Sáng kiến kinh nghiệm Tiện ích chia sẻ dữ liệu trong trường học

Nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục:

Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng dạy học, là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động quản lý và hỗ trợ dạy học cũng là một vấn đề đang được quan tâm chú trọng trong đổi mới phương pháp dạy học. Nhận thức được điều này, Chính phủ và Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc định hướng, khuyến khích tăng cường ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý và giảng dạy trong trường học như: Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục; Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng; Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025"; Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.

Trong công văn số 4116/BGDĐT-CNTT, ngày 08 tháng 9 năm 2017, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2017 – 2018.

Thứ nhất, triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

Thứ hai, tập trung xây dựng hệ thống thông tin kết nối liên thông giữa Bộ với các Sở, Phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục; xây dựng và đưa vào sử dụng thống nhất toàn ngành các cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; triển khai hệ thống phần mềm quản lý trong các trường học; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, tập huấn qua mạng phục vụ toàn ngành; tăng cường áp dụng phương thức tuyển sinh đầu cấp học qua mạng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Thứ ba, tăng cường sử dụng sổ điện tử trong nhà trường; tập trung xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả kho bài giảng e-learning, kho học liệu số của ngành phục vụ nhu cầu tự học của người học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy, học; Xây dựng mô hình ứng dụng CNTT trong công tác điều hành quản lý, dạy và học từ Sở GDĐT đến các Phòng Giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục, ứng dụng giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (giải pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Rõ ràng đây là một công việc khó khăn, lâu dài và tốn kém.

Tuy nhiên, giáo dục lại là nhiệm vụ liên tục và không thể chờ đợi. Vì vậy, trước mắt, đòi hỏi đội ngũ giáo viên, các cán bộ quản lý giáo dục phải biết vận dụng tiềm năng sẵn có về CNTT trong Nhà trường để đổi mới phương pháp quản lý, dạy học không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

 

docx31 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiện ích chia sẻ dữ liệu trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến bộ khoa học kỹ thuật vào nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục.
Bên cạnh cũng có nhiều khó khăn như:
+ Nhiều giáo viên lớn tuổi, việc tiếp cận công nghệ thông tin còn khó nên việc truy cập, chia sẻ dữ liệu của nhà trường còn chậm.
+ Đối với môn tin học: Học sinh tiểu học mới làm quen với máy tính nên việc truy cập vào cơ sở dữ liệu chung còn khó khăn trong giai đoạn đầu áp dụng.
+ Việc chia sẻ tài liệu ở trường còn ít nên kho dữ liệu thư viện điện tử hạn chế, chưa phát huy mạnh được hiệu quả của thư viện điện tử.
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp
Việc chia sẻ dữ liệu qua mạng Lan lần đầu cần thực hiện các bước sau:
2.3.1. Chuẩn bị trước khi chia sẻ tập tin, thư mục
2.3.1.1 Tắt tường lửa (Windows Firewall): 
Vào Control Panel => tìm đến “Windows Firewall” (Trong ô “View by” chọn “Large icons”)=> chọn “Turn Windows Firewall on or off” như hình 3.
Hình 3. Cửa sổ Windows Firewall
Sau đó chọn“Turn off windows Firewall (not recommended)” (hình 4) rồi nhấn OK để lưu lại.
Hình 4. Chọn Turn off để tắt tường lửa
2.3.1.2 Tạo IP tĩnh
* Mục đích: địa chỉ IP của máy tính không bị thay đổi, dễ cho việc truy cập vào máy tính đang chia sẻ dữ liệu.
* Thực hiện: Vào Control Panel=>“Network and Sharing Center”(Ô View by chọn “Large icons”)=>chọn “Change adapter settings”.
Hình 5. Chọn “Change adapter settings”
- Nháy nút phải chuột vào biểu tượng Local Area Connection => Properties.
Hình 6. Chọn “Properties”
- Tiếp theo chọn “Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)” (1) => Chọn “Use the following IP address” (2) (hình 7).
+ IP address: Địa chỉ IP của máy tính. (VD: 192.168.A.B với A thường bằng 0 hoặc 1, 1<B≤225)
+ Subnet mask: Các lớp mạng con (máy tính sẽ điền tự động khi ta khai báo IP address)
+ Default gateway: Địa chỉ IP của modem, router (thường là 192.168.A.1 với A=0 hoặc A=1)
- Nhập địa chỉ IP xong thì nhấn OK để hoàn tất việc cài đặt.
Hình 7. Tạo IP tĩnh
2.3.1.3. Thiết lập để vào mạng Lan
* Thực hiện:
Vào “Control Panel” và lựa chọn “Network and Sharing center” và nhấn vào tùy chọn “Change advanced sharing settings”.
Hình 8. Chọn “change advanced sharing settings”
Tiếp theo bạn cài đặt như trong hướng dẫn ở hình 9.
Hình 9. Thay đổi tùy chọn trong “Home or Work”
Tại phần Public, chọn“Turn off password protected sharing” để người khác có thể truy cập được vào máy tính. Nếu để chế độ“Turn on” thì khi truy cập vào, máy tính sẽ yêu cầu phải nhập ID và password mới có thể vào được. 
Cuối cùng, nhấn “Save changes” để lưu lại quá trình cài đặt.
2.3.2. Chia sẻ dữ liệu trong mạng lan
2.3.2.1 Chia sẻ ổ cứng
+ Bước 1: Nháy chuột phải vào ổ đĩa mà bạn muốn chia sẻ sau đó chọn Properties
Hình 10. Chọn ổ đĩa muốn chia sẻ
+ Bước 2: Tiếp theo bạn chuyển qua tab Sharing (1)→ Advanced Sharing(2) → tích vào ô Share this folder (3) → chọn Permissions (4). Làm theo như hình 11 dưới đây.
Hình 11. Cửa sổ Advanced Sharing
+ Bước 3: Chọn là Everyone trong mục “Group or user names” với các tùy chọn phân quyền như:
•	Full Control: Cho phép người khác toàn quyền sử dụng, xóa, thay đổi tập tin.
•	Change: Cho phép thay đổi tập tin.
•	Read: Chỉ cho phép đọc tập tin.
Hình 12. Cửa sổ phân quyền khi chia sẻ dữ liệu
+ Bước 4: Nhấn OK để hoàn thành quá trình chia sẻ ổ đĩa. 
2.3.2.2. Chia sẻ tập tin, thư mục
+ Bước 1: Nhấn chuột phải vào tập tin, thư mục cần chia sẻ =>“Share with” => Chọn “Specific people”.
Hình 13. Chia sẻ thư mục “noidung”
+ Bước 2: Tiếp theo chọn“Everyone” để chia sẻ cho tất cả mọi người. Sau đó nhấn “Add” để thực hiện. 
Hình 14. Chọn nhóm chia sẻ “Everyone”
+ Bước 3: Phân quyền cho thư mục được chia sẻ, sau đó chọn “Share” để chi sẻ.
Read: Chỉ cho phép đọc tập tin
Read/Write: Cho phép đọc và chỉnh sửa các tập tin trong thư mục.
Hình 15. Phân quyền chia sẻ thư mục
2.3.3. Cách vào máy tính trong mạng lan
Có 3 cách để vào một máy tính khác trong cùng mạng lan đó là:
1/ Mở hộp thoai Run (Windows + R) =>sau đó gõ lệnh \\Computer_Name
2/ Mở hộp thoai Run sau đó gõ lệnh \\địa-chỉ-ip-máy-cần-vào
3/ Vào thông qua cửa sổ Network
Thực hiện:Vào Control Panel và tìm đến phần Network, hoặc có thể đưa biểu tượng Network ra màn hình desktop cho tiện sử dụng. Để làm được việc này bạn xem hướng dẫn sau:
Nháy chuột phải vào màn hình nền=> chọn “Personalization” => chọn tiếp “Change desktop icons”(1) => chọn biểu tượng mà bạn muốn đưa ra ngoài (2) => nhấn OK (3) như hình 16.
Hình 16. Đưa biểu tượng Network ra ngoài màn hình nền
Sau khi nhấn vào Network, các máy tính trong cùng mạng Lan của bạn sẽ được liệt kê như hình 17. Nếu chưa nhận hết các máy thì nhấpchuột phải và chọn “Refresh”.
Hình 17. Danh sách các máy tính trong cùng mạng Lan
Sau đó chỉ cần truy cập vào máy tính mà bạn cần lấy dữ liệu là xong. Để xem tên máy tính thì nhấn chuột phải vào Computer chọn Properties sẽ có đầy đủ thông tin cho bạn như tên máy, wordgroup
2.3.4. Một số lỗi có thể gặp trong quá trình chia sẻ tập tin
Lỗi 1: Không vào được máy tính trong mạng lan
Khi xuất hiện dòng thông báo“You do not permission to access.. Contact your network adminstrator to request a access ”
Cách xử lý: Nháy chuột phải vào ổ đĩa hay folder bạn đã Share =>Properties => chọn Security => chọn Edit =>Add => chọn Advanced =>Find Now => chọn Everyone =>chọn OK =>chọn OK =>chọn OK!
Lỗi 2:Yêu cầumật khẩu
Vào Control Panel => chọn Network and Sharing Center => lựa chọn Change avanced sharing settings => sau đó kéo xuống dưới và tắt yêu cầu nhập mật khẩu (Chọn “Turn off password projected sharing”).
2.3.5. Thực nghiệm giải pháp
2.3.5.1. Ứng dụng vào thực hành tin học: 
Chia sẻ ổ đĩa D cấp quyền “Full control” cho học sinh tự lưu bài thực hành vào máy tính của giáo viên.
Chia sẻ thư mục Noidung để học sinh lấy các tập tin mẫu thực hành. Chỉ cấp quyền “Read” (chỉ cho đọc tập tin, không được sửa) nên học sinh không thể làm hư tập tin mẫu, các lớp học sau chúng ta không cần gửi lại mẫu. Giáo viên không cần sử dụng các phần mềm bên thứ 3 như Netop school để gửi cho từng máy, làm mất thời gian và đôi khi học sinh lớp 3 mới làm quen với máy tính có thể làm hư tập tin mẫu phải gửi tập tin khác.
2.3.5.2. Ứng dụng vào thư viện:
Nhân viên thư viện tạo tập tin lưu trữ để cập nhật thông tin thư viện, tình trạng sách, nội dung tóm tắt theo đầu sách.
Dùng máy tính của thư viện chia sẻ tập tin excel dữ liệu trên đến các máy tính nội bộ trong Nhà trường với cấp quyền chỉ đọc “Read”
2.3.5.3. Xây dựng thư viện điện tử trong nội bộ nhà trường:
- Chia sẻ ổ đĩa từ máy của Phó hiệu trưởng Nhà trường bao gồm có các thư mục như sau:
+ Thư mục “Tài liệu tham khảo” cấp quyền Read chỉ được chỉnh sửa, thêm nội dung từ máy của Hiệu phó.
+ Thư mục “Đóng góp tài liệu”: Cấp quyền Full control để mọi người trong trường cùng nhau chia sẻ thêm tài liệu. Hiệu phó sẽ lọc thông tin những tài liệu có ích sắp xếp qua thư mục “Tài liệu tham khảo”.
2.3.5.4 Hướng dẫn thao tác
Khó khăn khi ứng dụng tiện ích vào thực hành tin học cũng như ứng dụng vào thư viện và thư viện điện tử là học sinh cũng như nhiều giáo viên chưa biết cách truy cập vào các thư mục, ổ đĩa được chia sẻ. Vì thế tôi đã sử dụng cách sau để đơn giản việc truy cập từ máy của học sinh, giáo viên vào thư mục, ổ đĩa được chia sẻ như sau:
Cách 1: Tạo đường tắt (Shortcut) ngoài màn hình nền trên máy tính học sinh.
Bước 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Network ngoài màn hình nền => Vào máy tính có chia sẻ thư mục cần tìm.(VD: nháy đúp chuột vào biểu tượng GV-PC)
Hình 18. Danh sách các máy cùng mạng Lan
Bước 2: Nháy nút phải chuột vào thư mục cần tạo đường tắt => Chọn “Create shortcut”
Hình 19. Tạo đường dẫn tắt ngoài màn hình nền
Kết quả sẽ tạo được đường dẫn tắt ngoài màn hình nền như hình sau:
Hình 20. Đường dẫn tắt vào thư mục “noidung”
Cách 2: Ánh xạ ổ đĩa (Map network drive) trên máy tính của học sinh.
Nháy phải chuột vào thư mục cần ánh xạ ổ đĩa => Chọn “Map network drive”
Hình 21. Ánh xạ ổ đĩa với thư mục “d”
Chọn Finish để hoàn tất việc ánh xạ ổ đĩa.
Hình 22. Hoàn tất cài đặt ánh xạ ổ đĩa
Kết quả sẽ tạo được ổ Z: trong Computer như hình 23:
Hình 23. Kết quả tạo được ổ đĩa ánh xạ (Z:)
2.4. Kết quả thực hiện:
2.4.1 Kết quả khảo sát đối với giáo viên
Để kiểm tra hiệu quả ứng dụng của Sáng kiến trong Nhà trường, tôi tiến hành khảo sát đối với 30 giáo viên, nhân viên trong Nhà trường có sử dụng ứng dụng của Sáng kiến. Kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 1. 
Bảng 1. Kết quả khảo sát 30 giáo viên, nhân viên (đơn vị tính: %)
STT
Các vấn đề liên quan
Rất không đồng ý
Không đồng 
ý
Phân vân
Đồng ý
Rất đồng ý
1
Ứng dụng tiện ích chia sẻ dữ liệu chưa thực sự cần thiết
12
61
18
6
3
2
Thao tác truy cập vào dữ liệu được chia sẻ (thư viện điện tử) phức tạp 
30
49
15
3
3
3
Thao tác sao chép tài liệu cần chia sẻ từ máy tính của mình vào thư viện điện tử khó khăn
27
52
12
6
3
4
Thư viện điện tử chưa cần thiết trong trường học.
12
58
18
9
6
5
Mạng nội bộ giúp việc chia sẻ tài liệu giữa các giáo viên và Nhà trường rất dễ dàng
3
3
12
62
20
6
Truy cập tập tin “Danh mục thư viện” để mượn sách trong thư viện làm mất nhiều thời gian, khó tìm được sách cần tìm.
15
46
24
6
9
7
Có thể đọc được nội dung tóm tắt của đầu sách trước khi quyết định mượn hay không
3
6
15
58
18
8
Truy cập “Danh mục thư viện” có thể biết được tình trạng đầu sách trong kho
3
3
12
58
21
9
Tôi muốn tham gia tập huấn ứng dụng tiện ích chia sẻ dữ liệu để góp phần xây dựng kho dữ liệu của thư viện điện tử ngày càng lớn để phục vụ cho công tác quản lí và giảng dạy trong nhà trường.
2
7
2
72
18
Thông qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết giáo viên nhân viên đều nhận định việc chia sẻ dữ liệu trong Nhà trường là cần thiết, và ứng dụng chia sẻ dữ liệu qua mạng Lan đã đáp ứng được nhu cầu của mọi người. Các thao tác chia sẻ qua mạng Lan rất đơn giản, giúp nhân viên, giáo viên đều sử dụng được một cách dễ dàng. Đây là tiền đề để tạo môi trường học hỏi, thân thiện để tất cả giáo viên cùng trao đổi, hỗ trợ nhau trong nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiến tới nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý trong Nhà trường. 
Tương tự, kết quả khảo sát cũng cho thấy ứng dụng của Sáng kiến trong hỗ trợ cho nhân viên thư viện và giáo viên, nhân viên trong việc mượn trả sách cũng khá thiết thực và hiệu quả. Chia sẻ thông tin qua mạng Lan giúp tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đầu sách cũng như hỗ trợ giáo viên tìm được đầu sách sát với nhu cầu tìm kiếm hơn nhờ biết được nội dung tóm tắt của các đầu sách. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, nâng cao tinh thần yêu đọc sách trong mỗi giáo viên, nhân viên và học sinh. Bởi sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Đọc sách là một trong những cách để trau dồi kiến thức bản thân, từ đó phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của mỗi cá nhân.
2.4.2. Kết quả khảo sát học sinh
Để kiểm tra hiệu quả ứng dụng của Sáng kiến, tôi cũng tiến hành khảo sát điều tra trên đối tượng học sinh đã được học giờ tin học có áp dụng Sáng kiến trong Nhà trường. Kết quả thu được như Bảng 2.
Bảng 2. Khảo sát 100 học sinh lớp 3, 4, 5 (đơn vị tính: %)
STT
Các vấn đề liên quan
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Phân vân
Đồng ý
Rất đồng ý
1
Thao tác lấy tập tin mẫu để thực hành phức tạp.
12
56
20
8
4
2
Có thể lưu chèn kết quả thực hành lên tập tin mẫu. 
30
46
14
7
3
3
Lưu kết quả thực hành lên máy tính của giáo viên phức tạp, khó thực hiện.
18
57
14
6
5
4
Sau khi lưu kết quả thực hành, giáo viên có thể trình chiếu kết quả của học sinh lên tivi bằng máy tính của giáo viên.
0
1
6
61
32
5
Thao tác giáo viên lấy kết quả bài làm của học sinh rất mất thời gian
31
58
1
6
4
Kết quả thu được cho thấy việc chia sẻ tập tin mẫu để giao bài tập cho học sinh trong giờ thực hành tin học qua ứng dụng mạng Lan là hoàn toàn đơn giản. Học sinh nhận được tập tin mẫu cực kỳ đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, vì học sinh có thể lưu bài làm trên máy tính giáo viên nên giáo viên có thể trình chiếu kết quả của học sinh phục vụ cho việc dánh giá nhận xét lại rất nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện. Điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian của tiết học cho học sinh và giáo viên để đầu tư nhiều hơn cho việc tìm hiểu kiến thức.
Qua quá trình áp dụng trong hoạt động dạy học của mình, tôi cũng nhận thấy chia sẻ tập tin mẫu có cấp quyền rõ ràng cho học sinh qua mạng nội bộ như đã mô tả trong Sáng kiến đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong hoạt động dạy học trên lớp cũng như khâu chuẩn bị cho bài giảng. Trong mỗi tiết học tôi không phải mất nhiều thời gian cấp đi cấp lại tập tin mẫu nếu học sinh làm hỏng khi lưu chèn trên máy tính cá nhân như trước đây. Hơn nữa, khâu chuẩn bị trước khi lên lớp cũng đơn giản hơn cho tiết học của các lớp sau. Tập tin mẫu gốc đã được chuẩn bị sẵn và luôn nguyên trạng để cho các lớp sau tiếp tục sử dụng. Đặc biệt trong các giờ thực hành, kiểm tra, thi cuối kì, với lượng bài tập cần kiểm tra lớn, việc lấy kết quả của tất cả học sinh từ máy tính cá nhân mất khá nhiều thời gian. Nhờ ứng dụng của Sáng kiến, bài tập đã được lưu sẵn trên máy tính của giáo viên. Điều này tiết kiệm được khá nhiều thời gian tổng hợp bài của giáo viên trong khi học sinh cũng không hề mất thêm thời gian hay thao tác gì phức tạp. Vì vậy tiết kiệm thời gian cho những hoạt động lặp lại này giúp tôi có nhiều thời gian hơn cho việc tham khảo, nghiên cứu phục vụ cho việc nâng cao kĩ năng, trình độ chuyên môn của mình.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Ứng dụng tiện ích chia sẻ dữ liệu đã tạo được một môi trường năng động, sáng tạo trong nhà trường. Mỗi một cá nhân đều được chia sẻ những kinh nghiệm, tài liệu hay hoặc học hỏi từ những người khác. Nhờ đó, môi trường hoạt động trong Nhà trường trở nên gần gũi, thân thiện và có tính thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, nhân viên trong Nhà trường.
Khi áp dụng Sáng kiến, hoạt động thư viện của Nhà trưởng đã trở nên hấp dẫn và thu hút bạn đọc hơn. Bởi khâu tìm kiếm đã trở nên đơn giản hơn. Việc đọc được tóm tắt sơ lược nội dung của đầu sách giúp cho việc chọn lọc sách trở nên chính xác hơn. Nhờ ứng dụng này mà người đọc có thể chủ động ngay từ đầu trong thay đổi nhu cầu mượn sách cho phù hợp khi đầu sách đã hết trong kho. 
Hơn nữa, từ kết quả thu được qua khảo sát điều tra giáo viên, nhân viên và học sinh cũng như từ kinh nghiệm thu được của bản thân, tôi nhận định Sáng kiến có tính ứng dụng cao. Đặc biệt đối với tiết dạy thực hành, kiểm tra tin học, ứng dụng Sáng kiến đã tiết kiệm được thời gian tiết học cho cả giáo viên và học sinh, giúp có nhiều thời gian để nghiên cứu tìm hiểu kiến thức mới.
Đề tài sáng kiến này mang tính mới và đã thu được nhiều kết quả tích cực, cần được phổ biến và áp dụng rộng rãi. Sáng kiến đã biết tận dụng, khai thác hết tiềm năng sẵn có không tốn phí để phục vụ cho hoạt động nội bộ của Nhà trường. Ứng dụng chia sẻ dữ liệu đã giúp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn để mua các phần mềm ứng dụng chia sẻ dữ liệu ngoài thị trường, tiết kiệm thời gian của cà giáo viên, nhân viên và học sinh. Vì vậy rất nên phổ biến đề tài Sáng kiến áp dụng ra rộng rãi.
3.2. Các đề xuất, khuyến nghị.
Nhà Trường và các cơ quan liên quan cần tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ và tạo điều kiện cho đội ngũ am hiểu về CNTT tại các Trường được phát huy tiềm năng và phát triển khả năng của mình, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cập nhật các ứng dụng CNTT mới cho giáo viên.
Nhà trường cần tạo ra nhiều phong trào, hoạt động khuyến khích giáo viên, nhân viên chia sẻ nhiều tài liệu, hình ảnh, đoạn phim tạo nên thư viện điện tử phong phú, đa dạng để mọi người cùng nhau nghiên cứu, học hỏi.
Đối với giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức CNTT, chủ động trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tăng cường trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc ứng dụng CNTT.
Giáo viên, nhân viên trong Nhà trường cần đề cao tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau tạo ra các sản phẩm, đồ dùng dạy học trên máy tính để góp phần làm đa dạng thư viện điện tử, để thư viện điện tử đáp ứng nhu cầu phục vụ giảng dạy ngày càng cao trong Nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, Giáo trình mạng máy tính, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.
2. Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam, Giáo trình mạng máy tính, Ngô Bá Hùng và Phạm Thế Phi biên tập.
 Văn bản công văn, quyết định:
3. Công văn số 4116/BGDĐT-CNTT (2017),Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018.
4. Quyết định 117/QĐ-TTg (2017), Quyết định Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2016), Công văn số 4622/BGDĐT – CNTT về hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2016-2017.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2016), Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 – 2020.
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1:
PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
Họ và tên giáo viên: 	
Đơn vị công tác: 	
Thầy/ Cô vui lòng cho biết ý kiến các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng tiện ích chia sẻ dữ liệu trong hoạt động quản lý và dạy học dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5
1
2
3
4
5
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Phân vân
Đồng ý
Rất đồng ý
STT
Các vấn đề liên quan
Điểm
1
Ứng dụng tiện ích chia sẻ dữ liệu chưa thực sự cần thiết
2
Thao tác truy cập vào dữ liệu được chia sẻ (thư viện điện tử) phức tạp 
3
Thao tác sao chép tài liệu cần chia sẻ từ máy tính của mình vào thư viện điện tử khó khăn
4
Thư viện điện tử chưa cần thiết trong trường học.
5
Mạng nội bộ giúp việc chia sẻ tài liệu giữa các giáo viên và Nhà trường rất dễ dàng
6
Truy cập tập tin “Danh mục thư viện” để mượn sách trong thư viện làm mất nhiều thời gian, khó tìm được sách cần tìm.
7
Có thể đọc được nội dung tóm tắt của đầu sách trước khi quyết định mượn hay không
8
Truy cập “Danh mục thư viện” có thể biết được tình trạng đầu sách trong kho
9
Tôi muốn tham gia tập huấn ứng dụng tiện ích chia sẻ dữ liệu để góp phần xây dựng kho dữ liệu của thư viện điện tử càng lớn góp phần phục vụ cho công tác quản lí và giảng dạy trong nhà trường.
Hoài Tân, ngày.. tháng .. năm 2018
	Ký tên
2. Phụ lục 2:
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH
Họ và tên học sinh: 	
Lớp: .. Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân	.
Các em vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng tiện ích chia sẻ dữ liệu trong giờ học môn Tin học dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5.
1
2
3
4
5
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Phân vân
Đồng ý
Rất đồng ý
STT
Các vấn đề liên quan
Điểm
1
Thao tác lấy tập tin mẫu để thực hành phức tạp.
2
Có thể lưu chèn kết quả thực hành lên tập tin mẫu. 
3
Lưu kết quả thực hành lên máy tính của giáo viên phức tạp, khó thực hiện.
4
Sau khi lưu kết quả thực hành, giáo viên có thể trình chiếu kết quả của học sinh lên tivi bằng máy tính của giáo viên.
5
Thao tác giáo viên lấy kết quả bài làm của học sinh rất mất thời gian
Hoài Tân, ngày.. tháng .. năm 2018
 Ký tên 
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH Trường tiểu học số 2 Hoài Tân cùng toàn thể giáo viên, nhân viên trong Nhà trường đã hết sức hỗ trợ, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài Sáng kiến. 
Tôi xin cảm ơn các em học sinh đã nhiệt tình ủng hộ, thực hiện nghiêm túc các tiết học để tôi có những đổi mới cho phù hợp. Xin cảm ơn các em đã thẳng thắn chia sẻ để tôi đánh giá được khách quan tính ứng dụng của đề tài Sáng kiến.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn dành cho tôi sự hỗ trợ đắc lực để tôi hết mình với nghề, với đam mê.
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những gì được trình bày trong Sáng kiến là sản phẩm do chính bản thân tôi nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng và đúc kết, không sao chép của người khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 
Hoài Tân, ngày 10 tháng 04 năm 2018
 Người thực hiện
 Phan Duy Quốc
Đánh giá xét duyệt của Tổ chuyên môn
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng sáng kiến cấp trường

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tien_ich_chia_se_du_lieu_trong_truong.docx
  • docTÓM TẮTSK- Phan Duy Quốc.doc
Sáng Kiến Liên Quan