Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học Lịch sử Lớp 9 bằng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy còn gọi bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Đặc biệt sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.

 Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy là chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương và giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu, nhớ sâu.

 Đối với học sinh:

 + Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn học thuộc như Lịch sử, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong dạy học học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển được tư duy.

 + Giúp học sinh học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của học mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học Lịch sử Lớp 9 bằng sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Xu hướng của sự phát triển giáo dục hiện nay ở các nước trên thế giới là 
hướng đến việc đào tạo những con người có năng lực đóng góp vào sự tiến bộ của 
xã hội, phát triển nền văn minh loài người, biết làm kinh tế, biết quản lý. Trong 
chiến lược giáo dục các nước đều thể hiện tư tưởng làm cho giáo dục đáp ứng được 
những thay đổi của xã hội, của thời đại. Trong bối cảnh đó, để nước ta nhanh 
chóng tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu 
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vững bước đi lên Chủ 
nghĩa xã hội, phải phát triển giáo dục đào tạo, phát triển nguồn lực con người là 
yếu tố cơ bản của sự phát triển chung và bền vững, đào tạo những con người “ vừa 
hồng, vừa chuyên” yêu nước thiết tha.
 Xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội, bộ môn lịch sử trong nhà trường nói 
chung và trong lịch sử lớp 9 nói riêng đã được đổi mới về nội dung, phương pháp 
dạy học điều đó đã phát huy được tầm quan trọng của bộ môn lịch sử. 
 Như chúng ta đã biết lịch sử là một một môn học đặc thù với những chuỗi sự 
kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học lịch sử là 
khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó 
vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Đây là môn học yêu cầu người học là 
phải “Biết sự kiện - Hiểu sự kiện – Nhớ sự kiện”, từ đó có sự phân tích, tư duy 
lôgic, khái quát, và đánh giá sự kiện. Tuy nhiên, các đồ dùng dạy học truyền thống 
hiện nay còn rất nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của bộ 
môn và yêu cầu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử. Trong 
việc khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động thì phương tiện trực quan 
là một yếu tố hết sức cần thiết. Do đó, bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học là phương pháp tối ưu 
nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của học sinh. Trước thực tiễn đó, + Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn 
luyện phương pháp học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu 
quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học 
rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn học thuộc như Lịch sử, các em này 
thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết 
liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó 
vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên 
lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí 
nhớ của mình. Sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong dạy học học sinh sẽ học 
được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển được 
tư duy.
 + Giúp học sinh học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên 
cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do 
chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, vì vậy việc sử 
dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa sự tư 
duy và sáng tạo của học mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu.
 + Học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu điểm: Phát huy tối đa tính sáng 
tạo, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của mình, các em tự do chọn màu sắc 
(xanh, đỏ, vàng, tím,), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong), các em tự “sáng 
tác” nên trên mỗi sơ đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của 
từng học sinh và sơ đồ tư duy do các em tự thiết kế vì vậy các em yêu quí, trân 
trọng “tác phẩm” của mình.
 - Đối với giáo viên
 + Sơ đồ tư duy - phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồng thời 
hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo hứng 
thú trong học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các 
phương pháp giáo dục tích cực. được và trong giáo án thì không thể hiện rõ từng bước tiến hành sử dụng sơ đồ tư 
duy như thế nào, thông qua sơ đồ tư duy thì giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể cho 
học sinh cách thiết kế và sử dụng nắm bắt kiến thức ở sơ đồ tư duy ra sao. Bên 
cạnh đó một số giáo viên chưa thật sự chú trọng và còn tẻ nhạt với phương pháp 
dạy học này.
: Về phía học sinh chưa có thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập như giấy A4, 
bút màu, bút chì, tẩy hoặc bảng phụ trong tiết học lịch sử mà chỉ dung cho trong 
tiết học Mỹ thuật. Mặt khác, học sinh chưa hiểu rõ cách thể hiện nội dung, kiến 
thức như thế nào trong việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy cho nên các em còn 
lúng túng, trình bày bẩn đẫn đến các hoạt động dạy học của thầy và trò đều nhàm 
chán, tẻ nhạt, các em nhanh quên kiến thức môn học dẫn đến chất lượng không 
cao
 Ngay từ đầu nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm môn lịch 
sử ở khối 9 kết quả cho thấy còn thấp: 
 KẾT QUẢ
 TSHS
 Điểm 9 - 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5
 43 0 10 18 15
 Với địa bàn tương đối khó khăn, nhận thức của người dân còn thấp, hiểu biết 
chưa cao, học sinh còn chưa ham muốn học tập bộ môn này. Chính vì vậy, chất 
lượng học tập, sự sáng tạo, tư duy của học sinh còn yếu cho nên việc sử dụng sơ đồ 
tư duy trong học tập của các em vẫn gặp khó khăn.
 Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu, vận dụng, sáng tạo mà chỉ quen 
nghe, quen ghi chép những gì mà giáo viên nói. Hơn nữa chương trình lịch sử quá 
rộng, kiến thức nhiều mà giáo viên chưa rút gọn những gì cần truyền đạt, những gì 
chỉ giới thiệu qua và những vấn đề nào cần hướng dẫn cho học sinh. dung chính của bài và hướng dẫn học sinh triển khai sơ đồ theo các vấn đề, nội 
dung
 - Lưu ý với học sinh là chỉ viết những nội dung chính, ngắn gọn, khi trình 
bày phát triển thêm.
 Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về BĐTD.
 Cử đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về kết quả nhóm mình đã 
thiết lập. Qua hoạt động này giáo viên nắm được việc hiểu kiến thức, kỹ năng 
trình bày, tinh thần học tập của học sinh, từ đó giáo viên vừ bổ sung kiến thức vừa 
rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, kỹ năng tự tin hơn.
 Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD. Tổ chức cho học sinh 
thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa, chất vấn, khắc sâu kiến thức và hoàn thiện sơ đồ tư 
duy về kiến thức của nội dung vừa tìm hiểu. (giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng 
tài giúp học sinh hoàn chỉnh bài học).
 Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD. 
 Giáo viên cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức của bài, thông 
qua một sơ đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa, hoặc thể hiện trên 
máy chiếu), hoặc các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện
2.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ
 Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu 
của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh để 
trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung 
bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm 
tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh roi 
vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. Do đó, cần phải có sự 
thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không 
chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được Ví dụ: Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt 
Nam Dân chủ Cộng hòa (Lịch sử 9), để xác định lệnh Tổng khởi nghĩa, việc giành 
chính quyền ở Hà Nội, trong cả nước và ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công 
của cách mạng tháng Tám là phần kiến thức không khó nhưng không dễ nhớ đối 
với học sinh. Nếu giáo viên sử dụng phương pháp trình bày truyền thống thì vấn đề 
vẫn được giải quyết nhưng không hiệu quả vì nội dung dàn trải, hết nội dung này 
đến nội dung khác, học sinh sẽ không thấy được mối quan hệ về việc chớp thời cơ 
để Tổng khởi nghĩa và việc dành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối 
với việc giành chính quyền trong cả nước và đặc biệt là ý nghĩa to lớn, nguyên 
nhân thành công của cách mạng tháng Tám.
 Sau khi giới thiệu xong nội dung kiến thức cần nắm trong bài học hôm nay 
giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, 
dựa vào nội dung trong sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo 
tường để hoàn thành bài tập. Cuối cùng giáo viên cùng học sinh hoàn thiện được 
một sơ đồ tư duy kiến thức theo ý muốn của mình, kết quả có thể như sau.
2.3.4. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học tạo, óc thẩm mỹ của các em. Từ đó tôi đã hướng dẫn cho các em sử dụng không 
chỉ trong học môn lịch sử mà các em có thể tự học các môn học khác theo cách lập 
sơ đồ tư duy như các bước mà tôi đã hướng dẫn.
 Để nắm bắt được hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử với 
các giải pháp nêu trên tôi đã tiến hành thử nghiệm qua khảo sát thực tế trực tiếp kết 
quả đạt chuyển biến rõ rệt: 
 Bảng thống kê đánh giá việc học môn lịch sử học sinh khối 9 học kì I năm học 
2022-2023.
 KẾT QUẢ
 TSHS Điểm 9 - 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5
 TS TS TS TS
 43 5 14 20 4
 Sau khi ứng dụng vào các tiết học đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Giúp 
học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và lâu những nội dung của bài 
học. Mặt khác, dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh không nhàm chán về bài 
học mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp này đặc biệt 
có ích trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy logic, năng lực 
cho học sinh, nhất là những học sinh khá, giỏi. Học sinh có thể tự học ở nhà rất 
hiệu quả, không tốn kém. 
 Qua kết quả đạt được đó cho thấy rằng các em đã yêu thích bộ môn lịch sử, 
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của lịch sử và thành thạo trong việc lập và 
sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập môn lịch sử. 
 3. KẾT LUẬN
 Đổi mới phương pháp dạy và học là điều mà ngành giáo dục luôn cố gắng 
thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, việc thực hiện riêng lẻ nhất 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_day_hoc_lich_su_lop.doc
Sáng Kiến Liên Quan