Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu khả năng thể hiện bố cục tranh vẽ của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong quá trình phát triển lịch sử loài người, nghệ thuật tạo hình là loại hình nghệ thuật có từ rất sớm. Từ khi con người chưa có chữ viết, loài người đã dùng đường nét, hình dạng làm những ký hiệu trao đổi, gửi gắm thông tin, biết sắp xếp các hình mảng theo bố cục hợp lý. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, những đường nét, hình dạng đã trở thành một loại hình nghệ thuật tạo hình. Những hình khắc hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử đã chứng minh điều đó, tuy rằng lúc ấy con người chưa nghĩ ra rằng đó là những tác phẩm tạo hình.

Nghệ thuật tạo hình ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, đời sống văn hoá của nhân loại. Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất thích vẽ dù đó là những hành động vẽ hết sức tự nhiên.

 

doc20 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 6381 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu khả năng thể hiện bố cục tranh vẽ của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả năng phát triển trí tuệ, khả năng tri giác, tư duy tưởng tượng cùng với sự phát triển trí tuệ bố cục cũng có vai trò trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 
Có được sự phát triển cảm xúc về bố cục chỉ có được một khi trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về chúng. Bố cục không chỉ có vai trò trong việc thể hiện một nội dung mạch lạc mà còn có tác dụng củng cố, phát triển trí tuệ và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ngoài ra nó còn là yếu tố cơ bản trong vẽ trang trí và vẽ theo mẫu. Điều này càng khẳng định vị trí của hoạt động vẽ tranh nói chung và bố cục nói riêng đối với HĐTH ở trường MN.
Chương II
 NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương pháp cho trẻ thực hành và phương pháp điều tra hỏi đáp.
2. Vài nét về cơ sở giáo dục được nghiên cứu:
Để nắm được đặc điểm, khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu tranh vẽ của các cháu mẫu giáo Trường mầm non Ninh Hải
 2.1. Vài nét về nhà trường:
Trường mầm non Ninh Hải là một trường có nhiều thành tích trong các năm học và trong các hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, là trường 3 năm liên tục được nhận lá cờ đầu của Huyện Hoa Lư nói riêng, của tỉnh Ninh Bình nói chung.
Hiện nay trường có tổng cộng 38 cán bộ giáo viên, nhân viên. Đội ngũ giáo viên của trường 100% đạt trên chuẩn. Giáo viên trong trường chị em không chỉ đoàn kết mà còn có bề dày kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, luôn luôn được sự tin tưởng tôn trọng của phụ huynh và của Phòng Giáo dục Huyện Hoa Lư. Giáo viên trong trường nói chung và giáo viên ba lớp mẫu giáo mà tôi nghiên cứu đều có tinh thần yêu nghề mến trẻ, mỗi lớp mẫu giáo trung bình có khoảng 25 cháu và đều có hai giáo viên chủ nhiệm.
2.2. Vài nét khát quát về trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Năm học 2014 - 2015 có tổng số 250 cháu mẫu giáo, trong đó các cháu nhóm lớp 5 - 6 tuổi có tổng số 75 cháu ở khu trung tâm của trường. Nhóm lớp tôi tiến hành tổ chức nghiên cứu gồm có 75 cháu, nhìn chung các cháu có sức khoẻ tốt, đặc điểm phát triển tâm sinh lý đạt ở mức độ cao. Cụ thể đặc điểm phát triển trí tuệ đạt mức phát triển tương đối tốt trình độ nhân thức thế giới xung quanh có sự tiến bộ vượt bậc so với lứa tuổi trước. Đặc điểm phát triển cảm xúc mạnh, trẻ thể hiện tình cảm của mình một cách sâu sắc có cá tính thể hiện sự yêu ghét rõ ràng. Trẻ có sự phát triển mạnh về thể lực, đối với hoạt động tạo hình nói riêng trẻ có sự định hướng, điều khiển được nét vẽ của mình. Các vận động của đôi bàn tay dần dần mang tính chủ định nên trẻ đã khéo léo hơn, sản phẩm tạo hình cũng trở nên phong phú, đa dạng.
Hầu hết học sinh ở 3 lớp đều ở điểm trường trung tâm, là điểm gần khu du lịch Tam Cốc, có nhiều khách đến thăm quan nên việc giao lưu văn hoá rất thuận lợi. Chính những điều kiện đó đã tạo nên phong cách riêng cho học sinh, khối lớp đó trẻ dễ tiếp xúc, dễ làm quen, ưa hoạt động, ham hiểu biết, điều này thể hiện rất rõ khi tôi đến lớp tiếp xúc và trò chuyện với trẻ. 
2.3. Khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
Trường mầm non Ninh Hải, bằng các phương pháp nghiên cứu như đã nói tôi đã tiến hành dự giờ HĐTH (vẽ tranh) của 75 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của trường để đánh giá khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động tạo hình của trẻ (trong tiết học).
Dự giờ 15 tiết vẽ của trẻ với các nội dung sau:
1. Vẽ trường mầm non - tiết mẫu
2. Vẽ cô giáo của bé - tiết mẫu
3. Tiết vẽ gia đình của bé - tiết đề tài 
4. Vẽ theo ý thích (chủ điểm bản thân) tiết ý thích
5. Tiết vẽ quả chín - tiết đề tài
6. Tiết vẽ hồ nước - tiết đề tài
7. Vẽ con gà trống - tiết mẫu
8. Vẽ ngôi nhà của bé - tiết đề tài
9. Vẽ con cá - tiết mẫu
10. Vẽ bông hoa - đề tài 
11. Vẽ cây xanh - tiết đề tài
12. Vẽ hoa quả ngày tết đề tài 
13. Vẽ ô tô - đề tài 
14.Vẽ con mèo - mẫu
15. Vẽ mùa xuân - đề tài
Phân tích bản ghi chép về các tiết học và 700 sản phẩm tạo hình của trẻ tôi đã rút ra một số kết luận:
Để đánh giá khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ tôi tiến hành đánh giá trên hai khía cạnh cụ thể: 
Khả năng sử dụng các hình thức bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo, tôi tiến hành đánh giá dựa trên các mức độ sau:
* Tiêu chuẩn và thang đánh giá:
- Mức độ phức tạp: Trẻ có khả năng sử dụng các hình thức bố cục mạng, bố cục theo phối cảnh và một số hình thức bố cục khác.
- Mức độ đơn giản: Trẻ có khả năng sử dụng các hình thức bố cục hàng lối lặp lại bố cục xen kẽ.
- Và mức độ cuối cùng : Trẻ không biết sử dụng các hình thức bố cục .
Khả năng xây dựng bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo: Căn cứ vào các yêu cầu cơ bản của bố cục tranh, vào đặc điểm khả năng xây dựng bố cục của trẻ mẫu giáo chúng tôi đưa ra những tiêu chí để đánh giá khả năng xây dựng bố cục trong tranh vẽ của trẻ như sau: 
+ Mức độ tốt:
. Có mảng chính, mảng phụ sắp xếp cân đối hợp lý. 
. Hình dạng, đường nét rõ ràng, biết phối hợp các loại nét.
. Thể hiện được độ đâm nhạt của mảng chính mảng phụ.
. Màu sắc hài hoà
+ Mức độ khá:
. Có mảng chính mảng phụ, sắp xếp tương đói hợp lý.
. Hình dạng, đường nét tương đối rõ ràng biết sử dụng các loại nét.
. Độ đậm nhạt của các mảng chính mảng phụ chưa rõ ràng. 
. Màu sắc tương đối hài hoà.
+ Mức độ trung bình:
. Mảng chính mảng phụ sắp xếp chưa thật sự hợp lý.
. Hình dạng, đường nét chưa rõ ràng
. Không thể hiện được độ đậm nhạt của mảng chính, mảng phụ
. Màu sắc không hài hoà
+ Mức độ yếu kém:
. Không phân biệt được các mảng chính mảng phụ.
. Hình dạng đường nét tương đối rõ ràng.
. Không thể hiện được độ đậm nhạt của các mảng chính mảng phụ
. Chưa thể hiện được màu sắc
Tôi sử dụng 10 phiếu thu thập ý kiến của giáo viên MN phụ trách các lớp 5 - 6 tuổi của trường mầm non Ninh Hải, về khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ ở các mức độ khác nhau ở cùng độ tuổi.
Chương III:
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Kết quả điều tra:
Chúng tôi dùng phiếu câu hỏi để điều tra 6 giáo viên mầm non thuộc Trường mầm non Ninh Hải phụ trách lớp 5 - 6 tuổi (tổng số lượng 75cháu)
1.1 Kết quả điều tra 10 phiếu này chúng tôi trình bày ở bảng dưới đây:
Mức độ
Phức tạp
Đơn giản
Không biết sử dụng bố cục
Hình thức
Bố cục
Phối cảnh
Mạng
HTBC
Khác
Hàng lối
Xen kẽ
Lặp lại
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
33,3
10
13,3
10
13,3
15
20
10
13,3
5
6,6
0
0
Tổng %
60
40
0
1.2 Kết quả quan sát tự nhiên:
Quá trình quan sát và nghi chép ở 15 tiết tạo hình của trẻ 5 - 6 tuổi. Thời gian mỗi tiết là 30 phút, đồng thời qua trao đổi với giáo viên và nghiên cứu các sản phẩm của trẻ thời gian học trước đó, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Khả năng sử dụng các hình thức bố cục còn nhiều hạn chế, nhìn chung các bài vẽ còn mang tính chất sơ đẳng, ít thấy những bài vẽ có lối bố cục phối cảnh, mạng các hình thức bố cục khác cũng sử dụng ít tỉ lệ, trẻ không biết sử dụng các loại bố cục, vẫn còn trẻ mới chỉ “biết vẽ”, chứ việc sắp xếp bố cục còn nhiều hạn chế, ít được sự quan tâm của giáo viên, khi nhận xét bài vẽ các cô cũng ít để ý đến việc trẻ sắp xếp bố cục hoặc nếu có cũng chỉ là hỏi đáp qua loa chưa khắc sâu vào trẻ.
2. Kết quả thực nghiệm: 
Trong quá trình nghiên cứu tôi tiến hành thu thập tranh của 75 trẻ của 3 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Sau khi xử lý số liệu, tôi thu được bảng đánh giá khả năng sử dụng hình thức bố cục trong tranh vẽ của trẻ qua bảng sau:
Mức độ
Phức tạp
Đơn giản
Không biết sử dụng bố cục
Hình thức
Bố cục
Phối cảnh
Mạng
HTBC
Khác
Hàng lối
Xen kẽ
Lặp lại
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30
40
10
13,3
10
13,3
10
13,3
11
14,6
4
5,3
0
0
Tổng %
66,7
33,3
0
Qua bảng ta thấy số lượng trẻ có khả năng sử dụng các hình thức bố cục ở mức độ phức tạp chiếm 66,7% hình thức bố cục đơn giản chiếm 33,3%, không có trẻ nào không biết sử dụng các hình thức bố cục. Điều đó chứng tỏ 75 trẻ mẫu giáo lớn được nghiên cứu thì cả 75 trẻ đếu có khả năng thể hiện bố cục ở mức độ khá trở lên. Từ số liệu đã thu được, qua quan sát thực tế đã chúng tỏ khả năng quan sát khả năng tư duy và trình độ nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn là rất tốt.
Có 66,7 trẻ mẫu giáo lớn có khả năng sử dụng bố cục ở mức độ phức tạp. Trong đó có 30 trẻ có khả năng sử dụng lối bố cục theo phối cảnh (chiếm 40%). Tất cả những bức tranh trẻ vẽ đều đáp ứng được nhu cầu cơ bản về hình mảng, đường nét hình dạng màu sắc và độ đậm nhạt. Sự cân đối, hài hoà giữa các yếu tố nghệ thuật tạo cho tranh có cảm giác thoáng đãng và rất gần với hiện thực sinh động như tranh của bé Ngọc Diệp (vẽ ngôi nhà của bé), bé Ngọc Diệp vẽ ngôi nhà rất xinh sắn, quang cảnh xung quanh ngôi nhà được bố trí rất hợp lý, có xa có gần. Mảng chính được đặt ở vị trí trung tâm, các mảng phụ sắp xếp một cách cân đối khiến cho mảng đặc, mảng trống ăn nhập vào nhau, bố cục tranh chặt chẽ, trẻ mẫu giáo lớn làm được như vậy là do trẻ đã biết phối hợp trí nhớ, trí tưởng tượng trong quá trình vẽ, phối hợp các kỹ năng thể hiện trong tranh vẽ của mình. Vốn kinh nghiệm ấy trẻ đã tích luỹ được từ MTXQ, từ cuộc sống hàng ngày mà trẻ quan sát, thu nhận được vào tâm trí của mình, chính vì vậy trẻ đã miêu tả rất đẹp rất sinh động.
Qua quá trình nghiên cứu bức tranh sử dụng hình thức bố cục phức tạp của trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi A và 5 tuổi B , 5 tuổi C, tôi có kết luận như sau:
Trẻ mẫu giáo có khả năng sử dụng hình thức bố cục tốt, hợp lý, đáp ứng yêu cầu về hình mảng, đường nét hình dạng màu sắc Tranh vẽ của trẻ có cấu trúc hài hoà cân đối có sự sáng tạo, các chi tiết hình mảng phong phú đa dạng. Trẻ bộc lộ trong tranh vẽ những kinh nghiệm quan sát về môi trường xung quanh và cuộc sống gần gũi với trẻ, ta có thể khẳng định trẻ mẫu giáo lớn đã có sự phát triển nhảy vọt so với 2 lứa tuổi trước.
Có 33,3% trẻ có khả năng sử dụng các hình thức bố cục ở mức độ đơn giản (33/75), trong đó bố cục hàng lối chiếm tỉ lệ cao hơn. Điều đó chứng tỏ một số trẻ mẫu giáo lớn nói riêng và trẻ mẫu giáo nói chung vẫn chưa có nhận thức rõ ràng về mối quan hệ giữa không gian ba chiều của khung cảnh hiện thực với không gian hai chiều trên tờ giấy vẽ. Trẻ luôn coi mặt đáy của khung tranh là mặt đất và những gì đứng trên mặt đất đều được sắp xếp chia hàng ở phía dưới nhà cửa, cây cối. Tương tự như vậy, những gì ở trên bầu trời được bố trí ở trên mặt trên của khung tranh mây, ông mặt trời, những chú chim..
Ở mức độ bố cục đơn giản, hình thức bố cục lặp lại cùng chếm tỉ lệ cao, tiêu biểu là tranh của bé Phương Anh (vẽ tranh Trường mầm non), không chỉ có yếu tố hàng lối mà tranh của bé Phương Anh còn mang đậm tính lặp lại. Những ngôi nhà không chỉ rất thẳng hàng mà còn giống nhau về đường nét, hình dạng. Như vậy, ta có thể thấy trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm về môi trường xung quanh, chưa có sự tập trung chú ý cao trong quá trình quan sát và tư duy. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ, ảnh hưởng tới chất lượng của tranh.
Từ thực tiễn và kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy khả năng sử dụng các hình thức bố cục của trẻ mẫu giáo lớn là tương đối tốt, có sự nhảy vọt về chất và lượng, khả năng tri giác, quan sát không gian của trẻ phát triển mạnh kết hợp với kỹ năng thể hiện hình dạng, kích thước, màu sắc khiến tranh của trẻ luôn có tính nhịp điệu và chiều sâu với nhiều tầng cảnh.
3. Khả năng xây dựng bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo lớn Trường mầm non Ninh Hải.
Để đánh giá khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo lớn ngoài việc tìm hiểu khả năng sử dụng các hình thức bố cục, chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu cách xây dựng bố cục của trẻ, tức là cách sắp xếp hình mảng, cách sử dụng đường nét, hình dạng, màu sắc, cách phân bố đậm nhạt.
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu kém
Số lượng
40
25
10
0
%
53,3
33,3
13,3
0
 Qua bảng tổng kết cho thấy trẻ mẫu giáo lớn của 3 lớp 5A và 5B, 5C có cùng độ tuổi, cùng học trong một môi trường như nhau, nhưng trẻ lại có sự phân biệt về khả năng xây dựng bố cục tranh vẽ. Số lượng trẻ có khả năng xây dựng bố cục tốt chiếm tỉ lệ cao (53,3%). Ngược lại, không có trẻ nào không biết cách xây dựng bố cục, còn lại là (33,3%) ở mức độ khá, (13,3%) ở mức độ trung bình.
Qua bảng ta thấy sự phát triển nhảy vọt của trẻ về khả năng xây dựng bố cục, nhất là ở mức độ tốt (tăng). Bởi trẻ mẫu giáo lớn đã có nhiều kinh nghiệm hơn không chỉ trong nhận thức về môi trường xung quanh mà còn cả khả năng xây dựng bố cục. Tiêu biểu cho khả năng xây dựng bố cục của trẻ MGL ở mức độ này là tranh của bé Diệp, Mai Hương, Phương Anh, Bích Vân vẽ phong cảnh và tranh trẻ em vui chơi.
Về hình dáng: Như ta đã nói hình thức bố cục theo phối cảnh được trẻ Mẫu giáo sử dụng nhiều nhất ở đề tài vẽ phong cảnh. Những yêu cầu về hình thức bố cục này là những yêu cầu về hình mảng trong xây dựng bố cục. Tranh vẽ “về miền núi” của bé Mai Hương đã đáp ứng được những yêu cầu đó có mảng chỉnh, mảng phụ được sắp xếp cân đối, hài hoà, hợp lý, trước mặt là hình ảnh những ngôi nhà sàn xinh xắn đặc trưng của miền núi được bài trí đẹp, có xa có gần. Quang cảnh xung quanh trùng điệp, có ông mặt trời  làm nổi bật mảng chính và khắc họa rõ chủ đề tác phẩm. Sự phân bố hợp lý giữa mảng đặc, mảng trống làm nổi bật chi tiết.
Trẻ đã nhận ra sự cứng nhắc của các hình học, nhận ra giá trị của thẩm mỹ của đường nét nên trẻ luôn cố gắng để tạo ra những đường nét thật linh hoạt, mềm mại, đúng như trẻ mong muốn. Ở lứa tuổi này để thể hiện sự vận động của các sự vật hiện tượng là công việc phức tạp và rất khó đòi hỏi trí tưởng tượng và khả năng quan sát, nhưng ở bức tranh “Trẻ em vui chơi” bé Linh Chi đã khắc hoạ những dáng người một cách rất “hoạ sĩ” nó mang lại cho bức tranh sự rung động, vui tươi lột tả được chủ đề bức tranh.
Về màu sắc - độ đậm nhạt : là một yêu cầu khó đối với trẻ, nhưng qua tìm hiểu , quan sát ta thấy bức tranh vẽ miền núi và tranh vui chơi của bé tôi thấy trẻ đã biết cách phối hợp và sử dụng màu sắc. Như hình ảnh ngôi nhà, cây cối, đường đi ở gần có màu sắc đậm hơn ở xa. Màu sắc trong tranh rất đa dạng về số lượng và độc đáo. Tuy nhiên độ đậm nhạt về màu sắc thì ít trẻ thể hiện được rõ ràng.
Bên cạnh những trẻ có khả năng xây dựng bố cục tốt, trẻ MGL cũng có những em chưa biết cách để tạo ra một bố cục đẹp, chưa biết sắp đặt mảng chính, mảng phụ. Số lượng trẻ có khả năng xây dựng bố cục ở mức độ trung bình chiếm 13,3%, mức độ khá chiếm 33,3%.
Ở mức độ khá, trẻ cũng biết cách bố trí mảng xa gần, chính phụ sao cho hợp lý tuy chưa linh hoạt, màu sắc đa dạng những chưa hài hoà, thiếu độ đạm nhạt (tranh của bé Phượng).
Nhìn chung ở trẻ mẫu giáo lớn , bên cạnh việc miêu tả những gì mình thấy trẻ còn khắc hoạ những hình ảnh trẻ thích. Vì trẻ thích nên những gì trẻ thể hiện cũng có hồn, đẹp và tinh tế hơn không chỉ về hình mảng, màu sắc, độ đạm nhạt.
 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Kết luận:
Đa số trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Ninh Hải có khả năng thể hiện bố cục tương đối tốt. Biểu hiện ở sự gia tăng về số lượng và chất lượng khi trẻ sử dụng hình mảng, đường nét, hình dạng, màu sắc đậm nhạt trong xây dựng bố cục. Trẻ có khả năng đó bởi chịu nhiều yếu tố như sự quan tâm của cô giáo, gia đình, vốn kinh nghiệm sống, các phương pháp hình thức nội dung giảng dạy của giáo viên.
Hơn nữa hoạt động vẽ là hoạt động mà nhiều trẻ hứng thú và say mê điều đó càng tạo điều kiện và động cơ giúp trẻ thể hiện mình.
Tuy vậy còn có một số trẻ vẫn chưa biết sử dụng sự đa dạng, phong phí của bố cục và sự nhịp ngàng, mềm mại của đường nét, màu sắc, đậm nhạt  
Như vậy nhiệm vụ của giáo viên không chỉ hiểu được ý nghĩa, vai trò, yêu cầu của bố cục, nắm được đặc điểm, khả năng thể hiện chúng trong tranh vẽ của trẻ mà còn phải cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết và tổ chức rèn luyện hoạt động vẽ tranh cho trẻ. Nên cho trẻ quan sát, nhận biết đối tượng để làm giầu vốn tri thức, vốn biểu tượng và nâng cao khả năng tư duy không gian của trẻ. Và ta có thể khẳng định bên cạnh đường nét, hình dạng, màu sắc, bố cục luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm tranh không chỉ riêng việc lựa chọn, sử dụng các hình thức bố cục mà cả việc xây dựng bố cục, sử dụng hình mảng, đường nét, hình dạng, màu sắc và đậm nhạt trong tranh đều là việc khó và phức tạp, đòi hỏi ở người vẽ vốn kinh nghiệm sống và khả năng quan sát. Một tác phẩm có để lại dấu ấn hay không phần lớn phụ thuộc vào bố cục trong tác phẩm.
Bố cục là phương tiện để trẻ tiếp xúc, tìm hiểu và nhận thức môi trường xung quanh. Vì vậy việc cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về hình thức bố cục, các yêu cầu của bố cục, cần xây dựng bố cục  có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ thể hiện suy nghĩ và hiểu biết của mình trên tranh vẽ và thông qua tranh vẽ ta có thể đánh giá được mức độ nhận thức, tư duy và thị hiếu của trẻ.
Cùng với sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ, khả năng sử dụng và xây dựng bố cục của trẻ cũng có sự phát triển ở trẻ mẫu giáo lớn khả năng đó càng được khẳng định, vì thế giáo viên nên thường xuyên tổ chức cho trẻ tiếp xúc với MTXQ để giúp trẻ có khả năng tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định, từ đó sẽ giúp trẻ có thêm vốn kinh nghiệm để trẻ có thể phát huy khả năng tạo hình của mình.
2. Ý kiến đề xuất:
* Về phía gia đình: Tạo điều kiện về vật chất để cho trẻ được tham gia hoạt động tạo hình mọi lúc mọi nơi. Cho trẻ cùng đi tham quan, cùng hướng dẫn trẻ quan sát, học tập để tạo được vốn kinh nghiệm. Luôn quan tâm giúp đỡ trẻ về tinh thần để trẻ có tâm thế vui tươi khi đến lớp học tập có hiệu quả hơn.
* Về phía Giáo viên: Giáo viên ngoài việc chuẩn về trình độ sư phạm cần có trình độ năng lực về nghệ thuật, hiểu biết về nghệ thuật về cách sử dụng đường nét, màu sắc. Đặc biệt là về bố cục của tranh. Ngoài ra giáo viên cần có năng lực về phương pháp sư phạm dạy trẻ “học mà chơi - chơi mà học” cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật mà không quá cao sang không quá xa với trẻ, do đó việc giáo viên có năng lực về khả năng sư phạm rất cần thiết và quan trọng.
Cần vận dụng sáng tạo, triệt để giá trị bố cục trong hoạt động vẽ tranh của trẻ, xen kẽ vào giờ học hợp lý, điều đó không chỉ tăng hiệu quả giờ học mà còn phát huy tối đa vai trò ý nghĩa của bố cục đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phát triển về thẩm mĩ .
Cô cần cung cấp cho trẻ những hiểu biết về tính chất ý nghĩa của bố cục với nhiều hình thức khác nhau để lôi cuốn thu hút trẻ. Ví dụ cho trẻ đi thăm quan, trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời, tìm hiểu làm quen với các tác phẩm nghệ thuật.
Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động vẽ, sử dụng linh hoạt các hình thức khác nhau để động viên trẻ hăng say thể hiện các hình thức bố cục và cách xây dựng bố cục mang tính sáng tạo, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao.
* Về phía nhà trường:
Ban Giám hiệu nhà trường cần dựa vào kế hoạch hoạt động của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ để chỉ đạo, định hướng cho giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vẽ tranh cho trẻ đảm bảo phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
Nhà trường tăng cường cho giáo viên dự các tiết mẫu để các giáo viên học hỏi phát huy được sự sáng tạo trong giảng dạy.
Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng với yêu cầu vui chơi và học tập ở trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
 Ninh Hải, ngày 22 tháng 04 năm 2015
PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
TÁC GIẢ VIẾT SÁNG KIẾN
Đinh Thị Thanh Tâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thanh Thuỷ - Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ MN (Nxb Đại học Sư phạm).
2. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa - Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Nxb Đại học Sư phạm).
3. Nguyễn Văn Tỵ tự học vẽ (Tập 3) bố cục và các loại tranh khác (Nxb Văn hoá Thông tin).
4. Ưng Thị Châu, Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiền - Tạo hình và Phương pháp hướng dẫn HĐ tạo hình cho trẻ (Nxb Giáo dục).
5. Đàm Huyện - Giáo trình bố cục, Bộ GD & ĐT - Nxb Sư phạm

File đính kèm:

  • docSKKN Năm 2014-2015 tâm CHUẨN.doc
Sáng Kiến Liên Quan