Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp một số nội dung pháp luật mới vào dạy học Giáo dục công dân 12
1. Hiểu biết chung về văn bản pháp luật
1.1. Văn bản pháp luật là gì?
Có rất nhiều quan điểm hiện nay về khái niệm văn bản pháp luật, tuy nhiên có thể
định nghĩa văn bản pháp luật như sau: Văn bản pháp luật (VBPL) do những chủ
thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức theo pháp luật quy
định, có nội dung là ý chí của nhà nước, mang tính bắt buộc và được đảm bảo bằng
quyền lực của nhà nước.
VBPL bao gồm ba nhóm văn bản là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng
pháp luật và văn bản hành chính. Mỗi nhóm trong hệ thống VBPL còn có một số
nét đặc thù về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý nhà nước.
1.2. Đặc điểm của văn bản pháp luật
1.2.1. Văn bản pháp luật do những chủ thể có thẩm quyền ban hành
Ở Viêt Nam những chủ thể có thẩm quyền của cơ quan nhà nước bao gồm:
Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan nhà nước chỉ được ban
hành văn bản pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực do mình quản lý mà pháp luật quy
định. Ngoài ra, pháp luật còn quy định cho một số chủ thể khác cũng có thẩm
quyền ban hành văn bản pháp luật như: Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, thủ
trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước,
Những VBPL mà được ban hành bởi chủ thể không có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật về thẩm quyền ban hành thì không có hiệu lực pháp luật.
1.2.2. Văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định
Hình thức văn bản pháp luật bao gồm hai yếu tố cấu thành là tên gọi và thể
thức của văn bản.
– Về tên gọi: Hiện nay pháp luật quy định rất nhiều loại văn bản pháp luật
có tên gọi khác nhau như: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông
tư,
– Về thể thức: VBPL là quy định cách trình bày văn bản theo một khuôn
mẫu, kết cấu nhất định, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức với nội dung và đảm
bảo sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước.
1.2.3. Văn bản pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định5
VBPL được ban hành theo thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật như
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, tố cáo, Với mỗi
VBPL cụ thể thì có các quy định về thủ tục riêng nhưng nhìn chung đều bao gồm
những hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho người
soạn thảo, tạo cơ chế trong việc phối hợp, kiểm tra giám sát của những cơ quan có
thẩm quyền đối với việc ban hành VBPL.
1.2.4. Văn bản pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể
Nội dung của VBPL chứa đựng ý chí của chủ thể ban hành. Ý chí được biểu
hiện qua hai hình thức đó là qua các quy phạm pháp luật thì bao gồm cấm, cho
phép, bắt buộc hoặc qua những mệnh lệnh của chủ thể là người có thẩm quyền.
1.2.5. Văn bản pháp luật mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo
thực hiện
Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như: tuyên truyền, giáo
dục hoặc cưỡng chế. Nếu các tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng các nội dung của văn bản pháp luật thì phải chịu trách nhiệm
pháp lý trước nhà nước.
1.3. Phân loại văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật gồm 03 nhóm như sau: Văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
áp luật Việt Nam không cấm. - Luật An ninh mạng bảo vệ cho các hoạt động tự do ngôn luận, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khi mua bán, kinh doanh, trao đổi, thương mại trên không gian mạng. Trước đây, có ý kiến cho rằng, Luật An ninh mạng có quy định cấm truy cập Facebook, Google, Youtube. Đây là cách hiểu sai, mọi người Việt Nam được tự do truy cập vào trang mạng nêu trên hay bất kỳ trạng mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước. Luật này còn quy định các biện pháp bảo vệ về an ninh mạng cho người dân khi tham gia hoạt động trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google Những quy định tại Luật An ninh mạng bảo vệ cho các hoạt động tự do ngôn luận, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi mua bán, kinh doanh, trao đổi thương mại trên không gian mạng.”). * Kết quả của hoạt động: 21 Thông qua việc tìm hiểu trước ở nhà các em đã biết thêm một luật mới - Luật An ninh mạng, qua đây HS nắm bắt được một số quy định của Luật này có ý nghĩa thiết thực trong đời sống. Các em đã trả giải quyết bài tập trên khá sát với đáp án, điều đó cũng có nghĩa là các em đã biết và hiểu được nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng. Đây là tiền đề để HS thực hiện tốt luật này và các luật khác trong cuộc sống. 5.4. Tích hợp Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Nghị định 100/2019/NĐ-CP có vai trò rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu cải thiện tình hình giao thông, nghị định đã góp thêm các yếu tố "cần" để có thể đạt được mục tiêu đó. Việc thực thi nghị định cần quyết liệt vượt qua những "rào cản" mới có thể chuyển biến trên thực tế. Trong rất nhiều biện pháp để đưa nghị định đi vào cuộc sống thì tuyên truyền và giáo dục là biện pháp có vai trò rất quan trọng. Sau khi nghị định có hiệu lực (01/01/2020), nhận thấy việc cần thiết phải phổ biến một số nội dung thiết thực của nghị định đến học sinh, nhóm GDCD ở đơn vị chúng tôi đã họp và thống nhất tích hợp nghị định vào dạy học. Cụ thể, nhóm đã điều chỉnh, đưa vào PPCT GDCD 12 (năm học 2020 -2021) tiết 16 Thực hành ngoại khóa với nội dung: GDPL – Tích hợp Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Phụ lục II). Nhóm cũng đã thống nhất mục tiêu bài dạy: 1, Về kiến thức: HS biết được một số loại VBQPPL; nắm được một số quy định cần thiết của nghị định 100/2019/NĐ-CP. 2, Về kĩ năng: HS phân biệt được một số loại VBPL; thực hiện đúng quy định của nghị định 100/2019/NĐ-CP; biết so sánh nghị định 46/2016/NĐ-CP với nghị định 100/2019/NĐ-CP. 3, Về thái độ: Có ý thức thực hiện pháp luật, tôn trọng pháp luật. (Mỗi GV dù có giáo án như thế nào cũng phải bảo đảm mục tiêu trên) *Bản thân đã thực hiện mục tiêu trên như sau: Cuối tiết 2, bài 6 GV yêu cầu học sinh chuẩn bị theo nhóm: (2 phút) Nhóm 1: Phân biệt giữa luật, nghị quyết, nghị định, thông tư? Cấu trúc của nghị định 100/2019/NĐ-CP? Nhóm 2: So sánh mức xử phạt đối với ô tô giữa nghị định 46/2016/NĐ-CP với nghị định 100/2019/NĐ-CP (10 lỗi phổ biến nhất). Nhóm 3: So sánh mức xử phạt đối với mô tô, xe máy giữa nghị định 46/2016/NĐ-CP với nghị định 100/2019/NĐ-CP (10 lỗi phổ biến nhất). Nhóm 4: Thảo luận về tác hại của rượu bia và ý nghĩa của nghị định 100/2019/NĐ-CP. 22 *Tiến trình lên lớp: Hoạt động khởi động: Trò chơi tìm hiểu pháp luật. (10 phút) - Mục tiêu: HS khám phá một số khái niệm, nội dung liên quan đến pháp luật. - Cách tiến hành: HS tham gia trò chơi ô chữ (Phụ lục III,V) (Hình 3: HS tham gia trò chơi ô chữ) Hoạt động hình thành kiến thức: (30 phút) - Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu GV giao. - Cách tiến hành: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung và cuối cùng GV kết luận. (Lưu ý: GV cần kiểm tra tiến độ chuẩn bị của các nhóm ở các lớp khác nhau). Sau đó GV sử dụng Phụ lục V để nhận xét, đánh giá, bổ sung thêm. Hoạt động luyện tập: (5 phút) - Mục tiêu: Kiểm tra lại kiến thức HS đã học. - Cách tiến hành: làm các bài tập trắc nghiệm liên quan (Phụ lục IV). 23 (Hình 3: HS chuẩn bị trình bày sản phẩm tác hại của rượu bia và ý nghĩa của nghị định 100/2019/NĐ-CP) * Kết quả sau khi thực hiện tiết thực hành ngoại khóa: - HS đã phân biệt giữa luật, nghị quyết, nghị định, thông tư. Làm rõ cấu trúc của nghị định 100/2019/NĐ-CP có 5 Chương và 86 điều... - HS cũng đã tìm ra sự khác nhau cơ bản mức độ xử phạt lỗi phổ biến đối với ô tô, mô tô, xe máy ... giữa nghị định 46/2016/NĐ-CP với nghị định 100/2019/NĐ-CP. - HS cũng đã nêu được tác hại của bia rượu lên đời sống xã hội và ý nghĩa nhân văn của nghị định 100/2019/NĐ-CP. - HS có thái độ đồng tình, ủng hộ pháp luật nói chung và nghị định 100/2019/NĐ-CP nói riêng. Trong chương trình GDCD 12 còn có rất nhiều bài, nhiều nội dung tôi đã cập nhật và tích hợp nội dung mới của VBPL để dạy học. Ví như trong bài 4 có: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Lao động; Luật Doanh nghiệp; Luật Bình đẳng giới... Trong bài 7 có: Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo... Tuy nhiên, trong khuôn khổ sáng kiến này tôi chỉ trình bày một số nội dung mới Pl đã được bản thân cập nhật và tích hợp vào dạy học GDCD 12 như đã nói ở trên. 7. Kết quả đạt được: Thông qua dạy học GDCD, tôi nhận thấy rằng, bên cạnh việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh, thì việc cập nhật những thông tin, sự kiện, những vấn đề thực tiễn ... có liên quan đến nội dung bài học là rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là trong dạy học GDCD 12, việc cập nhật và áp dụng các VBPL vào giảng dạy là một cách gắn dạy học với thực tiễn. Bản thân tôi đã luôn luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và tìm cách cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước để phục vụ công tác dạy học bộ môn. Qua đó bản thân đã thu được một số kết quả như sau: - Việc tự giác tìm hiểu các VBPL của học sinh đã được cải thiện. Khảo sát các lớp 12 tôi giảng dạy (12A4, 12A6, 12A8) đầu học kỳ II năm học 2020-2021 về mức độ quan tâm đến sự thay đổi của PL, có kết quả: 24 Tổng số Mức độ quan tâm đến sự thay đổi pháp luật của bản thân Thường xuyên Ít quan tâm Rất ít quan tâm Không quan tâm 116 108 (93,10%) 6 (0,52%) 2 (0,17%) 0 (0%) Như vậy, so với số liệu đầu học kỳ I năm học 2018 - 2019 thì số HS rất ít quan tâm (tính đến đầu học kì II, năm học 2020-2021) đã giảm mạnh từ 27,46% xuống còn 0,17% và tăng mạnh ở mức độ thường xuyên, điều này cũng đồng nghĩa với việc HS đã quan tâm đến nội dung bài học nhiều hơn, kết hợp với các phương pháp và hoạt động dạy học phù hợp sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, tiếp thu nội dung dễ dàng hơn và từ đó sẽ giúp từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Như đã trình bày ở các phần trên, việc cập nhật và sử dụng văn bản pháp luật trong dạy học môn GDCD là điều rất cần thiết và có thể thực hiện được trong thực tế. Hiện nay, nhiều đơn vị trường học, thậm chí ở các vùng đặc biệt khó khăn cũng đã trang bị được tủ sách pháp luật hoặc có máy tính nối mạng internet để giáo viên có điều kiện truy cập. Hơn nữa, hiện nay hầu hết giáo viên cũng đã có máy tính cá nhân, mạng internet được phổ biến rộng rãi với chi phí khá thấp, đa số giáo viên được tập huấn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, với những yếu tố thuận lợi trên, thì việc áp dụng đề tài này trong thực tế là hoàn toàn khả thi, không chỉ có thể áp dụng cho phần ‘’Công dân với pháp luật’’ ở lớp 12, mà còn có thể áp dụng cho các phần còn lại – nội dung khác trong môn GDCD ở cấp THPT; không chỉ có thể áp dụng tại đơn vị chúng tôi mà còn có thể áp dụng được cho các đơn vị khác. 25 C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận chung: Qua nhiều năm dạy học GDCD lớp 12, bản thân luôn ý thức được việc cập nhật và tích hợp VBPL trong dạy học là nhiệm vụ có tính thường xuyên, liên tục, cũng qua đó bản thân tôi đã đúc rút được một số bài học: - Trước hết giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra VBPL cần cập nhật và áp dụng vào nội dung nào. - Quá trình cập nhật và áp dụng các văn bản pháp luật vào dạy học phải được thực hiện có quy trình, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ về nội dung. Bảo đảm nguyên tắc cập nhật VBPL nêu trên. - Mặc dù bản thân chỉ nêu ra cách tích hợp một số nội dung mới của VBPL vào dạy học, nhưng qua đó cũng muốn nhắn nhủ việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong cập nhật và áp dụng VBPL là vô cùng quan trọng. - Để thực hiện đề tài này có hiệu quả, đòi hỏi mỗi giáo viên phải trang bị cho mình kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin, nắm vững các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và lựa chọn hình thức dạy học phù hợp. - Cuối cùng là phải tâm huyết với nghề, đặc biệt là yêu thích GDCD. 2.Ý nghĩa của đề tài: - Với những hạn chế của sách giáo khoa GDCD nói chung và SGK GDCD 12 nói riêng, không cập nhật kịp thời các VBPL mới, trong nhiều nội dung vẫn còn trích dẫn các văn bản pháp luật đã cũ và không còn giá trị pháp lí, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình dạy học của giáo viên và học sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục pháp luật của bộ môn. Việc cập nhật và áp dụng văn bản pháp luật trong dạy học môn GDCD ở trường THPT sẽ giúp khắc phục những hạn chế nói trên của sách giáo khoa, giúp giáo viên chủ động trong việc khai thác, nghiên cứu và sử dụng tư liệu để giảng dạy, cung cấp tri thức đúng đắn cho HS. - Việc cập nhật và áp dụng VBPL vào dạy học là cầu nối giữa lí luận với thực tiễn, là cách nhanh nhất để biến các quy định mới của PL trở thành hành vi hợp pháp của HS. Nâng cao ý thức tự tìm hiểu và thực hành PL cho HS. Đảm bảo dạy học gắn với thực tiễn. Qua việc cập nhật và tích hợp văn bản pháp luật vào dạy học giúp giáo viên làm tốt công tác phổ biến những chủ trương, chính sách mới nhất của Đảng và pháp luật Nhà nước đến với học sinh. 3. Những đề xuất, kiến nghị: * Đối với nhà trường: - Trong thư viện, cần sớm hoàn thiện hơn nữa tủ sách pháp luật để thuận tiện hơn cho giáo viên và học sinh trong việc tra cứu thông tin liên quan đến nội dung kiến thức của bộ môn. Tủ sách pháp luật cần cập nhật đầy đủ các văn bản 26 pháp luật hiện hành. Có máy tính nối mạng Internet để GV, HS khai thác thông tin một cách kịp thời. - Tổ chức tốt hơn nữa cuộc thi tìm hiểu pháp luật như cuộc thi ‘’An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai’’ và các cuộc thi tìm hiểu PL. * Đối với Sở giáo dục – đào tạo, chuyên môn GDCD: - Tổ chức tập huấn về GDPL cho GV dạy môn GDCD, mời các chuyên gia chuyên ngành về phổ biến – như đã làm. - Biến Gmail và Facebook của GDCD Nghệ An thành một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm chuyên môn sâu rộng hơn nữa. Phải là nơi cung cấp các nội dung, địa chỉ tin cậy về VBPL và các thông tin chính trị - xã hội để anh chị em có thể khai thác và sử dụng. - Nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm huyện, liên huyện, liên trường để giáo viên bộ môn GDCD các đơn vị gắn bó hơn nữa, có điều kiện giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ chuyên môn, trong đó có nội dung liên quan đến đề tài này. Bởi vì số lượng GV GDCD trong một đơn vị không nhiều – hai đến ba người, cá biệt có trường chỉ có một người thì sẽ rất khó khăn trong sinh hoạt chuyên môn. Lâu nay một số nơi đã làm rất tốt hoạt động này như Tp. Vinh, Diễn Châu... nhưng đang dừng lại tinh thần tự giác, tự nguyện. Vì là tự nguyện nên ở một số địa phương rất khó tổ chức (trong đó có chúng tôi), thiết nghĩ lãnh đạo chuyên môn có biện pháp chỉ đạo để sinh hoạt chuyên môn theo cụm huyện được áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh. Trên đây là một số giải pháp, kinh nghiệm cập nhật và áp dụng văn bản pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 12 mà tôi đã đúc kết được qua thực tế giảng dạy trong những năm qua, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự trao đổi, đóng góp của đồng nghiệp và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 27 D. PHỤ LỤC I. Hệ thống VBQPPL của Việt Nam 1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam 28 2. Sơ đồ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Do HS trình bày) II. Trích PPCT môn GDCD 12 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH GDCD 12 NĂM HỌC 2020 - 2021 HỌC KÌ I Tiết PPCT Tên bài dạy Ghi chú 1 Bài 1: Pháp luật và đời sống. 2 Bài 1: Pháp luật và đời sống. 3 Bài 2: Thực hiện pháp luật. 4 Bài 2: Thực hiện pháp luật. 5 Bài 2: Thực hiện pháp luật. 6 Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. 7 Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. 8 Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. 9 Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trong một 29 số lĩnh vực của đời sống xã hội. 10 Ôn tập giữa kì 1 11 Kiểm tra giữa kì 1 (45 phút) TNKQ (45 phút) 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 13 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 14 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. 15 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. (Dạy hết mục b: Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân ) 16 Thực hành, ngoại khóa: GDPL – Tích hợp Nghị định 100/2019/NĐ-CP 17 Ôn tập cuối kỳ I. 18 Kiểm tra cuối kì 1 TNKQ (45 phút) III. Câu hỏi trò chơi ô chữ về pháp luật 1. Câu hỏi: 1, VBQPPL có giá trị pháp lí cao nhất? 2, Người làm nhiệm vụ điều khiển để mọi người tham gia giao thông đúng luật? 3, Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta? 4, Ngoài luật thì Quốc hội còn ban hành ...? 5, Một văn bản quy phạm pháp luật là tập hợp gồm nhiều ... luật và được đánh số từ 1 cho đến cuối cùng? 6, Người đi mô tô, xe gắn máy có uống rượu và bị bắt thì sẽ ...? 7, Đi xe đạp lạng lách, đánh võng là vi phạm pháp luật ...? 9, Luật phòng chống ... của rượu bia? *Từ khóa: HS tự khám phá. 30 2. Ô chữ và đáp án: 1 H I Ế N P H Á P 2 C Ả N H S Á T G I A O T H Ô N G 3 C H Í N H P H Ủ 4 N G H Ị Q U Y Ế T 5 Đ I Ề U 6 B Ị P H Ạ T 7 H À N H C H Í N H 8 T Á C H Ạ I IV. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Đây là văn bản do chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh? A. Luật. B. Nghị quyết. C. Nghị định. D. Thông tư. Câu 2. Người điều khiển xe máy sẽ bị phạt khi có nồng độ cồn tối thiểu là A. trong hơi thở có nồng độ cồn. B. có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0.25 mg/1 lít khí thở. C. có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 đến 0.4 mg/1 lít khí thở. D. có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở Câu 3. Lạm dụng rượu bia có tác hại đến A. cá nhân. B. gia đình. C. xã hội. D. tất cả các đối tượng A,B,C. Câu 4. Sau khi tìm hiểu nghị định 100/2019/NĐ-CP em sẽ A. luôn luôn chấp hành các quy định về an toàn giao thông. B. tìm cách lách luật để không bị phạt. C. tạo nhiều mối quan hệ để xin khi bị bắt. D. giả vờ không biết nghị định khi gặp cảnh sát giao thông. 31 V. HS chơi trò chơi ô chữ VI. Các mức phạt mới, phổ biến nhất đối với ô tô, xe máy tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP 1. 16 mức phạt mới đối với ô tô của Nghị định 100/2019/NĐ-CP Stt Lỗi Mức phạt tại Nghị định 100 Mức phạt tại Nghị định 46 1 Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường (trừ một số trường hợp) 200.000 - 400.000 đồng 100.000 - 200.000 đồng 2 Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định 400.000 - 600.000 đồng 300.000 đồng - 400.000 đồng 3 Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe 4 Chở người trên xe không thắt dây an toàn khi xe đang chạy 800.000 - 01 triệu đồng 100.000 - 200.000 đồng 5 Bấm còi, rú ga liên tục, sử dụng đèn chiếu xa trong khu dân cư (trừ xe ưu tiên) 800.000 - 01 triệu đồng 600.000 - 800.000 đồng 6 Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe 01 - 02 triệu đồng 600.000 - 800.000 đồng 7 Lái xe không đủ điều kiện để thu phí tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình 01 - 02 triệu đồng Chưa quy định 32 thức tự động không dừng tại các trạm thu phí 8 Vượt đèn đỏ, đèn vàng 9 Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT 03 - 05 triệu đồng (tước Bằng 01 - 03 tháng) 1,2 - 02 triệu đồng 10 Chạy quá tốc độ từ 05 - 10km 800.000 - 01 triệu đồng 600.000 - 800.000 đồng 11 Chạy quá tốc độ từ 10 - 20km 03 - 05 triệu đồng (tước Bằng 01 - 03 tháng) 02 - 03 triệu đồng 12 Chạy quá tốc độ từ 20 - 35km 06 – 08 triệu đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng) 05 – 06 triệu đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) 13 Chạy quá tốc độ từ 35km trở lên 10 - 12 triệu đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng 07 - 08 triệu đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng) 14 Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở; 06 - 08 triệu đồng (tước Bằng từ 10 - 12 tháng) 02 - 03 triệu đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) 15 Nồng độ cồn vượt quá 50 mgđến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1l khí thở 16 - 18 triệu đồng (tước Bằng 16 - 18 tháng) 07 - 08 triệu đồng (tước Bằng 03 - 05 tháng) 16 Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 l khí thở; 30 - 40 triệu đồng (tước Bằng 22 - 24 tháng) 16 - 18 triệu đồng (tước Bằng 04 - 06 tháng) 33 2. 25 mức phạt mới đối với xe máy theo Nghị định 100 STT Lỗi Mức phạt tại Nghị định 100/2019 Mức phạt tại Nghị định 46/2016 1 Không xi nhan khi chuyển làn 100.000 - 200.000 đồng 80.000 - 100.000 đồng 2 Không xi nhan khi chuyển hướng 400.000 - 600.000 đồng 300.000 - 400.000 đồng 3 Chở theo 02 người 200.000 - 300.000 đồng 100.000 - 200.000 đồng 4 Chở theo 03 người 400.000 - 600.000 đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) 300.000 - 400.000 đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) 5 Không xi nhan, còi khi vượt trước 100.000 - 200.000 đồng 60.000 - 80.000 đồng 6 Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) 600.000 - 01 triệu đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) 100.000 - 200.000 đồng 7 Vượt đèn đỏ 600.000 - 01 triệu đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) 300.000 - 400.000 đồng (bị tước Bằng từ 01 - 03 tháng) 8 Sai làn 400.000 - 600.000 đồng 300.000 - 400.000 đồng 9 Đi ngược chiều 01 - 02 triệu đồng 300.000 - 400.000 đồng 10 Đi vào đường cấm 400.000 - 600.000 đồng 300.000 - 400.000 đồng 11 Không gương chiếu hậu 100.000 - 200.000 đồng 80.000 - 100.000 đồng 12 Không mang Bằng 100.000 - 200.000 đồng 80.000 - 100.000 đồng 13 Không có Bằng 800.000 đồng - 1.2 triệu đồng 800.000 đồng - 1.2 triệu đồng 34 14 Không mang đăng ký xe 100.000 - 200.000 đồng 80.000 - 120.000 đồng 15 Không có đăng ký xe 300.000 - 400.000 đồng 300.000 - 400.000 đồng 16 Không có hoặc không mang bảo hiểm 100.000 - 200.000 đồng 80.000 - 120.000 đồng 17 Không đội mũ bảo hiểm 200.000 - 300.000 đồng 100.000 - 200.000 đồng 18 Vượt phải 400.000 - 600.000 đồng 300.000 - 400.000 đồng 19 Dừng, đỗ không đúng nơi quy định 200.000 - 300.000 đồng 100.000 - 200.000 đồng 20 Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0.25 mg/1 lít khí thở 02 - 03 triệu đồng (tước Bằng từ 10 - 12 tháng) Không phạt 21 Nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 đến 0.4 mg/1 lít khí thở 04 - 05 triệu đồng (tước Bằng từ 16 - 18 tháng) 01 - 02 triệu đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) 22 Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (tước Bằng từ 22 - 24 tháng) 03 - 04 triệu đồng (tước Bằng từ 03 - 05 tháng) 23 Chạy quá tốc độ quy định từ 05 đến dưới 10 km/h 200.000 - 300.000 đồng 100.000 - 200.000 đồng 24 Chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến 20 km/h 600.000 đồng - 01 triệu đồng 500.000 đồng - 01 triệu đồng 25 Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h 04 - 05 triệu đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng) 03 - 04 triệu đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) 35 VII. HS thảo luận tìm hiểu hệ thống VBQPPL
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_mot_so_noi_dung_phap_luat_moi.pdf