Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học hoạt động nhóm trong thí nghiệm Vật lí 7

Việc đổi mới phương pháp dạy học phải căn cứ vào mục tiêu của môn Vật lí ở trường trung học cơ sở. Một trong những đổi mới của mục tiêu giáo dục phổ thông là phát triển và hình thành năng lực nhận thức , năng lực hành động, năng lực thích ứng và tự khẳng định mình.

Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm. Các khái niệm, định luật đều được xây dựng trên cơ sở khảo sát, phân tích các sự kiện thực nghiệm và kiểm tra bằng thực nghiệm. Vì vậy trong việc giảng dạy vật lí cấp hai , phương pháp thực nghiệm có vị trí rất đặc biệt góp phần phát triển năng lực tư duy , xây dựng thế giói quan khoa học và rèn luyện những kỹ năng cơ bản có tính chất kỹ thuật tổng hợp của người lao động mới.

Nội dung chương trình vật lí 7 đơn giản, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em phần lớn thí nghiệm đưa vào sách giáo khoa đều đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với nhu cầu, năng lực và hứng thú của học sinh nhằm tạo điều kiện cho số đông học sinh được trải nghiệm ( tự mình làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạc) và rút ra nhận xét, kết luận. Vậy thì làm thế nào để các em tiến hành thí nghiệm hiệu quả? Rút ra tính chất, kết luận chính xác? Hoạt động nhóm đồng bộ, mạnh dạn đề xuất ý kiến?. Đây là vấn đề mà bản thân tôi muốn nghiên cứu tìm ra phương pháp khả thi để giúp học sinh hoạt động nhóm tích cực hiệu quả nhằm nâng cao chất lương học tập của học sinh. Do đó tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức dạy học hoạt động nhóm trong thí nghiệm và thực hành vật lí”.

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7062 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học hoạt động nhóm trong thí nghiệm Vật lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh tự tay làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạt và rút ra nhận xét, kết luận- tức là được trải nghiệm trong thực tế.
Đối với các thí nghiệm đơn giản dựa trên những dụng cụ rẻ tiền, dễ kiếm và có hiệu quả rõ ràng, giáo viên tổ chức thực hành đồng loạt theo nhóm nhỏ để nhiều em được tự tay làm, tự mình trải nghiệm.
Ví dụ:
-Thí nghiệm về sự truyền thẳng của ánh sáng. Mỗi nhóm 2 em tự chuẩn bị các ống nhỏ thẳng và ống cong để quan sát ánh sáng từ đèn pin.(bài 2) 
-Thí nghiệm kiểm tra ảnh tạo bởi gương cầu lồi. Mỗi bàn tự chuẩn bị một cái muôi múc canh bằng inox để quan sát ảnh của vật ở mặt lồi của cái muôi ( bài 7).
-Thí nghiệm bật dây cao su để quan sát dao động của dây và lắng nghe âm phát ra, gõ vào mặt trống và tìm phương án kiểm tra sự rung động của mặt trống (bài 10).
-Thí nghiệm bật thước thép để quan sát dao động nhanh hay chậm, mạnh hay yếu và lắng nghe âm phát ra ( bài 17)
Khi làm từng thí nghiệm này cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát cụ thể cái gì và rèn các em dùng thuật vật lí ngữ phù hợp để thu thập những thông tin cần thiết. Chẳng hạn như khi quan sát dao động nhanh hoặc chậm thì phải dùng thuật ngữ tương ứng là tần số lớn hoặc nhỏ à âm phát ra cao hoặc thấp ; khi quan sát dao động mạnh hoặc yếu thì phải dùng thuật ngữ tương ứng là biên độ lớn hoặc nhỏ à âm phát ra to hoặc nhỏ. Sau khi học xong bài “ Độ to của âm” các em phải rút ra nhận xét là âm nhỏ cũng có thể cao , âm to cũng có thể trầm. Ví dụ một số âm tuy nhỏ nhưng làm cho ta sởn gai óc như tiếng cọ xát móng tay vào bảng, hoặc một số bạn nam tuy nói to nhưng giọng vẫn khàn khàn.
Đối với các thí nghiệm khó thực hiện hơn thì cho các em làm việc theo nhóm lớn (2 bàn, khoảng 8 đến 10 học sinh). Giáo viên có thể tiến hành thí nghiệm trước toàn lớp kết hợp hướng dẫn học sinh cùng tham gia nhưng không được đưa ra kết luận trước.
Ví dụ:
- Thí nghiệm để hình thành định luật phản xạ ánh sáng (bài 4).Sau khi đọc thông tin, các em phải biết dùng các dụng cụ thí nghiệm gì? (đèn pin có khe nhỏ, gương phẳng, thước đo góc),cách tiến hành thí nghiệm ? (cho chùm sáng hẹp đi là là tờ giấy đến gương ), dự đoán kết quả, hiện tượng xảy ra Ở thí nghiệm này có thể có nhóm nêu nhận xét sai, giáo viên phải phân tích nguyên nhân và yêu cầu học sinh cần chú ý cách đặt gương phải vuông góc với mặt tờ giấy, tia sáng tới phải nằm trên mặt phẳng tờ giấy mới thấy rõ tia phản xạ. Sau đó so sánh góc tới , góc phản xạ.Kiểm tra dự đoán : Liệu điều này có đúng cho mọi vị trí của tia tới, nghĩa là với mọi góc tới không? Các nhóm tiến hành thí nghiệm nhiều lần với nhiều góc tới khác nhau và đo các góc phản xạ tương ứng rồi kết luận chung.
- Thí nghiệm nghiên cứu mối quan hệ giữa dao động nhanh, chậm và tần số dao động : sau khi xác định dao động nhanh chậm của hai con lắc a và b, giáo viên nêu rõ mục đích tiếp theo của thí nghiệm là đếm số lần dao động của từng con lắc trong 10 giây.Phân công một học sinh theo dõi và thông báo thời gian cho từng con lắc dao động một học sinh khác thực hiện thả cho con lắc dao động,hướng dẫn cả lớp đếm đồng thanh số lần dao động của nó.Mỗi nhóm tự tính tần số của mỗi con lắc, so sánh và kết luận.
- Thí nghiệm về sự truyền âm trong chất rắn.Trước khi làm thí nghiệm giáo viên nêu rõ mục đích , phân công và hướng dẫn cụ thể công việc phải làm: em A áp tai xuống bàn, em B đứng bình thường để tai trong không khí. Cả hai em này không nhìn thấy thao tác của em C ở đầu bàn kia. Em C gõ nhẹ xuống bàn vài lần, hai bạn kia nêu số lần mà bạn C đã gõ à nhận xét âm truyền trong gỗ tốt hơn truyền trong không khí.
- Thí nghiệm về hai loại điện tích ( bài 18).Mỗi nhóm đọc thông tin. Gọi vài em nêu phương án thí nghiệm.Bước 1: khi chưa cọ xát à không có hiện tượng xảy ra. Bước 2 : cọ xát hai thanh nhựa giống nhau vào vải khô à quan sát, nhận xét: chúng đẩy nhau.Tương tự cọ xát thanh nhựa vào vải, thanh thủy tinh vào lụa khi đưa lại gần nhau thì chúng hút nhau. Khi làm thí nghiệm này giáo viên cần theo dõi thao tác các nhóm (phải cọ xát theo một chiều như nhau với số lần như nhau, đặt nhanh thanh nhựa lên giá nhọn, đưa thanh thủy tinh lại gần ) và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn sao cho kết quả thí nghiệm là chính xác.
Các thí nghiệm với các dụng cụ có sẵn không quá phức tạp , việc bố trí và tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ này cũng không quá khó đối với học sinh, các hiện tượng vật lí diễn ra trong thí nghiệm dễ quan sát, không quá phức tạp. Có thể sử dụng những dụng cụ dễ kiếm, quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Nhờ sự quen thuộc này mà học sinh có thể đề xuất được những phương án thí nghiệm chứ không chỉ máy móc tiến hành thí nghiệm do giáo viên đưa ra. Các thí nghiệm này không đòi hỏi nhiều thời gian trong việc bố trí và tiến hành thí nghiệm.
Các thí nghiệm có tác dụng to lớn trong việc phát triển năng lực hoạt động nhận thức của học sinh nhưng do khó khăn về dụng cụ thí nghiệm về thời gian, về trình độ học sinh, về kỹ thuật thí nghiệm... nên không phải tất cả các thí nghiệm đều tiến hành đồng loạt được. Ví dụ: thí nghiệm hình 11.3 nghiên cứu về mối quan hệ giữa dao động nhanh chậm và độ cao của âm phát ra. Trường hợp này giáo viên chỉ làm biểu diễn cho cả lớp quan sát.
Các yêu cầu trong việc chuẩn bị thí nghiệm:
	Đối với giáo viên: 
- Vì thí nghiệm trực diện là một bộ phận của bài học nên giáo viên cần phải chuẩn bị phương án thí nghiệm ngay khi soạn bài. Cần dự đoán các phương án thí nghiệm mà học sinh có thể đề xuất. Phân tích được những ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương án để chọn một phương án phù hợp với điều kiện cụ thể. Giáo viên có thể huy động sự đóng góp của học sinh bằng các dụng cụ tự làm , tự tìm kiếm cho đủ số lượng dụng cụ cần thiết cho bài học.
- Chia nhóm cho học sinh nhằm rèn luyện phương pháp làm việc tập thể.
- Để giảm bớt ghi chép của học sinh trên lớp, giáo viên cần soạn một bảng hướng dẫn học sinh trong đò chỉ rõ những hành động trí óc và hành động chân tay chủ yếu cần thực hiện, những số liệu cần thu thập , các câu hỏi cần giải đáp với những chỗ trống (......) để học sinh điền vào khi làm việc , thảo luận và phát cho từng nhóm học sinh vào đầu giờ học.
	Đối với học sinh: Các hóm học sinh thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho như tìm kiếm, làm các dụng cụ đơn giản, tìm hiểu bài học trước.
Các yêu cầu trong việc tổ chức và hướng dẫn hoạt động tự lực của học sinh trong thí nghiệm:
Phải đảm bảo mọi học sinh trong nhóm đều tích cực, tự lực hoạt động trong giờ học như quan sát, bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, đo đạc, ghi chép, xử lí kết quả, rút ra kết luận.
Phối hợp hình thức làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và làm việc chung toàn lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên sao cho vừa phát huy tính chủ động tự lực của từng học sinh vừa tạo điều kiện cho sự giúp đỡ nhau, biết phân công, phối hợp công việc của các nhóm học sinh.
Trong thí nghiệm, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và trọng tài. Sự hướng dẫn của giáo viên cần phải đúng lúc, đúng chỗ và chỉ với mức độ cần thiết. Để đảm bảo tiến độ làm việc chung giáo viên cần bao quát hành động của các nhóm, giúp đỡ kịp thời các nhóm gặp khó khăn.
v Thí nghiệm thực hành:
Là loại thí nghiệm do học sinh thực hiện mà sự tự lực làm việc của học sinh cao hơn.
ØThực hành để hình thành kiến thức mới: Loại bài này các em phải thực hành đo đạc định lượng dựa vào tài liệu hướng dẫn sẵn rồi viết báo cáo thực hành.
Ví dụ: Thực hành đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song (bài 27, 28). Sau khi đọc thông tin các nhóm lựa chọn dụng cụ phù hợp và mắc mạch điện theo sơ đồ. Giáo viên quan sát, theo dõi và chỉ dẫn các nhóm yếu. Sau khi kiểm tra hoàn chỉnh mạch điện các nhóm đóng khóa , quan sát và ghi kết quả. Thông qua hai bài thực hành này các em rút ra kiến thức mới về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.
ØThực hành để rèn luyện một loại kĩ năng chuyên biệt : Về hình thức tổ chức dạy học phần này cũng giống như các tiết thí nghiệm khác .
Ví dụ : Bài thực hành “ Quan sát và vẽ ảnh cuả một vật tạo bởi gương phẳng” ( Bài 6). Thông qua thực hành học sinh tự nhận biết được khái niệm vùng nhìn thấy của gương phẳng . Trong bài thực hành này, mỗi nhóm học sinh dùng chung một bộ thí nghiệm, nhưng mỗi học sinh phải làm một báo cáo riêng . Không cần thống nhất ý kiến trong nhóm nên không cần thảo luận nhóm . Thông qua kết qủa thực hành chung , cá nhân học sinh làm việc độc lập, nhịp độ làm việc của các em có thể khác nhau . Sau khi phân phát dụng cụ cho mỗi nhóm, giáo viên nêu hai nội dung của bài thực hành và nhấn mạnh nội dung thứ hai là xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng . Nội dung này chưa được nằm trong các bài trước học sinh phải tự xác định lấy . Khi thực hành các em căn cứ vào tài liệu hướng dẫn – Đây cũng là một cách tập cho học sinh thu lượm thông tin qua tài liệu . Để cá nhân học sinh vẽ ảnh chính xác và xác định xem mắt nhìn thấy ảnh của điểm nào ở trước gương thì mỗi học sinh phải nắm vững tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng là bằng vật và đối xứng với vật qua gương . Qua đó rèn kĩ năng vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng cho học sinh .
Các yêu cầu trong việc chuẩn bị thí nghiệm thực hành 
	Đối với giáo viên: 
Cần tìm hiểu kỹ các bài thí nghiệm thực hành trong sách giáo khoa để xác định rõ ràng các nhiệm vụ giao cho học sinh và cách kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ đó.
Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra chất lượng từng dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho nhóm học sinh.
Phải làm thử các thí nghiệm trước để dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp khi thực hành và cách hướng dẫn, giúp đỡ để học sinh vượt qua khó khăn đó.
	Đối với học sinh:
Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành trong sách giáo khoa và chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu để nắm rõ mục đích thực hành và ôn tập các kiến thức có liên quan, trả lới các câu hỏi trong bài thực hành.
Vào đầu buổi thực hành , giáo viên cần kiểm tra sự chẩn bị của nhóm, cá nhân. Hướng dẫn cách sử dụng những dụng cụ mà học sinh chưa quen.
Nhắc nhở học sinh bảo quản cẩn thận dụng cụ và tiến hành trên nguyên tắc an toàn.
Sau khi thực hành xong, cần yêu cầu các em tháo rời các chi tiết đã lắp ráp. Sắp xếp các dụng cụ gọn gàng như ban đầu. Tùy theo nội dung bài thực hành mà việc hoàn thành công việc của học sinh, giáo viên có thể yêu cầu các em nộp báo cáo thực hành tại lớp hoặc cho về nhà hoàn chỉnh tiếp, nộp sau.
III. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Trải qua quá trình giảng dạy Vật lí lớp 7 từ năm học 2004 - 2005, bản thân tôi không ngừng tìm hiểu, lựa chọn để có một phương pháp giảng dạy phù hợp với bộ môn, phù hợp với trình độ của học sinh vùng nông thôn . Nếu trong năn học 2004 – 2005 giáo viên còn lúng túng khi tạo nhóm, khi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ; học sinh còn ồ ào mất trật tự khi thực hành và hầu hết các bài dạy đều “bị cháy giáo án” thì trong năm học 2011 – 2012 đã có bước tiến khả quan hơn. Thời gian được đảm bảo và phân bố hợp lí, không mất nhiều thời gian khi sắp xếp thí nghiệm, thu gọn dụng cụ . Ngay từ tiết học đầu tiên giáo viên cần uốn nắn để các em phát triển hoàn thiện hình thức làm việc theo nhóm . Cụ thể :
- Phân công nhận và thu dọn dụng cụ thí nghiệm của nhóm.
-Bố trí dụng cụ thí nghiệm, bảo quản cẩn thận trong suốt tiết học.
- Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên để không mất nhiều thời gian.
-Mạnh dạn đề xuất ý kiến, trao đổi thống nhất ý kiến .
- Thí nghiệm dễ nên sắp xếp để mỗi thành viên trong nhóm đều được làm thí nghiệm . Tránh trường hợp dựa dẫm, lấy sẵn kết quả cuả bạn.
- Báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Cá nhân làm báo cáo thực hành ( Đối với bài thực hành ).
IV. KẾT QUẢ :
Phải khẳng định đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã tạo ra môi trường học tập sôi động , mọi người cùng nhau xây dựng nhận thức mới . Nó thúc đẩy con người linh hoạt, sáng tạo trong việc giải vấn đề và khám phá cái mới. Đây không phải là việc nhận thức một chiều nên việc nắm kiến thức của học sinh được diễn ra theo khả năng biểu lộ tính tích cực của trí tuệ và lòng ham hiểu biết của học sinh .
Khi chưa thực hiện phương pháp mới : Giờ học giáo viên làm việc là chủ yếu, thuyết trình nhiều. Học sinh ghi chép nhiều, ít nói, thụ động, lười soạn bài, hiệu quả mỗi tiết học không cao.
Khi thực hiện phương pháp mới : không khí sôi động, thoải mái hơn. Các em mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình, chủ động học bài, chuẩn bị bài và nắm bài ngay tại lớp, thao tác thí nghiệm thành thạo, lập luận có căn cứ khoa học.Cụ thể:
KẾT QUẢ HỌC TẬP 
CỦA HỌC SINH LỚP 7A VÀ 7B HỌC KÌ I:
THỜI ĐIỂM
TSHS
GIỎI
KHÁ
T.BÌNH
YẾU
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Đầu năm
67
04
6,0
13
19,4
40
59,7
10
14,9
Giữa HK1
67
09
13,4
30
44,8
21
31,4
07
10,4
Học kỳ 1
67
15
22,4
36
53,7
12
17,9
04
6,0
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Qua thực hiện phương pháp dạy học mới, nhờ sự nổ lực của bản thân giáo viên, học sinh đã có thá độ học tập đúng đắn, yêu thích bộ môn, nắm bắt kiến thức tốt. Ngoài ra còn rèn cho học sinh một số kỹ năng cơ bản cần thiết như: kỹ năng thu thập thông tin (quan sát, lắp ráp thí nghiệm, đo lường...), kỹ năng xử lí thông tin, kỹ năng diễn đạt rõ ràng chính xác bằng ngôn ngữ vật lí.
Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất hiện tại nên có một số bài dạy tôi chưa áp dụng phương pháp mới một cách triệt để. Đó là điều kiện khách quan. Ví dụ như bàn ghế không đúng cách cho việc tạo nhóm, dụng cụ thí nghiệm không chất lượng, không có phòng chức năng khi dạy bài thực hành.
Tôi thấy muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phải có điều kiện để thực hiện từ nhiều phía :
- Cơ sở vật chất phải đảm bảo.
- Trò phải có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, phải chuẩn bị từng bài chu đáo.
- Thầy phải suy nghĩ, thiết kế bài soạn, tìm hiểu đối tượng và mục tiêu để có kế hoạch cho phù hợp.
V. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT :
1. Với trường : Tạo điều kiện để giáo viên được dự giờ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tham mưu với các ngành có liên quan để trang bị cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học.
2. Với ngành : Cần đầu tư thỏa đáng cho việc trang bị các thiết bị phục vụ cho tiết dạy như : có phòng chức năng, bàn ghế và dụng cụ thí nghiệm đủ cho hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Xem đây là việc cấp bách nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Mở chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý, để giáo viên trong huyện có dịp trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
3. Với đồng nghiệp : Rất mong được sự thông cảm, đóng góp để sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh hơn.
Chương III : KẾT LUẬN
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một đòi hỏi bức thiết không thể trì hoãn. Song một chủ trương mới dù tiến bộ đến đâu thì khi đi vào thực tế cũng vấp phải những khó khăn. Không ai phủ nhận tính tích cực của yêu cầu đổi mới, nhưng biến nó thành hiện thực thì không phải là chuyện có thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Và trên thực tế đã đặt ra không ít câu hỏi với kiểu dạy học " hướng tập trung vào học sinh ": Vị trí và vai trò của người thầy như thế nào? Làm thế nào để thanh toán thói quen xấu đã hình thành trong nếp học cũ của học sinh ?và bao câu hỏi khác nữa. Vì thế vai trò người giáo viên có những thay đổi quan trọng. Bên cạnh là người truyền đạt kiến thức, thầy còn là người tổ chức, người hướng dẫn, người cố vấn cho học sinh trong việc học tập
Đổi mới là cả một quá trình liên tục, không thể đòi hỏi mới là mới ngay được và cũng không nên đối lập một cách cực đoan với cái gọi là cũ, mà phải tùy điều kiện mà phát huy cái cũ trên tinh thần cái mới.
Thí nghiệm, thực hành chỉ là một trong nhiều phương pháp dạy học Vật lý. Nếu ta chỉ sử dụng một phương pháp thì không thể thành công. Vậy cả lý thuyết và thực hành đều quan trọng như nhau trong chất lượng kiến thức của học sinh.
Trong quá trình thực hiện phương pháp thí nghiệm và thực hành Vật lý tôi thấy các em học sinh có những chuyển biến rõ rệt. Các em luôn chủ động sáng tạo, giờ học sôi nổi. Học sinh làm việc có ý thức và tự giác. Chính trong quá trình hoạt động một cách tích cực, chủ động để chiếm lĩnh tri thức các năng lực và phẩm chất nhân cách của học sinh được hình thành và phát triển. Để duy trì và phát huy những hiệu quả đã đạt được, bản thân tôi cần không ngừng học tập và tìm hiểu để từng bước nâng cao chất lượng bộ môn. Sáng kiến kinh nghiệm này chắc hẳn còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp trao đổi của đồng nghiệp để tiết học đạt hiệu quả cao hơn, góp phần vào việc hình thành tri thức cho học sinh trong công cuộc đào tạo con người mới trong xã hội mới.
 Hång D­¬ng ngµy 19 / 4 / 2012
 Ng­êi thùc hiƯn 
 NguyƠn M· Lùc
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
MỤC LỤC
Lời nói đầu	Trang 01. 
Chương I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tªn ®Ị tµi...................................................................Trang 03
2. Lý do chọn đề tài 	Trang 03.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 	Trang 04.
4. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu	Trang 04.
5. Áp dụng của đề tài 	Trang 04.
Chương II : NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 	Trang 05.
2. Nội dung đề tài 	Trang 05.
3. Sơ lược quá trình thực hiện SKKN	Trang 12.
4. Kết quả	Trang 13.
5. Đánh giá kết quả của đề tài 	Trang 14.
6. Kiến nghị – Đề xuất ......................................... Trang 14. 
Chương III : KẾT LUẬN
	Trang 15.

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan