Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: “Cacbohiđrat và lipit”

* Ưu điểm: Dễ dàng áp dụng để truyền đạt kiến thức, trong một thời gian ngắn, có thể cung cấp một khối lượng thông tin, kiến thức lớn cho một số lượng người nghe đông (lớp học đông).

* Nhược điểm: Giáo viên thường dạy theo tiến trình trong sách giáo khoa. Chưa có sự liên hệ chặt chẽ giữa các môn học nên học sinh hiểu vấn đề còn chưa sâu sắc. Chưa vận dụng triệt để kiến thức hóa học, kiến thức vật lí và kiến thức các môn khác vào bài dạy do đó học sinh hiểu vấn đề còn chưa cặn kẽ và thấu đáo. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng thực hành vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.

Mặt khác với lối dạy cũ giáo viên chưa vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực vào trong bài dạy, do đó giờ dạy không hấp dẫn và không sinh động.

* Tồn tại cần khắc phục:

- Liên hệ nhiều các môn học

- Vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực.

- Người học gắn lí thuyết với thực hành.

- Chú trọng đến chủ thể người học ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.

- Chú trọng kỹ năng thực hành,

- Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức

- Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Kỹ năng thực hành vận dụng vào đời sống thực tế .

 

doc67 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: “Cacbohiđrat và lipit”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các nhóm.
 Hình 1
 Tìm từ khoá ứng với hình 1, từ khoá có 8 chữ cái?
V. BTVN
Vận dụng kiến thức liên môn trong bài giáo viên giao cụ thể cho các nhóm để làm một số sản phẩm từ cacbohiđrat và lipit. Mỗi nhóm trình bày cách làm và công dụng (Làm trên word hoặc powerpoint).
Nhóm 1: Trình bày cách làm và công dụng mứt dừa
Nhóm 2: Trình bày cách làm và công dụng tinh dầu gấc
Nhóm 3: Trình bày cách làm và công dụng tinh bột nghệ
Nhóm 4: Trình bày cách làm và công dụng tinh bột sắn dây
Tiết 3: BÁO CÁO THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT TỪ CÂY TRỒNG.
I. Mục tiêu
* Kiến thức.
- Học sinh hiểu rõ tính chất vật lý của tinh bột và lipit.
- Vận dụng kiến thức liên môn để làm một số sản phẩm: Mứt dừa, dầu gấc, tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây, dầu dừa.
* Kĩ năng: 	
- Rèn kĩ năng thực hành kết hợp lí thuyết gắn liền với thực tế địa phương.
- Giúp các em rèn kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng làm việc với các thành viên trong nhóm.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề thực tiễn. Biết vận dụng kiến thức trong trải nghiệm sáng tạo là tự mình làm được một số sản phẩm sạch từ thiên nhiên để làm đẹp, trị bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như gia đình như là mứt dừa, dầu dừa, dầu gấc, làm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây
* Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập,công việc.
- Giáo dục an toàn trong thực hành.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
* Định hướng năng lực: 
Phát triển năng lực trải nghiệm sáng tạo tự bản thân mỗi học sinh làm ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống từ đó tìm thấy các giá trị trong lao động.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 
- Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cụ thể cho các nhóm làm ở nhà và báo cáo sản phẩm.
- Máy tính sách tay
- Một số sản phẩm giáo viên tự làm: Dầu dừa, mứt dừa, sáp dừa, tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây.
* Học sinh 
Các dụng cụ và nguyên liệu để làm.
- Nhóm 1: Dừa, dao, nạo hoa quả, đường, chảo.
- Nhóm 2; Gấc chín, dao, chảo, mỡ.
- Nhóm 3: Củ nghệ vàng, máy xay sinh tố, khăn lọc, chậu.
- Nhóm 4: Củ sắn dây, khăn lọc, chậu.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động giáo viên, học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu các nhóm trình bày các sản phẩm của nhóm mình
GV: Yêu cầu đại diện nhóm 1 lên trình bày cách làm và công dụng mứt dừa
HS: Đại diện nhóm báo cáo
HS: Các nhóm khác nhận xét và đưa ra các câu hỏi cho nhóm 1 liên quan đến chủ đề mứt dừa.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu các nhóm trình bày các sản phẩm của nhóm mình
GV: Yêu cầu học sinh nêu rõ kiến thức môn nào được vận dụng trong quá trình làm.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm 2 lên trình bày cách làm và công dụng của dầu gấc.
HS: Đại diện nhóm báo cáo
HS: Các nhóm khác nhận xét và đưa ra các câu hỏi cho nhóm 2 liên quan
 đến chủ đề dầu gấc.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh nêu rõ kiến thức môn nào được vận dụng trong quá trình làm.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm 3 lên trình bày cách làm và công dụng của tinh bột nghệ 
HS: Đại diện nhóm báo cáo
HS: Các nhóm khác nhận xét và đưa ra các câu hỏi cho nhóm 3 liên quan đến chủ đề tinh bột nghệ.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh nêu rõ kiến thức môn nào được vận dụng trong quá trình làm.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm 4 lên trình bày cách làm và công dụng của tinh bột sắn dây.
HS: Đại diện nhóm báo cáo
HS: Các nhóm khác nhận xét và đưa ra các câu hỏi cho nhóm 4 liên quan đến chủ đề tinh bột sắn dây.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh nêu rõ kiến thức môn nào được vận dụng trong quá trình làm.
GV: Nhận xét chung 4 nhóm. Tuyên dương các nhóm làm tốt.
1.Cách làm và công dụng mứt dừa
a. Quy trình
* Chuẩn bị
- Nguyên liệu
- Dụng cụ
- Cách tiến hành
b. Công dụng của mứt dừa
2.Cách làm và công dụng dầu gấc
a. Quy trình
* Chuẩn bị
- Nguyên liệu
- Dụng cụ
- Cách tiến hành
b. Công dụng của dầu gấc
3.Cách làm và công dụng tinh bột nghệ
a. Quy trình
* Chuẩn bị
- Nguyên liệu
- Dụng cụ
- Cách tiến hành
b. Công dụng của tinh bột nghệ.
4. Cách làm và công dụng của tinh bột sắn dây.
a. Quy trình
* Chuẩn bị
- Nguyên liệu
- Dụng cụ
- Cách tiến hành
b. Công dụng của tinh bột sắn dây.
IV: Củng cố
Giáo viên củng cố bài học bằng vai trò của các sản phẩm tự nhiên và một số sản phẩm giáo viên làm từ việc ứng dụng các kiến thức liên môn: Sáp dừa, dầu dừa, tinh bột nghệ.
V. Bài tập về nhà
- Học bài cũ
- Đọc trước bài mới.
* Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Kiểm tra đánh giá hoạt động của các nhóm trong các tiết lí thuyết và thực hành.
- Kiểm tra các sản phẩm của học sinh.
- Kiểm tra đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc ngiệm 20 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận.
Nội dung các câu hỏi kiểm tra như sau
Phần 1: Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Câu 1: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
A. nhóm chức axit.                             B. nhóm chức xeton.  
C. nhóm chức ancol.                           D. nhóm chức anđehit.
Câu 2: Chất thuộc nhóm monosaccarit là
 A. glucozơ.                 B. saccarozơ.                C. tinh bột.                   D. xenlulozơ.
Câu 3: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ.                 B. saccarozơ.                C. xenlulozơ.               D. fructozơ.
Câu 4: Chất thuộc nhóm polisaccarit là        
A. glucozơ.                 B. saccarozơ.                           C. xenlulozơ.              D. mantozơ.
Câu 5: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.    B. [C6H8O2(OH)3]n.     C. [C6H7O3(OH)3]n.      D. [C6H5O2(OH)3]nCâu 6: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH.                 B. CH3COOH.            
 C. HCOOH.                D. CH3CHO.
Câu 7: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic.                B. glucozơ và fructozơ.         
C. glucozơ.                      D. fructozơ.
Câu 8: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.        B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.     D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
Câu 9: Loại thực không chứa nhiều saccarozơ là :
A. đường phèn.	 B. mật mía.	C. mật ong.	 D. đường kính.
Câu 10: Chất không tan trong nước lạnh là :
A. glucozo.	 B. tinh bột.	C. saccarozo.	 D. fructozo.
Câu 11: Mùi ôi của dầu mỡ động, thực vật là mùi của :
A.  este. B.  ancol. C.  anđehit. D.  hiđrocacbon thơm.
Câu 12: Chất béo lỏng có thành phần axit béo:
A. chủ yếu là các axit béo chưa no                                            
B. chủ yếu là các axit béo no
C. chỉ chứa duy nhất các axit béo chưa no                
D. Không xác định được
Câu 13: Lipit là:
A. hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N                                         
B. trieste của axit béo và glixerol
C. là este của axit béo và ancol đa chức                                   
D. trieste của axit hữu cơ và glixerol
Câu 14:Hãy chọn nhận định đúng:
A.Lipit là chất béo.
B.Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
C.Lipit là este của glixerol với các axit béo.
D.Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng hoà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit
Câu 15:  Khi ăn nhiều chất béo, lượng dư chất béo được :
A.  oxi hoá chậm thành CO2 và H2O.
B.  tích lại thành những mô mỡ.
C.  thuỷ phân thành glixerol và axit béo.
D.  dự trữ ở máu của động mạch.
Câu 16: Chất nào khi bị oxi hoá chậm trong cơ thể cung cấp nhiều năng lượng nhất ?
A.  Gluxit. B.  Lipit. C.  Protein. D.  Tinh bột.
Câu 17: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?
A. Dầu vừng (mè)            B. Dầu lạc (đậu phộng)        
C. Dầu dừa                D. Dầu bôi trơn
Câu 18: Dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì:
A. chứa chủ yếu các gốc axit béo, no                       
B. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no
C. chứa chủ yếu các gốc axit thơm                            
D. một lí do khác
Câu 19: Mỡ tự nhiên là:   
A. este của axit panmitic và đồng đẳng của nó                       
B. muối của axit béo
C. các triglixerit của các axit béo khác nhau                           
D. este của axit oleic và đồng đẳng 
Câu 20:  Khi thuỷ phân bất kì chất béo nào cũng thu được :
A.  glixerol. B.  axit oleic. C.  axit panmitic. D.  axit stearic.
Phần 2: Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Vì sao dầu, mỡ để lâu bị ôi thiu?
Câu 2 (1,5 điểm): Tại sao trẻ em ăn bán kẹo vặt có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và còi xương ?
--------------Hết-------------
Các sản phẩm của học sinh lớp 10E
Nhóm 1: Cách làm mứt dừa và công dụng của mứt dừa.
1. Cách làm mứt dừa.
* Chuẩn bị
- Dừa : 1kg
- Đường : 500g
Công thức làm mứt dừa là 1 kg cùi dừa tương ứng với 5 lạng đường trắng.
* Các bước làm mứt dừa 
Bước 1: Chọn dừa và bổ dừa
- Yêu cầu : Chọ dừa bánh tẻ hoặc dừa già (Không chọn những quả già quá) và cũng không non quá
- Bổ dừa: Lấy phần cùi dừa 
Bước 2 : Rửa dừa
- Rửa trong nước ấm ấm trên 50 độ (làm sạch dầu nhanh hơn). 
- Ngâm trong nước đun sôi để nguội 1 đến 2 tiếng. 
- Ngâm xong lại rửa tiếp 2,3 lần nữa cho hết hẳn dầu rồi vớt ra cho ráo nước. 
Bước 3 : Nạo dừa
 - Dùng nạo nạo cùi dừa thành các lát mỏng và dài. 
-Nạo ngang vòng tròn xung quanh với độ dài và độ mỏng trung bình
Bước 4 : Tẩm cùi dừa vào đường
- Cho tất cả cùi dừa vào 1 bát tô loại to rồi trộn lượng đường trắng, trộn đều tay và nhẹ tay để dừa không bị gãy.
Ngâm cùi dừa trong đường 3 – 4 tiếng cho dừa ngấm đường
 Bước 5 : Xao dừa
- Dùng 1 chiếc chảo dày ( chảo dày sẽ giúp nhiệt độ khoảng quá cao và dừa cũng như đường không bị cháy ). Bật bếp cho chảo nóng già sau đó vặn nhỏ lửa rồi cho dừa vào đảo. 
+ Yêu cầu
Đảo đều, để dừa ngấm đều, đường không bị vón cục cũng như không bị cháy
Đảo nhẹ tay để dừa không bị gãy
Lửa để nhỏ vừa phải
- Đảo liên tục trong vòng 35 – 45 phút cho đến khi dừa khô lại, trên bề mặt dừa xuất hiện tinh bột và đường trắng
- Tắt bếp nhưng vẫn tiếp tục đảo thêm 1 chút cho nguội dần rồi mới cho ra đĩa
 Sản phẩm mứt dừa
2. Các công dụng của mứt dừa.
- Chữa táo bón:  Mứt dừa có tác dụng nhuận tràng, là vị thuốc chống táo bón trong những ngày tết do ăn nhiều chất đạm. 
– Chữa trị viêm loét dạ dày: Với vị ngọt bùi, bổ béo, tính bình, dừa có chứa nhiều enzym, ăn có lợi cho tiêu hóa. Mứt dừa có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị viêm loét dạ dầy, ruột, tuy nhiên cũng như các loại mứt khác, cần hạn chế với người có nguy cơ bị bệnh tim mạch huyết áp cao, người mập phì.
Nhóm 2: Cách làm dầu gấc và công dụng của dầu gấc
1. Cách làm dầu gấc.
2. Công dụng của dầu gấc
a. Các công dụng của dầu gấc đối với sức khỏe.
– Dầu gấc có tác dụng làm giảm Cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến.
– Các món ăn có gấc làm vị “gia giảm” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa.
– Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Beta – carotene có chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ô xy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
b. Các công dụng của dầu gấc đối với sắc đẹp.
Dầu gấc giúp chữa nám da.
Dầu gấc giúp da căng mịn, ngăn ngừa lão hóa.
Dùng dầu gấc làm mặt nạ giúp da sáng mịn.
Dầu gấc giúp trị mụn rất tốt
Nhóm 3: Cách làm tinh bột nghệ và công dụng của tinh bột nghệ vàng (đỏ)
1. Cách làm tinh bột nghệ vàng
Nguyên liệu : Nghệ vàng tươi, nước sạch
Bước 1: Chọn loại nghệ ta, củ già vàng thẫm,có chứa hàm lượng curcumin cao hơn. Sau khi mua nghệ về cạo sạch vỏ, rửa thật sạch với nước và để ráo.
Bước 2: Khi nghệ đã ráo nước sau đó cho vào máy xay sinh tố hoặc máy nghiền để xay. 
Bước 3: Dùng vải màn để lọc hỗn hợp này, lọc cho tới khi nước trong mà không bị cặn là đạt yêu cầu.
Bước 4: Hòa nước cốt nghệ với một chút nước sau đó để lắng cho tới khi lớp tinh nghệ đọng lại thành lớp ở dưới đáy chậu. Gạn bỏ phần nước phía trên sau đó thu được phần tinh nghệ. Cứ làm đi làm lại cho đến khi nào nước trong vắt mới thôi 
Để lắng tinh bột nghệ
Bước 5: Sau đó đem phơi hoặc sấy khô ta được loại tinh bột nghệ còn bị vón thành từng cục. Vì thế cần phải  xay lại thành bột mịn ta được tinh bột nghệ nguyên chất.
 Sản phẩm tinh bột nghệ
Bước 6: Sau khi đã có được tinh bột nghệ nguyên chất rồi ta có thể sử dụng ngay hoặc cho vào lọ để bảo quản dùng dần.
2. Công dụng của tinh bột nghệ.
a. Về sức khỏe
- Hoạt chất Curcumin có trong tinh bột nghệ vàng được sử dụng để hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các mầm mống ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh Curcumin có đặc tính hủy diệt tế bào ung thư thuộc vào loại mạnh theo cơ chế diệt từng bước các tế bào ác tính. Curcumin làm vô hiệu hóa tế bào ung thư, giúp ngăn chặn hình thành tế bào ung thư mới nhưng các tế bào khác trong cơ thể không hề bị ảnh hưởng và đặc biệt không tạo ra tác dụng phụ.
- Có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, bệnh về đường ruột, đau bụng, kén ăn ở trẻ nhỏ...
-Phòng chống và trị liệu các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đại tràng, hành tá tràng, bệnh về đường ruột, các hội chứng lười ăn...Tinh bột nghệ chiết xuất từ củ nghệ vàng hỗ trợ sự co bóp của túi mật nhưng không làm dạ dày tiết nhiều axit từ đó làm liền các vết loét nhanh chóng. Hoạt chất Curcumin chứa trong tinh bột nghệ giúp ức chế các khối u hình thành trong khu vực này nên làm giảm các nguy cơ gây ung thư. Với các công dụng đặc hiệu mà tinh bột nghệ vàng nguyên chất được coi là thần dược chữa các bệnh về dạ dày, đại tràng, hành tá tràng.
- Có tác dụng lớn đối với các bệnh về gan như viêm gan( A, B, C), xơ gan, yếu gan. Curcumin có công dụng đặc hiệu giúp giải độc, bảo vệ gan, bảo vệ hồng cầu.
- Giúp hạ thấp lượng cholesterol có trong máu từ đó có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, chống lại các bệnh viêm nhiễm...
- Chống viêm, chống oxy hóa tế bào trong cơ thể.
- Hỗ trợ tốt các bệnh nhân bị các bệnh như suy giảm trí nhớ, bệnh Gút, tiểu đường, viêm lõi cầu khớp, viêm màng bồ đào ở mắt, bệnh đa cơ cứng, loãng xương, bệnh cứng bì, phân mỡ, vẩy nến, basedow (bệnh bướu cổ lồi mắt), ngăn chặn béo phì...cũng như ảnh hưởng rất tốt tới các bệnh mãn tính khác.
- Giúp khí huyết lưu thông tốt, giúp các chị em phụ nữ sau khi sinh phục hồi sức khỏe, người mới ốm dậy, các bệnh biếng ăn, đau bụng kinh ở con gái
- Là nguồn thảo dược trong các bài thuốc quý từ dân gian chữa rất nhiều loại bệnh mà trong Đông y hay áp dụng.
- Xuất phát từ thiên nhiên nên rất tốt cho phòng ngừa bệnh tật, thanh lọc cơ thể, giải độc, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa sự lão hóa.
- Bổ khí huyết, có tác dụng rất tốt trong việc bài trừ độc tố trong cơ thể, kháng khuẩn....
b. Về làm đẹp:
- Giúp tái tạo tế bào da, ngăn ngừa sự lão hóa da, nếp nhăn giúp làn da trắng hồng mịn màng.
- Hoạt chất có trong tinh bột nghệ giúp điều trị và phòng ngừa các loại mụn, tẩy bay nám, tàn nhang, loại bỏ nám, tàm nhang, giúp lấy lại vẻ tươi mới cho làn da, chống rụng tóc, tăng cường vẽ đẹp và sức lực cho cơ thể.
Nhóm 4: Quy trình làm tinh bột sắn dây và công dụng của tinh bột sắn dây.
1. Quy trình làm tinh bột sắn dây
Bước 1: Sắn dây mua về đen rửa sạch hết đất cát , sau đó bóc vỏ rồi rửa lại qua vài lần nữa với nước cho củ sắn sạch 
Bước 2: Dùng dao để mài vụn củ sắn hoặc nếu muốn làm nhanh hơn có thể dùng máy xay sinh tố hoặc máy nghiền xay cho thật nhuyễn vụn 
Bước 3: Hoà tan sắn đã xay nhuyễn với nước theo tỉ lệ 1 phần sắn : 4 phần nước rồi cho vào túi hoặc vỉ lọc để lọc lấy nước bột nhào bóp nhiều lần để thu được tối đa nước bột . Sau đó bỏ phần bã đi 
Bước 4: Nước bột lọc thu được có màu trắng đục do còn chứa nhiều nhựa sắn, cho nước bột đã lọc vào 1 cái tô (hoặc chậu) sạch và thêm nước vào, mỗi ngày thay nước từ 1 – 2 lần và sau 10 ngày thì thu được 1 chậu nước bột sắn trắng.
Bước 5 :Bột sắn được khuấy đều với nước rồi lọc qua các lớp vải xếp chồng lên nhau (tất cả các tạp chất sẽ bị loại bỏ). Sau đó dùng 1 túi nilon lót trong đáy chậu để lắng bột. Lắng trong ít nhất 12 tiếng, khi bột đã lắng chắc dưới đáy chậu thì gạn bỏ nước trên bề mặt chậu (gạn thật nhẹ nhàng để tránh phần tinh bột đã lắng bị xao động).
Bước 6: Dàn phần tinh bột đã lắng ra một cái mâm hoặc dàn ra tờ báo rồi mang phơi ra ngoài trời nắng cho đến khi bột khô hoàn toàn. Phơi càng khô thì bột sắn sẽ bảo quản được càng lâu
Bước 7: Để bột sắn thơm hơn ướp bột sắn với hoa bưởi. Tách cánh hoa bưởi ra khỏi đài và nhụy rồi trộn cùng bột sắn đã phơi khô, sau đó đem cả cánh hoa bưởi và bột ra phơi lại lần nữa để hương hoa quyện với bột.
Bước 8: Cho bột sắn đã ướp hoa vào từng hũ, lọ hoặc bịch nilon sạch để bảo quản
.
2. Công dụng của tinh bột sắn dây.
- Bột sắn dây chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, mụn nhọt.
Ngày dùng 12 -30gr sắn dây khô, sắc uống. Hoặc dùng 10 -16gr bột, pha với nước sạch để uống.
- Bột sắn dây giúp chữa cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe.
Bột sắn dây 12 g hòa đường uống hoặc dùng cát căn 20 g, đậu ván (sao)12 g, giã giập, sắc nước uống trong ngày.
- Bột sắn dây giúp chữa cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu.
Cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15-20 g, sắc nước uống trong ngày.
- Bột sắn dây giúp trị vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước.
Bột sắn dây 120 g, gạo tẻ 15 g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.
- Bột sắn dây giúp chữa ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng, độc.
Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500 ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.
- Bột sắn dây giúp chữa viêm họng, viêm thanh quản cấp tính.
Dùng dây sắn đốt chưa cháy hoàn toàn rồi đem tán bột, uống với nước.
- Bột sắn dây giúp chữa vết thương chảy nhiều máu.
- Bột sắn dây giúp giải rượu, chữa ngộ độc rượu.
- Bột sắn dây giúp trị viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt.
- Bột sắn dây giúp trị trẻ em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè.
Bột sắn dây pha nước sôi cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày.
- Bột sắn dây chữa Chảy máu mũi thường xuyên.
Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 cốc.
- Bột sắn dây giúp trị rắn cắn.
Có thể lấy giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn, sau đó chuyển gấp đến bệnh viện gần nhất.
Sản phẩm của 4 nhóm
Phụ lục 1
Một số hình ảnh minh họa hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
Một số hình ảnh minh họa trong tiết 1: Cacbohiđrat
Mẫu vật chuẩn bị của các nhóm
Hoạt động của các nhóm
Một số hình ảnh trong tiết 2: Lipit
Hoạt động của nhóm 1
Hoạt động của nhóm 2
Một số hình ảnh trong tiết 3: Báo cáo thực hành
Báo cáo và sản phẩm của nhóm 1
Báo cáo của nhóm 2 và sản phẩm của nhóm 2
Báo cáo của nhóm 3 và sản phẩm của nhóm 3
Báo cáo của nhóm 4 và sản phẩm của nhóm 4
 Sản phẩm của 4 nhóm
Phụ lục 2
Các slide trong tiết 1: Cacbohiđrat
Slide 1
Slide 2
Slide 3
Slide 4
Slide 5
Slide 6
Slide 7
Slide 8
Slide 9
Slide 10
Slide 11
Các slide trong tiết 2: Lipit
Slide 1
Slide 2
Slide 3
Slide 4
Slide 5
Slide 6
Slide 7
Slide 8
Slide 9
Slide 10
Slide 11
Slide 12
Slide 13
Slide 14
Slide 15
Slide 16
Slide 17
Slide 18
Slide 19
Slide 20
Slide 21
Slide 22
Slide 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản - NXBGD- 2009
2. Sách giáo khoa sinh học 10 nâng cao - NXBGD- 2009
3. Sách giáo khoa hóa học 12 cơ bản - NXBGD- 2009
4. Sách giáo khoa hóa học 12 nâng cao - NXBGD- 2009
5. Sách giáo khoa công nghệ 10 - NXBGD- 2009
6. https://www.google.com.vn.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng.
1
II. Nội dung sáng kiến
1
1. Giải pháp cũ thường làm
1
2. Giải pháp mới cải tiến
1
III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
47
1. Hiệu quả kinh tế
47
2. Hiệu quả xã hội
49
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 
49
 PHỤ LỤC
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
64

File đính kèm:

  • doc4. NQB Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài Cacbohiđrat và lipit.doc
Sáng Kiến Liên Quan