Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu xung đột kịch trong đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" (Trích Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)

1.1. Lịch sử văn học xét đến cùng là lịch sử hình thành và tiêu vong của

các thể loại. Chính vì thế, cấu tạo chương trình ngữ văn THPT nhất là phần văn

học đã coi trọng sự phát triển của loại thể. Tìm hiểu tác phẩm qua đặc trưng thể

loại là hướng khám phá có hiệu quả để nhận chân những giá trị tư tưởng và nghệ

thuật của một tác phẩm văn học.

1.2. Nếu tình huống là hạt nhân của truyện ngắn thì xung đột chính là linh

hồn, là xương sống của một vở kịch. Nắm được xung đột kịch tức là chúng ta đã

có được chiếc chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật của một

vở kịch.

1.3. Vũ Như Tô là vở bi kịch hiếm hoi của văn học Việt Nam hiện đại.

Thể loại văn học và sân khấu này có quá nhiều nét ngoại biệt, không thấy ở các

thể loại khác. Tác phẩm được chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường với đoạn

trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Tuy nhiên việc khám phá chiều sâu nội dung tư

tưởng qua xung đột kịch chưa thật sự được chú ý. Bởi vậy, đề tài của chúng tôi

hướng đến một cách tiếp cận còn nhiều khoảng trống, đó là tìm hiểu đoạn trích

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài qua xung đột bi kịch. Việc tìm hiểu xung đột kịch

trong đoạn trích còn có ý nghĩa thực tiễn: Giúp ta tìm ra phương pháp tiếp cận

thích hợp với những văn bản kịch còn lại trong chương trình trung học phổ

thông. Đó chính là lý do chọn đề tài của chúng tôi.

pdf19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4874 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu xung đột kịch trong đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" (Trích Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực, 
sinh mệnh của hàng triệu nô lệ. Ở Trung quốc cổ đại để xây nên công trình Vạn 
lí trường thành, Tần Thủy Hoàng cũng đã hi sinh tính mệnh và của cải của hàng 
triệu người dân Trung Hoa. Châu Âu thời trung cổ đề cao tôn giáo mà rẻ rúng 
khoa học, đề cao đức tin mà coi rẻ trí tuệ, phương Đông thời trung đại đề cao 
bổn phận mà coi rẻ khát vọng cá nhân... Như vậy, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra 
trước mắt chúng ta một vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn không chỉ của một thời 
mà của nhiều thời. 
 10 
 Đây cũng là mâu thuẫn có tính chất nội tại. Nó nằm ngay trong bản thân 
nhân vật. Nghĩa là bất kể thế nào thì bi kịch vẫn có thể xẩy ra. Giả dụ Vũ Như 
Tô không sống ở thời của hôn quân Lê Tương Dực mà sống ở thời của đấng 
minh quân Lê Thánh Tông bi kịch có xẩy ra không? Bi kịch vẫn xẩy ra nhưng 
theo một cách khác lặng lẽ, âm thầm, sử sách không ghi lại. Là một minh quân 
vua Lê Thánh Tông thì sẽ không bao giờ ra lệnh xây Cửu Trùng Ðài. Là ông vua 
sùng đạo Nho, tâm niệm lời dạy của thánh hiền, nhớ gương tầy liếp của Kiệt - 
Trụ, Hồng Ðức không ăn chơi xa xỉ, không nghĩ đến chuyện xây cung điện nguy 
nga chín tầng trăm nóc làm hao tổn ngân khố, thiệt hại tài sản và tính mạng của 
dân, để dân oán giận và có thể nổi dậy lật đổ ông. Ðộc tôn Khổng - Nho và bài 
Phật, bài Lão, Lê Thánh Tông cũng sẽ không cho xây đền chùa miếu mạo với 
quy mô to lớn như thời Lý - Trần; thành thử nếu họ Vũ sống dưới triều Lê 
Thánh Tông thì cũng sẽ không có việc làm. Vũ Như Tô sẽ tất yếu phải chôn vùi 
tài năng cùng với những cao vọng sáng tạo của mình để hoặc vui vầy với nhà 
tranh vách đất, với củ khoai củ sắn, hoặc nếu không chịu đựng được cuộc sống 
thực vật ấy thì tìm cách tự kết liễu cuộc đời mình, như bao nhiêu người tài bất 
đắc chí vẫn làm ở mọi châu lục và mọi thời đại. 
 Mâu thuẫn này cũng không thể giải quyết bởi mọi cách giải quyết mâu 
thuẫn đều dẫn đến sự diệt vong của những giá trị quan trọng. Kết cục của vở 
kịch mang tính bi kịch bởi vì đã băng hoại những giá trị lớn: Cả Vũ Như Tô và 
Cửu Trùng Đài đều đã bị diệt vong, cả cái Tài và cái Đẹp đã bị tiêu hủy. Đây 
không phải là cái Tài cái Đẹp bình thường mà là cái Tài và cái Đẹp siêu đẳng 
trác tuyệt. Người thợ có tài trong lịch sử đã được Nguyễn Huy Tưởng cường 
điệu phóng đại để trở thành "thiên tài ngàn năm chưa dễ có một". Nghĩa là nếu 
Vũ Như Tô chết thì phải một nghìn năm nữa nhân dân mới có thể sản sinh ra 
một Vũ Như Tô mới, nhiều công trình kỳ vĩ có thể được xây cất, nhưng không 
phải Cửu Trùng Ðài tuyệt diễm mà chỉ Vũ Như Tô mới có thể làm nên. Vũ Như 
Tô và Cửu Trùng Đài là những giá trị hiếm hoi siêu việt, là một giá trị quan 
trọng, bởi những thiên tài ở cấp cao giá trị của nó bao giờ cũng đồng đẳng với 
 11 
dân tộc hoặc cao hơn dân tộc. Nhưng ta thử giả định một kết cục khác: Cửu 
Trùng Ðài hoàn thành, nhưng lúc ấy sẽ không còn người nào, trừ Vũ Như Tô và 
Ðan Thiềm, để thưởng ngoạn nó, bởi lẽ những Lê Tương Dực với lũ cung nữ 
với những Nguyễn Vũ đâu phải là những con người chân chính. Nhân dân sẽ bị 
diệt vong và dân tộc có nguy cơ tuyệt diệt. Khi một dân tộc huy động đến vắt 
kiệt những tiềm lực của mình để sáng tạo nên những cái Đẹp hoành tráng, kì vĩ, 
trác tuyệt, siêu đẳng thì dân tộc đó có nguy cơ đứng bên bờ vực của sự suy vong. 
Những nền văn minh đã tử vong như Ăng-co hay đất nước Chiêm Thành đã 
minh chứng cho điều đó. Mâu thuẫn này cũng không thể giải quyết theo cách 
hòa giải. Bởi cơ hội hòa giải chỉ có thể xảy ra khi nhân dân và Vũ Như Tô thấu 
hiểu cho nhau và khi đó Cửu Trùng Đài cũng sẽ không được sinh ra. Nghĩa là, 
bất kể giải quyết theo cách nào thì cũng sẽ làm diệt vong những giá trị quan 
trọng. 
3.2. Diễn biến của xung đột 
 Mâu thuẫn bi kịch phát triển mỗi lúc một căng thẳng và dẫn đến xung đột 
ở hồi V. Diễn biến của xung đột xoay quanh số phận của Vũ Như Tô và sinh 
mệnh của Cửu Trùng Đài. 
 Là người nghệ sĩ mơ mộng và lãng mạn Vũ Như Tô đã đắm chìm trong 
giấc mơ của đời mình mà mù lòa trước thực tế. Bởi vậy, khi Trịnh Duy Sản cấu 
kết với thợ thuyền nổi lên giết chết Lê Tương Dực, truy sát Vũ Như Tô, ông 
vẫn không hề tỉnh ngộ. Trong khi Đan Thiềm hốt hoảng chạy đến báo tin "loạn 
đến nơi rồi" và khuyên Vũ Như Tô chạy trốn, bởi hơn ai hết, bằng cái nhìn tỉnh 
táo Đan Thiềm ý thức được rằng nhân dân không thừa nhận lí tưởng của Vũ 
Như Tô: "Ai cũng cho ông là thủ phạm, vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là 
vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán hận là vì ông, thần nhân trách 
móc là vì ông. Cửu Trùng Đài họ có cần đâu, họ dấy nghĩa cốt để giết ông, phá 
Cửu Trùng Đài". Thế nhưng Vũ Như Tô vẫn ngơ ngác không hiểu. Ông không 
nghĩ việc mình xây Cửu Trùng Đài lại bị nhân dân xem là tội ác. Ông vẫn 
 12 
nguyên vẹn một niềm tin ngây thơ và lầm lạc: "Tôi không có tội! Việc tôi làm là 
chính đại quang minh". Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là mộng lớn, là toàn bộ 
lẽ sống của đời ông và ông quyết tâm bảo vệ nó bằng mọi giá: "Tôi sống với 
Cửu Trùng Đài và chết cũng với Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài ở đây thì tôi 
chạy đi đâu". Vũ Như Tô đã đồng nhất sinh mạng của đời mình với sinh mạng 
của nghệ thuật, coi Cửu Trùng Đài là giá trị duy nhất có ý nghĩa trong cuộc đời 
và sẵn sàng hi sinh tất cả cho nó. Ngược lại nhân dân coi Cửu Trùng Đài là tội 
ác, Vũ Như Tô là tội đồ, là nguyên nhân của mọi nỗi thống khổ và họ quyết tâm 
hủy diệt Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài bằng mọi giá: "Cửu Trùng Đài họ có cần 
đâu. họ dấy nghĩa cốt để giết ông phá Cửu Trùng Đài". 
 Khi tình hình trở nên căng thẳng hơn, giữa tiếng quân reo và lửa cháy, 
tận mắt chứng kiến Nguyễn Vũ tự sát, tên nội giám thông báo Vua bị giết, 
Hoàng hậu nhảy vào lửa, Cửu Trùng Đài kẻ phá người đốt, nhân dân hò reo truy 
sát Vũ Như Tô: "Còn thằng Vũ Như Tô đem phân thây trăm mảnh", Vũ Như Tô 
vẫn đấu lí với cuộc đời với số phận: "Vô lí", "Họ tìm tôi nhưng có lí gì họ giết 
tôi. Tôi có gây oán thù gì với ai". Vũ Như Tô từng tranh tinh xảo với hóa công, 
giờ lại tranh phải trái với số phận. Cơn biến loạn với những biến cố dồn dập ập 
đến nhưng Vũ Như Tô nhìn mà không thấy, nghe mà không biết, toàn bộ tâm trí 
bị cuốn hút bởi cảnh quan tráng lệ của Cửu Trùng Ðài. "Khi con người ở trong 
nghệ thuật, nó vắng mặt ở trong cuộc đời, và ngược lại" - đó là trạng thái bi kịch 
muôn thuở của nhân sinh, được phản ánh trong vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng. 
 Khi quân phản loạn đã ập vào nội cung, cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm 
đều bị bắt, nhân dân nhân danh công lí kết tội ông: "Mày không biết mấy nghìn 
người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta 
oán mày hơn oán quỷ". Thậm chí trong mắt của nhân dân, Vũ Như Tô chỉ là 
"quân điên rồ", "quân ngu muội", là "giống vật không biết nhục". Ngược lại, Vũ 
Như Tô vẫn cho rằng: "Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất 
nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công 
trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công... ta không có tội và chủ tướng các 
 13 
người sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn 
thủa". Rõ ràng, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ mơ mộng và lãng mạn. Những biến 
cố của cuộc đời thực không mảy may tác động vào giấc mơ của ông, toàn bộ 
tâm trí của ông vẫn đắm chìm trong giấc mộng Cửu Trùng Đài kì vĩ và trác 
tuyệt. Theo đuổi đến cùng cái đẹp siêu đẳng người nghệ sĩ đã không đếm xỉa 
đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Còn nhân dân, nhân danh 
sự sống nhất thời không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hy sinh từ 
phía nghệ sĩ. Kết quả là họ đã nổi dậy tiêu diệt Vũ Như Tô và cả công trình kì 
quan của ông. 
 Kết thúc vở kịch, tận mắt chứng kiến kinh thành phát hỏa, Cửu Trùng 
Đài bị đốt cháy, ánh lửa sáng rực, cả tàn than bụi khói bay vào, Vũ Như Tô mới 
rú lên kinh hoàng, tuyệt vọng: "Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn 
phần căm giận! Trời ơi! Trời phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan 
Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!". Rơi xuống từ một Cửu Trùng Đài vời vợi độ cao 
của mơ mộng và ảo vọng, nỗi đau vỡ mộng của Vũ Như Tô biến thành tiếng kêu 
bi thiết, não nùng, khắc khoải thể hiện tâm trạng bàng hoàng, bi phẫn lẫn nỗi 
đau đớn, tuyệt vọng đến tột cùng. Ánh lửa từ tro bụi Cửu Trùng Đài đã thiêu rụi 
giấc mơ của Vũ Như Tô. Cùng một lúc Vũ Như Tô đón nhận hàng loạt sự đổ vỡ 
ập xuống: giấc mơ tan vỡ, tri kỉ thành cát bụi, cái đẹp bị tiêu hủy. Là người nghệ 
sĩ độc tôn cái đẹp, coi cái đẹp là lẽ sống cuộc đời mình, bởi thế khi Cửu Trùng 
Đài đã tan thành tro bụi thì sống hay chết với Vũ Như Tô nào có ý nghĩa gì? 
Cho nên ông bình thản đón nhận cái chết: “Thôi! Thế là hết! Dẫn ta đến pháp 
trường". Người nghệ sĩ Vũ Như Tô đã chết trước khi đầu rơi ở pháp trường. 
 Ngược lại với nỗi đau đớn tuyệt vọng của Vũ Như Tô, nhân dân lại hả hê 
reo mừng khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy: "Cửu Trùng Đài đã cháy", "Thực đáng 
ăn mừng". Ðiệp khúc nguyền rủa Cửu Trùng Ðài vang lên song song với điệp 
khúc ngưỡng vọng Cửu Trùng Ðài tạo nên một bản nhạc phức điệu nhưng đầy 
hấp dẫn trong vở kịch Vũ Như Tô. Bản nhạc lạ tai được kết cấu chủ yếu bằng 
phối hợp đối âm, trong thế cân bằng uyển chuyển và căng thẳng, hai bè hợp 
 14 
xướng thuận nghịch, không để bè nào lấn át bè nào. Nhân dân reo mừng đốt phá 
Cửu Trùng Đài và truy sát người nghệ sĩ tài năng. Còn Vũ Như Tô chỉ đau cho 
mộng lớn của mình không thành hiện thực chứ không phải đau vì nhận thấy sai 
lầm của mình. Ông thực sự là một nhân vật bi kịch điển hình với những khát 
vọng lớn lao, những lầm lạc và cả "sự cứng đầu" cho đến khi chết. 
 Vũ Như Tô là người nghệ sĩ mơ mộng, lãng mạn có lý tưởng nghệ thuật 
cao cả. Ông đã làm đúng thiên chức của người nghệ sĩ là sáng tạo ra cái Đẹp 
nhưng ông đã sai lầm khi tuyệt đối hóa cái Đẹp mà bỏ rơi cái Thiện, đặt cái Đẹp 
cao hơn mọi giá trị khác ở trên đời. Ðối với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Ðài quý hơn 
tính mạng của chàng, điều đó thật đáng yêu và đáng phục. Nhưng Cửu Trùng 
Ðài còn quý hơn hạnh phúc và sự sống của hàng trăm, hàng ngàn con người 
khác thì lại đáng sợ rồi. Theo đuổi cái Đẹp thuần túy, biến nó không những 
thành giá trị tự thân, mà còn thành thần tượng độc tôn, người nghệ sĩ thiên tài đã 
phạm tội trước nhân dân, trước nhân loại, trước sự sống. Cái chết của Vũ Như 
Tô, xét từ một góc độ nào đó là cái chết chuộc tội, mặc dù nhân vật kịch không 
ý thức được điều đó. 
 Nhân dân ngược lại cũng cực đoan không kém Vũ Như Tô. Quần chúng 
nhân dân cụ thể, chứ không trừu tượng ấy, trong lịch sử và trong kịch của 
Nguyễn Huy Tưởng đã chọn không suy nghĩ đắn đo chỉ một cái Thiện như họ 
hiểu nó, và chà đạp, hạ nhục không thương tiếc cái Ðẹp. Nhân vật đối kháng tập 
thể, cũng hệt như nhân vật nguyên khởi, đã phạm tội lỗi bi kịch. Trong bi kịch 
thực thụ không có người chiến thắng. Tính cao cả đặc biệt của bi kịch là ở chỗ 
ấy. 
3.3. Cách giải quyết xung đột 
 Các mâu thuẫn xung đột thường được giải quyết theo hai cách, hoặc triệt 
tiêu một phía để phía kia toàn thắng hoặc hòa giải. Mâu thuẫn thứ nhất, mâu 
thuẫn giữa đời sống xa hoa trụy lạc của hôn quân bạo chúa với cuộc sống điêu 
linh khốn khổ của nhân dân, đã được giải quyết một cách thỏa đáng theo quan 
 15 
điểm của nhân dân. Nhân dân nổi dậy tiêu diệt bạo chúa là xong. Nhưng mâu 
thuẫn thứ hai, để tránh khỏi bi kịch chỉ có thể giải quyết theo cách hòa giải. Tuy 
nhiên cơ hội duy nhất để hòa giải là Vũ Như Tô phải tạm thời trốn đi nhưng Vũ 
Như Tô mù quáng và cố chấp nên cơ hội này đã bị bỏ qua. Cho đến phút bị 
chém đầu, nhân vật anh hùng này vẫn đinh ninh: toàn bộ chân lý và lẽ phải 
thuộc về một mình chàng với Ðan Thiềm, toàn bộ tội tầy trời thuộc về "đảng ác" 
đã đốt phá Cửu Trùng Ðài. Mặt khác, dân chúng, binh sĩ nổi loạn cũng chỉ biết 
hả hê là đã loại trừ được nguyên nhân trực tiếp của những tai họa của họ. Cái 
Đẹp và cái Thiện đã không thể điều hòa và chung sống. Kết thúc vở kịch, Vũ 
Như Tô không hiểu gì và cũng không quan tâm đến lợi ích của quần chúng nhân 
dân. Và ngược lại, nhân dân trước sau cũng không hiểu gì về công việc sáng tạo 
của người nghệ sĩ. Họ hủy diệt không thương tiếc cái Tài và cái Đẹp. Phá Cửu 
Trùng Đài là đúng hay sai? Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Đó là 
những câu hỏi đầy day dứt mà chính tác giả cũng không thể giải quyết một cách 
rạch ròi dứt khoát. Nguyễn Huy Tưởng đã trực tiếp bày tỏ những băn khoăn của 
mình qua lời đề từ: "Cửu Trùng Đài không thành nên mừng hay nên tiếc... Như 
Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải. Ta chẳng biết cầm bút chẳng qua cùng 
một bệnh với Đan Thiềm". Bi kịch, thể loại lớn của văn học và sân khấu, bao 
giờ cũng đặt độc giả và khán giả trước những câu hỏi rất phức tạp, hóc búa và 
nhức nhối của cuộc sống. Những câu hỏi ấy không chờ đợi những giải đáp vội 
vã, dễ dãi, đơn giản. 
 Đây là mâu thuẫn có tính bi kịch khó có thể giải quyết một cách dứt 
khoát, ổn thỏa, trọn vẹn vì nó mang tính muôn thủa và tầm nhân loại. Mâu thuẫn 
này chỉ được giải quyết ổn thỏa khi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân 
được nâng cao để nhân dân có thể chia sẻ với khát vọng của người nghệ sĩ. 
3.4. Ý nghĩa của xung đột 
 3.4.1. Qua xung đột kịch, Nguyễn Huy Tưởng muốn trình xuất một triết 
lí: Các giá trị trong đời sống muốn tồn tại thì không được đối nghịch nhau 
 16 
mà phải nâng đỡ nhau, bổ sung cho nhau. Mọi say mê của con người, nhất là 
những say mê chính đáng, cao thượng, giàu tính nhân văn, càng nồng cháy bao 
nhiêu thì càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rơi vào tội lỗi bi kịch bấy nhiêu. Lỗi lầm 
của Vũ Như Tô trong kịch Nguyễn Huy Tưởng là như thế. Chàng rất cao thượng 
trong khát vọng và ý chí sáng tạo của mình, nhưng chàng đã độc tôn cái Ðẹp 
nghệ thuật, đặt nó lên trên mọi giá trị cơ bản khác, tuân thủ chỉ một mệnh lệnh 
của cái Ðẹp và dửng dưng với mệnh lệnh của cái Thiện. Ðây là cốt lõi của tội lỗi 
bi kịch ở nhân vật anh hùng này. 
 Chúng ta, những con người, luôn luôn lầm lạc trong hành động lẫn tư duy. 
Bị câu thúc bởi thực tiễn xã hội, chúng ta thường đề cao cái Chân, cái Thiện, cái 
Ðẹp như những giá trị cao nhất của nhân sinh, rất dễ xem chúng như những giá 
trị độc lập, có thể tồn tại riêng biệt, cái này không có cái kia vẫn được. Từ đấy 
mà ta lại càng dễ hy sinh, dễ thí giá trị này cho giá trị kia. Trong khi ấy trong 
cuộc sống lý tưởng, tức là cuộc sống duy nhất xứng đáng với con người, mọi giá 
trị phải tồn tại viên mãn, không lấn át mà nâng đỡ, bổ sung hài hòa cho nhau. Bi 
kịch của Nguyễn Huy Tưởng nhắc nhở chúng ta về mối họa lớn của sự tách rời 
và đối nghịch hóa các giá trị. Nó chứng minh đầy thuyết phục rằng cái Ðẹp tự 
sát, khi nó nhảy múa trên thân thể quằn quại của cái Thiện, nhưng giết cái Ðẹp 
vì cái Thiện cũng là giết luôn cả cái Thiện. Cái siêu đẳng và cái sơ đẳng phải 
tương hỗ, nuôi dưỡng lẫn nhau. Không có cái siêu đẳng, cái sơ đẳng càng quảng 
bá càng trở nên thô kệch. Nhưng cắt đứt quan hệ với cái sơ đẳng ("cái tự nhiên" 
hay là "đất" của văn hóa), cái siêu đẳng tự làm cho mình mất đi nhựa sống. 
Những giá trị cấp cao muốn tự bảo tồn và tỏa sáng không được quay lưng lại 
những giá trị cấp thấp, như họ Vũ trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng làm, 
nhưng phải biết liên thông và liên kết với chúng, mà vẫn không đánh mất bản 
thân. Ðó là nhiệm vụ rất khó, nhưng là tương lai của nền văn minh con người. 
 Tuy nhận ra tính tất yếu và hợp lí của bi kịch Cửu Trùng Đài nhưng 
chúng ta không khỏi đau xót: Chả nhẽ trên đời con người chỉ cần những cái thiết 
thực và hữu ích hay sao? Chả nhẽ những dự án, công trình nghệ thuật lớn lao chỉ 
 17 
là món hàng xa xỉ? Nếu thế thì phải chăng khát vọng hướng về cái đẹp là một lỗi 
lầm lớn của con người? Thật tự nhiên khi ta đau xót đặt ra những câu hỏi đó là 
ta đã đồng cảm cùng với tác giả: Vũ Như Tô phải hay những người giết Như Tô 
phải? Câu hỏi dùng dằng ở trạng thái lưỡng phân đó là niềm trăn trở khôn nguôi 
của chúng ta trong mọi thời đại. Nó cho ta cái nhìn đúng đắn về quyền và khả 
năng chung sống của mọi giá trị tồn tại ở trên đời. 
 3.4.2. Qua xung đột kịch, Nguyễn Huy tưởng muốn đặt ra những vấn 
đề sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân cái đẹp và cái thiện. Cái 
Đẹp và cái Thiện phải gắn bó với nhau. Cái Đẹp chỉ thực sự tỏa sáng khi song 
hành cùng cái Thiện. Cửu Trùng Ðài, đồ án mà Vũ Như Tô áp đặt cho vua Lê 
Tương Dực, không cho sửa đổi một tí gì, theo ý tưởng của người thiết kế, là tác 
phẩm của cái Ðẹp thuần túy, cái Ðẹp "vô ích", nó muốn đứng trên mọi lợi ích 
thiết thực, lợi ích thấy được của cả nhân dân lẫn dân tộc nên cuối cùng nó đã bị 
tiêu hủy. Xung đột kịch đã nhấn mạnh về tính quá ư không thiết yếu, tính xa xỉ 
nguy hại cho quốc gia, dân tộc của những công trình như Cửu Trùng Ðài. Thế 
nhưng vì sao khi dân chúng và binh sĩ nổi dậy đốt Cửu Trùng Ðài, giết Vũ Như 
Tô, chúng ta lại đau xót đến thế? Hay là bởi vì không có cái đẹp vô ích, cái đẹp 
xa xỉ thì quốc gia, dân tộc, nhân dân, con người cũng không sống được? 
 Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công 
trình lớn lao nhưng mặt khác người nghệ sĩ phải giải quyết được đúng đắn mối 
quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, gắn yêu cầu của nghệ thuật với đòi hỏi của 
muôn dân, không thể nhân danh cái cái đẹp vĩnh cửu mà hy sinh không thương 
tiếc quyền lợi của quần chúng nhân dân. Ngược lại, nhân dân cũng phải tự nâng 
mình lên để có chung khát vọng, thấu hiểu và chia sẻ với khát vọng của người 
nghệ sĩ, không thể nhân danh những giá trị đời sống bình thường mà rẻ rúng phá 
hủy Cửu Trùng Đài - cái đẹp siêu đẳng trác tuyệt và vĩnh cửu. 
 18 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
Tìm hiểu xung đột kịch trong một văn bản kịch là một thao tác khá quan trọng 
để khám phá nội dung tư tưởng và những thông điệp nghệ thuật mà nhà văn kí 
thác. Vì vậy trong quá trình đọc hiểu đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, giáo 
viên và học sinh nên đi chú trọng tìm hiểu về xung đột kịch bởi qua xung đột 
kịch ta thấy được tầm tư tưởng và tài năng của nhà văn. 
 Trong đề tài này, chúng tôi đã lần lượt phân tích xung đột bi kịch trong 
đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trên các phương diện: diện mạo của xung 
đột, diễn biến của xung đột, cách giải quyết xung đột và ý nghĩa của xung đột. 
Trong quá trình phân tích, chúng tôi đã có sự đối chiếu so sánh với các loại hình 
sân khấu khác cũng như đặt nó trong môi trường văn hóa - xã hội để thấy được 
những đóng góp lớn lao và tầm vóc tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng. 
 Đề tài cũng đã được chúng tôi kiểm nghiệm qua thực tiễn giảng dạy. Kết 
quả cho thấy, các em học sinh rất hứng thú khi nhận ra những chân lí đời sống 
được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi gắm qua các hình tượng nghệ thuật. Đoạn 
trích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài là một đoạn trích hay và khó trong chương trình 
THPT, chúng tôi hi vọng rằng, đề tài này sẽ cung cấp cho các thầy cô giáo và 
các em học sinh một hướng khám phá để bước vào thế giới nghệ thuật của văn 
bản. 
 Sáng tác văn học thường mang tính chủ quan còn tìm hiểu tác phẩm tuy 
cần đến tính khách quan nhưng không thể và không nên thiếu phần chủ quan của 
chủ thể tiếp nhận. Đến với mỗi tác phẩm ta có một tâm thế, một con đường 
không lặp lại. Hướng tiếp cận văn học nói chung và tác phẩm kịch nói riêng bao 
giờ cũng là một hướng tiếp cận mở chờ đợi những tấm lòng tri âm. 
 Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ chúng tôi rút ra trong quá trình 
giảng dạy của mình. Nó mang tính chủ quan và chắc chắn không tránh khỏi 
 19 
những hạn chế, hi vọng được sự góp ý của các thầy các cô và bạn bè đồng 
nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Bá Hán (chủ biện), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ 
văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 
2. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2000. 
3. Phương Lựu, Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 1997. 
4. Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô, NXB Văn học, 2007. 
5. Nhiều tác giả, Ngữ văn 11, nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008. 
6. Nhiều tác giả, Ngữ văn 11, nâng cao, tập 1, sách giáo viên, NXB Giáo dục, 
2008. 

File đính kèm:

  • pdfCHUYÊN - TRẦN THỊ LAM - VĂN.pdf
Sáng Kiến Liên Quan