Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu và ứng dụng một số phương pháp tổ chức bồi dưỡng năng khiếu Đá cầu cho học sinh tiểu học

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác thể dục thể thao đối với thế hệ trẻ xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần có chính sách chăm sóc giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trong các trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

 Nhà trường là cơ sở quan trọng để giáo dục và phát triển con người. Mục đích của giáo dục thể chất cho học sinh là góp phần đào tạo những chuyên gia có trình độ cao, có tri thức khoa học, những công nhân có tay nghề, có kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của lao động xã hội, xứng đáng với vai trò là người chủ xã hội trong tương lai.

 Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa thể chất, là sự tổng hợp những thành tựu của phát triển xã hội, sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ đích, nâng cao năng lực thể chất, kéo dài tuổi thọ.

 Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt, cùng với các hoạt động giáo dục khác (đạo đức, thẩm mĩ ) góp phần giáo dục thế hệ trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông. Giáo dục thể chất trong nhà trường còn góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao.

 Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các mặt trong đời sống xã hội, sự bùng nổ mạnh mẽ trong việc phát triển thể thao phong trào, thể thao đỉnh cao lan rộng khắp trong cộng đồng, trong đó có nhà trường.

 Các môn thể thao như: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn thường xuyên được tổ chức thi đấu trong các cơ quan, trường học. Bên cạnh đó, các môn như Cờ vua, Cờ tướng, Điền kinh, Đá cầu rất ít khi được thi đấu. Trong nhà trường thì lại càng ít hơn và mang tính thời vụ, nhất là môn Đá cầu ở tiểu học. Chính vì vậy, khi đi vào tập luyện các môn thể thao này thì nhiều giáo viên đã gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp để bồi dưỡng cho học sinh, các kĩ năng thì có nhiều nhưng lại không phù hợp với đối tượng các em, mang tính biểu diễn là chủ yếu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu và ứng dụng một số phương pháp tổ chức bồi dưỡng năng khiếu Đá cầu cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn sáng kiến:
	Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác thể dục thể thao đối với thế hệ trẻ xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần có chính sách chăm sóc giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trong các trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. 
	Nhà trường là cơ sở quan trọng để giáo dục và phát triển con người. Mục đích của giáo dục thể chất cho học sinh là góp phần đào tạo những chuyên gia có trình độ cao, có tri thức khoa học, những công nhân có tay nghề, có kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của lao động xã hội, xứng đáng với vai trò là người chủ xã hội trong tương lai. 
	Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa thể chất, là sự tổng hợp những thành tựu của phát triển xã hội, sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ đích, nâng cao năng lực thể chất, kéo dài tuổi thọ.
	Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt, cùng với các hoạt động giáo dục khác (đạo đức, thẩm mĩ) góp phần giáo dục thế hệ trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông. Giáo dục thể chất trong nhà trường còn góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao.
	Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các mặt trong đời sống xã hội, sự bùng nổ mạnh mẽ trong việc phát triển thể thao phong trào, thể thao đỉnh cao lan rộng khắp trong cộng đồng, trong đó có nhà trường.
	Các môn thể thao như: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn thường xuyên được tổ chức thi đấu trong các cơ quan, trường học. Bên cạnh đó, các môn như Cờ vua, Cờ tướng, Điền kinh, Đá cầu rất ít khi được thi đấu. Trong nhà trường thì lại càng ít hơn và mang tính thời vụ, nhất là môn Đá cầu ở tiểu học. Chính vì vậy, khi đi vào tập luyện các môn thể thao này thì nhiều giáo viên đã gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp để bồi dưỡng cho học sinh, các kĩ năng thì có nhiều nhưng lại không phù hợp với đối tượng các em, mang tính biểu diễn là chủ yếu.
	Cho nên, qua quá trình giảng dạy, bồi dưỡng đội ngũ học sinh năng khiếu môn Đá cầu, tôi đã tìm hiểu, ứng dụng và rút ra những kinh nghiệm quý xin được chia sẽ cùng đồng nghiệp, đó là: Tìm hiểu và ứng dụng một số phương pháp tổ chức bồi dưỡng năng khiếu Đá cầu cho học sinh tiểu học”
1.2 Điểm mới của sáng kiến:
	Đây là một sáng kiến mới dựa trên tình hình thực tế công tác, những phương pháp, những bài tập mà những năm giảng dạy tại trường bản thân tôi đúc rút được, cũng qua đó tạo điều kiện cho các đồng nghiệp có cơ sở để định hướng những công việc cần làm khi tập luyện môn Đá cầu cho học sinh tại trường mình.
2 PHẦN NỘI DUNG
2.1 Thực trạng công tác tập luyện môn Đá cầu tại trường:
2.1.1 Thực trạng khách quan:
	Do những đặc điểm về mặt cơ thể:
- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gãy dập,...Vì thế mà trong các hoạt  động của các em thầy cô cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động đảm bảo an toàn.
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy mà nên đưa các em vào các hoạt động vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn trong tập luyện.
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Dựa vào cơ sở sinh lý này mà khi giảng dạy kĩ thuật nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
- Tuần hoàn: Tim đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh. 
- Hình thể: Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng khoảng 2 kg. Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1-2 kg. Vì vậy, trong khi tổ chức tập luyện kĩ thuật phải đảm bảo trang phục phải phù hợp, thoải mái, tránh gò bó, gây khó khăn khi học động tác, ảnh hưởng quá trình hình thành kĩ năng kĩ xảo. 
	Do ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: 
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.
	Chính vì những yếu tố trên nên khi thực hiện áp dụng các bài tập thể chất, giáo viên cần chú ý đến lượng vận động, tần số động tác, số lần thực hiện sao cho bài tập không quá nặng, quá nhẹ để hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động, rèn luyện nâng cao ý chí tiến tới hình thành định hình động lực cho học sinh.
2.1.2 Thực trạng chủ quan:
	Do việc đầu tư cơ sở vật chất chưa đầy đủ và phù hợp như thiếu sân bãi hay sân bãi không đúng tiêu chuẩn.
	Dụng cụ tập luyện không đúng quy chuẩn, phải sử dụng cầu lông gà trong thời gian khá dài.
	Việc mua sắm dụng cụ chưa kịp thời, gần đến thời gian thi đấu mới chuẩn bị để tập.
	Kế hoạch tập luyện còn phụ thuộc vào kế hoạch hàng năm của cấp trên.
Việc bố trí thời gian tập luyện chưa phù hợp, còn quá ít và khoảng cách giữa các buổi tập cách xa nhau, chủ yếu là thứ 7, chủ nhật, nên các em tập trước quên sau. Thời gian tập luyện chưa đều do các em còn học các môn văn hóa.
	Sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với công tác thể dục thể thao chưa đúng mực, coi trọng các môn văn hóa hơn, nhiều lúc không cho con em tập luyện sợ xảy ra tai nạn, mệt mỏi ảnh hưởng đến học tập văn hóa.
	Sự quan tâm của nhà trường cũng như các tổ chức trong nhà trường đôi lúc chưa sâu sát, do khó khăn về nhiều mặt, quan tâm đến các môn văn hóa nhiều hơn.
	Vì những yếu tố khách quan và chủ quan nêu trên nên những năm học trước đây ( năm học 2010 -2011 trở về trước), thành tích của môn Đá cầu trong các hội thi Hội khỏe Phù Đổng và giải các môn thể thao cấp Huyện của trường là rất thấp.
2.2 Các giải pháp và phương pháp nâng cao chất lượng công tác tập luyện:
2.2.1 Các giải pháp:
	Để chuẩn bị tốt cho công tác tập luyện, ngay khi thực hiện người giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể, trình bày, tham mưu với nhà trường và các tổ chức đoàn thể, phụ huynh học sinh, chuẩn bị tất cả các điều kiện về sân bãi, dụng cụ đúng tiêu chuẩn và những yếu tố này phải được nhất trí phê duyệt.
2.2.2 Các phương pháp được áp dụng:
	Phương pháp quan sát sư phạm;
Để tuyển chọn được những học sinh có năng khiếu thì người giáo viên cần có những kỉ năng nghề nghiệp, phải nhìn thấy được học sinh nào có tố chất thể thao và tất nhiên đa số những em giỏi văn hóa, nhanh nhẹn sẽ là đối tượng mà các thầy cô giáo cần.
	Phương pháp thống kê:
Trong những học sinh được chọn ấy cần phải chọn lại 5- 6 em (cả nam và nữ) thực sự tốt để tập luyện chuyên sâu, vì thế trong quá trình tập giáo viên cần kiểm tra quá trình tập luyện của học sinh, ghi chép các số liệu để biết được em nào tiến bộ và mức độ tiến bộ của các em. Từ đó chọn ra những học sinh năng khiếu và tập nâng cao.
	Phương pháp giảng giải kết hợp làm mẩu động tác:
Sử dụng khi giảng dạy kĩ thuật mới cho học sinh.
	Phương pháp tổ chức tập luyện:
Sử dụng phương pháp tập cá nhân, tập theo nhóm đôi, tập theo phân nhóm quay vòng, phương pháp lặp lại. 
Các hình thức tập luyện này cần được vận dụng linh hoạt mới đem lại hiệu quả.
	Các kĩ thuật được sử dụng để tập luyện cho học sinh:
+ Cách cầm cầu.
+ Kĩ thuật tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, bằng má trong, má ngoài bàn chân.
+ Kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện, thấp chân nghiêng mình, cao chân chính diện, cao chân nghiêng mình.
+ Kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực – chuyền cầu bằng mu chính diện.
+ Kĩ thuật đỡ cầu bằng đầu gối – chuyền cầu bằng mu chính diện.
+ Kĩ thuật đánh đầu.
Khi tập luyện các kĩ thuật trên, học sinh thường mắc phải những sai lầm và nguyên nhân: 
NHỮNG SAI LẦM
 NGUYÊN NHÂN 
1. Sai lầm trong kỹ thuật tâng cầu bằng đùi 
- Tâng cầu quá xa hoặc quá thấp 
- Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc chậm 
- Khi tiếp xúc cầu, đùi chưa vuông góc với thân 
 - Di chuyển vị trí để thực hiện kỹ thuật 
2. Sai lầm trong kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân
- Tung cầu lệch hướng 
- Đưa chân sớm quá hoặc muộn quá 
- Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc chậm 
- Phán đoán quan sát hướng cầu đến chưa tốt
- Di chuyển vị trí để thực hiện kỹ thuật 
3.Chuyền cầu bằng mu bàn chân
 - Phán đoán điểm rơi không tốt nên không đỡ được cầu 
- Dùng tay đỡ cầu 
- Chuyền cầu không chính xác: mạnh quá hoặc yếu quá 
- Phán đoán tốc độ đến của cầu chưa chính xác
- Phán đoán quan sát hướng cầu đến chưa đúng
4. Phát cầu bằng mu bàn chân 
- Tung cầu không chính xác 
- Chạm cầu không đúng mu bàn chân 	
- Tung cầu quá gần hoặc quá xa với thân người 
- Phán đoán điểm rơi không đúng nên đá không trúng cầu 
Từ những nguyên nhân sai lầm. Trên cơ sở lý luận và tham khảo sách giáo khoa chuyên môn, quá trình dạy học và ý kiến của các đồng nghiệp. Tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục như sau: 
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
BÀI TẬP
1. Nhóm sai về mặt di chuyển: 
- Tập các động tác bổ trợ để tăng độ linh hoạt của các khớp hông, gối. 
Khởi động chuyên môn: 
- Xoạc ngang, xoạc dọc. 
- Chạy nhẹ kết hợp đá má trong, má ngoài. 
- Đá lăng chân theo chiều ngang, dọc. 
- Tập các bài tập chuyển vị trí và kết hợp với xoay người chuyển hướng. 
2. Nhóm sai về mặt phán đoán (cự ly, tốc độ cầu đến): 
- Phân tích tầm quan trọng sự chú ý theo dõi điểm rơi của cầu. 
- Phân tích tầm quan trọng của tốc độ bay của cầu. 
- Tung cầu đúng động tác. 
- Tập tự tung bắt cầu. 
- Tập động tác co chân và hướng mu bàn chân tâng cầu lên cao không cầu và có cầu. 
- Tập đón cầu do bạn tập tung cho. 
- Treo cầu ở độ cao nhất định và tập đá. 
3. Nhóm mở rộng (phát hiện năng 
khiếu): 
- Phân tích cho học sinh thấy được cái đẹp, cái hay của môn đá cầu và đá cầu là một nghệ thuật. 
- Nêu cho học sinh biết thêm về luật đá cầu. 
- Thi tâng cầu nhanh hoặc tối đa. 
- Tổ chức cho học sinh chơi chuyền cầu theo nhóm đội hình vòng tròn.
- Thi đấu tập.
	Qua quá trình tập luyện tôi nhận thấy có một số kĩ thuật các em chưa thể hoàn thiện được kĩ năng của mình, thực hiện chưa thành thạo kĩ thuật, còn nhiều sai sót, cho nên tôi đã lựa chọn một số kĩ thuật đơn giản phù hợp với các em như sau: 
Các kĩ thuật cơ bản: 
	1/ Cách cầm cầu: 
Tay cầm cầu (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0.3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên. 
	2/ Kỹ thuật tâng, đỡ cầu bằng đùi: 
Chuẩn bị: Hai chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.3 - 0.5m, cách ngực 0.2 - 0.4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá lăng nhẹ và lưới lên trên kết hợp với gập gối sao cho đùi vuông góc với thân người. Khi tiếp xúc với cầu đùi đánh nhẹ lên và hơi hướng ra ngoài để cầu nẩy lên ngang tầm mắt và rơi xuống nhằm tạo thuận lợi cho động tác tiếp theo. 
	3/ Kỹ thuật tâng, đỡ cầu bằng mu bàn chân: 
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu 
rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0.5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. 
	4/ Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân: 
Chuẩn bị: Hai chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1 bàn chân ( xa hơn tâng cầu) chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao - ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương. 
	5/ Kỹ thuật chuyền cầu bằng bàn chân ( chuyền cầu theo nhóm): 
Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau một nửa bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu. kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại)
	6/ Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực : Tư thế chuẩn bị giống như phát cầu, quan sát thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 0.3-0.5 cm, cần nhanh chóng chuyển trọng tâm về chân sau, thân người hơi ngã phía sau, hơi xoay sang một bên, hay tay thả lỏng tự nhiên. Khi cầu cách ngực 10 cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá cách người khoảng 0.3 - 0.5m, thông thường nếu chân đá là chân phải thì tiếp xúc với cầu ở phần ngực trái và ngược lại, kết thúc chuyển trọng tâm về trước, nhanh chóng xử lý thăng bằng. 
	7/ Kỹ thuật đánh đầu: Học sinh chuẩn bị đứng tự nhiên như khi chuẩn bị đỡ đùi, khi cầu bay cao 2m cách đầu 0,5 dùng sức cả 2 chân bật lên cao, thân người ưởn cong hình cánh cung, hai tay đưa sang hai bên để giữ thăng bằng, mắt quan sát cầu. Sau đó gập nhanh đầu xuống chạm cầu, cầu tiếp xúc với trán sẽ bay đi. Có thể lắc sang phải hay trái gây khó khăn cho đối phương khi 2 chân tiếp đất nhanh chóng quay mặt quan sát đường cầu đối phương.
2.3 Kết quả đạt được: 
	Sau nhiều năm giảng dạy Đá cầu cho học sinh khối lớp 4 - 5, với niềm đam mê và quan điểm luôn học hỏi, tôi đã có được những kết quả khả quan đó là: Học sinh rất hứng thú với việc học đá cầu, đa số là các em đều hoàn thành tốt và trên mức tốt ( tâng cầu 5 cái trở lên), phát hiện được nhiều em yêu thích và có năng khiếu, tôi đã động viên các em tìm hiểu, học hỏi nâng cao trình độ thêm. 
	Và trong những năm qua tôi đã tuyển chọn được các học sinh có năng khiếu tiến hành bồi dưỡng tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, giải các môn thể thao mở rộng và đã đạt thành tích như sau: 
Năm học
Thành tích đạt được
2011 -2012
2 giải nhì, 1 giải ba
2012 -2013
2 giải nhì
2013- 2014
1 giải nhì, 1 giải ba
2014 -2015
1 giải nhất, 1 giải nhì
2015 -2016
1 giải nhì, 1giải ba
Những kết quả trên đã góp phần đáng kể vào thành tích chung của nhà trường trong các hội thi cấp Huyện về Thể dục thể thao học sinh.
3 PHẦN KẾT LUẬN
3.1 Ý nghĩa:
	Qua thời gian tìm hiểu thực trạng và đề xuất những giải pháp, áp dụng những phương pháp tập luyện, sử dụng các bài tập kĩ thuật, bản thân tôi nhận thấy:
- Việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật bài tập cũng như hình thức tập luyện phù hợp trên đã đem lại những kết quả tốt, ổn định ở môn Đá cầu, mở ra những định hướng cơ bản cho công tác tập luyện môn thể thao này ở các trường trên địa bàn.
- Với trình độ tiếp thu kĩ thuật, điều kiện khách quan về thể chất của học sinh tiểu học thì những kĩ thuật này là phù hợp, vừa sức với các em.
- Những kĩ thuật đó là: 
	1/ Cách cầm cầu.
	2/ Kỹ thuật tâng, đỡ cầu bằng đùi. 
	3/ Kỹ thuật tâng, đỡ cầu bằng mu bàn chân. 
	4/ Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân.. 
	5/ Kỹ thuật chuyền cầu bằng bàn chân (chuyền cầu theo nhóm đôi).
	6/ Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực.
	7/ Kỹ thuật đánh đầu.
3.2 Đề xuất – kiến nghị: 
	Qua sáng kiến kinh nghiệm này, xin được đề xuất một số ý kiến sau:
- Nhà trường cần đầu tư xây dựng sân bãi đảm bảo tiêu chuẩn, mua sắm dụng cụ kịp thời để công tác tập luyện không bị gián đoạn.
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh và học sinh tác dụng và lợi ích của tập luyện Đá cầu nói riêng và các môn thể thao khác nói chung, từ đó nhờ sự giúp sức của phụ huynh trên một số mặt của công tác tập luyện.
- Các giáo viên, huấn luyện viên cần phải hoàn thiện kĩ thuật để khi tập luyện không xảy ra sai sót về kĩ thuật động tác.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu học hỏi, các cuộc thi năng khiếu để các em bộc lộ những kĩ năng học được của mình, từ đó có cơ hội học tập nâng cao hơn nữa.
	Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi, mong rằng qua sáng kiến này nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên, của các đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện hơn, được áp dụng rộng rãi hơn.

File đính kèm:

  • docskkn_da_cau.doc
Sáng Kiến Liên Quan