Sáng kiến kinh nghiệm Tính hiệu quả của việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện dạy học sử dụng di sản văn hóa địa phương (đối với các môn KHXH) ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Hai năm học trở về trước, Ban Giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên các tổ bộ môn tăng cường áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh nên đại đa số giáo viên đều có ý thức đưa di sản văn hóa địa phương vào chương trình dạy – học, tăng cường hiểu biết cho học sinh về môi trường đang sống và học tập. Tuy nhiên, thực tế quản lí và giảng dạy vẫn còn một số bất cập như
- Kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường đã đề cập đến nhưng chưa chú trọng đúng mức và triệt để về vấn đề sử dụng di sản văn hóa địa phương vào quá trình dạy – học. Đặc biệt, kế hoạch dạy học chưa đề cập đến tư cách là điều kiện, phương tiện dạy học của các di sản văn hóa địa phương.
- Việc cử giáo viên đi tập huấn về dạy học sử dụng di sản văn hóa địa phương còn hạn chế, chủ yếu đối với một số ít giáo viên chủ chốt theo chương trình của Sở Giáo dục – đào tạo, của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Các tổ, nhóm bộ môn chưa xây dựng được các kế hoạch dạy học cụ thể và hệ thống việc dạy – học gắn với sử dụng di sản văn hóa địa phương. .
- Dạy học sử dụng di sản văn hóa địa phương chưa phổ biến ở các giáo viên; nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự hiểu rõ thế nào là dạy học sử dụng di sản văn hóa, dẫn đến việc áp dụng còn khiên cưỡng, gò bó, máy móc.
- Một số giáo viên ở một số bộ môn cũng đã có ý thức sử dụng di sản trong việc dạy – học. Tuy nhiên, việc sử dụng di sản văn hóa trong hoạt động dạy – học chủ yếu dừng lại ở hình thức lồng ghép tranh ảnh, sơ đồ gắn với một số nội dung của bài học. - Giáo viên sử dụng phương pháp trình bày miệng hoặc trao đổi, đàm thoại: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm thông tin trên mạng, báo chí về các di sản văn hóa và yêu cầu học sinh trình bày lại các thông tin đó trước lớp hoặc trả lời câu hỏi của giáo viên.
Cách thức, phương pháp dạy – học theo lối truyền thống này có một số những ưu điểm như:
- Không tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị của giáo viên.
- Đảm bảo việc dạy – học trong mọi điều kiện thời tiết, đảm bảo an toàn hơn cho học sinh vì không phải di chuyển và hoạt động ngoài trời.
- Chi phí cho việc học tập thấp hơn.
Bên cạnh những ưu điểm đó, tồn tại chủ yếu là:
-Ninh Bình là một tỉnh có rất nhiều các khu danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, thể hiện truyền thống của dân tộc cũng như của tỉnh nhà. Thế nhưng, với cách thức dạy – học truyền thống thì vai trò và thế mạnh của những di sản văn hóa phong phú, ở địa phương chưa được khai thác đúng mức để sử dụng trong hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Giáo viên trên lớp chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ kiến thức, chưa đưa ra những tình huống cụ thể, thiết thực trong đời sống hàng ngày cũng như các công cụ trực quan, sinh động vào bài dạy để học sinh tự tìm tòi, khám phá và tự đưa ra cách giải quyết. Bài học trở nên khô khan và cứng nhắc. Vì thế hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa có tác dụng rõ rệt để khuyến khích học sinh tự học, tự sáng tạo; chưa giúp học sinh hình thành được các năng lực như năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác, thu thập, phân tích thông tin, thuyết trình và làm việc nhóm.
- Trong phương pháp trình bày miệng hoặc trao đổi đàm thoại, đôi lúc chất lượng và nội dung câu hỏi mà giáo viên đặt ra chưa bảo đảm các yêu cầu sư phạm mà lý luân dạy học bộ môn quy định.
- Giáo viên mất nhiều thời gian để chuẩn bị các tư liệu dạy học
- Các tư liệu mà học sinh tìm được không phải những tài liệu điển hình nhất, phù hợp với đặc trưng của bộ môn hoặc không bám sát vào nội dung bài học trên lớp làm loãng nội dung cơ bản của bài học, gây ra lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc.
n tâm đến các vấn đề xã hội, những sự kiện xảy ra trong đời sống. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh Năng lực tự học, năng lực hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp Năng lục thẩm mĩ... *Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng - Dự án. - Kỹ thuật công não, kĩ thuật chia nhóm, kỹ thuật trò chơi... - Xử lý tình huống. - Liên hệ thực tiễn. *Thời lượng: 06 tiết *Tiến trình nội dung chủ đề: -Tiết 1,2: HS dưới sự hướng dẫn của GV tìm hiểu về khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí, các thể loại báo chí tiêu biểu. - Tiết 3,4,5,6: HS tiết hành hoạt động học theo dự án. +HS nghe giới thiệu về dạy học dự án +GV giới thiệu về dự án học tập. Dự án chia thành hai phần, chủ đề của từng phần: PHẦN MỘT: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO PHẦN HAI: TÁC NGHIỆP GV cùng với HS thảo luận, xây dựng các chủ đề nhỏ dựa trên sự định hướng của giáo viên cũng như hứng thú của HS. Có thể đưa ra các chủ đề nhỏ như sau: PHẦN MỘT: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO Tiểu chủ đề 1: Em làm phát thanh viên Tiểu chủ đề 2: Tiểu phẩm: xây dựng một tiểu phẩm về một vấn đề gây nhức nhối trong đời sống của giới trẻ hiện nay. Tiểu chủ đề 3: Trò chuyện với người nổi tiếng: xây dựng một kịch bản với người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để giới thiệu về một nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng đến giới trẻ hiện nay. PHẦN HAI: TÁC NGHIỆP GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm các sản phẩm báo chí (phóng sự, bản tin, phỏng vấn) ngắn về các vấn đề sau: Tiểu chủ đề 1: Du lịch Ninh Bình Tiểu chủ đề 2: Học đường Tiểu chủ để 3: Vấn đề xã hội +HS thống nhất xây dựng 3 nhóm : Nhóm Chuyển động 24/7: thực hiện hai tiểu chủ đề 3. Nhóm Cuộc sống thường ngày: thực hiện hai tiểu chủ đề 2. Nhóm Thời sự: thực hiện hai tiểu chủ đề 1 +Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc. PHẦN MỘT: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO Tiểu chủ đề 1: Em làm phát thanh viên: Vận dụng lí thuyết báo chí để viết và trình bày một số bản tin về : + Các vấn đề thời sự trong nước. + Các vấn đề thời sự quốc tế. Tiểu chủ đề 2: Tiểu phẩm + Tìm hiểu tình hình thực tế, thu thập thông tin về suy nghĩ, hành xử của giới trẻ hiện nay. + Viết kịch bản, lựa chọn diễn viên, tập diễn. Tiểu chủ đề 3: Trò chuyện với người nổi tiếng: + Giả định là một MC của chương trình truyền hình “Trò chuyện cùng người nổi tiếng”. + Thu thập, tìm kiếm thông tin về nhân vật định phỏng vấn. + Làm trailler giới thiệu nhân vật + Xây dựng kịch bản, tập diễn. PHẦN HAI: TÁC NGHIỆP Tiểu chủ đề 1: Du lịch Ninh Bình Viết bài về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa, các làng nghề truyền thống, lễ hội, đặc sản... của quê hương. Tiểu chủ đề 2: Học đường Làm phóng sự về các vấn đề của học đường: những tấm gương vượt khó học giỏi, nạn bạo lực học đường, vứt rác bừa bãi, ăn quà vặt, nói tự do trong giờ, sử dụng điện thoại di động trong giờ, quay cóp, gian lận trong thi cử, vi phạm luật lệ giao thông, hút thuốc lá... Tiểu chủ đề 3: Vấn đề xã hội Phóng sự phản ánh tình hình xã hội cụ thể ở địa phương: vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác tình nguyện, hoạt động thăm hỏi động viên những gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoạt động sản xuất (buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi,...), các tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường... + HS tiến hành đi thực tế, lấy thông tin tư liệu hoàn thành tiểu chủ đề được giao. +HS báo cáo sản phẩm theo nhóm 2.4.Sản phẩm của HS: -Các video clip -Kịch bản -Hình ảnh thực tế -Bài thuyết minh, giới thiệu về các làng nghề. Trong 2 năm học gần đây, bên cạnh việc thực hiện kế hoạch giáo dục có các tiết dạy và chủ đề tích hợp có sử dụng di sản văn hóa địa phương trong cả năm học, nhà trường, các tổ bộ môn khoa học xã hội đã tổ chức thành công nhiều chuyên đề dạy – học gắn với di sản. Điều này đã phản ánh sâu sắc việc đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Điển hình là các chuyên đề: -Chuyên đề môn Địa lí năm học 2016 – 2017 với chủ đề: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịch tại quần thể di sản thế giới Tràng An. Chương trình học tập học tập tại di sản của chuyên đề gồm bốn phần cơ bản. Phần thứ nhất, đó là trang bị kiến thức trước buổi học tập tại di sản. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các làng nghề: làng thêu – Ninh Hải, làng mộc – Phúc lộc, làng , sách báo, qua mạng Internet. Phần thứ hai, các nhóm học sinh tự lập kế hoạch cho buổi học tập trải nghiệm (qua sự hướng dẫn của giáo viên). Phần thức ba là học tập tại di sản thiên thiên nhiên thế giới Tràng An với nội dung cụ thể của từng nhóm: Nhóm Tự Nhiên : Tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên của quần thể di sản thế giới Tràng An. Biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên của quần thể di sản thế giới Tràng An. Nhóm Nhân Văn: Tìm hiểu về tài nguyên du lịch nhân văn (các di tích văn hóa, lịch sử) của quần thể di sản thế giới Tràng An. Biện pháp nào để bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử của quần thể di sản thế giới Tràng An. Nhóm Giải Pháp: Tình hình và giải pháp phát triển bền vững của quần thể di sản thế giới Tràng An. Là học sinh, em cần phải làm gì để góp phần phát triển bền vững quần thể di sản thế giới Tràng An. Cuối cùng, học sinh thực hiện bài thu hoạch bằng báo cáo trình chiếu PPT. -Chuyên đề môn Tiếng Anh năm học 2016 -2017: Cuộc thi tìm hiểu về các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chuyên đề tổ chức tại trường trên cơ sở học sinh đã có những tìm tòi, trải nghiệm thực tế tại một số di sản theo phân công của giáo viên. Cuộc thi gồm ba vòng. Vòng thứ nhất chào hỏi và tài năng (tối đa: 40 điểm), các đội chào hỏi và giới thiệu, có thể lựa chọn nhiều hình thức như ngâm thơ, kể chuyện, đóng kịch, hát bằng tiếng Anh. Vòng thi thứ hai là kiến thức về di sản văn hóa. Tổng số câu hỏi: 12 câu, các đội có 15 giây để viết đáp án ra bảng phụ trong khi nhìn màn hình xem câu hỏi, tranh và gợi ý. Vòng thi thứ ba là Tập làm hướng dẫn viên du lịch (Tối đa: 30 điểm). Đại diện mỗi đội có 5 phút để giới thiệu về 1 di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và có thể trả lời câu hỏi của ban Giám khảo liên quan đến di sản đó. - Chuyên đề môn Lịch sử năm học 2016 -2017: Trải nghiệm tại đền thờ Thái Vi, đền thờ các vua Trần. Chuyên đề được tổ chức ngay tại đền Thái Vi. Nội dung chủ yếu là hoạt động giới thiệu, trao đổi, tham gia một số trò chơi tập thể để học sinh hiểu thêm về quá trình lịch sử thời phong kiến đặc biệt là triều Trần, hiểu rõ công lao của vua quan, tướng lĩnh nhà Trần ở thế kỉ XIII và biết được lịch sử, kiến trúc độc đáo của di tích đền Thái Vi - Chuyên đề môn Ngữ văn năm học 2016-2017: Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu và tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” (Trải nghiệm tại di sản núi Non Nước và đền thờ Trương Hán Siêu). Chuyên đề được tổ chức tại di sản: trên núi Non Nước. Nội dung của chuyên đền đó là tham quan và nghe giới thiệu về kiến trúc, lịch sử xây dựng đền thờ Trương Hán Siêu, tham gia hoạt động Vui học – học vui (Thi tìm hiểu về ca dao, tục ngữ và các danh lam thắng cảnh của Ninh Bình). Học sinh cũng được nghe, trao đổi và thảo luận về chủ đề núi Thúy – núi thơ: thi nhân và các bài thơ viết về núi Thúy, tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”. Học sinh sẽ cùng tham quan và nghe dịch thơ đề trên núi Thúy cùng với dịch giả Bùi Giáng. Chuyên đề đã tận dụng những điều kiện sẵn có của địa phương: danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuậttạo điều kiện cho học sinh được tìm hiểu khám phá (có thể các em đã từng lên núi Thuý, đã học ở trường THCS Trương Hán Siêunhưng thực sự hiểu biết còn hạn chế). Đây là dịp để các em tiếp cận thực tế, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần ham học hỏi, thích khám phá. Điều đó làm cho việc học văn trở nên thú vị hơn, phát huy được năng lực, sự say mê sáng tạo. - Chuyên đề môn Tiếng Anh năm học 2017 – 2018: Dạy – học Tiếng Anh gắn với bảo i tồn và phát triển giá trị di sản văn hóa ở Ninh Bình. Nội dung chuyên đề gồm 04 hoạt động chính. Hoạt động 1 là lập kế hoạch và giao nhiệm vụ cho giáo viên và học sinh. Học sinh được chia thành 03 nhóm, mỗi nhóm có 03 giáo viên phụ trách. Nhóm 1: Bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn nghề truyền thống. Địa điểm: Khu du lịch sinh thái Thung Nham, Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình và Công ty thêu xuất khẩu Minh Trang (Ninh Hải, Hoa Lư). Nhóm 2: Bảo tồn lịch sử. Địa điểm: Đền thờ vua Đinh, vua Lê. Nhóm 3: Bảo tồn ẩm thực và đồ thủ công mỹ nghệ. Địa điểm: Trung tâm văn hóa ẩm thực Vạn Bảo Ngọc. Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm thực tế tại các địa điểm trên. Hoạt động 3: Thảo luận và viết báo cáo. Hoạt động 4: Báo cáo chuyên đề. Học sinh qua chuyên đề có cơ hội sử dụng kiến thức đã học ở trường lớp và trong thực tế kết hợp với khả năng ngoại ngữ quảng bá giá trị di sản của Ninh Bình đến với người nước ngoài, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh nhà. Học sinh hiểu được những giá trị của di sản văn hóa đặc biệt là những di sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, qua đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đồng thời tăng cường tính tích cực của HS, hướng HS tới lớp học trong không gian mở, gắn với các hoạt động trải nghiệm. Phụ lục 3: Một số hình ảnh học sinh tham gia chuyên đề, chủ đề và một số sản phẩm của học sinh. I.Môn Tiếng Anh. Học sinh đi thực tế tại đền Vua Đinh Học sinh đi thực tế tại đền vua Lê Gặp gỡ du khách nước ngoài tại Tràng An Tập làm hướng dẫn viên Tìm kiếm tư liệu, chuẩn bị bài thuyết trình tại Thung Nham II.Môn Địa lí 1.Hình ảnh hoạt động Tìm kiếm tư liệu, khai thác thông tin tại Tràng An Đi thực tế tại làng nghề thêu Ninh Hải Đi thực tế tại làng hoa Ninh Phúc Báo cáo sản phẩm trên lớp 2.Sản phẩm của học sinh Nhóm Tự Nhiên SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI TRÀNG AN - NINH BÌNH (Trích bài trình bày PPT) BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG THÊU TRUYỀN THỐNG Ở NINH HẢI – NINH BÌNH Họ & tên nhóm học sinh nhóm 1: Đào Thu Phương – Lớp 11A5 - Nhóm trưởng. Nguyễn Thị thanh Hoa – lớp 11A7 – Thư kí. Lã Thị Hồng Hạnh- Lớp 11A8 – Thư kí. Trần Anh Khoa – 11A5. Trần Linh Chi – Lớp 11A5. Đào Thanh Phong - Lớp 11A6. Nguyễn thu Trang - Lớp 11A6. Phạm Phương Thảo – Lớp 11A7. Bùi Thị Nhung - lớp 11A8. Lê Xuân Thành – lớp 11A8. Qua chuyến đi hoạt động trải nghiệm tìm hiểu tại làng thêu Văn Lâm - Ninh Hải – Ninh Bình, nhóm chúng em xin trình bày như sau: 1. Khái quát. Từ trường THPT Đinh Hoàng đi khoảng 6 km chúng em đã tới đến làng thêu Văn Lâm . Đầu tiên chúng em đến một gia đình bà Đinh Thị Loan đã có 3 đời làm nghề thêu và là nghệ nhân nổi tiếng về kỹ thuật thêu kể lại, làng nghề xuất hiện khi nhà vua thời Trần đóng quân ở đây và chính hoàng hậu Trần Thị Dung là người đã truyền dạy kỹ thuật thêu cho người dân để rồi lưu truyền đến tận bây giờ.. Làng nghề thêu Văn Lâm 2007 đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận là một trong 12 làng nghề tiêu biểu của cả nước. 2. Tình hình phát triển làng Nghề thêu Văn Lâm. - Làng Văn Lâm là một thôn của xã Ninh Hải với 1.000 hộ và 3.000 nhân khẩu, hiện Văn Lâm có tới 100% số hộ và nhân khẩu làm nghề thêu. Từ các em 7- 8 tuổi, đến các cụ già 70 - 80 tuổi đều có thể cầm kim thêu được. Lao động chủ yếu là nữ thu nhập bình quân 3.500.000 đồng/người/tháng. - Các hộ gia đình làm nghề đơn lẻ, họ làm ra sản phẩm đem bán cho khách du lịch hoặc mở kiốt bày bán. - Năm 2017 có 8 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. Sản phẩm thêu của làng Văn Lâm đã đi khắp các nước trên thế giới , nhất là khu vực châu Âu và khu vực Đông Bắc Á". - Khi quan sát chúng em thấy các các Bác và các Cô với những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của người thợ thả hồn vào từng đường kim mũi chỉ, những sản phẩm được tạo ra luôn mang một nét rất riêng, rất tinh tế, đa dạng như tranh phong cảnh, ga trải giường, khăn trải bản, rèm cửa, gối, Đây là những món quà lưu niệm bắt mắt dành cho du khách khi đến đây tham quan, khám phá. 3. Giải pháp bảo tồn và phát triển làng thêu Văn Lâm – Ninh Hải. - Trong hoạt động ngày giỗ tổ, lễ hội đình làng nhằm tôn vinh các nghệ nhân được đẩy mạnh để duy trì làng nghề đồng thời thu hút khách du lịch. - Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thêu tại làng thêu sẽ tạo việc làm và thu hút lao động làm nghề thêu. - Đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với làng nghề. + Phát triển mô hình du lịch Homstay tại gia đình, chủ yếu phục vụ du khách đi du lịch và muốn tham quan trải nghiệm công việc thêu ren Văn Lâm. Tại đây khách sẽ được cung cấp các nguyên liệu phục vụ cho công đoạn thêu và có thợ hướng dẫn thêu, sau khi hoàn thành sản phẩm du khách được mang về làm kỷ niệmĐây là mô hình du lịch làng nghề Homstay đầu tiên của làng nghề thêu ren Văn Lâm. + Xây dựng các tour du lịch: du lịch làng nghề. - Quy hoạch phát và mở rộng triển làng nghề Văn Lâm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở rộng sản xuất, đưa Văn Lâm trở thành một làng nghề có tiềm năng vươn xa, sản phẩm của làng nghề sẽ có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. - Đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm thêu gắn với hoạt động du lịch. - Tỉnh Ninh Bình cần có những chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triền các làng nghề truyền thống. - Đối với học sinh chúng em luôn phải trau dồi kiến thức và kĩ năng để sau này trở thành những người con có trình độ trở về quê hương góp phần nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương. Tuyên truyền cho người thân, gia đình và ý nghĩa về các di sản của địa phương. Tham gia vào các chương trình, các hoạt động ngoại khóa về bảo tồn scas di dản của địa phương. 4. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm tìm hiểu tại làng thêu Văn Lâm - Ninh Hải – Ninh Bình - Qua chuyến đi hoạt động trải nghiệm tại làng thêu Văn Lâm - Ninh Hải đã giúp chúng em có sự hứng thú đối môn Địa lí không bị nhàm chán, cho chúng em có được năng lực và kĩ năng như giải quyêt vấn đề, hợp tác, tăng cường sự sáng tạo, tạo ra sự liên kết hợp tác giữa các bạn, sự tự tin trước mọi người, kĩ năng điều tra, phỏng vấn, quan sát thực tế, phân tích, tổng hợp, đánh giá... Giúp chúng em được thể hiện năng khiếu và những khả năng của từng bạn. - Giúp chúng em hiểu một cách sâu sắc về ý nghĩa của các di sản văn hóa nơi mình đang sinh sống, từ đó có được nhận thức về việc tại sao cần phải bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa của địa phương. - Cuối cùng chúng em đề nghị Ban giám hiệu và các Thầy, Cô bộ môn tăng cường cho chúng em có nhiều chuyến đi hoạt động trải nghiệm nhiều hơn nữa, để cho em có thể phát triển một cách toàn diện. Đại diện nhóm Nhóm trưởng Đào Thu Phương III.Môn Lịch sử Đi thực tế tại đền Thái Vi Tìm hiểu thực tế tại chùa Bái Đính IV.Môn Ngữ văn 1.Hình ảnh hoạt động Học tập tại núi Dục Thúy Đi thực tế tại làng mộc Phúc Lộc Đi thực tế tại làng hoa Ninh Phúc 2.Sản phẩm của học sinh Nhóm Gỗ lim: Kịch bản. KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH: S VIỆT NAM MC: Xin chào các bạn. Rất vui được gặp lại các bạn trong chương trình “S VIỆT NAM”. Hôm nay tôi muốn giới thiệu với các bạn về một làng nghề ở Ninh Bình. Đó là làng nghề mộc Phúc Lộc - phường Ninh Phong – Thành phố Ninh Bình. MC: Làng Phúc Lộc, phường Ninh Phong, nay thuộc thành phố Ninh Bình. Phúc Lộc nằm ở phía đông nam thành phố Ninh Bình. Làng có chiều dài 3km, rộng chừng 2km, gồm 5 xóm: Xóm Trại (Giáp với phường Bích Đào), xóm Ngoài, xóm Giữa, xóm Trong và xóm Mơ. Phúc Lộc là vùng đất đã có lịch sử từ thời Đinh- Lê. Nơi đây có một ngôi đền đã được dựng từ lâu đời để thờ Thành hoàng là ông Tổ nghề mộc. MC: Dân làng luôn tin rằng: Chính cụ Tổ nghề mộc của Phúc Lộc rất linh thiêng, đã phù hộ cho con cháu ngày càng làm ăn phát đạt. Sau dây, để hiểu rõ hơn về làng nghề, xin mời các bạn xem một đoạn phóng sự mà phóng viên của chúng tôi đã thực hiện tại làng Phúc Lộc. (Trình chiếu video clip) MC: Để các bạn có thêm hiểu biết về làng nghề Phúc Lộc, hôm nay chúng tôi đã mời tới trường quay một nghệ nhân giỏi của làng mộc để lắng nghe những chia sẻ của bác về ngôi làng làm mộc nổi tiếng này. MC: Xin giới thiệu với quý vị nghệ nhân Nguyễn Hồng Quân. Trước hết, cháu xin cảm ơn bác Quân đã sẵn lòng đến đây để giúp chúng cháu những người thực hiện chương trình và khán giả đang xem truyền hình để chia sẽ những hiểu biết và kinh nghiệm của bác. QUÂN: Xin chào mọi người. MC: Xin bác có thể cho cháu và khán giả truyền hình biết làng nghề Phúc Lộc có từ bao giơ được không ạ? QUÂN: Làng đã có từ rất lâu đời rồi. Theo như bác được biết qua những người đi trước bác kể lại thì làng đã có tuổi đời là 400 năm. MC: 400 năm là một thời gian dài, hẳn đã có nhiều biến thiên. Vậy làng mình có bao nhiêu hộ gia đình vẫn đang giữ gìn nét văn hóa truyền thống lâu đời của quê hương hả bác? QUÂN: Mỗi lần có người hỏi câu hỏi này thì bác rất hạnh phúc vì trong làng hầu hết các hộ dân đều theo nghề mộc. Theo thống kê thì có tới trên 600 hộ gia đình với tổng số trên 3000 nhân khẩu, trong đó có tới 400 người làm nghề sản xuất đồ mộc và khoảng 200 người lao động phụ (người ngoài tuổi lao động) cùng tham gia. MC: Quả là một điều đáng mừng cho làng của chúng ta khi mà vẫn giữ được nét truyền thống lâu đời của địa phương. Vậy bác cho cháu hỏi là làng mộc mình chủ yếu sản xuất ra những loại sản phẩm nào ạ? QUÂN: Hàng đồ mộc sản xuất ở Phúc Lộc đại đa số là hàng thông dụng như giường, tủ, bàn ghế, sa lông, cửa các loại, chấn song và tay vịn cầu thang bằng gỗ, hàng trang trí nội thấtvới chất lượng đảm bảo, mẫu mã phổ biến, giá thành hợp lý. Đồng thời, Phúc Lộc cũng có không ít những tay thợ giỏi tạo tác ra những loại đồ gỗ cao cấp, cầu kỳ, sang trọng theo truyền thống như: tủ chè, sập gụ, sập lim, chạm trổ hoa văn các loạituỳ theo nhu cầu của khách hàng, hoặc tạc tượng, làm các loại đồ gỗ phục vụ tế tự, lễ hội, tu sửa đền chùa, miếu mạo(Trình chiếu ảnh trên màn hình máy chiếu) MC: Theo cháu được biết để làm sản ra một sản phẩm tốn rất nhiều thời gian và công sức. Để tăng năng suất lao động, các hộ dân và các cơ sở sản xuất đã làm như thế nào ạ? QUÂN: Hầu hết các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất đồ mộc ngày nay đều trang bị máy móc hiện đại các loại: máy cưa, bào, khoan, tiệnSong, không có máy nào thay thế được đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân. (Trình chiếu ảnh trên màn hình máy chiếu) MC: Qua cuộc trò chuyện với bác quân đã cho tôi rất nhiều kiến thức. Tôi thấy rất tự hào về quê hương, đất nước giàu đẹp với những người thợ tài hoa. Chúng cháu rất cảm ơn bác về cuộc trò chuyện ngày hôm nay. Kính chúc bác sức khoẻ dồi dào để có thể tạo nên nhiều sản phẩm gỗ có giá trị nữa ạ. QUÂN: Cảm ơn cháu. Tạm biệt cháu, tạm biệt quý vị! (Vẫy tay chào và đi vào) MC: Tuy làng nghề gỗ mang cho nhiều lợi ích cho cuộc sống của những người dân nơi đây nhưng một điều chúng ta rất đáng quan tâm hiện nay là những ảnh hưởng xấu của nó đến với môi trường. Vậy làng nghề mộc Phúc Lộc có ảnh hưởng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. MC: Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làng nghề mộc như bụi gỗ, bụi sơn, ô nhiễm tiếng ồn và nhiều hộ gia đình còn dử dụng hóa chất ngâm, tẩm vào gỗ, sau khi ngâm xong, nước thải chưa qua xử lí đã đổ ra mỗi trường (Trình chiếu ảnh trên màn hình máy chiếu) MC: Từ năm 2010, một số hộ đã áp dụng mô hình xử lý bụi gỗ và bụi sơn cho xưởng sản xuất, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trình chiếu ảnh trên màn hình máy chiếu). Tuy nhiên, với kinh phí đầu tư ban đầu trên 40 triệu đồng, hệ thống hút bụi này chỉ phù hợp với hộ sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn, có điều kiện về kinh tế. MC: Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về làng mộc Phúc Lộc. Chặng hành trình trải nghiệm với làng nghề mộc Phúc Lộc làm tôi có thêm nhiều hiểu biết về mảnh đất quê hương Ninh Bình. Người thợ mộc Phúc Lộc với những sản phẩm quen thuộc vẫn đang mài dũa hàng ngày. Tiếng cưa, tiếng xẻ vẫn rộn ràng trong xóm ngoài ngõ. Họ vẫn vậy dẫu cho những thứ đã đổi thay thì người dân Phúc Lộc , nghề gỗ sẽ vẫn mãi trường tồn bởi học tìm thấy hạnh phúc và tương lai vào làng gỗ của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi chương trình của chúng tôi. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình lần sau. Nhóm Cúc đại đoá (Trình chiếu PPT – trích)
File đính kèm:
- 7. DTH Tính hiệu quả của việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện dạy học sử dụng di sản văn hóa địa phương.docx