Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng sống trong các tiết sinh hoạt lớp
Trong thực tế hiện nay việc giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh đang là vấn đề được sự quan tâm lớn của xã hội. Chúng ta thấy rằng đây là nhu cầu và là yêu cầu bức thiết của xã hội, là nền tảng của sự hình thành và phát triển nhân cách, lối sống cho nguồn nhân lực trẻ tương lai. “Dạy con từ thuở còn thơ”; việc giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng sống phải được thực hiện từ sớm, và thường xuyên để tạo nề nếp thói quen từ đầu, giúp trẻ không phải chỉ lớn lên về thể chất, thông hiểu về mặt tri thức mà còn trưởng thành về mặt tinh thần.
Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh hiện nay chưa có nhiều chuyển biến như mong đợi do chính suy nghĩ chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức hàn lâm, còn chưa đi sâu vào thực hành, chủ yếu là tích hợp ngắn gọn trong một hay một vài hoạt động ở một số bài học có nội dung liên quan.
Từ những năm thực hiện vai trò giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng không phải vô cớ mà truyền thống xưa nay nhân dân ta vẫn đặt việc đức dục lên hàng đầu. “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Cũng vì thế, tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của năm nay “Tích hợp giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp” bởi lẽ ngoài các giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp là thời gian phù hợp nhất để lắng nghe, chia sẻ, giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRIỆU THỊ TRINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ RÈN KĨ NĂNG SỐNG TRONG CÁC TIẾT SINH HOẠT LỚP GVthực hiện: Lê Nguyễn Thanh Trúc Lớp: Hai 4 Năm học : 2014- 2015 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thực tế hiện nay việc giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh đang là vấn đề được sự quan tâm lớn của xã hội. Chúng ta thấy rằng đây là nhu cầu và là yêu cầu bức thiết của xã hội, là nền tảng của sự hình thành và phát triển nhân cách, lối sống cho nguồn nhân lực trẻ tương lai. “Dạy con từ thuở còn thơ”; việc giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng sống phải được thực hiện từ sớm, và thường xuyên để tạo nề nếp thói quen từ đầu, giúp trẻ không phải chỉ lớn lên về thể chất, thông hiểu về mặt tri thức mà còn trưởng thành về mặt tinh thần. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh hiện nay chưa có nhiều chuyển biến như mong đợi do chính suy nghĩ chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức hàn lâm, còn chưa đi sâu vào thực hành, chủ yếu là tích hợp ngắn gọn trong một hay một vài hoạt động ở một số bài học có nội dung liên quan. Từ những năm thực hiện vai trò giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng không phải vô cớ mà truyền thống xưa nay nhân dân ta vẫn đặt việc đức dục lên hàng đầu. “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Cũng vì thế, tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của năm nay “Tích hợp giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp” bởi lẽ ngoài các giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp là thời gian phù hợp nhất để lắng nghe, chia sẻ, giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Đạo đức là cốt lõi hình thành nhân cách con người. Học sinh Tiểu học tuy đã qua bậc học Mầm non, đã được dẫn dắt phần nào nhưng tâm hồn trong sáng, ngây thơ của các em vẫn chưa nhận thức được hết các vấn đề quanh mình trong cuộc sống hàng ngày. Sự chi phối của xã hội, tác động tiêu cực ở gia đình (một số em), hay chính sự bắt chước lẫn nhau các hành động chưa hay làm ảnh hưởng lớn đến cách nhìn, quan điểm và hành vi của các em. Vì vậy việc hướng dẫn các em nhận thức được đúng- sai, nên- không nên và hết sức cần thiết để trẻ điều chỉnh suy nghĩ, thái độ và hành động chính bản thân mình. Kĩ năng sống đối với học sinh Tiểu học là hành vi ứng xử cá nhân giúp cho bản thân giải quyết các tình huống trong cuộc sống, sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức và văn hóa xã hội. II. Cơ sở thực tiễn: Học sinh Tiểu học còn nhỏ, lứa tuổi các em còn vô tư nên khả năng nhận thức và hành động còn nhiều thiếu sót. Mỗi cá nhân học sinh một tính cách, một khả năng nhận thức khác nhau. Việc giáo dục các em còn tùy thuộc vào mức độ của từng em, tùy vào mặt thiết sót của từng đối tượng để có nội dung và hình thức phù hợp, giúp các em khắc sâu và tạo động lực cho các em tích cực điều chỉnh bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Trong quá trình rèn kĩ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Được sự hỗ trợ của nhà trường và phụ huynh học sinh về cơ sở vật chất ( bảng nhóm, máy chiếu...) phục vụ cho các hoạt động. Học sinh hứng thú tham gia các hoạt động ở tiết sinh hoạt lớp. 2. Khó khăn - Một số em bị ảnh hưởng tiêu cực từ các hành vi chưa hay từ gia đình, từ những người xung quanh nhưng chưa nhận thức được hành động của mình. - Một số phim ảnh, truyện tranh trẻ được tiếp xúc chưa mang tính giáo dục nhưng phụ huynh chưa quan tâm, điều chỉnh. -Tâm lý của phụ huynh cho rằng trẻ còn nhỏ nên chưa cho trẻ tham gia vào các hoạt động tự phục vụ vì nghĩ rằng trẻ chưa biết làm, hoặc sợ trẻ làm hỏng ...; một số trẻ lại ít có điều kiện giao tiếp với người thân nên ít có điều kiện bộc lộ ý kiến, chia sẻ thông tin. -Ở một số ít gia đình vẫn còn đặt nặng chuyện “cháu trai nối dõi tông đường”, sợ trẻ cực nên chuyện gì cũng làm thay, tạo tâm lý ỷ lại cho trẻ. Đối với giáo viên Bản thân mỗi giáo viên phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng sống cho trẻ; có mục tiêu và kế hoạch thực hiện cụ thể. Đây là hoạt động được thực hiện trải dài suốt năm học chứ không phải chỉ trong phạm vi một tuần, một tháng. Mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Từ cơ sở và thực tiễn trong quá trình giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh bậc tiểu học tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học có tính khả thi nhất. III. Các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp: Ngoài việc thực hiện giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng sống cho các em trong các giờ chính khóa ; bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tôi đã tiến hành thực hiện tích hợp qua các tiết sinh hoạt lớp như sau : 1./ Tìm hiểu các vướng mắc về nhận thức đạo đức và hạn chế về kỹ năng sống của các em qua trao đổi với phụ huynh và qua quá trình quan sát thái độ, hành vi thể hiện trong học tập sinh. Khi nhận thấy “vấn đề”, tôi sẽ ghi nhận vào sổ tay tên học sinh và vấn đề cần quan tâm. Đối với các em còn hạn chế, tôi sẽ theo dõi sự chuyển biến của các em đó sau buổi sinh hoạt và có sự động viên, uốn nắn kịp thời. Ví dụ: Em A có lời lẽ phát ngôn chưa lịch sự với bạn, Em B chưa có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp..... 2./Chọn chủ đề sinh hoạt cho mỗi tuần, chủ đề sinh hoạt phù hợp với chủ đề được học ở tuần đó hoặc tùy theo sự ghi nhận hàng tuần mà tôi chọn chủ đề cần giáo dục các em. Ví dụ: Ở tuần 11 các em học về gia đình, tôi sẽ chọn chủ đề liên quan đến gia đình cho học sinh thảo luận: Thái độ cần có khi giao tiếp với người thân, những việc nên làm trong gia đình....; hoặc có học sinh chưa biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp thì tôi cho các em thảo luận về những hành động nên làm và khuyến khích các em thực hiện thật tốt. 3./ Chọn hình thức thức sinh hoạt phong phú, kích thích sự chủ động tham gia của học sinh. Không nhất thiết mỗi tuần đều làm cùng một hoạt động rập khuôn, tôi thường xuyên thay đổi hình thức cho các em. Đó có thể là buổi thảo luận và trình bày ý kiến; cũng có khi là một câu chuyện mang nội dung giáo dục mà tôi sưu tầm được; hoặc có thể là một bài hát mang nội dung phù hợp với chủ đề của tuần; có khi tôi cho các em tham gia trò chơi và giáo dục các em qua những trò chơi đó; có tuần tôi cho các em vẽ tranh với chủ đề muốn giáo dục, có khi là một tiểu phẩm nhỏ từ các bạn cùng lớp hay trò chơi xử lý tình huống.... Ví dụ: Tôi dùng bài hát “Mẹ yêu không nào” để giáo dục các em việc đi thưa, về trình, qua đó rèn kĩ năng chào hỏi cho HS. Tôi sẽ kể câu chuyện “ củ cải trắng” để giáo dục học sinh biết quan tâm, chia sẻ với bạn và cho các em nêu ra thái độ, hành động ứng xử với bạn bè... IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm 1. Kết quả Từ những việc đã làm, lớp tôi chủ nhiệm đạt được một số kết quả như sau: a./ Kết quả học sinh lớp tôi: Các em có nhận thức tốt hơn về đạo đức, biết nhận định thái độ, hành động đúng, biết thực hiện các hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức. Các em có kĩ năng sống tốt hơn, biết giao tiếp ứng xử lịch sự, biết tự phục vụ bản thân, có tinh thần trách nhiệm, tham gia tốt các hoạt động ở trường và ở nhà. 2. Bài học kinh nghiệm Với những kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: -Cần quan tâm sâu sát đến từng học sinh của mình,tìm ra các hạn chế và có kế hoạch giúp các em khắc phục hạn chế đó. - Cần bình tĩnh, kiên trì uốn nắn học sinh mọi lúc, ghi nhận sự tiến bộ của các em dù là rất nhỏ và có sự khuyến khích nhắc nhở các em kịp thời. -Giáo viên cần linh hoạt, khéo léo xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình chủ nhiệm lớp, sao cho vấn đề được giải quyết nhẹ nhàng, thỏa đáng. -Đối với một vài trường hợp đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ hơn với gia đình để giáo dục các em toàn diện hơn. PHẦN C: KẾT LUẬN CHUNG Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai. Những gì chúng ta dạy dỗ, giáo dục hôm nay chính là hành trang của các em mai này- những chủ nhân tiếp theo của xã hội. Công tác chủ nhiệm không nhỏ mà cũng chẳng nhẹ, bởi lẽ nó là yếu tố quyết định phẩm chất, nhân cách xã hội tương lai. Chúng ta, những người làm công tác giáo dục, bằng tâm huyết, trí tuệ và kinh nghiệm của mình đang từng bước , từng bước hoàn thiện nên nhân cách, trí tuệ những thế hệ mới phù hợp với xu hướng hòa nhập quốc tế. Tôi vẫn vững tin rằng chúng ta sẽ làm được. Xin chân thành cảm ơn! TPHCM, ngày 23 tháng 4 năm 2015 Người viết Lê Nguyễn Thanh Trúc
File đính kèm:
- skkn_tich_hop_GD_dao_duc_va_ren_KNS_trong_cac_tiet_sinh_hoat_lop.doc