Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi truờng qua môn Công nghệ 7

Cơ sở lí luận:

 Vấn đề môi trường sống của con người trên Trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó đã gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm họa thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần nhanh chóng khắc phục.

 - Môi trường là gì?

 Môi trường là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

 Trong đó có các nhân tố sau:

 + Nhân tố vô sinh như : đất, đá, nước, không khí.

 + Nhân tố hữu sinh như : sinh vật và con người.

 - Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?

 Giáo dục bảo vệ môi trường là tổng hợp các biện pháp nhằm giáo dục duy trì sử dụng hợp lí, phục hồi, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài hòa tổng thể.

 - Để thực hiện có hiệu quả việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên cần xác định :

 + Mục tiêu tích hợp.

 + Nguyên tắc tích hợp.

 + Nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp.

 + Địa chỉ tích hợp.

 Tuy nhiên dù tích hợp nội dung nào trong giảng dạy người giáo viên cũng phải thực hiện nghiêm túc kiến thức cơ bản của môn học, không kéo dài thời gian trên lớp và làm nặng nề giờ học.

Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia.Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước.

 

doc35 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi truờng qua môn Công nghệ 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một phần).
 - Dạng liên hệ : Các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, GV có thể bổ sung kiến thức GDMT có liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp.
Tuần 25
 Tiết 31 Bài 29 BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG
I) Mục tiêu 
 1) Kiến thức :
 - Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. 
 - Hiểu được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
 2) Kỹ năng : 
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
 - Kỹ năng hoạt động tư duy.
 - Rèn ý thức lao động đúng kĩ thuật, cẩn thận, an toàn lao động khi gieo trồng cây.
 3) Thái độ : Có ý thức tích cực trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng và môi trường sinh thái.
 4) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực đánh giá và tự đánh giá.
II) Phương pháp :
 Sử dụng và kết hợp các phương pháp vấn đáp, thực nghiệm, bàn tay nặn bột, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, quan sát, thảo luận nhóm.
III) Chuẩn bị của GV - HS
	1) GV : Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu về khoanh nuôi phục hồi rừng, tác hại của việc phá rừng, nguyên nhân làm rừng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Video về nạn phá rừng ở Đắc Lắc, phiếu học tập. 
 2) HS : Nghiên cứu thông tin SGK, học bài 22, liên hệ thực tế về tác hại của việc phá rừng.
IV) Tiến trình lên lớp
 1) Ổn định lớp, giới thiệu Ban giám khảo Hội thi Giáo viên dạy giỏi THCS cấp huyện năm học 2017-2018; kiểm tra sĩ số HS. (1 phút)
2/ Các hoạt động:
A- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (khoảng 5 phút)
Mục tiêu
Hoạt động học của HS
Hoạt động dạy của GV
- Giáo dục ý thức, thái độ học tập nghiêm túc, tích cực cho HS;
- Đặt vấn đề cần nghiên cứu ở bài mới.
- HS quan sát hình 1 số động vật, thực vật rừng và nêu suy nghĩ của mình.
Điều chỉnh phương pháp học tập hiệu quả hơn.
- GV cho HS quan sát hình 1 số động vật, thực vật rừng và nêu suy nghĩ của mình.
 Giáo dục HS thái độ học tập nghiêm túc, tích cực và đặt vấn đề vào bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (khoảng 33 phút)
Hoạt động học của HS
Hoạt động dạy của GV
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ý nghĩa của bảo vệ và khoanh nuôi rừng (khoảng 10 phút)
Mục tiêu: giúp HS hiểu được ý nghĩa của bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Cá nhân đọc mục tiêu bài học.
* Thực hiện nhiệm vụ :
HS nhận phiếu học tập và yêu cầu HS thu thập thông tin trả lời câu hỏi ở phiếu học tập.
HS: Rừng bị tàn phá nghiêm trọng.
HS : do khai thác lâm sản tự do bừa bãi, khai thác kiệt nhưng không trồng rừng thay thế, đốt rừng làm nương rẫy và lấy củi, phá rừng khai hoang, chăn nuôi.
HS : Lũ lụt, hạn hán, xói lỡ đất, sóng thần, ô nhiễm môi trường, động thực vật bị tuyệt chủng.
HS rút ra kết luận về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng và khoanh nuôi rừng: 
* Thu thập thông tin, nghe GV hướng dẫn thực hiện hiệm vụ:
- Nghe, quan sát theo hướng dẫn của GV.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Nhận phiếu học tập và quan sát hình hoàn thành kết luận ở phiếu học tập.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện các nhóm hoàn chỉnh kết luận ở phiếu học tập; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Ghi nhớ kiến thức, thu thập thông tin:
- Quan sát hình, nghe GV chuẩn xác, khắc sâu kết quả. 
- Ghi nội dung phần I
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu ở phần II: Bảo vệ rừng
- Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài học.
Rừng là lá phổi xanh của trái đất.
* Chuyển giao nhiệm vụ :
GV phát phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 2 phút.
* Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ :
 - Nêu vai trò của rừng. 
 - Tình hình rừng hiện nay như thế nào? 
 - Nguyên nhân làm rừng suy giảm.
 - Tác hại của việc tàn phá rừng
* Giao nhiệm vụ
- GV giao phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm theo nhóm, hoàn thành kết luận ở phiếu giao việc. GV theo dõi các nhóm, bao quát lớp, giúp nhóm yếu và nhắc nhở HS chưa nghiêm túc khi thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm hoàn thành nội dung kết luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
- Yêu cầu HS ghi nội dung phần I.
* Đặt vấn đề qua II: Qua phần I chúng ta đã biết vai trò to lớn của rừng và hậu quả của việc tàn phá rừng gây ra. Vậy việc mà chúng ta phải làm hiện nay là bảo vệ rừng.--> bảo vệ rừng.
I. Ý nghĩa :
- Bảo vệ nguồn tài nguyên quý của đất nước
 - Việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của con người.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về bảo vệ rừng 
Mục tiêu: HS biết được các mục đích, biện pháp của bảo vệ rừng.
II- Bảo vệ rừng:
1. Mục đích
-Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật và đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện để rừng phát triển.
2.Biện pháp:
-Ngăn chặn và cấm phá
 hoại tài
 nguyên 
rừng, đất
 rừng.
-Kinh doanh
 rừng, đất
 rừng phải
 được nhà
 nước cho
 phép.
- Chủ rừng và Nhà nước phải có kế hoạch phòng chống cháy rừng.
* Thực hiện nhiệm vụ :
HS nhận phiếu học tập và yêu cầu HS thu thập thông tin trả lời câu hỏi ở phiếu học tập.
* Thu thập thông tin, nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe, quan sát theo hướng dẫn của GV.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện các nhóm hoàn chỉnh kết luận ở phiếu học tập; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Ghi nhớ kiến thức, thu thập thông tin:
- Quan sát hình, nghe GV chuẩn xác, khắc sâu kết quả. 
- Ghi nội dung phần I.1
* Thực hiện nhiệm vụ :
HS đọc thông tin SGK. HS nghe đoạn video
* Thu thập thông tin, nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe, quan sát theo hướng dẫn của GV.
Làm bài tập.
* Báo cáo kết quả:
- Cá nhân hoàn chỉnh kết luận các HS khác nhận xét, bổ sung.
* Ghi nhớ kiến thức, thu thập thông tin:
- Quan sát hình, nghe GV chuẩn xác, khắc sâu kết quả. 
Rút ra kết luận về các biện pháp bảo vệ rừng.
GV liên hệ thực tế: Không bẻ cành, hoa trong khuôn viên nhà trường, công viên, khu dân cư. Tích cực tham gia trồng cây. Tích cực tuyên truyền, vận động người dân về tầm quan trọng của rừng. Tiết kiệm giấy. Có các biện pháp hiệu quả để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. 
1. Mục đích:
* Chuyển giao nhiệm vụ :
GV phát phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 2 phút.
* Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ :
- Tài nguyên rừng gồm những thành phần nào?
- Mục đích của bảo vệ rừng là gì? 
*Giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tập.
- Yêu cầu đại diện nhóm HS trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
- Tổ chức lớp thống nhất kết luận đúng, GV chuẩn xác, khắc sâu. 
*Chuyển ý sang 2: Để thực hiện tốt mục đích của bảo vệ rừng cần có những biện pháp nào?
2) Biện pháp :
*Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS đọc thông tin Sgk. Sau khi HS đọc thông tin xong GV cho HS nghe 1 đoạn video : nạn phá rừng ở Đắc Lắc.
Cho HS làm bài tập: điền đúng hoặc sai vào (...)
* Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ :
Nghe và nêu được nguyên nhân làm rừng suy giảm. Điền đúng hoặc sai vào (...)
? Các hoạt động nào của con người được xem là xâm hại tài nguyên rừng ?
? Là HS em làm gì để bảo vệ rừng ?
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về khoanh nuôi phục hồi rừng
Mục tiêu: HS biết được các mục đích, đối tượng khoanh nuôi, biện pháp.
III) Khoanh nuôi phục hồi rừng :
Mục đích : sgk
Đối tượng khoanh nuôi: sgk.
Biện pháp: sgk
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS nghiên cứu thông tin 1, 2, 3 Sgk và thảo luận theo đội trong 3 phút. Đại diện mỗi đội lên gắn các nội dung tương ứng.
*Báo cáo kết quả:
Đại diện mỗi đội lên gắn các nội dung tương ứng với mục đích, đối tượng khoanh nuôi, biện pháp.
*Ghi nhớ kiến thức
*Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 2 đội : Các đội nghiên cứu thông tin 1, 2, 3 Sgk và thảo luận theo trong 3 phút. 
*Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Đại diện mỗi đội lên gắn các nội dung tương ứng với : mục đích, đối tượng khoanh nuôi, biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng.
GV phân tích các biện pháp kĩ thuật : 
-Ở mức độ thấp : chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ chống phá rừng, chống cháy rừng.
-Ở mức độ cao : ngoài các biện pháp tác động ở mức độ thấp, còn áp dụng thêm các biện pháp sau : phát dọn cây cỏ hoang dại; xới đất vun gốc; chặt bỏ cây cong queo, sâu, bệnh; tra dặm hạt và trồng cây bổ sung.
? Vùng đồi núi trọc lâu năm có khoanh nuôi phục hồi rừng được không ? Tại sao ?
C- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (khoảng 5 phút)
GV cho HS chơi trò chơi ô chữ. HS nào nói đúng từ chìa khóa sẽ được thưởng.
Câu 1: Lũ lụt, hạn hán gọi chung là gì ? (thiên tai)
Câu 2: Cái gì gọi là lá phổi xanh của Trái đất ? (rừng)
Câu 3: Nơi cung cấp nước ngọt chủ yếu của con người ? (sông hồ)
Câu 4: Loại khoáng sản được khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh ? (than đá)
Câu 5: Gấu, hươu, nai gọi chung là gì ? (động vật)
Câu 6 : Đây là nguồn thức ăn được con người đánh bắt nhiều nhất ? (cá)
Câu 7: Gạch, cát, đá dùng để làm gì ? (xây dựng)
Câu 8: Hệ thống xử lí nước thải được đặt ở đâu ? (nhà máy)
 Từ chìa khóa: TRỒNG CÂY
D- HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ: (khoảng2’)
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài 29; đánh giá kết quả học tập của HS. Rút kinh nghiệm qua tiết dạy.
- Nếu còn thời gian cho HS làm các câu hỏi trắc nghiệm, nếu hết thời gian GV chốt trọng tâm bài luôn
E- HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - DẶN DÒ (khoảng 1’)
 - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK trang 77.
 - Đọc “ Có thể em chưa biết”
 Chuẩn bị bài 30: Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
 ? Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta ?
 ? Nhiệm vụ phát triển của chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới.
 ? Mục tiêu của ngành chăn nuôi nước ta là gì ?
b) Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường :
 - Phương pháp trần thuật: Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của môi trường. VD : Kể chuyện cho HS về 1 số cảnh quan thiên nhiên.
 - Phương pháp giảng giải: Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. GV nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về môi trường. VD : Khi nói về hiện tượng ô nhiễm không khí thì nêu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô nhiễm không khí, 
 - Phương pháp vấn đáp: GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS hỏi, GV trả lời hoặc giữa HS và HS.VD : “Vì sao diện tích đồi trọc ngày càng tăng ?”
 - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh đó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về giáo dục môi trường. Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Lớp được chia thành các nhóm nhỏ. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.
 - Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề:VD : Chủ đề ô nhiễm nước.
 + Tạo tình huống, nêu vấn đề: Một dòng suối nằm bên lề thị trấn đã qua rất nhiều thế hệ, đó là một địa điểm bơi lội lí tưởng và các hoạt động giải trí khác. Một nhà máy sản xuất giấy được xây dựng gần đó. Gần đây, người ta thấy để trẻ em ra suối bơi không còn an toàn nữa vì một số lớn cá ở suối này đã chết.
 + Học sinh có thể tự nêu vấn đề: Vì sao cá ở suối này bị chết?
 + Giải quyết vấn đề: Học sinh nêu ra các nguyên nhân làm cho cá chết: có thể là do thuốc trừ sâu, do nước thải sinh hoạt, do phân hóa học thải ra từ đồng ruộng, do nước thải ra từ các nhà máy 
 + Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về việc thải trực tiếp nước từ các nhà máy xuống dòng suối mà không qua xử lí. Đa số học sinh nhận ra nguyên nhân chính dẫn đến việc cá bị chết là do nước thải ra từ nhà máy.
 + Kết luận: Nguyên nhân làm cho cá chết: Nước thải ra từ nhà máy đã làm cho dòng suối bị ô nhiễm nặng. Biện pháp: Cần có biện pháp xử lí nước thải công nghiệp.
 - Phương pháp động não: Khái niệm: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó. Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm. VD: Chúng ta nên làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường nước ?
 - Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà: Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy, hình thành cho học sinh kĩ năng học tập, kĩ năng bảo vệ môi trường. VD: Tìm hiểu về tình hình khai thác rừng ở địa phương. 
 - Phương pháp thí nghiệm : Phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó đã đặt ra.
 2.4.4. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới dạng các trò chơi, hội thi tìm hiểu.
Các trò chơi, hội thi tìm hiểu có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường vì:
- Gây hứng thú cho HS khi nghiên cứu vấn đề về BVMT.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đối với những vấn đề về BVMT.
- Giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức về BVMT.
- Phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác nhóm nhỏ.
- Hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu.
 	Để tổ chức giáo dục BVMT dưới hình thức này giáo viên cần tuân thủ các bước sau đây:
Bước 1:
Xác đinh tên chủ đề.
Bước 2:
Xác định mục tiêu, nội dung.
Bước 3:
Xác định thời gian, địa điểm.
Bước 4:
Thành lập nhóm giám khảo
Bước 5:
Tuyên truyền phát động trò chơi, hội thi.
Bước 6:
Thiết kế chương trình.
Bước 7:
Chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị
Bước 8:
Tiến hành trò chơi, hội thi.
Bước 9:
Tổng kết, rút kinh nghiệm.
	Trong quá trình thực hành bằng kiến thức thực tế học sinh cảm nhận được vai trò của việc bảo vệ môi trường tại địa phương nói riêng và trên toàn cầu nói chung trong giai đoạn hiện nay.
 - Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái đất” , một phong trào mang một ý nghĩa vô cùng thiết thực của nhân dân toàn cầu trong việc góp phần giảm bớt tình trạng Trái đất nóng lên. Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người.
 Tóm lại ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường để hành tinh chúng ta mãi mãi là một màu xanh vĩnh cửu. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của con người, vì vậy mội chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp.
 3. Hiệu quả của giải pháp : 
 3.1. Thời gian áp dụng và hiệu quả đạt được :
Trước hết áp dụng đối với học sinh các lớp ở lớp 7A1 trường THCS Võ Trường Toản năm học 2015-2016 và những năm sau đó.
 Năm học 2016-2017 vẫn tiếp tục vận dụng và mở rộng hơn phạm vi nghiên cứu để đề tài ngày một hoàn thiện và phát huy hơn hiệu quả đạt được .
- Lớp 7A1: Có tích hợp giáo dục bảo vệ môi truờng trong bài học: Học sinh có hứng thú trong học tập, thích tìm tòi, sáng tạo, đặc biệt với các tiết thực hành, ý thức bảo vệ môi truờng của các em thể hiện rõ ràng và tốt hơn. Từ đó, các em hình thành được ý thức bảo vệ môi truờng ở lớp, ở truờng
Đầu học kỳ I:
Lớp
SS
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Xấu
SL
%
SL
%
7A1
29
18
62.07
11
37.93
Tổng
29
18
62.07
11
37.93
Cuối học kỳ I:
Lớp
SS
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Xấu
SL
%
SL
%
7A1
29
29
100
0
0
Tổng
29
29
100
0
0
Căn cứ vào sự đối chứng trên ta có thể thấy rằng nếu có tích hợp giáo dục môi truờng vào các giờ học nói chung và giờ Công nghệ nói riêng là có thể và làm được tốt. Từ đó, hình thành đuợc ý thức bảo vệ môi truờng cho các em, đồng thời học sinh thực sự hứng thú 
 3.2. Những bài học kinh nghiệm.
	 Đối với HS từ chỗ các em chưa có ý thức bảo vệ môi trường, thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường đến ý thức tốt trách nhiệm của mình trước cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh của chúng ta như : đổ rác đúng nơi quy định, vệ sinh chuồng trại, nhà ở, trường học, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Trên cơ sở đó nhen nhóm dần cho học sinh lòng ham mê, yêu thích bộ môn - giúp cho thầy cô giáo định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh khi còn trên ghế nhà trường, đồng thời các em cũng là các tuyên truyền viên ở gia đình, bản làng.
Đối với giáo viên tự tìm tòi, nghiêm cứu học hỏi kiến thức có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là kiến thức thực có liên quan ở tại địa phương, trong nước và trên thế giới và ý thức đựơc tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho HS, là một trong những biện pháp hữu hiệu và có tính bền bững nhất trong các biện pháp để góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường .
4. Kết luận và đề xuất kiến nghị :
 4.1. Ý nghĩa của đề tài với công tác :
 - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào môn học một cách phù hợp sẽ hình thành cho học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường từ đó có thái độ cách ứng xử đứng đắn trước các vấn đề về môi trường. Xây dựng quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm về giá trị nhân cách. Đồng thời tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
 4.2. Những đề xuất, kiến nghị :
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm xã hội và là hành vi đạo đức, hai vấn đề này gắn với nhau.Nếu môi trường trong lành tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện. Học sinh có thể phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học tập còn nếu môi trường xung quanh ô nhiễm và xấu nó ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, học sinh thấy chán trường dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế. Chính vì vậy nội dung giáo dục môi trường do Bộ giáo dục đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân là rất đúng, kịp thời nhất là trong giai đoạn hiện nay môi trường đang bị tàn phá bởi tốc độ đô thị hoá nhanh, sự tăng nhanh của các khu công nghiệp...,sự thiếu ý thức của con khi tác động vào tự nhiên và sự biến đổi bất thường của thiên nhiên.
 - Đối với nhà trường cần tạo điều kiện để cho giáo viên, HS được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm, học tập nâng cao hiểu biết về môi trường.
- Đối với giáo viên  cần tích cực học hỏi nâng cao kiến thức đặc biệt là kiến thức thực tế về môi trường, tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, trong quá trình giảng dạy cần tích hợp kiến thức giáo dục môi trường thông qua các phần của bài.
- Đối với HS cần tích cực học hỏi, thu nhận thông tin từ mọi phương tiện, từ thực tế làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học. 
 - Đối với UBND xã : vận động, tuyên truyền các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường. Không chặt phá rừng bừa bãi và có kế hoạch xây dựng khu dân cư sạch, chuồng trại trâu bò hợp vệ sinh, có nơi đổ rác thải, nước thải, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường thường xuyên cho nhân dân nhất là xử lý các chất thải vô cơ khó tiêu.
- Điều cuối cùng là muốn thực hiện tốt phương pháp giáo dục môi trường cho HS đòi hỏi người giáo viên ngoài năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thì phải có ý thức trách nhiệm cao, phải có cái tâm mang đặc thù của nghề dạy học bởi vì phương pháp dù hay đến mấy nhưng người thầy không có trách nhiệm cao, không yêu nghề và thương yêu học sinh hết mực thì cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Có như vậy chúng ta mới góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ nước nhà: có trình độ văn hoá cơ bản, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ, thông minh sáng tạo đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá . 
 - Đề tài này tôi đã cố gắng trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân từ thực tế nên chắc chắn cũng còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để hoàn thiện thêm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THCS.
 Xác nhận của các cấp lãnh đạo 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Dũng- Lê Thông : Dân số, tài nguyên, môi trường, 
2. Nguyễn Đình Hòe - Môi trường và phát triển bền vững 
3. Ngô Văn Hưng – Nguyễn Thị Hồng Liên – Phan Thị Hồng The (2008), Giáo dục bảo vệ môi trường trong sinh học Trung Học Cơ Sở, Nhà xuất bản giáo dục.
 4. Phan MInh Tiến – Lâm Văn Khanh – Phung Thị Hà. Giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu trong môn sinh học THCS
5. Nguyễn Quang Vinh - Vũ Đức Lưu - Nguyễn Minh Công – Mai Sỹ Tuấn (2006 ), Sinh học 9. Nhà xuất bản Giáo dục.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_qu.doc