Sáng kiến kinh nghiệm Tiết kiệm thời gian và khắc nhớ tốt tác phẩm văn xuôi bằng sơ đồ hóa cốt truyện và xâu chuỗi "Điểm sáng"

Người thầy dạy Văn bao giờ cũng có một khát khao rất thật : Làm sao truyền đạt cho học trò thật no đầy về thế giới của cái đẹp ẩn tàng trong tác phẩm văn chương. Điều này khó vô cùng. Ngôn ngữ văn chương luôn gợi ra “Một tập hợp không sao kể xiết ” (chữ dùng của Lep-tôn-xtôi) những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích. Trong khi đó, thời lượng dành cho bài dạy của thầy nhiều khi rất eo hẹp. Còn nữa, học trò nhiều khi rất lúng túng khi nắm bắt tác phẩm vì thiếu kinh nghiệm tiếp cận. Đứng trước thực tế này, tôi xin đưa ra một kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã “thử nghiệm” trong những năm qua và đã nhận thấy rất có hiệu quả. Đó là : Tóm tắt cốt truyện, xâu chuỗi thế giới nghệ thuật của tác phẩm bằng sơ đồ trực quan.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiết kiệm thời gian và khắc nhớ tốt tác phẩm văn xuôi bằng sơ đồ hóa cốt truyện và xâu chuỗi "Điểm sáng"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ Đặt vấn đề :
1/ Lý do chọn đề tài :
	Người thầy dạy Văn bao giờ cũng có một khát khao rất thật : Làm sao truyền đạt cho học trò thật no đầy về thế giới của cái đẹp ẩn tàng trong tác phẩm văn chương. Điều này khó vô cùng. Ngôn ngữ văn chương luôn gợi ra “Một tập hợp không sao kể xiết” (chữ dùng của Lep-tôn-xtôi) những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích. Trong khi đó, thời lượng dành cho bài dạy của thầy nhiều khi rất eo hẹp. Còn nữa, học trò nhiều khi rất lúng túng khi nắm bắt tác phẩm vì thiếu kinh nghiệm tiếp cận. Đứng trước thực tế này, tôi xin đưa ra một kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã “thử nghiệm” trong những năm qua và đã nhận thấy rất có hiệu quả. Đó là : Tóm tắt cốt truyện, xâu chuỗi thế giới nghệ thuật của tác phẩm bằng sơ đồ trực quan.
2/ ý nghĩa thực tế của đề tài : 
Phương thức càng đem lại hai điều có lợi cho thầy và trò.
	- Nắm bắt được cốt truyện, nhận diện được thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
	- Tiết kiệm được thời gian, dễ ghi nhớ, tái hiện được kiến thức.
B/ Giải quyết vấn đề :
* Cách thức tiến hành :
a) Sơ đồ hóa tác phẩm bằng hình vẽ : Có hình vẽ đính kèm, giáo viên treo lên bảng đen và minh họa bằng diễn giảng, phát vấn.
b) Minh họa sơ đồ :
Hình vẽ I : Thế giới nghệ thuật của “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam:
	- Ta nhận ra dễ dàng qua hình vẽ : Không gian từ “chiều” vào “đêm” và dần đến “khuya” từ rộng rãi đến nhỏ dần, nhỏ dần và tù đọng ngột ngạt quanh “ngọn đèn con” của chị Tý.
	- Những “mảng không gian” kia bị chia cắt bởi xung đột giữa ánh sáng và bóng tối. Bóng tối trở thành “nhân vật” tung hoành, luồn lách, bủa vây, dồn ép ánh sáng đến kiệt cùng. ánh sáng bị dồn lại thành “khe sáng”, “quầng sáng”. ánh áng bị cô đặc lại thành từng “hột sáng”.
	- Tồn tại trong “không gian bóng tối” là những kiếp người sống thoi thóp, cầm chừng, rã rời và mệt mỏi :
	+ Những đứa trẻ con nhà nghèo lượm lặt những thứ mà người ta vứt đi để tồn tại mong manh trong thương cảm của người đọc.
	+ Mẹ con chị Tý với “điệp khúc sống” cũ mềm và rời rã : “ối chao! sớm với muộn mà có ăn thua gì”. Tồn tại rủi may nhờ khách vãng lai khi có khi không.
	+ Vợ chồng bác Xẩm với những số phận “khoanh mình trên manh chiếu rách”. Tồn tại nhờ lòng hảo tâm của người đời qua mấy tiếng đàn bầu não nuột vừa buông ra đã bị bóng đêm nuốt chửng.
	+ Bà cụ Thi “hơi điên” chính là hệ quả tất yếu của một đời sống tù đọng, bế tắc nơi phố huyện điêu tàn. Cụ là “hình ảnh nhãn tiền” và cũng là “hình mẫu trong tương lai gần” cho mọi số phận sống trong không gian ấy nếu không phá vỡ được sự bế tắc quẩn quanh.
	- Nhỏ nhoi, leo lét trong thế giới tối đen là “ngọn đèn con” của chị Tý. Dấu hiệu của sự sống đương còn nhưng yếu ớt mong manh. Dấu hiệu để người đọc thẩm thấu những xao động trong tâm hồn Liên : một quầng sáng trong đêm đen hay cũng là một “đốm lửa” trong tâm hồn đứa trẻ : Niềm mong ước đổi đời và nỗi chờ mong “ánh sáng”.
	- Vắt ngang không gian bóng đen là “lối về” của “con tàu ánh sáng” :
	+ Chở về cho An - Liên thế giới tuổi thơ gắn liền với không gian Hà Nội – không gian ánh sáng “rực rỡ và huyên náo”.
	+ ánh sáng huy hoàng do đoàn tàu mang lại xua tan đi bóng đêm hãi hùng của sự lịm chết.
	+ Âm thanh cuối cùng của đêm do đoàn tàu mang lại phá vỡ đi sự im lặng hố thẳm (dù chỉ trong chốc lại).
	+ “Con tàu ánh sáng” mang ước mơ của hai đứa trẻ đi xa
Không gian nghệ thuật:
	Không gian Chiều.
“Một buổi chiều êm ả như ru”	
Không gian nghệ thuật
Tâm trạng nhânvật:	
“Cái buồn của buổi chiều quê thấm	 	 
thía vào tâm hồn ngây thơ của hai	 Không gian Đêm	 Không gian nghệ thuật
đứa trẻ.Liên thấy lòng buồn man mác	 Bóng tối	 ánh sáng 
trước giờ phút ngày tàn”.	 Không
	 -Tối hết cả con đường - Khe ánh sáng gian Khuya
	 thăm thẳm, con sông	 
	 - Các ngõ vào làng sầu - Quầng sáng “Thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tý”
	 đen hơn nữa.	
	 - Bóng tối ngập tràn - Hột sáng 	 
	 trong đôi mắt Liên.
	 Tâm trạng nhân vật
	 “Vũ trụ thăm thẳm bao la 
	 đầy xa lạ và bí mật làm
	 mỏi trí nghĩ ”
	Như vậy, thông qua hình vẽ, giáo viên vừa khắc nhớ cho học sinh bằng trực quan lại vừa ghi nhớ cho học sinh bằng con đường thính giác khi diễn giảng minh họa. Truyện “Hai đứa trẻ” tuy “không có chuyện” nhưng gợi ra rất nhiều nghĩ ngợi cái cảm xúc “mênh mang buồn” như tiếng sáo xa vời thoảng bay lên từ một bài thơ bằng văn xuôi. Và cuối cùng, người ta nhận ra tấm lòng yêu thương con người của Thạch Lam gởi trong “Hai đứa trẻ” giữa “một vũ trụ già”.
Minh họa hình vẽ II :
Nhìn vào sơ đồ, giáo viên chỉ cho học sinh “nhận diện” bốn mảng của cuộc đời Chí Phèo, hợp thành “chân dung định mệnh” của một số phận khổ đau :
- Quảng đời 1 :
Đó là nỗi ám ảnh kinh khủng về số phận một con người :
Hài nhi Chí Phèo không phải là “đấng đỏ hỏn” được mẹ sinh thành và vũ trụ chào đón bằng tấm thảm lá thu vàng rực và tiếng sóng biển rì rào như trong “một con người ra đời” của Macxin-Gorky, mà là một đứa con bị từ chối. Trần truồng và xám ngắt trong chiếc váy đụp, vứt ở cái lò gạch cũ. Đây là nỗi trường hận âm ỉ trong Chí Phèo để rồi sau này bật ra tiếng chửi xót đau : “Hắn chửi đứa chết mẹ nào đã sinh ra hắn”.
Chí Phèo hài nhi lại trải qua một tuổi thơ đầy “xê dịch” : anh thả ống lươn nhặt được, chuyển tay qua bác phó cối rồi bà góa mù Một trẻ thơ không cha không mẹ, không gốc gác quê hương Lần lữa lớn lên trong làng Vũ Đại, tuy thân thể lành lặn nhưng tâm hồn âm ỉ một nỗi đau.
- Quảng đời 2 :
Đội trời đạp đất rồi Chí Phèo cũng lớn lên. một anh canh điền khỏe mạnh và lương thiện. Tâm hồn thuần hậu nguyên thủy như đất quê hương. Nhưng rồi bà Ba kêu vào Chí thấy nhục chứ không mảy may nhục cảm (ngờ đâu hành vi đú đỡn của mụ đàn bà này mang họa đến cho anh).
Chí cũng từng xây đắp một ước mơ bình dị như bao người bình thường khác sống sau lũy tre xanh : có một mảnh đất làm nhà, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, khá giả hơn thì mua con lợn nuôi làm vốn liếng
Một quảng đời lương thiện. Một khát khao bình dị đời thường mà ta gặp rất nhiều trong không gian sau lũy tre.
Sơ đồ II : Chí Phèo với những mảng của một “Chân dung định mệnh”.
Chí Phèo - đứa con
 bị từ chối.
Chí Phèo với quảng đời lương thiện.
Chí Phèo - “con quỷ dữ” 
của làng Vũ Đại.
Chí Phèo với khát vọng hoàn lương - hành trình “lội ngược dòng”
w Nỗi ám ảnh kinh khủng về thân phận con người :
- Vứt ở lò gạch cũ.
+ Trần truồng.
+ Xám ngắt.
- “Xê dịch” của một tuổi thơ dữ dội :
Anh thả ống lươn.
ờ
Bác phó cối.
ờ 
Bà góa mù.
w Anh canh điền hiền lành chăm chỉ.
w Một chàng trai có lương tri, giàu lòng tự trọng :
- “Hai mươi tuổi, người ta không là gỗ đá”
- Cảm thấy “nhục” khi bà Ba kêu vào
w Một con người với ước mơ bình dị, đời thường :
+ Có một mảnh đất cắm dùi.
+ Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải
w Nhân vật bị hủy hoại : “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn , cái mặt thì đen và rất cơng cơng. Hai con mắt gườm gườm trông gớm chết”.
w Nhân tính bị hủy diệt :
- “Phá tan bao nhiêu cơ nghiệp”.
- “Đạp đỗ hạnh phúc bao nhiêu gia đình”.
- “Làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu cảnh yên vui”.
- Say khướt, say vô tận 
“con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.
w Lần đầu tiên trong đời hắn tỉnh ngộ và cũng là lần đầu tiên nhận diện được chính mình :
+ Đón nhận được những âm thanh của đời :
Tiếng chim hót - tiếng gõ mái chèo - tiếng của những người đàn bà đi chợ về
Bâng khuâng buồn.
Mơ hồ buồn.
 Cô độc.
w Mối tình Chí Phèo - Thị Nở :
- Khóc vì cảm động
- 5 ngày hạnh phúc cháy đỏ khát vọng hoàn lương.
- Khóc vì uất hận : Ngay cả thị Nở, người đàn bà duy nhất xem hắn là người lại cũng cự tuyệt với hắn.
- Đi đòi lương thiện : Giết chết kẻ thù và tự giết mình để được thừa nhận là người.
ố Ngã xuống ngay ngưỡng của sự lương thiện
- Quảng đời 3 :
Hắn lù lù trở về sau bảy tám năm đi tù biệt tích. Nhân dạng gớm ghiếc dự báo cho cái tâm tính hiền lương xưa không còn. Hắn đã bị Bá Kiến, kẻ “khôn sóc đời” cài bẫy và hiển nhiên trở thành tay chân đắc lực cho mình. Chí đã bán linh hồn cho quỷ. Đạp đổ - phá tan - làm chảy máu và nước mắt biết bao nhiêu cảnh an vui. Hắn như một “con vật lạ” bị người đời ghê tởm. Hắn thuộc dãy đồng đẳng với chó, bởi đáp lại lời hắn chửi chỉ là tiếng chó sủa (?!). Hắn lại bị cự tuyệt lần nữa : lần thứ nhất “đứa chết mẹ nào sinh ra hắn” đã từ chối quyền làm con của hắn. Còn lần thứ hai, người đời từ chối quyền làm người của hắn. Hắn đang trượt sâu vô “thế giới của quỷ dữ”, của bất lương.
- Quảng đời 4 :
Sau “đêm trăng ở vườn chuối” với hành vi theo tiếng gọi của bản năng sinh vật, lần đầu tiên hắn tỉnh sau một cơn say dài vô tận. Hắn chợt “ngộ” được mình khi quanh căn lều của hắn cuộc sống đang hiển nhiên tiếp diễn : Vũ trụ đẹp vô cùng với nắng ngoài kia rực rỡ và tiếng chim hót trong bình minh lên. Tiếng gõ mái chèo đuổi cá trên sông nước và tiếng những người đàn bà đi chợ về xôn xao trên đường Hắn thấy lòng “bâng khuâng buồn”, “mơ hồ buồn” và giằng xé và đau đớn nhất là nỗi cô độc. “Hắn ở nửa cái dốc bên kia của đời”. Sự cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
Cũng may Thị Nở vào Hắn đã khóc trước một tấm lòng của người đàn bà “dở hơi”. Chỉ có Thị xem hắn là người. “Hương vị cháo hành” hay chính là hương vị tình yêu. Hắn mang ơn Thị đùa giỡn với Thị như đùa với mẹ. Hắn thấy lòng thành trẻ con vì hạnh phúc. Hắn lòng dặn lòng phải uống rượu in ít để “tỉnh táo mà yêu nhau”. Thị Nở đã “mở đường” cho “hành trình lội ngược dòng của Chí Phèo từ thế giới quỷ dữ về lại thế giới lương thiện”.
Nhưng chính Thị Nở lại cự tuyệt hắn. Ba lần bị cự tuyệt làm hắn uất hận tận cùng. Hắn lại khóc và “quầng sáng bốc lên” trong đầu hắn. Hắn đi đòi lương thiện. Hắn giết chết kẻ thù, hắn không phải là AQ ngu muội nữa mà là người sáng suốt nhất làng Vũ Đại. Hắn tự kết liễu đời mình để được thừa nhận là người. Hắn ngã xuống ngay ngưỡng cửa của sự lương thiện.
Tiếng chửi – tiếng kêu vang đòi lương thiện và một thi thể giữa vũng máu tươi cứ trở đi trở lại trong độc giả. ám ảnh khôn nguôi.
Sơ đồ III: 
Vẻ đẹp nhân vật Nguyệt được “phát hiện” từ đôi mắt Lãm
 tương quan với cường độ ánh sáng - ánh trăng
Thường trực trong tâm trí Lãm là người con gái
“mặc áo xanhvới chiếc làn và chiếc nón trắng mới khuôn mặt đẹp lộng lẫy đầy ánh trăng.”
Dưới làn bom đạn của kẻ thù : Lãm nhận ra	“Phẩm chất anh hùng của người con gái tên Trăng” “ Dậy lên một tình yêu Nguyệt gầy như mê muội lẫn cảm phục”.
L
ãm
	Dưới ánh trăng trong như bạc: “ Đôi mắt tôi choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường !”.
	Qua làn ánh đèn tù mù của đoàn xe xích: kịp nhận thấy “Một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như nương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ ”.
	Qua ánh đèn gầm : “Một đôi gót chân hồng hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ ”
Tình huống truyện :	Yêu mà chưa gặp	 gặp mà không hay
Tìm mà chẳng thấyị gần đấy mà xa vời như “mảnh trăng cuối rừng”.
Minh họa hình vẽ 3 :
- Tình huống truyện : Đây là tình huống hiếm có, bất ngờ và rất đẹp. Cô gái trẻ trung như trăng non đầu tháng ôm giữ trong lòng hình bóng một người con trai mà mình chưa từng gặp mặt. Một tình yêu óng ánh như sợi chỉ xanh mỏng như trăng non nhưng sáng trong vô cùng. Họ đã ngồi bên nhau trong một không gian rất ấm (cabin) mà vẫn không hay. Để rồi hồi hộp tìm nhau thì không gặp. Một tình yêu lung linh, gần đấy mà xa vời như mảnh trăng cuối rừng. Một cuộc kiếm tìm trong không gian dát vàng ánh trăng.
- Vẻ đẹp nhân vật Nguyệt được “phát hiện” từ đôi mắt Lãm tương quan với cường độ ánh sáng - ánh trăng :
Rõ ràng ánh trăng tăng dần lên trong truyện. Nguyệt cũng đẹp dần lên trong con mắt ngắm nhìn của Lãm : một vẻ đẹp tinh khiết, giản dị, nền nã “mát mẻ như sương núi”. Toả ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ. Đẹp trinh nguyên thanh thoát không gợi ra một ý niệm nhục cảm nào. Đợi đến lúc anh lái xe không còn nhầm trăng là pháo sáng nữa, thì cũng là lúc cô gái tên trăng đẹp đến tưởng như không có thật trong con mắt của anh : “Đôi mắt tôi choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh”. Nhưng phải chờ đợi đến tình huống đặc biệt này : Dưới làn bom đạn của kẻ thù, mảnh trăng non của ngầm đá xanh mới chói ngời vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng. Trong lòng Lãm “Dậy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục”. Từ đó, mảnh trăng non của trời đã quyện vào mảnh trăng non của đời anh. Thường trực trong tâm trí anh là người con gái “mặc áo xanh với chiếc làn và chiếc nón trắng mới khuôn mặt lộng lẫy đầy ánh trăng”.
Như vậy, nhờ sơ đồ này được vẽ to treo lên bảng như đồ dùng dạy học, giáo viên có thể diễn giảng một cách có hệ thống, dễ ghi nhớ cho học trò. Từ sơ đồ này có thể làm hiển lộ “vẻ đẹp trữ tình – lãng mạn” của truyện, có thể chứng minh thiếu đi ánh trăng thì truyện mất đi bầu không khí thơ mộng và sự lung linh của một tình yêu.
C/ Kinh nghiệm rút ra từ phương pháp :
a) Phép so sánh với cách dạy truyền thống :
Phương pháp dạy theo “sơ đồ hóa” này rất phù hợp với phương pháp dạy hiện đại :
	+ Phát huy được tính chủ động của học sinh.
	+ Học sinh giữ vai trò chủ thể trong giờ học khi thầy giáo gợi mở thông qua “sơ đồ”.
	+ Học sinh nắm được cốt truyện, khắc nhớ sâu những “điểm sáng”, “điểm lạ” của tác phẩm.
b)Những ưu điểm của phương pháp này :
	- Thầy giáo tiết kiệm được thời gian để diễn giảng, minh họa và tạo tình huống cho học trò thâm nhập sâu tác phẩm.
	- Tạo hứng thú cho học trò, chứng minh cho các em thấy rằng : đó là “Toán học trong thi ca”, là “Thi trung hữu họa”, là “lĩnh vực của cái độc đáo”.
D/ Kết luận :
Cách làm này có thể áp dụng cho các tác phẩm văn xuôi khác trong chương trình phổ thông như : Vợ chồng A Phủ, Mùa Lạc, Đời Thừa, Người lái đò sông Đà. ở đây, tôi chỉ xin bày tỏ với đồng nghiệp ngỏ hầu được đóng góp ý kiến xây dựng. Bản thân tôi tự thấy có hiệu quả khi giảng dạy nên chân thành bày tỏ cùng đồng nghiệp.
 Người viết
Nguyễn Hữu Hưng

File đính kèm:

  • docSangkienkinhnghiemhay.doc
Sáng Kiến Liên Quan