Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận

Xác định Tình yêu và thù hận là một bài khó và dù không thành công ở các lần dạy trước nhưng tôi vẫn chọn bài này trong một đợt thao giảng có tổ chuyên môn dự giờ đánh giá. Với quyết tâm phải dạy cho thật hay, thật sự thành công để sau này không phải lúng túng ngại ngần mỗi khi dạy đến văn bản này, tôi đã tập trung rất nhiều thời gian tìm tòi, ngẫm nghĩ trong khi thiết kế giáo án.

 Vì đây là một văn bản thuộc thể loại mà học sinh không được tiếp cận nhiều trong chương trình, nên tôi nghĩ trước hết phải làm cho các em có những hiểu biết nhất định về loại hình kịch, thể loại bi kịch. Từ đó hướng dẫn học sinh bám sát vào đặc trưng của thể loại khi tìm hiểu chi tiết văn bản. Nói đến kịch là nói đến những mâu thuẫn, xung đột. Những mâu thuẫn xung đột được chọn lọc, dồn nén, qui tụ, làm nổi bật trong quá trình xuất hiện, phát triển và giải quyết, qua tài năng h­ cấu, sáng tạo của tác giả, tạo thành xung đột kịch, cụ thể hoá bằng các hành động kịch do các nhân vật kịch thực hiện trong một cốt truyện kịch. Xung đột kịch tạo nên tính kịch, gây nên sự hấp dẫn chủ yếu của vở kịch. Trong kịch, xung đột kịch đóng vai trò quan trọng nhất. Bởi những đặc trưng của thể loại như thế cho nên đọc - hiểu một tác phẩm kịch trước hết phải tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột của vở kịch. Xung đột ấy được thể hiện như thế nào trong đoạn trích, được đẩy tới cao trào, đỉnh điểm và được giải quyết như thế nào? Qua đó ta có thế hiểu được đặc điểm tính cách, diễn biến tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm mà chủ yếu là trong trích đoạn. Sau khi phân tích kĩ mâu thuẫn, xung đột mới khái quát lên được tư tưởng chủ đề, giá trị của tác phẩm.

 Đặc biệt trong quá trình soạn bài đọc hiểu văn bản này, chúng tôi luôn có ý thức tích hợp kiến thức liên môn Ngữ văn, lịch sử, địa lý, văn hóa Dạy học tích hợp đối với một bài học cụ thể là một thử nghiệm nhằm đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng lí luận dạy học hiện đại vào thực tiễn dạy học bộ môn Ngữ văn, điều này xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu giáo dục, đào tạo của bộ môn: Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu quả hơn; kích thích hứng thú học tập, rèn luyện tư duy sáng tạo. Sự hợp nhất, liên kết giữa các phân môn, giữa các môn có liên quan tạo thành một thể thống nhất là một xu hướng dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại, hình thành cho học sinh thói quen tư duy tổng hợp, tư duy liên kết, thói quen nghiên cứu khoa học trong liên kết đó, vận dụng vào thực tiễn ở những mức độ, bình diện khác nhau, rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, góp phần gắn lí thuyết với thực hành, kiến thức với thực tế cuộc sống, tư duy với hành động.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tử.
D. Tiến trình dạy học:
- Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra bài cũ: Xác định xung đột cơ bản của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét? Xung đột ấy được thể hiện trong đoạn trích Tình yêu và thù hận như thế nào?
	Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV giới thiệu lại kết cấu bài giảng và những nội dung đã học trong tiết trước
+ Hành động trèo tường của Rô-mê-ô nói lên điều gì?
+ Tâm trạng của Rô-mê-ô khi nhìn thấy Giu-li-ét xuất hiện trên cửa sổ? 
+ Tại sao Rô-mê-ô từ chối ví ánh sáng của mặt trăng với người mình yêu?
- HS tích hợp kiến thức văn học với tri thức văn hóa, những hiểu biết về văn hóa, văn học Hi Lạp, La Mã cổ đại.
+ Rô-mê-ô đã so sánh vẻ đẹp của người yêu với những hình ảnh nào?
+ Những thán từ ôi bộc lộ tâm trạng của Rô-mê-ô như thế nào?
+ Nhận xét về cách so sánh, ví von, đã nói lên được điều gì trong trái tim chàng trai?
+ Tâm trạng của Rô-mê-ô bộc lộ trong những lời đối thoại với Giu-li-ét là như thế nào?
+ Hãy nhận xét về con người, về tính cách của chàng Rô-mê-ô?
+ Những lời độc thoại của Giu-li-ét hé mở tâm trạng gì?
+ Tại sao Giu-li-ét băn khoăn vì tên họ của Rô-mê-ô?
+ Thái độ, tâm trạng của Giu-li-ét khi biết Rô-mê-ô trong vườn nhà mình?
+ Nhận xét về con người, tính cách của Giu-li-ét?
+ Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật kịch của Sếch-xpia?
+ Yêu cầu HS khái quát lại giá trị nội dung của trích đoạn cũng như của cả tác phẩm.
- HS rút ra được ý nghĩa tư tưởng từ vở kịch, có sự rung cảm sâu sắc trước những tình cảm cao đẹp của con người ( Tích hợp cả tri thức văn học, văn hóa và giáo dục công dân).
Củng cố:
- Đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK.
- Làm các bài tập phần Luyện tập trang 201- SGK.
Rút kinh nghiệm:
- Trình chiếu chậm hơn để HS vừa tích cực xây dựng bài vừa ghi lại được nội dung cơ bản của bài học.
A. Giới thiệu chung
B. Đọc- hiểu văn bản
I. Tìm hiểu khái quát
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Xung đột kịch
2. Tâm trạng và tính cách của hai nhân vật: Rô-mê-ô và Giu-li-ét
a. Nhân vật Rô-mê-ô
- Hành động vượt tường vào nhà Giu-li-ét
"Hành động táo bạo và liều lĩnh, bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng. Vượt tường vào khu vườn là bước vào khu tử địa, nhưng tình yêu đã khiến chàng không hề ngần ngại, lo sợ.
"R đã vượt qua bức tường ngăn cách, vượt qua những định kiến nặng nề để đến với tình yêu. Kẻ chưa từng bị thương thì há sợ gì sẹo! Câu nói đó của chàng thể hiện sự thách thức với hoàn cảnh, sẵn sàng đương đầu với hoàn cảnh.
- Khi nhìn thấy Giu-li-ét xuất hiện trên cửa sổ: Rô-mê-ô cảm thấy như choáng ngợp, chàng thốt lên:
+ Đấy là phương đông và nàng Giu-li-ét là mặt trời
" Cách so sánh tạo ấn tượng bất ngờ, mạnh mẽ
 Rô-mê-ô không đồng nhất vẻ đẹp của Giu-li-ét với ánh trăng, Giu-li-ét phải là mặt trời, bởi ánh sáng của mặt rời rực rỡ hơn, chói loà hơn. Mặt trời Giu-li-ét hiện ra làm cho mặt trăng trở nên héo hon, nhợt nhạt. Những lời nói của chàng về mặt trăng: Bộ cánh đồng cốt của ả xanh xao nhợt nhạt, chỉ hợp với những đồ ngu xuẩncòn giúp ta hiểu vì sao chàng từ chối ví ánh sáng ấy với người mình yêu. 
 Theo thần thoại La Mã, mặt trăng là nữ thần Đi-a-na sống trinh bạch suốt đời, không lấy chồng. Rô-mê-ô đang rạo rực khát vọng yêu đương ( thứ tình yêu trần thế của con người thời Phục hưng chứ không phải là tình yêu mà thượng đế ban phát ) nên chàng không đồng tình với ánh trăng đồng cốt xanh xao nhợt nhạt. Dưới con mắt Rô-mê-ô, Giu-li-ét đẹp như mặt trời lúc rạng đông.
+ Rô-mê-ô ví đôi mắt nàng như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời: Chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ lúc sao về.
+ Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng.
+ Rô-mê-ô còn thần tiên hoá vẻ đẹp của Giu-li-ét. Nàng hiện ra dưới con mắt chàng như một nàng tiên lộng lẫy đang toả ánh hào quang, như một sứ giả nhà trời có cánh
 Những thán từ ôi! bộc lộ cảm giác ngất ngây, choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt vời như thiên thần của nàng Giu-li-ét.
"Những hình ảnh so sánh đậm chất thơ, đặt ra dưới nhiều góc độ, hoặc tương đồng hoặc tương phản. So sánh không mang tính khuôn sáo, tán tụng mà xuất phát từ trái tim chân thành, đắm say của một chàng trai vừa bị mũi tên của thần Ái tình bắn trúng đích.
- Khi đối thoại với Giu-li-ét:
 Rô-mê-ô đã bộc lộ trực tiếp tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của mình:
+Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ
+Tôi thù ghét cái tên tôi vì nó là kẻ thù của em
+Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó.
"Rô-mê-ô nhắc đi nhắc lại nhiều lần là chàng sãn sàng vì tình yêu mà từ bỏ tên họ của mình. Rô-mê-ô không có một chút băn khoăn, đắn đo, không có sự giằng co trong thế giới nội tâm. Tình yêu của chàng vượt lên trên thù hận, bất chấp thù hận.
+Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm.
"Rô-mê-ô nói và làm theo sự mách bảo, sự điều khiển của con tim đang yêu say đắm. Lời nói của chàng là những lời có cánh, hành động của chàng là hành động của một kẻ si tình. Mãnh lực tình yêu đã khiến Rô-mê-ô vượt lên trên nỗi sợ hãi, lòng không gợn chút băn khoăn lo lắng đến hoàn cảnh thực tại của mình.
[Rô-mê-ô là một chàng trai trẻ tuổi mạnh mẽ, trung thực, tâm hồn trong sáng, rất dũng cảm, dám vượt lên trên tất cả mọi trở ngại để sống thật với rung cảm của con tim, sống thật với lòng mình.
b. Nhân vật Giu-li-ét
 Vừa gặp Rô-mê-ô ở buổi dạ hội, Giu-li-ét cũng lập tức bị mũi tên của thần Ái tình làm cho choáng váng. Đêm hôm ấy Giu-li-ét không ngủ, đến bên cửa sổ, nhìn ra ngoài trong đêm thanh vắng. Nàng buông tiếng thở dài: 
+ Ôi chao! : Tiếng thở dài chất chứa nhiều nỗi niềm, nhiều tâm trạng
+Nàng đã gọi tên Rô-mê-ô tha thiết:
 Ôi Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ?
"Rô-mê-ô là cái tên của con người mà nàng đã đem lòng yêu quí nhưng cái tên ấy lại thuộc về dòng họ đối địch với dòng họ Ca-piu-lét nhà nàng. Giu-li-ét băn khoăn vì cái tên họ của chàng bởi nàng biết nó sẽ là trở ngại lớn của tình yêu.
"Giu-li-ét nhận thức rõ một tình yêu đang nảy nở giữa sự hận thù của hai dòng họ, nàng sớm cảm nhận được thực tại phũ phàng.
+ Trở đi trở lại trong những lời độc thoại của Giu-li-ét là nỗi băn khoăn vì tên họ Rô-mê-ô: 
 Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôiMôn-ta-ghiu là cái gì nhỉ?...Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi!
 Nhưng nỗi băn khoăn không làm vơi đi tình yêu vừa chớm nở trong trong trái tim người thiếu nữ ấy. Thù hận đối với Giu-li-ét chẳng có nghĩa lí gì khi tình yêu đang rạo rực trong trái tim người con gái ở độ tuổi trăng tròn. 
"Những lời độc thoại của Giu-li-ét cho thấy nàng đã yêu chàng say mê, tha thiết.
- Khi nói với Rô-mê-ô, Giu-li-ét lại bộc lộ tâm trạng lo âu vì sự xuất hiện táo bạo của chàng:
+ Tường vườn này cao, rất khó trèo qua; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy..
+ Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết anh.
+ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây.
"Khác với Rô-mê-ô trong những lời đối thoại chỉ nồng nàn thổ lộ tình yêu thắm thiết của mình, không đoái hoài gì đến ngoại cảnh, Giu-li-ét lại thể hiện tâm trạng lo lắng bồn chồn. Đó vừa là một cách kín đáo thể hiện tình yêu vừa cho thấy nàng là một cô gái chin chắn, sớm ý thức được cái trớ trêu ngang trái của cuộc đời.
"Với Giu-li-ét, tình yêu đến cùng nỗi lo, bị bao phủ bởi nỗi lo, nhưng chính nỗi lo lắng bồn chồn khắc khoải ấy lại để lộ một tình yêu da diết, chân thành. Ngòi bút của Sếch-xpia thật tinh tế khi thâm nhập vào những trạng thái tâm hồn của con người, khi mô tả tâm lí nhân vật nữ. Đó là tâm trạng không đơn giản mà diễn biến phức tạp nhưng lại hết sức chân thực, sâu sắc. Những ý nghĩ của nàng về Rô-mê-ô luôn bị bóng đen của hận thù dòng họ ám ảnh, nhưng những lời bộc bạch chân thành hồn nhiên của nàng lại cho thấy niềm rung cảm mạnh mẽ, niềm khao khát về một tình yêu chan chứa, thiết tha.
[Giu-li-ét mang vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, chân thành và cũng không kém phần mãnh liệt trong tình yêu. Sau này ta còn thấy nàng là một cô gái kiên cường, dũng cảm, đấu tranh đến cùng để giữ trọn tình yêu của mình. Đây thực là một hình tượng nhân vật nữ tuyệt đẹp, hấp dẫn trong văn học.
aTiểu kết: Những lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích là những lời thổ lộ tình yêu hay nhất, bay bổng nhất trong lịch sử văn học. Là lời tràn đầy cảm xúc, được diễn đạt bằng các từ ngữ trau chuốt, nhiều câu cảm thán liên tiếp, nhiều hình ảnh được tạo bằng trí tưởng tượng kì diệuTất cả các lời thoại đều bộc lộ một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu bắt nguồn từ tình cảm, khao khát rất chân thành, nồng nhiệt của tuổi trẻ, một tình yêu vượt lên trên thù hận.
III. Tổng kết
- Về nghệ thuật: Đoạn trích cho thấy tài năng miêu tả tâm trạng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ của Sếch-xpia, cách dùng những hình ảnh ẩn dụ góp phần thể hiện sâu sắc ý nghĩa của tác phẩm
- Về nội dung: Sêch-xpia đã ngợi ca một mối tình đẹp đẽ, trong trẻo, bộc lộ thái độ trân trọng, khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn. Tình yêu bất diệt của Rô-mê-ô và Giu-li-ét là kết tinh cho khát vọng yêu, khát vọng sống của con người thời Phục hưng cũng như của con người ở mọi thời đại.
 Kì diệu thay là vẻ đẹp của con người . Đó là tư tưởng lớn của Sếch-xpia xuyên suốt trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét, cũng như trong toàn bộ sáng tác của nhà viết kịch thiên tài này.
 Kì diệu thay là con người! Con người cao quí làm sao về mặt lí trí, vô tận làm sao về mặt năng khiếu. Về hình dung và vóc dáng, nó đẹp tựa thiên thần; về trí tuệ, nó có thể sánh tài thượng đế! Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài!
 Kịch Hăm-lét 
 * Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
 GV chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài với mục đích, yêu cầu riêng, HS thảo luận trong 3 phút cuối của tiết học, sau đó chuẩn bị ở nhà rồi trình bày, nộp sản phẩm trong tiết học tự chọn.
 Nhóm 1:
 Bài tập 1: Em có suy nghĩ gì về mối tình của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét? Tình yêu ấy có còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không?
- Mục tiêu của bài tập:
+ Củng cố nội dung bài học.
+ Phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực cảm thụ cảm văn học, tư duy độc lập, biết thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc riêng.
+ HS biết tích hợp kiến thức văn học với văn hóa, xã hội, kiến thức của môn Giáo dục công dân để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
- Yêu cầu: HS có thể trình bày theo những cách khác nhau, cần đảm bảo được những ý sau đây:
+ Tình yêu trong sáng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã diễn ra trên cái nền của mối hận thù giữa hai dòng họ. Đó là một mối tình dũng cảm, bất chấp định kiến nặng nề dai dẳng.
+ Qua câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả đã đề cao tình yêu tự do, vượt lên trên tư tưởng cổ hủ, bảo thủ, vô nhân đạo đã hằn sâu, trói chặt vào con người hàng nghìn năm trong đêm trường trung cổ.
 + HS phát biểu cảm xúc, suy nghĩ một cách chân thực, nói lên được ý nghĩa của một tình yêu đích thực, chân chính đối với mọi thời đại.
 Nhóm 2:
 Bài tập: Xung đột của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét có phải chỉ là xung đột giữa tình yêu và hận thù hay không? Vở kịch kết thúc như thế nào? Em có suy nghĩ gì về cách kết thúc ấy?
- Mục tiêu: 
+ Củng cố kiến thức.
+ Kích thích sự tìm tòi, phát hiện, khơi gợi niềm say mê, hứng thú học tập của HS, các em sẽ tìm đọc tác phẩm để biết được kết thúc, phát biểu được suy nghĩ của mình về cách kết thúc đó.
+ Phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực đánh giá
+ Rèn luyện khả năng tích hợp tri thức văn học và văn hóa, lịch sử.
- Yêu cầu: 
 HS cần đảm bảo được ý cơ bản sau:
 + Xung đột của vở kịch không chỉ là xung đột giữa tình yêu và hận thù, mà còn là sự đối chọi giữa hai nền luân lí: trung cổ hà khắc và chủ nghĩa nhân văn thời đại Phục hưng. Luân lí trung cổ muốn rằng con người phải hi sinh quyền lợi cá nhân vì dòng họ, còn tư tưởng nhân văn của thời đại Phục hưng lại muốn con người thoát khỏi mọi ràng buộc lễ giáo không cần thiết, để cho tình cảm phát triển tự nhiên, để con người được hưởng hạnh phúc bình thường của cuộc đời.
 + Vở bi bịch kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật, nhưng khi họ chết đi, mối hiềm thù giữa hai dòng họ đã bị xoá bỏ " Sếch-xpia muốn khẳng định sự chiến thắng của tư tưởng nhân văn " Đây là bi kịch lạc quan, thể hiện niềm tin của Sếch-xpia vào cuộc đời. Tuy nhiên niềm tin đó có phần là ảo tưởng, giai đoạn sau, các sáng tác của Sếch-xpia không còn là bi kịch lạc quan nữa khi ông nhận ra cả thế giới này là một ngục thất ghê gớm.
 Nhóm 3: 
 Bài tập: Tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa nhân văn là gì? Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng có phải chỉ biểu hiện trong văn học hay không? Hãy sưu tầm một số sản phẩm văn hóa tiêu biểu của thời đại Phục hưng.
- Mục tiêu:
+ Kích thích động cơ, hứng thú học tập, sự tìm tòi, sáng tạo của HS
+ HS kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
+ Phát triển năng lực xã hội, năng lực cá thể 
- Yêu cầu:
+ Chủ nghĩa nhân văn chính là kết tinh khát vọng tự giải phóng của con người thời đó khỏi những xiềng xích của chế độ phong kiến và chủ nghĩa khổ hạnh của giáo hội thời trung cổ. Chủ nghĩa nhân văn lên án tất cả những gì kìm hãm tự do của con người, đấu tranh cho con người được hưởng quyền sống, quyền hạnh phúc chính đáng, tự nhiên ở ngay trên thế gian này.
+ Chủ nghĩa nhân văn không chỉ biểu hiện trong văn học mà trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc
 + HS lên mạng tìm những sản phẩm văn hóa nổi tiếng của thời đại Phục hưng.
 Nhóm 4: 
 Bài tập: Nhập vai Rô-mê-ô và Giu-li-ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.
 - Mục tiêu:
+ HS tái hiện được văn bản một cách sinh động.
+ Phát triển năng lực cá thế, các em được bộc lộ sở thích, năng khiếu của mình.
- Yêu cầu: 
+ HS nhớ các lời thoại.
+ Diễn xuất tự nhiên, biểu cảm, sinh động, có khả năng hóa thân vào các vai diễn.
* Các sản phẩm của HS
 - Trong tiết học tự chọn, HS giới thiệu sản phẩm trước lớp
 + Nhóm 1, 2, 3 : Mỗi nhóm cử một HS đại diện lên bảng trình bày những vấn đề đã tìm hiểu. 
+ Nhóm 3 cử một đại diện lên giới thiệu tranh ảnh, các sản phẩm nghệ thuật đã sưu tầm.
 + Nhóm 4 diễn kịch trước lớp.
- Tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả làm việc của từng nhóm
- GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm.
Sản phẩm của nhóm 1
Câu hỏi:
Em có suy nghĩ gì về mối tình của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét? Tình yêu ấy có còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không?
Trả lời:
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một tình yêu đẹp đẽ, nhưng cũng là một cuộc tình đầy bi kịch. Bi kịch đó đã thể hiện được sự mãnh liệt trong tình yêu của họ. Tình yêu đầy trở ngại nhưng hai con người đã vượt qua rất dũng cảm, cái chết cũng không lìa được họ. Qua cuộc tình đầy bi kịch của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tư thấy được tư tưởng nhân văn của tác giả, sự chiến thắng của lí tưởng nhân văn. Tình yêu say đắm, thủy chung có sức mạnh xóa bỏ, hóa giải mối hận thù lâu đời. Mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thật trong sáng, thiết tha, nồng nàn, sâu sắc, đó là kết tinh cho khát vọng yêu, khát vọng sống của con người ở thời đại Phục hưng cũng như mọi thời đại.
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét vẫn là tình yêu đẹp đối với mọi thời đại, bởi đó là một tình yêu đích thực, chân thành, trong sáng, mạnh mẽ mà con người trên trái đất này luôn khao khát vươn tới. Đã là tình yêu thực sự thì phải có sự rung động của con tim, phải vượt qua được thử thách. Tuy nhiên vì lí do nào đó mà tình yêu không thành, dang dở, trái ngang cũng không nên lựa chọn cái chết. Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, đó là một lựa chọn tiêu cực.
 Sản phẩm của nhóm 2
Câu hỏi:
Xung đột của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét có phải chỉ là xung đột giữa tình yêu và hận thù hay không? Vở kịch kết thúc như thế nào? Em có suy nghĩ gì về cách kết thúc ấy?
Trả lời:
- Tình yêu trong sáng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã diễn ra trên nền của mối hận thù giữa hai dòng họ. Tuy nhiên xung đột của vở kịch không chỉ là xung đột giữa tình yêu và hận thù mà còn là sự đối chọi của hai nền luận lí trung cổ và nhân văn của thời đại Phục hưng. Luân lí trung cổ muốn rằng con người phải hi sinh những quyền lợi của cá nhân vì gia đình, dòng họ, còn tư tưởng nhân văn của thời Phục hưng lại muốn con người thoát khỏi mọi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, để tình cảm phát triển tự nhiên, không bị kìm hãm, để con người được hưởng niềm hạnh phúc yêu và được yêu, một niềm hạnh phúc bình dị, cần có của cuộc đời.
- Vở kịch kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật. Họ chết đi nhưng nguyên lí mang tính nhân bản về tình yêu vẫn sống mãi. Đó là nguyên lí về tình yêu vượt qua thù hận, tình yêu khẳng định sự chiến thắng của tư tưởng nhân văn đấu tranh vì hạnh phúc con người. Hai nhân vật chính chết nhưng mối hận thù của hai dòng họ được xóa bỏ. Điều này thể hiện niềm tin của Sếch-xpia vào cuộc đời, với mong muốn cuộc đời tốt đẹp hơn. Tình yêu giữa người với người sẽ được tôn vinh, đủ sức mạnh để xóa tan đi những tư tưởng đen tối, bóng đen của sự hận thù. Tuy nhiên niềm tin đó có phẩn ảo tưởng. Giai đoạn sau các sáng tác của Sếch-xpia không còn có niềm tin ấy nữa khi ông nhận ra thế giới này là một ngục thất ghê gớm. Mặc dù vậy, đối với mỗi độc giả yêu mến Sếch-xpia trên khắp thế giới, mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn là bất tử.
 Sản phẩm của nhóm 3
Câu hỏi:
Tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa nhân văn là gì? Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng có phải chỉ biểu hiện trong văn học hay không? Hãy sưu tầm một số sản phẩm văn hóa tiêu biểu của thời đại Phục hưng?
Trả lời:
Tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa nhân văn là đề cao, ca ngợi, khẳng định con người, lấy con người làm chuẩn mực đo lường muôn loài và thế giới. Chủ nghĩa nhân văn là kết tinh cho khát vọng tự giải phóng con người khỏi xiềng xích của chế độ phong kiến và chủ nghĩa khổ hạnh của giáo hội thời trung cổ. Chính bởi điều đó mà thời đại Phục hưng được coi là thời đại của chủ nghĩa nhân văn, của quyền sống và quyền hạnh phúc con người. Chủ nghĩa nhân văn lên án tất cả những gì kìm hãm tự do của con người, là khúc ca vì cuộc sống hạnh phúc của con người. Những tư tưởng mang ý nghĩa văn minh nở rộ ngay giữa xã hội trung cổ với giáo điều khổ hạnh đã đưa con người vươn đến một đích sống mới, một cuộc sống không có thành kiến, không có sự ràng buộc của những lễ giáo trói buộc con người. Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng đã mang đến hình tượng mới về con người. Họ không phải quì gối trước Giáo hoàng, tôn sùng chủ nghĩa khổ hạnh vô nhân tính mà toát lên từ họ là vẻ đẹp của sự chân thực, hồn nhiên, trong sáng, ý thức cao độ về quyền sống, quyền làm người của mình.
Chủ nghĩa nhân văn thời kì này không chỉ biểu hiện ở văn học mà còn trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, kiến trúcNhững nghệ nhân đã xây dựng hình tượng con người mang tầm vóc to lớn, con người là trung tâm của vũ trụ và là nơi hội tụ tất cả những vẻ đẹp của thế gian này.
	- Những bức họa nổi tiếng:
	Mona Lisa của Leonardo da Vinci là một tuyệt tác của hội họa thời kì Phục hưng
Bức tranh trên vòm nhà nguyện Sistine, tại Vatican
Đây là bức họa "trên vòm nhà nguyện Sistine, tại Vatican." của Michelangelo, một họa sĩ, kiến trúc sư thiên tài mà tên tuổi của ông chỉ đứng sau Leonardo Da Vinci vào thời kỳ Phục hưng.
 - Kiến trúc Phục hưng: Tòa thánh Vatican
Bartolommeo Berrecci - Wawel, Kraków
Lâu đài Nymphenburg lung linh trong nắng vàng, phía trước là
 hồ nước với đàn thiên nga trắng muốt.
	- Điêu khắc thời Phục hưng 
David – tác phẩm nổi tiếng của Michelangielo 
đã trở thành biểu tượng của thành phố Florence xinh đẹp
Tài liệu tham khảo
1. Từ điển thuật ngữ văn học - NXB Giaó dục - 1992
2. Thiết kê bài giảng Ngữ văn- Tập một- NXB Hà Nội - 2008
3. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 - Tập một- NXB Hà Nội - 2007
4. Sách giáo viên Ngữ văn nâng cao- Tập 1- NXB Giáo dục- 2007
5. Sách giáo viên Ngữ văn cơ bản- Tập 1- NXB Giáo dục- 2007
6. Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn- NXB Đại học Sư phạm.

File đính kèm:

  • doc7. LVT_Van Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận.doc
Sáng Kiến Liên Quan