗi sản phẩm làm bằng vật liệu gì, nguyên lí hoạt động của chúng. + Giai đoạn xây dựng ý tưởng cho các sản phẩm, thiết kế sản phẩm Lựa chọn mô hình, bố cục cho từng sản phẩm. Tính toán thiết kế chi tiết cho mỗi sản phẩm. Tìm kiếm vật liệu chế tạo, chuẩn bị công cụ cần thiết, dự trù kinh phí. ( Phụ lục 4 đính kèm) + Giai đoạn thực hiện chế tạo và lắp ráp sản phẩm + Giai đoạn hoàn thiện và trình bày báo cáo sản phẩm HĐTNST là hoạt động tự học của học sinh là chính nên việc đánh giá không chỉ dựa vào điểm số mà còn cần đánh giá về mọi khía cạnh trong quá trình HS tham gia hoạt động. Mặt khác HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Chính vì vậy hình thức đánh giá và tiêu chí đánh giá tôi đã xay dựng và cho HS nghiên cứu trước khi tổ chức hoạt động, để mỗi HS đều cố gắng nỗ lực tìm tòi và nghiên cứu để đưa ra phương án tối ưu cho sản phẩm của mình. Cụ thể: * Tiêu chí và hình thức đánh giá về sản phẩm + Học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng với nhau theo các mẫu tiêu chí. + Giáo viên đánh giá theo các mẫu tiêu chí. (Phụ lục 5 đính kèm) * Hình thức tổ chức Buổi 1: Gặp gỡ học sinh, giao nhiệm vụ cho học sinh (Phụ lục 6 đính kèm) Buổi 2: Họp nhóm thống nhất thông tin và xử lí thông tin tìm kiếm được Sau thời gian gia hạn cho các nhóm, giáo viên hẹn gặp và làm việc cụ thể với từng nhóm. ( Phụ lục 7 đính kèm) Buổi 3: Thống nhất ý tưởng cho các sản phẩm, thiết kế sản phẩm Theo đúng lịch hẹn, giáo viên tổ chức cho các nhóm họp bàn kế hoạch thống nhất ý tưởng lựa chọn hình thức, kiểu dáng, vât liệu, dự trù kinh phícho từng sản phẩm một. (Phụ lục 8 đính kèm) Buổi 4: Các nhóm tham gia chế tạo sản phẩm Các nhóm tập hợp mang theo dụng cụ, vật liệu để bắt đầu chế tạo sản phẩm. (Phụ lục 9 đính kèm) Buổi 5: Tổ chức hội thi vật lí theo kế hoạch GV lập kế hoạch chi tiết cho cuộc thi, chuyển kế hoạch cho các nhóm trước khi diễn ra hội thi 3 dến 4 ngày để các nhóm chuẩn bị sẵn sàng về sản phẩm, cử người thuyết trình,chuẩn bị cho cuộc thi. Có 4 nội dung sẽ thi công khai trong hội thi gồm: * Cuộc thi: “Tên lửa nước- đơn giản- thách thức”. Thể lệ cuộc thi: Các tên lửa được chế tạo không đúng qui định sẽ bị loại. Các nhóm sẽ tiến hành phóng tên lửa theo sự điều hành của ban tổ chức. Các tên lửa không được cản trở hoạt động của tên lửa khác, tên lửa bị cản trở sẽ được đua lại ở đợt sau. Cuộc thi gồm 2 phần: + Đại diện các nhóm lên thuyết trình về nguyên lí hoạt động, khí động học của tên lửa. + Thi phóng tên lửa. (Phụ lục 9 đính kèm) Cuộc thi:Chế tạo và đua xe ô tô tự hành + Thể lệ: Các xe được chế tạo không đúng qui định sẽ bị loại (xe dùng nhiên liệu hoặc pin). Các nhóm sẽ tiến hành đua xe theo cùng lúc. Các xe đua không được cản trở hoạt động của xe khác, xe bị cản trở bị ngưng hoạt động sẽ được đua lại ở đợt sau. Xe đua ngừng ở điểm nào thì thành tích sẽ được tính từ vạch xuất phát đến điểm dừng. Báo cáo tóm tắt về nguyên lí hoạt động, khí động học của xe. (Phụ lục 10 đính kèm) Cuộc thi “Chinh phục vũ trụ” Trò chơi thả trứng là trò chơi thực nghiệm khoa học có tính thực tiễn, sáng tạo cao. Trò chơi này mô phỏng lại chuyến du hành khám phá của con người lên sao hoả (sao hoả có điều kiện khí hậu gần giống với trái đất). Nhiệm vụ cho các đội chơi là phải thiết kế mô hình khoang đổ bộ của tàu vũ trụ để giúp bảo vệ các quả trứng (phi hành gia) khi được thả từ trên cao xuống mặt đất (bề mặt hành tinh) được an toàn. Người chơi thả mô hình từ trên cao xuống thấp nếu quả trứng (trứng sống) được bảo vệ tốt (trứng không vỡ) thì được điểm. Các khoang đổ bộ được vận dụng các định luật, các qui tắc vật lý để thiết kế như: ba định luật Newton, tổng hợp và phân tích lực, lực đàn hồi, lực ma sát (Phụ lục 11 đính kèm) * Triển lãm đồ chơi. Thể lệ: Học sinh giới thiệu sản phẩm và thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. Có 3 loại đồ chơi được đưa vào triển lãm gồm: lật đật (chú hề), con quay, spiner. Ban giám khảo và các thành viên khác có thể đi khảo sát thực nghiệm về hoạt động của các đồ chơi và đặt câu hỏi cho nhóm. (Phụ lục 12 đính kèm) Sau khi hội thi kết thức tôi yêu cầu các nhóm nộp bản nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm, yêu cầu HS về hoàn thiện các phiếu đánh giá cá nhân, các nhóm hoàn thành phiếu đánh giá trong nhóm, chéo nhóm để tổng hợp kết quả cho mỗi thành viên. Đây là HĐTNST tôi đã tổ chức cho HS lớp 10 mà tôi được phân công giảng dạy tham gia và đạt được hiệu quả rất cao đúng theo những mục tiêu mà ngay từ đầu tôi đã đặt ra, học sinh sau khi tham gia hoạt động hồ hởi phấn khởi, yêu bộ môn hơn, hiểu bài hơn và đặt biệt là trong mỗi các em đều được khơi dậy tình yêu và say mê với khoa học. Chính vì sự thành công trong hoạt động dạy học mà chính bản thân tôi đã tổ chức cho các em, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Vật lí ở trường THPT đặc biệt là Vật lí 10 phần Cơ học, tôi muốn chia sẻ sáng kiến với các bạn bè, đồng nghiệp nói riêng và với ngành giáo dục nói chung. Đó là sáng kiến: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thông qua việc thiết kế, chế tạo các sản phẩm Vật lí phần cơ học lớp 10 THPT”. III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 1. Hiệu quả kinh tế Việc tính toán để đưa ra một con số cụ thể về lợi ích kinh tế của sáng kiến ngành giáo dục nói chung và sáng kiến này riêng thực sự rất khó khăn. Tuy nhiên với sáng kiến này tôi có thể ước tính những lợi ích mà sáng kiến của tôi sẽ mang lại như: Trước đây bằng phương pháp dạy học truyền thống, HS phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc khi ôn tập tổng hợp phần cơ học vật lí lớp 10. Bởi hầu hết các em ôn tập lại bằng cách tham gia các lớp học thêm, học phụ đạo để các thầy cô ôn tập và hệ thống kiến thức xong vẫn cảm thấy toàn lí thuyết, khô khan, nhàm chán mà chẳng hiểu học để làm gì. Khi tham gia hoạt động này một mặt các em vẫn đảm bảo nhớ lại được tất cả các kiến thức đã học một cách đầy đủ, mặt khác còn phát triển đầy đủ mọi mặt về năng lực và kĩ năng sống của bản thân. Tôi ước tính mỗi buổi HS tham gia các lớp học thêm, học phụ đạo tính cho địa phương tôi cũng phải tốn khoảng 25000 đồng/1 buổi; để ôn tập hết kiến thức phần cơ học lớp 10 HS phải học khoảng 15 buổi, như vậy mỗi HS sẽ tốn khoảng 375000 đồng. Khối 10 trường tôi có 400 HS, nếu tất cả HS được tham gia HĐTNST này thì có thể mang lại lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng cho HS, còn nếu nhân rộng ra cả tỉnh hoặc nhiều tỉnh thì con số này lên tới vài chục tỉ đồng trong khi mỗi em HS chỉ mất có vài chục nghìn đồng là có thể chế tạo ra đầy đủ các sản phẩm đúng nguyên tắc vật lí em đã học. Giáo viên hướng dẫn học sinh chế tạo được 4 bộ đồ chơi cho em, cháu của mình với chi phí chỉ khoảng 20.000đ và tận dụng được những đồ phế liệu như chai, lọ, đồ chơi hỏng, trong khi đó một bộ đồ chơi có vai trò tương đương giá vài trăm nghìn đồng. Mặt khác nếu 1 lớp tổ chức đi tham quan các khu sản xuất, nhà máy, xí nghiệp thì tiền xe, đi lại, ăn uống như trường tôi ở xa khu công nghiệp có liên quan, chi phí mỗi lớp cũng tiêu tốn khoảng 3 đến 8 triệu đồng, vậy 11 lớp tham gia thì tiêu tốn khoảng 33 đến 88 triệu đồng, vậy cả tỉnh sẽ tốn khoảng hơn 1 tỉ đồng, đó là số tiền không nhỏ giảm tải chi tiêu cho phụ huynh HS. Hơn nữa trong dự thảo chương trình THPT mới thì HĐTNST là một môn học bắt buộc, xong nhiều thầy cô chưa biết phải tổ chức như thế nào, hoặc còn quá mơ hồ, cứ nghĩ HĐTNST là phải đưa HS đi tham quan tại các viện Vật lí, phòng thí nghiệm, các cơ sở sản xuất Để GV hiểu được ý nghĩa, cách thức tổ chức HĐTNST có thể Bộ GD & ĐT hoặc Sở GD sẽ phải tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên hàng năm tốn kém cả vài trăm triệu đồng. Nếu sáng kiến này được nhân rộng ra tất cả các trường trong và ngoài tỉnh để GV thực sự hiểu đầy đủ về HĐTNST mà không cần tham gia các lớp tập huấn hay bồi dưỡng nữa, như vậy có thể mang lại lợi nhuận cho ngân sách nhà nước vài tỉ đồng. HĐTNST có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của HS. Ngoài việc củng cố, bổ sung vào hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ được HS lĩnh hội thông qua học ở trên lớp thì HĐTNST còn tạo điều kiện cho HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống, rèn luyện các phẩm chất, nhân cách và học hỏi thêm nhiều tri thức ngoài sách vở, luyện tập được nhiều kỹ năng, thói quen cần thiết cho cuộc sống. HĐTNST làm tăng hứng thú đối với môn học vật lí nói chung và phần cơ học vật lí lớp 10 nói riêng, làm cho môn học vẫn được xem là khô khan đó trở nên hấp dẫn hơn, ý nghĩa hơn và thiết thực hơn. Đó thực sự là những hiệu quả vô cùng to lớn mà không thể tính bằng tiền. 2. Hiệu quả xã hội HĐTNST Vật lí vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt. Theo nghiên cứu tổ chức HĐTNST về phần “Cơ học vật lí 10” , có thể rút ra các tác dụng của HĐTNST như sau: Về giáo dục nhận thức HĐTNST giúp HS củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trong giờ học chính khoá; giúp cho HS vận dụng được những kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, gắn lí thuyết với thực tiễn, thấy được những ứng dụng của kiến thức đã được học trong đời sống và kĩ thuật. Về rèn luyện kỹ năng HĐTNST giúp cho HS được rèn luyện kỹ năng tự quản, kỹ năng tổ chức điều khiển chế tạo các sản phẩm đơn giản , phát triển kỹ năng tiến hành lập kế hoạch, bước đầu làm quen với việc lập bản thiết kế cho sản phẩm cần chế tạo, biết chế tạo sản phẩm dựa trên thiết kế , kỹ năng giải quyết vấn đề; rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tự tổ chức, kỹ năng tự quản lí, kỹ năng điều khiển hoạt động nhóm HĐTNST còn giúp HS phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, rèn luyện ngôn ngữ và kỹ năng phát biểu trước đám đông, đó là những kỹ năng rất cần khi các em trở thành người lao động trong thời đại mới. Về mặt giáo dục tinh thần, thái độ làm việc HĐTNST kích thích sự hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn HS tự giác tham gia một cách nhiệt tình vào các hoạt động, phát huy tính tích cực, tự lực của HS. Về rèn luyện năng lực tư duy Trong dạy học ta có thể rèn luyện cho HS nhiều loại tư duy, trong đó thường được đánh giá cao nhất là tư duy sáng tạo. Sáng kiến này tôi đã trực tiếp thực hiện ở trường tôi, đã có đối chứng với lớp không được tham gia và nó thực sự mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Tư duy của các em tốt lên rất nhiều, nhiều em trước đó rụt rè nhút nhát, ngại trao đổi giao tiếp với tôi hoặc bạn bè, học hành chểnh mảng sau khi tham gia HĐTNST đã mạnh dạn hơn, cởi mở hơn, tiến bộ hơn về mọi mặt, thậm chí các em thực sự có lòng say mê và yêu môn học, yêu thích nghiên cứu khoa học và kĩ thuật hơn gấp nhiều . Như vậy, HĐTNST có mục đích tổng quát là hỗ trợ cho dạy học chính khoá, giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách người học một cách toàn diện nhất. Đặc biệt, HĐTNST góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có tính tích cực, tự lực cao và có khả năng sáng tạo tốt trong công việc, đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục đang trong giai đoạn tích cực đổi mới của nước ta hiện nay. Sáng kiến được tổ chức thành công ở lớp 10B2 năm học 2016 - 2017 tại trường tôi. Sáng kiến được các nhà quản lý và giáo viên trong trường tham dự đánh giá cao, đã truyền cảm hứng và kinh nghiệm cho các thầy cô tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển trong giai đoạn ngành giáo dục đã và đang hướng tới. Về giáo dục đạo đức lối sống Sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm một số học sinh đã có ý tưởng sẽ chế tạo bộ đồ chơi trẻ em với vật liệu cơ bản là phế liệu nhưng chú ý hơn đến sự tiện lợi và thẩm mĩ với mục đích: trưng bày và bán hàng trong hội chợ triển lãm do trường tổ chức vào dịp 26/3 năm sau, số tiền thu được các em sẽ sử dụng vào việc trao quà cho các bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; một số sản phẩm sẽ trao tặng cho các em học sinh mồ côi, khuyết tật, nghèo không có tiền mua đồ chơi. Như vậy với kết qủa sáng kiến đã giáo dục lòng nhân ái vì cộng đồng cho các em, nó như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Với bản thân tôi, việc tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung, và việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vật lí nói riêng trong năm bản thân tôi đã đem lại cho trường, cho học sinh những thành tích cụ thể như sau: Trong kì thi HSG văn hóa cấp tỉnh năm học 2016-2017 tôi đã bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí đạt được kết quả rất cao: 1 giải nhất, 2 giải nhì và xếp thứ nhất toàn đoàn. Trong kì thi Violympic vật lí, tôi hướng dẫn học sinh tham dự kì thi và đạt được kết quả thắng lợi, có 6 em dự thi cấp tỉnh thì cả 6 em nằm trong tốp 10 HS xuất sắc nhất của Tỉnh và được chọn đi thi vòng Quốc gia, trong 6 em được thi vòng Quốc gia và kết quả có 5 em đạt huy chương Vàng, 1 em đạt huy chương Bạc. Chất lượng thi Đại học, Cao đẳng của trường chúng tôi được giữ vững và khẳng định được vị trí tốp đầu các trường THPT của toàn quốc. Năm học 2016-2017, theo thống kê của nhà trường có 56 em đạt điểm thi THPT quốc gia từ 26 điểm trở lên. Trong đó nếu xét đến 05 khối truyền thống là A, B, C, D và A1 thì nhà trường có 43 em đạt từ 26 điểm trở lên, đứng thứ 2 trong khối THPT,trong đó có 26 em khối A, 11 em khối B, 01 em khối C, 01 em khối D và 04 em khối A1; có 1 em HS đạt 29,25 điểm khối A và 29,5 điểm khối B. Cụ thể kết quả thi môn vật lí lớp tôi chủ nhiệm đạt bình quân 8,41 điểm/ 1 học sinh, có một học sinh đạt điểm 10 và 2 học sinh 9,75. Kết quả HS lớp 10B2 trực tiếp tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong kì thi kết thúc học kì 2 có 80% học sinh đạt điểm giỏi từ 8 trở lên, 18% học sinh đạt từ 7 điểm trở lên, không có HS trung bình ,yếu. Sáng kiến này tôi gửi đi thi trong hội thi Giáo viên giỏi cấp Tỉnh năm 2017 -2018 đã đạt được kết quả cao nhất tỉnh : 9,75 điểm. Và nhờ việc tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy mà bản thân tôi đã đạt giải nhất trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2017 -2018. Đó là những kết quả đạt được có thể nhìn thấy bằng mắt, còn những kết quả về năng lực, phẩm chất, đạo đức mà các em đạt được dù không thể thống kê cụ thể nhưng nó thực sự vô cùng to lớn cho sự phát triển năng lực, nghề nghiệp và kĩ năng sống cho các em trong tương lai. VI. Điều kiện và khả năng áp dụng. Sáng kiến được áp dụng ở tất các các trường THPT và cũng áp dụng được cho mọi đối tượng học sinh có thể theo quy mô lớp học, khối học hoặc toàn trường. Thậm chí sáng kiến còn là mô hình gợi mở cho GV để tổ chức HĐTNST cho HS các khối lớp thiết kế, chế tạo các sản phẩm nội dung khác như điện học, quang học, nhiệt học Nó còn là mô hình chung áp dụng cho các môn học thực nghiệm khác như hóa học, sinh học, công nghệ Hiện nay hầu hết các trường THPT đều phân lớp theo năng lực của học sinh, ở các lớp khá, có thể áp dụng luôn sáng kiến, còn với các lớp học sinh trung bình giáo viên có thể linh động giảm bớt mức độ khó của một số yêu cầu trong các hoạt động, các em vẫn có thể tiếp cận và đạt được các mục tiêu như mong muốn. Sáng kiến này là tài liệu để các thầy cô giáo đã và đang muốn tìm hiểu cách thức tổ chức HĐTNST tham khảo và làm theo, vì không lâu nữa HĐTNST là hoạt động học mới, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới được xã hội quan tâm và ngành giáo dục đang tích cực chỉ đạo . Sáng kiến còn có thể mở rộng tổ chức trên quy mô toàn trường hoặc thành chuyên đề hoạt động cho học sinh, tham gia vào hoạt động học sinh vẫn đảm bảo được lượng kiến thức , kĩ năng và đáp ứng được yêu cầu về hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay. Bên cạnh đó sáng kiến đảm bảo yêu cầu phát triển đầy đủ năng lực, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống, giáo dục lòng say mê khoa học và có thể nó sẽ là tiền đề cho các em lựa chọn nghiên cứu khoa học cho tương lai. Đặc biệt trong năm tới tôi dự kiến sẽ mở rộng sáng kiến trong quy mô tòan trường để các em học sinh khối 11, 12 có thể chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức vững vàng trong kì thi THPT Quốc gia nhất là với yêu cầu đề thi của bộ đang tiến tới nội dung thi toàn cấp hiện nay. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kim Sơn, ngày 8 tháng 10 năm 2018 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Người nộp đơn Trần Thị Thanh
File đính kèm:
- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SK.doc
- PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM ĐƠN ĐỀ NGHỊ SÁNG KIẾN.docx