Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp Trung học Phổ thông

Tình hình thực tế của việc đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ

môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Ở Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp (Tích hợp Liên môn và

tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường) được thể hiện rất rõ trong một số môn học ở

Tiểu học như môn : “Cách trí” sau đổi thành môn : “Khoa học thường thức”. Cho

tới năm 1987, việc nghiên cứu và xây dựng môn: “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội’’ đã

được đưa vào dạy học ở các trường cấp I. Đến năm 2012 thì quan điểm dạy học

tích hợp (Liên môn và tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường) được đồng loạt triển

khai, mở rộng trên tất cả các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân và được

coi là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện trong quá trình dạy và học của

giáo viên và học sinh.

Nhưng việc đưa nội dung dạy học tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo

dục bảo vệ môi trường) mặc dù đã được tập huấn ở tất cả các cấp trong hệ thống

giáo dục. Trên thực tế việc đưa nội dung dạy học tích (Tích hợp liên môn và Giáo

dục bảo vệ môi trường) chưa thực sự sát sao và chưa đem lại hiệu quả cao bởi:

+ Về phía giáo viên: đội ngũ giáo viên phần lớn được đào tạo theo chương

trình sư phạm đơn môn, chưa trang bị cơ sở lý luận dạy học liên môn một cách7

chính thống nên khi giảng dạy giáo viên còn lúng túng trong việc xác định mục

tiêu giáo dục tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) và còn

chưa coi trọng việc dạy học theo hướng tích hợp với đối tượng học sinh và với điều

kiện thực tiễn của địa phương. Có những giáo viên còn chưa trang bị nhiều hiểu

biết về môi trường, về các môn học khác và cũng chưa thực sự có ý thức đưa Tích

hợp liên môn và Giáo dục môi trường vào trong công tác giảng dạy. Đại đa phần

giáo viên chỉ tập chung vào việc cung cấp kiến thức cơ bản của bài học, ít chú

trọng mở rộng, đặc biệt là lồng ghép tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ

môi trường và bài dạy của mình.

+ Về phía học sinh: Các em chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc

học tập các môn học một cách toàn diện, vẫn học tập theo xu hướng học lệch, học

tủ, học với mục tiêu chủ yếu để đỗ vào các trường cấp III, trường Đại học.Và các

em vẫn học theo xu thế thụ động bởi các em chưa có được các tri thức về các lĩnh

vực khác như môi trường, xã hội, đời sống Điều kiện thực tiễn của địa phương,

trường học nơi các em sinh sống và học tập cũng chưa có nhiều hoạt động tác động

đến nhận thức của các em về vấn đề này.

+ Về chương trình Sách giáo khoa của môn Địa lý hiện nay được viết theo

hướng đơn môn, chương trình biên soạn nặng về việc cung cấp kiến thức ít chú

trọng tới việc bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Nội dung nhiều bài thì khô khan

thiên về việc cung cấp các kiến thức về tự nhiên của các vùng miền ít xen kẽ và đề

cập tới các vấn đề khác.

+ Tư liệu dạy học thiếu, đặc biệt là hệ thống tranh, ảnh, sách báo còn hạn

chế. Vì thiếu cơ sở vật chất nên một số hoạt động liên quan đến vấn đề môi trường

hay thời gian để tổ chức các tiết học, các hoạt động thực tiễn lồng ghép kiến thức

liên môn không có thời gian và cũng không đủ kinh phí để thực hiện.

+ Thời lượng của một tiết học hạn chế (chỉ có 45 phút) nên việc giáo dục

tích hợp (Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường và Tích hợp liên môn) vào trong

tiết học đòi hỏi sự gia công nhiều của giáo viên. Và nếu không cẩn thận giờ học

môn Địa lý sẽ giống như một nồi lẩu thập cẩm với rất nhiều gia vị, học sinh sẽ

không thể nhận thức được đâu là vấn đề chính trọng điểm của bài học.

pdf49 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũ: Kiểm tra đan xen bài học. 
b) Bài mới 
Mở bài 
Như các em đã từng nghe, nước trong các biển và đại dương không đứng 
yên mà luôn vận động và sóng biển, thủy triều, dòng biển là một trong những vận 
động đó. Vậy, vì sao lại có sóng biển, thủy triều và dòng biển chúng ta sẽ cùng 
nhau tìm câu trả lời trong bài học học hôm nay. 
Tiết 20 BÀI 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- GV: Nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho các nhóm 
chuẩn bị ở nhà. 
- HS: Cử đại diện nhóm lên trình bày kết quả. 
 * Nhóm 1 trình bày kết quả chuẩn bị về sóng biển. 
I – SÓNG BIỂN 
34 
GV: Sóng biển là một hình thức dao động của 
nước biển theo chiều thẳng đứng nhưng lại cho 
người ta cảm giác là nước biển chuyển động theo 
chiều ngang từ ngoài khơi xô vào bờ. 
 Ở ngoài thực tế các em có thể quan sát trên 
các cánh đồng lúa khi có gió thổi qua sẽ có từng 
đợt sóng giống như sóng biển. 
- GV tích hợp Ngữ văn : Hình ảnh sóng biển là 
hình ảnh rất đẹp đã được đưa vào trong thơ ca ví 
dụ như bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, 
cô xin được trích đọc một số câu thơ sau: 
 “Trước muôn trùng sóng bể 
 Em nghĩ về anh, em 
 Em nghĩ về biển lớn 
 Từ nơi nào sóng lên? 
 Sóng bắt đầu từ gió 
 Gió bắt đầu từ đâu? 
 Em cũng không biết nữa 
 Khi nào ta yêu nhau”. 
 Trong đoạn thơ trên nhà thơ Xuân Quỳnh cũng 
đã nhắc đến nguyên nhân hình thành sóng biển là 
do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng to, mặt biển 
càng nhấp nhô. 
GV: Sóng bạc đầu là do các giọt nước biển 
chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập vào 
nhau vỡ tung tóe thành bọt trắng xóa gọi là sóng 
bạc đầu. 
 Trong biển và đại dương thỉnh thoảng xuất 
hiện một loại sóng đặc biệt chúng có sức tàn phá 
ghê gớm người ta gọi là sóng thần. 
GV: Ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới 
đáy biển, bão. 
- GV tích hợp Địa lí 10 – bài 7: Dựa vào kiến 
thức đã học, em hãy cho biết sóng thần hay xẩy 
ra ở những nước nào trên thế giới? 
HS: Nhật Bản, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, 
* Khái niệm 
- Sóng biển là một hình thức dao 
động của nước biển theo chiều 
thẳng đứng 
* Nguyên nhân 
- Chủ yếu là do gió 
35 
Chi-lê, 
GV cho học sinh xem video về sóng thần. 
 Em hãy cho biết những tác hại của sóng thần gây 
ra? Kể tên một số sóng thần mà em biết? 
HS: - Gây thiệt hại về người và của, gây ô nhiễm 
môi trường, 
 - Một số trận sóng thần xẩy ra tại In-đô-nê-
xi-a, Nhật Bản, 
GV: Sóng thần có cường độ sóng lớn nên tác hại 
xẩy ra rất khủng khiếp, nhấn chìm nhiều thành 
phố, làng mạc, gây chết nhiều loài sinh vật biển, 
ô nhiễm môi trường, 
 - Trận sóng thần ở In-đô-nê-xi-a vào ngày 
26/12/2004 tại Ấn Độ Dương do trận động đất 
mạnh 9,2 độ richte, sóng cao 30m tràn vào 14 
quốc gia cướp đi sinh mạng của hơn 225000 
người, 
 - Trận sóng thần xẩy ra tại Nhật Bản mới đây 
vào ngày 11/3/2011 do trận động đất mạnh 9 độ 
richte, sóng cao 40,5m làm thiệt mạng 15000 
người, hơn 6000 người bị thương và hơn 2600 
người bị mất tích, hơn 127000 ngôi nhà bị tàn 
phá, nổ nhà máy điện hạt nhân, Ngoài ra, một 
số trận sóng thần xẩy ra ở Chi-lê, Pê-ru, 
GV: Cho học sinh xem đoạn video về tác hại của 
sóng thần. 
- GV tích hợp Sinh học 11 – bài 31: Theo em, các 
loài động vật sống ở biển có khả năng dự đoán 
được sóng thần sắp xảy ra không? Lấy ví dụ? 
HS: Các loài động vật sống ở biển có khả năng 
dự đoán được sóng thần 
GV mở rộng: Các loài động vật có phản ứng trả 
lời kích thích từ môi trường sống để thích nghi 
với môi trường sống. Một số loài động vật có 
khả năng dự báo được sóng thần sắp xẩy ra như: 
Cá mái chèo thường trôi vào bờ vài tháng trước 
khi sóng thần xẩy ra, cá heo có thể cảm nhận 
được sóng thần sắp xẩy ra qua nhận biết các sóng 
* Sóng thần 
 - Đặc điểm: Sóng có chiều cao 
khoảng 20 – 40m truyền theo 
chiều ngang với tốc độ khoảng 
400 – 800km/h, có sức tàn phá 
ghê gớm. 
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do 
động đất. 
36 
âm từ nước biển. 
* Nhóm 2 trình bày kết quả chuẩn bị về thủy triều. 
- GV tích hợp Vật lí 10 – bài 11: Giữa Mặt 
Trăng và Trái Đất, giữa Trái Đất và Mặt Trời có 
lực hút không? Đó là lực gì? 
HS: Các hành tinh đều có lực hút với nhau, đó là 
lực hấp dẫn. 
GV: Theo thuyết của nhà bác học Niu-tơn 
(thuyết tĩnh học): Giữa Trái Đất và Mặt Trăng có 
lực hấp dẫn giữ cho Mặt Trăng chuyển động 
quanh Trái Đất, giữa Mặt Trời và Trái Đất cũng 
có lực hấp dẫn giữ cho Trái Đất chuyển động 
quanh Mặt Trời. Nguyên nhân hình thành thủy 
triều chính là do lực hấp dẫn của các thiên thể, 
hay nói cách khác là do sức hút của Mặt Trăng 
và Mặt Trời. 
GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh sức hút của 
Mặt Trăng và Mặt Trời 
 Mặt Trăng và Mặt Trời. 
II – THỦY TRIỀU 
1. Khái niệm 
- Thủy triều là hiện tượng dao 
động thường xuyên và có chu kì 
của các khối nước trong các biển 
và đại dương. 
2. Nguyên nhân 
- Do sức hút của Mặt Trăng và 
Mặt Trời. 
37 
GV hỏi: Theo em, sức hút của Mặt Trăng hay 
Mặt Trời tới Trái Đất lớn hơn? 
HS: Mặt Trăng có sức hút lớn hơn. 
GV: Mặt Trăng tuy nhỏ hơn nhiều so với Mặt 
Trời (nhỏ hơn 27.106 lần) nhưng Mặt Trăng lại 
có sức hút các khối nước biển rất lớn do Mặt 
Trăng ở gần Trái Đất hơn so với Mặt Trời. 
HS trả lời 
GV phân tích: Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái 
Đất nằm thẳng hàng tương ứng vào ngày không 
trăng và ngày trăng tròn. Lúc này lực tạo triều là 
tổng hợp của cả Mặt Trăng và Mặt Trời, do đó 
dao động thủy triều là lớn nhất, triều cường xảy 
ra vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. 
Trong một năm lại có hai lần thủy triều lớn nhất 
vào các ngày xuân phân (21/3) và thu phân 
(23/9). 
GV phân tích: Khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt 
Trời ở vị trí vuông góc, lúc này lực tạo triều sẽ bị 
phân tán theo hai hướng nên dao động thủy triều 
nhỏ nhất, thường xảy ra vào ngày mùng 7 và 23 
âm lịch hàng tháng. 
3. Đặc điểm 
* Triều cường 
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và 
Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao 
động thủy triều lớn nhất. 
* Triều kém 
- Khi Mặt Trăng, Trái Đất và 
Mặt Trời ở vị trí vuông góc thì 
dao động thủy triều nhỏ nhất. 
38 
GV hỏi: Nghiên cứu thủy triều có ý nghĩa như 
thế nào đối với sản xuất? 
HS: Làm muối, nuôi trồng thủy hải sản, đánh 
giặc, 
GV: Ứng dụng thủy triều trong sản xuất như: 
Sản xuất muối, sản xuất điện, xây dựng các hải 
cảng và giao thông vận tải, nuôi trồng thủy hải 
sản, 
- GV tích hợp Lịch sử 10 – bài 19: Trong lịch sử 
cha ông ta đã lợi dụng thủy triều như thế nào để 
đánh giặc? 
HS: Học sinh kể về trận đánh của Ngô Quyền 
năm 938. 
* Hoạt động 2: Cả lớp 
GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh về dòng biển 
GV: Em hiểu thế nào là dòng biển? Có mấy loại 
dòng biển? 
HS: Trả lời 
GV: Nêu khái niệm và các loại dòng biển. 
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 16.4 và trả 
lời một số câu hỏi sau: 
GV hỏi: Các dòng biển nóng và lạnh thường xuất 
phát ở khu vưc nào? Chúng có hướng chảy ra sao? 
GV: Các dòng biển lạnh hợp với các dòng biển 
nóng tạo thành những vòng hoàn lưu của các đại 
dương ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy 
* Ứng dụng 
- Sản xuất muối, phát triển giao 
thông vận tải, nuôi trồng thủy hải 
sản, thủy điện, quân sự,... 
III – DÒNG BIỂN 
* Khái niệm 
- Dòng biển là hiện tượng 
chuyển động của lớp nước trên 
mặt tạo thành các dòng chảy 
trong biển và đại dương. 
* Phân loại 
- Có 2 loại dòng biển là: dòng 
biển nóng và dòng biển lạnh. 
* Phân bố 
- Các dòng biển nóng thường 
phát sinh ở 2 bên Xích đạo, chảy 
về hướng Tây, khi gặp lục địa thì 
chuyển hướng chảy về phía cực. 
- Các dòng biển lạnh xuất phát từ 
khoảng vĩ tuyến 30- 400, chảy về 
phía xích đạo. 
- Ở nửa cầu Bắc có những dòng 
biển lạnh xuất phát từ vùng cực, 
men bờ tây các đại dương chảy 
về phía Xích đạo. 
39 
của các vòng hoàn lưu ở bán cầu Bắc theo chiều 
kim đồng hồ (hướng tay phải), ở bán cầu Nam 
ngược chiều kim đồng hồ (hướng tay trái). 
- GV tích hợp Địa lí 10 – bài 5: Vì sao hướng 
chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc 
theo chiều kim đồng hồ, còn ở bán cầu Nam thì 
ngược lại? 
HS: Do ảnh hưởng của lực Côriôlit. 
GV lấy ví dụ: Ở Bắc Ấn Độ Dương về mùa hạ 
dòng biển nóng chảy theo vòng từ XriLan-ca lên 
vịnh Ben-gan rồi xuống In-đô-nê-xi-a, vòng sang 
phía Tây rồi trở về XriLan-ca. Về mùa đông 
dòng biển này chảy ngược lại. 
GV hỏi: Dựa vào H16.4, em hãy lấy ví dụ thể 
hiện các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng 
qua bờ các đại dương? 
HS: Dựa vào H16.4 và lấy ví dụ. 
GV: Lấy ví dụ và chốt lại kiến thức. 
- Khoảng vĩ tuyến 300B bờ Đông Đại Tây Dương 
có các dòng biển lạnh còn bờ Tây có các dòng 
biển nóng. 
- Khoảng vĩ tuyến 600B bờ Đông Đại Tây Dương 
có các dòng biển nóng còn bờ Tây có các dòng 
biển lạnh. 
- GV tích hợp Địa lí 10 – bài 13: Các dòng biển 
có ảnh hưởng gì đến khí hậu và kinh tế nơi 
chúng chảy qua? 
HS: Ảnh hưởng đến lượng mưa nhiều hay ít, 
nguồn lợi hải sản. 
GV: Dòng biển ảnh hưởng đến lượng mưa và khí hậu: 
- Lượng mưa: Nơi có dòng biển nóng chảy qua 
thì mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh chảy qua 
thì mưa ít. 
- Kinh tế: Nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và 
lạnh thường là nơi có nguồn cá biển rất phong phú. 
- Ở vùng gió mùa thường xuất 
hiện các dòng biển đổi chiều 
theo mùa. 
- Các dòng biển nóng và lạnh đối 
xứng nhau qua bờ các đại dương. 
4. Củng cố 
GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức bài học 
40 
 Chọn các đáp án đúng trong các câu sau: 
Câu 1: Thủy triều lớn nhất khi: 
A. Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. 
B. Trái Đất ở vị trí vuông góc với Mặt Trăng và Mặt trời. 
C. Mặt Trăng ở vị trí thẳng hàng với Mặt Trời và Trái Đất. 
D. Mặt Trăng ở vị trí thẳng góc với Trái Đất. 
Câu 2: Sóng biển là: 
A. Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. 
B. Hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang. 
C. Hình thức dao động của nước biển lúc thẳng đứng, lúc theo chiều ngang. 
D. Hình thức dao động của nước biển ban đầu theo chiều thẳng đứng về sau theo 
chiều nằm ngang. 
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng thần là do: 
A. Núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương. B. Động đất. 
C. Bão biển. D. Các vụ thử hạt nhân. 
Câu 4: Có 2 loại dóng biển là: 
A. Dòng biển lạnh và dòng biển ấm. B. Dòng biển nóng và dòng biển ấm. 
C. Dòng biển mặn và dòng biển ngọt. D. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh. 
Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng? 
A. Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bên bờ đại dương. 
B. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển nóng, lạnh đổi chiều theo mùa. 
C. Các dòng biển nóng thường xuất hiện ở hai cực chảy về phía xích đạo. 
D. Các dòng biển nóng thường xuất phát từ hai bên đường xích đạo chảy về hướng 
Tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực. 
Câu 6: Giữa Mặt Trăng và Trái Đất, giữa Trái Đất và Mặt Trời có lực hút, đó là lực: 
A. Ma sát. B. Hấp dẫn. 
C. Côriôlit. D. Đàn hồi 
Câu 7: Thủy triều nhỏ nhất khi: 
A. Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc. 
B. Trái Đất vuông góc với Mặt Trăng. 
C. Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm thảng hàng nhau. 
D. Trái Đất và Mặt Trời nằm thẳng hàng nhau. 
41 
Câu 8: Nơi gặp gỡ giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh sẽ có: 
A. Tảo biển phát triển mạnh. B. Nước biển ấm. 
C. Nguồn cá biển phong phú. D. Nhiệt độ nóng ẩm. 
Câu 9: Trận đánh lợi dụng thủy triều đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch 
Đằng của: 
A. Lý Thường Kiệt. B. Ngô Quyền. 
C. Trần Hưng Đạo. D. Phạm Ngũ Lão. 
 HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. 
-GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của 
HS trong quá trình thực hiện. 
5. Dặn dò 
GV yêu cầu HS về tìm hiểu lịch sử và giải thích vì sao Ngô Quyền có thể chiến 
thắng quân Nam Hán trên lí thuyết bài học? 
 Chuẩn bị bài mới: Thổ nhưỡng quyển 
42 
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
Nội dung này đã được tôi khái quát trong phần trước. Ở phần kết quả chung 
này tôi chỉ xin đưa ra một bảng số liệu so sánh, đối chiếu để thấy được kết quả 
chung của hoạt động như sau: 
1. Bảng số liệu cho thấy sự thay đổi trong vốn hiểu biết của một số môn 
học có liên quan tới nội dung học môn Địa lý của học sinh sau khi áp dụng đề 
tài trong năm học 2019 - 2020.(Để có được bảng số liệu này, tôi đã tiến hành 
khảo sát bằng bài trắc nghiệm với học sinh trước khi thực hiện đề tài và sau khi 
thực hiện đề tài) 
Khối 
Tổng 
số 
HS 
Số học sinh có kiến thức liên 
môn tốt khi chưa áp dụng đề 
tài 
Số học sinh có kiến thức liên 
môn tốt khi đã áp dụng đề tài 
Tốt Khá TB Tốt Khá TB 
10 350 50 
(14.3%) 
169 
(48.0%) 
181 
(51.7%) 
142 
(40.6%) 
156 
(44.6%) 
52 
(14.8%) 
11 349 47 
(13.5%) 
156 
(44.7%) 
146 
(41.8%) 
155 
(44.4%) 
147 
(42.1%) 
47 
(13.5%) 
12 245 58 
(23.7%) 
98 
(40.0%) 
89 
(36.3%) 
130 
(50.1%) 
76 
(31.0%) 
39 
(15,9%) 
2. Bảng số liệu cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của học sinh về vấn đề môi 
trường sau khi áp dụng đề tài trong năm học 2019 – 2020. 
Khối 
Tổng 
số 
HS 
Số học sinh nhận thức đúng 
đắn về vấn đề môi trường khi 
chưa áp dụng đề tài 
Số học sinh nhận thức đúng đắn 
về vấn đề môi trường khi đã áp 
dụng đề tài 
Tốt Khá TB Tốt Khá TB 
10 350 43 
(12.3%) 
172 
(49.1%) 
135 
(38,6%) 
194 
(55.4%) 
126 
(36.0%) 
30 
(8,6%) 
11 349 55 
(15.7%) 
148 
(42.4%) 
146 
(41.8%) 
204 
(58.5%) 
122 
(34.9%) 
23 
(6.6%) 
12 245 57 
(23.2%) 
105 
(42.9%) 
83 
(33.9%) 
148 
(60.4%) 
78 
(31.8%) 
19 
(7,8%) 
43 
3. Hiệu quả của đề tài 
Sau khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy có sự thay đổi trong nhận thức và 
hành động của cả học sinh và giáo viên. Cụ thể 
- Với giáo viên: 
+ Chủ động đưa nội dung tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi 
trường vào bài dạy khi thiết kế giáo án và thực thi nó trong quá trình dạy học. 
+ Chủ động sưu tầm tranh, ảnh liên quan, hướng dẫn học sinh cách thực 
hiện. 
+ Cùng với các cơ quan đoàn thể (trong và ngoài nhà trường) và học 
 sinh có những việc làm góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiểu biết về các 
môn học, áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. 
- Với học sinh: Có những hành động, việc làm cụ thể như: 
+ Chủ động nắm bắt kiến thức trong các giờ học, biết tạo mối liên hệ giữa 
kiến thức các môn học với nhau để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. 
+ Biết vận dụng kiến thức liên môn để giúp đỡ những người xung quanh 
như: kiến thức môn địa lý, môn giáo dục công dân, môn hóa học, sinh họcđể 
thấy được tác hại, lợi ích của việc bảo vệ môi trường. Hay kiến thức các môn học 
để cùng gia đình giải quyết các vấn đề trong sản xuất nông nghiệp (Ví dụ: học sinh 
vận dụng kiến thức về đất đai, nguồn nước, khí hậu cùng với kiến thức của môn 
Công nghệ, sinh học..để cùng gia đình phát triển hoạt động chăn nuôi, trồng trọt tại 
địa phương) 
+ Có ý thức giữ gìn và xây dựng một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp 
trong trường, trong lớp, trong gia đình, xã hội: sự đoàn kết trong tập thể, cách cư 
xử, ứng xử với người xung quanh. 
+ Không vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải sau khi sử dụng, chủ động dọn 
vệ sinh lớp học, trường học, ở nhà, địa phương. 
Đặc biệt khi học tôi thấy học sinh không chỉ dừng lại ở việc lĩnh hội tri thức mà 
tri thức đó phần nào đã được biến thành hành động thực tế (Đây là một trong 
những mục tiêu mà giáo dục hướng tới –tức là học đi đôi với hành). 
44 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỤ THỂ 
Học sinh hoạt động nhóm, trình bày kết quả thảo luận 
 Học sinh tham gia lao động, dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh trường 
học 
45 
 Thi thời trang tái chế - bảo vệ môi trường 
 Cuộc thi Rung chuông Vàng chủ đề Biển đảo quê hương 
Cải tạo đất, trồng vườn rau xanh trong khuôn viên nhà trường 
46 
Quét dọn nghĩa trang Liệt sỹ - tỏ lòng biết ơn, tri ân thành kính. 
Quang cảnh nhà trường luôn 
Xanh- Sạch - Đẹp nhờ ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh 
47 
C. KẾT LUẬN 
1. Nhận định chung 
 Vấn đề Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và tích hợp liên môn hiện nay 
là một vấn đề bức thiết với trong nền giáo dục của Việt Nam và tất cả các quốc gia 
trên toàn cầu. Bởi xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải đổi mới để 
bắt kịp với xu thế của thời đại. Một thời đại mới cần có những con người đổi mới, 
nhanh nhạy, tự tin, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Và một xã hội mới, phát triển 
sẽ kéo theo những vấn nạn về môi trường nghiêm trọng hơn, đòi hỏi con người cần 
có cách ứng xử đúng đắn, thông minh hơn (bởi vấn nạn về môi trường không chỉ 
làm biến đổi khí hậu toàn cầu mà còn hủy hoại sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng 
nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người). 
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc Tích hợp liên môn và tích 
hợp giáo dục bảo vệ môi trường với học sinh nói chung, tích hợp liên môn và tích 
hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý cấp THPT nói riêng. Tôi đã tìm 
tòi các tư liệu, các hướng khai thác về vấn đề này sao cho có hiệu quả nhất trong 
quá trình giảng dạy. Tuy nhiên đây là một vấn đề hay, đã được triển khai đại trà 
trong vài năm nên nhiều người tìm tòi. Vì thế những vấn đề tôi đưa ra chưa hẳn là 
đột phá nhưng nó phần nào giúp tôi và các đồng nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn 
về vấn đề tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường để vấn đề này khi đưa 
vào giảng dạy – đặc biệt là giảng dạy môn Địa lý trở nên hấp dẫn hơn, có hiệu quả 
thực sự . 
 2. Hướng tiếp tục nghiên cứu 
Để hoàn thiện hơn cho sáng kiến, trong quá trình giảng dạy tôi tiếp tục đi 
tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề trọng tâm như: 
- Thứ nhất: Cách thức đưa vấn đề vào trong giảng dạy ở phân môn Địa lý và 
một số môn học tôi được phân công giảng dạy. 
- Thứ hai: Biến những tri thức sách vở bằng hành động, việc làm cụ thể cho 
học sinh và cộng đồng dân cư. 
- Thứ ba: Tiếp tục tìm hiểu hệ thống kiến thức các môn học để làm phong 
phú hệ thống kiến thức của bản thân và những vấn đề môi trường của địa phương. 
 3. Những đề xuất, kiến nghị 
Để nâng cao hiệu quả tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Địa lí tôi có 
một số kiến nghị sau: 
- Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp 
+ Các đồng nghiệp cũng cần mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng rút 
ra những kinh nghiệm quý báu không chỉ với môn Địa lý mà còn là kinh nghiệm 
với các môn học khác. 
48 
+ Cùng tập hợp, tích lũy các tư liệu có liên quan để việc áp dụng hai nội 
dung này ở tất cả các phân môn trở nên dễ dàng hơn. 
+ Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề trao đổi kinh nghiệm 
dạy học tích hợp một cách có hiệu quả. 
- Với nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường 
+ Tăng cường công tác chỉ đạo, khuyến khích GV tích cực đổi mới phương 
pháp dạy học, tích cực tích hợp liên môn trong dạy học. 
+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên như tài liệu, sách 
tham khảo. 
+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung đổi mới này trong môn Địa 
lý cũng như các môn học khác bằng nhiều hình thức như : kiểm tra đột xuất, định 
kỳ, hay các cuộc thi 
+ Tổ chức một trang Web về chuyên môn cho các giáo viên trong nhà 
trường để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. 
+ Kết hợp với các tổ chức đoàn thể như Đoàn, Đội, Hội phụ huynh, Y tế học 
đường để các em không chỉ được học tập trên lý thuyết mà còn được thực hiện các 
vấn đề đã học bằng hành động, việc làm cụ thể. 
49 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lý, Nhà xuất bản 
giáo dục Việt Nam 
2. Tài liệu tập huấn: “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý ” 
3. Tài liệu tập huấn: “ Tích hợp liên môn trong môn Địa lý” 
4. Sách giáo khoa môn: Địa lý 10, 11,12 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
5. Sách giáo viên môn: Địa lý 10, 11,12 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
6. Sách thiết kế bài giảng Địa lý 10, 11,12 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
7. Bồi dưỡng Học sinh giỏi Địa lý 10, 11,12 - Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí 
Minh 
8. Thiết kế hệ thống câu hỏi Địa lý 10, 11,12 - Nhà xuất bản giáo dục 
9. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tìm hiểu qua Internet và các tư liệu tham 
khảo khác. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_va_giao_duc_bao_ve_m.pdf
Sáng Kiến Liên Quan